1. Enzym
- Enzym có bản chất là protein được sinh vật tổng hợp nên, tham gia vào các phản ứng hóa sinh học.
2. Đặc tính chung của enzym
- Enzym được tạo ra trong tế bào sinh vật, không độc hại, thân thiện với môi trường.
- Enzym tham gia phản ứng cả trong tế bào sống và cả khi được tách khỏi tế bào sống.
46 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 6125 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nguồn thu nhận và ứng dụng enzyme protease, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HCM
KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC
õ
NGUỒN THU NHẬN VÀ ỨNG DỤNG ENZYME PROTEASE
GVHD : TS. Trần Bích Lam
SV thực hiện : Lớp: HC07TP
Thời gian thực hiện: tuần thứ 10, HKI, 2008-2009
MỤC LỤC
Tài liệu tham khảo 2
A. Khái quát enzyme protease
i. Khái quát enzyme 3
ii. Protease 3
iii. Nguồn cung cấp protease 4
iv. Ứng dụng protease 5
B. Proteae có nguồn gốc thực vật
i. Papain 8 ii. Bromelin 11
C. Protease có nguồn gốc động vật
i. Trypsin 13
ii. Chymotrypsin 15 iii. Chymosin (Rennin) 17
iv. Pepsin 19
D. Protease có nguồn gốc vi sinh vật
i. Nguyên nhân phát triển 21
ii. Giới thiệu tổng quan 22
iii. Nguồn thu nhận protease vsv 24
iv. Đặc điểm và tính chất của protease vsv 25
v. Một số loài vsv tổng hợp enzyme protease 27
vi. Trung tâm hoạt động 37
vii. Các phương pháp thu nhận enzyme protease 38
viii. Kỹ thuật nuôi cấy vsv thu nhận enzyme 41
Sinh viên thực hiện :
STT
Họ tên
MSSV
Phân công
1
Nguyễn Đức Ánh
Khái quát protease
2
Nguyễn Văn Duy
ứng dụng protease
3
Đặng Minh Đạt
Papain, bromelin
4
Trần Chí Hải
Trypsin, chymotrypsin
5
Trần Trọng Hiếu
Chymosin, pepsin
6
Phan Thành Huy
Tính chất, đặc điểm prrotease VSV
7
Nguyễn Minh Long
Kỹ thuật nuôi cấy VSV
8
Trương Vĩnh Lộc
Nguồn thu nhận protease VSV, một vài VSV
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình “Hóa Sinh Công Nghiệp” – Lê Ngọc Tú, NXB KHKT 1997
Giáo trình “Sinh Hóa Hiện Đại” – Nguyễn Tiến Thắng, Nguyễn Đình Nguyên, NXB GD 1998
Giáo trình “Công Nghệ Enzyme” – Nguyễn Đức Lượng, NXB ĐHQGTPHCM 2004
Giáo trình “Công Nghệ Enzyme” – Đặng Thị Thu, NXB KHKT 2004
Giáo trình “Vi Sinh Vật Học” – Nguyễn Lân Dũng, NXB GD, 2002
Các website:
www.google.com.vn
www.yahoo.com
www.vnexpress.net
www.sinhhocvietnam.com
www.bachkhoatoanthu.gov.vn
ENZYME PROTEASE
I. KHÁI QUÁT VỀ ENZYME
1. Enzym
- Enzym có bản chất là protein được sinh vật tổng hợp nên, tham gia vào các phản ứng hóa sinh học.
2. Đặc tính chung của enzym
- Enzym được tạo ra trong tế bào sinh vật, không độc hại, thân thiện với môi trường.
- Enzym tham gia phản ứng cả trong tế bào sống và cả khi được tách khỏi tế bào sống.
- Enzym có thể tham gia xúc tác các phản ứng trong và ngoài cơ thể từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối giải phóng hoàn toàn năng lượng dự trữ trong các hợp chất hóa học. Trong chuỗi chuyển hóa hở hay chuỗi chuyển hóa khép kín, sản phẩm của phản ứng trước là cơ chất cho phản ứng sau.
- Enzym có thể được thực hiện một phản ứng: xảy ra ngoài tế bào (như trong ống nghiệm)
- Phản ứng enzym tiêu hao năng lượng rất ít, hiệu suất và tốc độ cao
- Enzyme tính chọn lọc cao
- Enzym chịu sự điều khiển bởi gen và các điều kiện phản ứng.
3. Cấu tạo của enzym
Nhóm enzym đơn cấu tử : Thành phần cấu tạo chỉ có protein.
Nhóm enzym đa cấu tử :
- Gồm 2 phần:
+ Phần I: protein thuần : apoprotein hay apoenzym
+ Phần II: thành phần không phải protein : cofactor – chúng có thể gắn chặt (prosthetic) hoặc lỏng lẻo với phần protein (coenzym)
Ngoài ra còn có một số kim loại giữ vai trò liên kết giữa enzym và cơ chất, giữa apoenzym và coenzym, tham gia vận chuyển điện tử.
II. PROTEASE
1) Định nghĩa
Protease là enzyme thủy phân các liên kết peptit trong phân tử protein giải phóng các axit amin, peptone hoặc ditripepton.
2) Phân loại
Protease được phân loại dựa trên các đặc điểm riêng của chúng cũng như cấu tạo trung tâm hoạt động enzyme, hiện tại được chia làm 6 nhóm chính :
- Serine proteases
- Threonine proteases
- Cysteine proteases
- Aspartic acid proteases
- Metalloproteases
- Glutamic acid proteases
III. NGUỒN CUNG CẤP
Enzyme có trong tất cả các cơ quan, mô của sinh vật; nhưng để thuận lợi về kinh tế, người ta chỉ dùng những vật liệu cho phép thu một lượng lớn enzyme với hiệu suất cao.
Hiên chúng ta sử dụng 3 nguồn nguyên liệu sinh học cơ bản để thu nhận protease: các mô và cơ động vật, mô và cơ quan thực vật, tế bào vi sinh vật
- Động vật : Thông thường protease động vật có ở tuyến tiêu hóa (niêm mạc dạ dày, niêm mạc ruột non, tuyến tụy…).
Vd: Pepsin từ niêm mạc dạ dày và dịch vị của động vật bậc cao. Chymosin “rennin” có trong ngăn thứ tư dạ cỏ bê non dưới 5 tháng tuổi
Tuy nhiên, để sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, protease động vật ít thuận lợi do sản xuất chúng bị hạn chế và nguồn nguyên liệu thu nhận enzyme không lớn lắm
- Thực vật : Từ các thực vật bậc cao người ta cũng thu được một số chế phẩm enzyme quan trọng
Vd : + Papain thu từ mủ đu đủ xanh
+ Bromelin từ than cây dứa
+ Ficin tách từ dịch ép thân cây sung
Lượng enzyme thu được từ các nguyên liệu thực vật không lớn lắm so với lượng nhiên liệu tiêu hao
- Vi sinh vật :Hai nguồn nguyên liệu trên không thể dùng dùng nguyên liệu trong sản xuất công nghiệp qui mô lớn do những hạn chế về nguyên liệu và công nghệ. Vì vậy, dùng enzyme từ vi sinh vật sẽ khắc phục được các hạn chế trên.
+ Nguồn nguyên liệu vô hạn
+ Hệ enzyme phong phú
+ Hoạt tính mạnh
+ Có khả năng tăng cường sinh tổng hợp enzyme nhờ chọn giống
+ Vi sinh vật sinh sản với tốc độ cực nhanh
+ Thức ăn nuôi dễ kiếm, rẻ riền
Các protease từ vi sinh vật được ứng dụng nhiều :
Thường sử dụng protease của vi khuẩn và nấm sợi.
– Protease kiềm (EC.3.4.21.14) : Còn có tên thương mại là SUBTILISIN. Có khoảng pH hoạt động là 7 – 11. Trong trung tâm hoạt động có serine. Chế phẩm dạng bột và dạng hạt có hoạt tính 1 – 6 đơn vị Anson/gram. Dạng kết tinh có hoạt tính khoảng 25-30 đơn vị Anson/ Gram. Ứng dụng nhiều trong sản xuất chất tẩy rửa.
– Protease trung tính ( EC.3.4.24.4) : Protease trung tính là metalloenzym có pH hoạt động từ 6-9. Được sản xuất từ Bacillus subtilic, B. thermoproteolycus và Streptomycesgriceus. Chế phẩm thương mại là dạng bột có hoạt tính 0.5-2 đơn vị anson/1gam. Ứng dụng trong công nghiệp sản xuất bia, da và protein thuỷ ngân.
- Protease từ nấm sợi : Protease từ nấm sợi thuộc protease acid, kiềm và cảtrung tính. Ứng dụng để sản xuất bia và công nghiệp bánh kẹo và thuộc da
IV. ỨNG DỤNG PROTEASE
1) Trong công nghiệp thực phẩm
a. Trong công nghệ chế biến thịt
- Trong công nghiệp thịt, có thể dùng các chế phẩm protease để làm mềm thịt
- Chế phẩm enzyme để làm mềm thịt thường là papain hay hỗn hợp của papain với protease của vi sinh vật
- Tùy theo tính chất thịt mà sử dung các chế phẩm thích hợp
- Chất lượng các loại thịt được nâng cao
- Thời gian chin của thịt rút xuống nhiều lần
- Kỹ thuật làm mềm thịt không phức tạp lắm. Có thể :
+ ngâm thịt trong phức hệ enzyme cần thiết ở pH, nhiệt đô, nồng độ thích hợp
+ rải lên bề mặt thịt chất làm mềm dạng bột có chứa enzyme và chất phụ gia
+ Tiêm dung dịch enzyme vào mô
+ Đưa dung dịch enzyme vào máu động vật trước khi giết thịt
b. Trong công nghệ chế biến sữa
- Protease có khả năng làm đông tụ sữa
- Tính chất này từ lâu được ứng dụng vào công nghiệp thực phẩm
- Ứng dụng chính : sản xuất phomát
- Rennin đóng vai trò quan trọng nhất trong công nghệ này
- Người ta đang cố gắng tìm chủng vi sinh vật có tính chất tương tự hay thay thế một phần rennin
c. Trong công nghệ sản xuất nước chấm
- Sử dụng enzym từ các nguồn tự nhiên:
+ Động vật: trong nội tạng của gia súc có hiện diện nhiều enzym thủy phân protease như: pepsin, tripsin, cathepsin.
+ Thực vật: có một vài loại thực vật cũng có enzym protease như trong đu đủ có enzym papain, khóm có enzym bromelin
+ Vi sinh vật: trong quá trình hoạt động sống nhiều hệ enzym sinh ra từ nấm mốc Aspergillus oryzae, Asp. niger.
- Phương pháp sử dụng
+ Sử dụng dưới dạng thô: cho các nguyên liệu có enzym đó vào chượp với tỉ lệ nhất định.
+ Sử dụng dưới dạng chiết xuất: chiết enzym từ các nguyên liệu trên thành dạng tinh chế sau đó cho vào trong chượp
d. Trong công nghiệp sản xuất bia rượu
- Tăng tỉ lệ nguyên liệu thay thế
- Giảm thời gian lên men
- Hiệu suất thu hồi tăng
- Bia, rượu thành phẩm đạt các chỉ tiêu quy định tốt hơn khoảng 30%
- Nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm chi phí sản xuấT
2) Trong công nghiệp thuộc da
- Chất quan trọng nhất của da là collagen, dưới tác dụng của protease, các chất nhờn tách ra, một số liên kết sơi collagen bị phá hủy. Kết quả là da thu được có độ mềm nhất định.
- Trước đây, thường dùng các protease thu từ đường tiêu hóa động vật, ngày nay hiệu quả hơn cả là các enzyme thu từ vi khuẩn và nấm mốc
- Rút ngắn thời gian làm mềm, tách long xuống nhiều lần, chất lượng tốt hơn, số lượng lông thu được nhiều hơn, không cần xử lý them
- Người ta có thể ngâm nguyên liệu da trong dung dịch enzyme hoặc phết hồ enzyme lên bề mặt
3) Trong công nghệ sản xuất chất tẩy rửa
- Công dụng của proteaza là phân hủy vết bẩn dạng protein trên vải.
- Tên thương mại: Savinase và Relase.
- Proteaza có tác dụng tẩy rửa các vết bẩn như máu, lòng đỏ trứng, sữa, nước rau, đậu, nước xốt thức ăn,..... và chỉ có hoạt tính trong dung dịch giặt.
- Enzyme có những tác dụng như sau khi được sử dụng trong chất tẩy rửa:
+ Giúp tăng hiệu quả của việc giặt tẩy.
+ Giảm thời gian giặt nhờ khả năng phân hủy vết bẩn nhanh + Giảm năng lượng tiêu thụ do có thể giặt ở nhiệt độ thấp.
+ Giảm lượng nước tiêu thụ do hiệu quả giặt rửa cao.
+ Giảm ảnh hưởng đối với môi trường vì enzym là chất có thể phân hủy sinh học.
+ Tăng độ trắng và chống chất bẩn bám trở lại.
4) Trong sản xuất tơ tằm
- Quá trình làm sạch tơ sợi tự nhiên tương đối phức tạp và khó khăn
- Sợi sau khi kéo kén thường có khoảng 30% xerixin. Muốn tách xerixin phải nấu trong dung dịch xà phòng. Một lượng nhỏ xerixin nằm lại ở trên lụa sẽ làm giảm độ đàn hồi của lụa.
- Để tách lượng xerixin còn lại người ta thường dùng chế phẩm protease từ nấm mốc, vi khuẩn
5) Trong sản xuất hương phẩm, mỹ phẩm
- Hiện nay, một số nước sản xuất những loại kem chứa enzyme để xoa mặt, xoa tay, cạo râu …
- Dưới tác dụng của protease trong kem, các biểu bì da đã chết tách ra, da non và mới sẽ xuất hiện trên bề mặt, sự phát triển của lông, tóc, chậm lại
6) Trong y học
- Trong công nghiệp y học, protease cũng được sử dụng để sản xuất các môi trường dinh dưỡng hỗn hợp có protein dùng trong nuôi cấy vi khuẩn và các vi sinh vật khác
- Dùng các chế phẩm protease để cô đặc và tinh chế các huyết thanh kháng độc, vì peotease sẽ tiêu hủy các protein đệm mà không gây ảnh hưởng đến chất kháng độc
- Ứng dụng chữa một số bệnh về đường tiêu hóa
PROTEASE NGUỒN GỐC
THỰC VẬT
I. PAPAIN
1.Định nghĩa – Cấu tạo:
- Papain là một enzym thuộc loại proteaza thực vật có nguồn gốc từ cây đu đủ, là chuỗi polipeptit gồm 187 gốc aminoaxit.
- Papain gồm có nhiều amin acid, theo thứ tự nhiều ít (từ 11,35-12,43 xuống 2,14-3,57 g/100g) : tyrosin, glutamic acid, aspartic acid, glycin, valin, arginin, leucin, isoleucin, lysin, serin, alanin, prolin, tryptophan, threonin, phenylalanin, cystin, histidin
- Papain là chất bột màu trắng hoặc xám nhạt; dễ hút nước; tan trong nước và glixerin; không tan trong các dung môi hữu cơ khác.
2. Tính chất
- Papain có khả nǎng thủy phân protein thành các tiểu phân nhỏ như acid amin và các peptid ngắn. Khả nǎng thủy phân của chúng rất khác nhau tùy thuộc vào điều kiện phản ứng.
- Khi chưa được hoạt hoá, Papain có hoạt lực rất yếu; dưới tác dụng của các chất có tính khử, nhất là kèm theo sự có mặt của các chất kết hợp với kim loại, Papain được hoạt hoá thành dạng hoạt động.
- Điểm đẳng điện của Papain vào khoảng pH 9; khối lượng phân tử khoảng 20.700.
- Papain có tính đặc hiệu rộng,
- Ở pH = 5 ÷ 7,5, Papain thuỷ phân thành các peptit, amit và este của aminoaxit.
Vùng
pH
Protein LTTC bị thủy phân
Casein bị thủy phân (%)
Pepsin
Papain
Hh Pep+Pa
Pepsin
Papain
Hh Pep+Pa
2 ± 0,5
38,00
-
39,50
40,83
-
39,28
4 ± 1,0
20,50
28,00
47,00
22,17
28,27
38,01
7 ± 0,5
-
43,50
38,50
-
38,04
43,80
- Dựa vào bản trên ta thấy Papain hoạt động thủy phân mạnh ở môi trường có tính trung tính hoặc kiềm yếu
- Ngoài ra quá trình thủy phân này cũng phụ thuộc vào nhiệt độ,khi nhiệt độ càng cao thì khả năng thủy phân của Papain càng tăng
- Papain có độ bền đặc biệt cao đối với tác dụng của nhiệt độ và ít chịu ảnh hưởng của dung môi
3. Nguồn cung cấp papain:
- Papain có nhiều trong quả đu đủ, do đó đu đủ là nguồn cung cấp Papain chủ yếu
- Nhựa đu đủ có chứa Papain là một loại men tiêu huỷ protein (proteolytic enzymes)
- Đu đủ xanh chứa 4% chất nhựa mủ latex màu trắng đục là hỗn hợp của nhiều proteaza (loại men tiêu hóa chất đạm) trong đó chất chủ yếu là papain. Một cây đu đủ trong 1 năm cho khoảng 100g nhựa mủ. Lấy nhựa khi quả còn non trên cây.
Một số phương pháp lấy enzyme Papain từ cây đu đủ
- Có thể sản xuất Papain thô bằng cách sấy khô nhựa trực tiếp lấy từ quả đu đủ. Sản phẩm thô này có hoạt lực thấp. Dạng sản phẩm sạch hơn thu được nhờ sự kết tủa phân đoạn bằng dung môi hoặc muối trung tính enzim đã được hoạt hoá, sau đó sấy khô ở nhiệt độ thấp.
- Để lấy nhựa mủ (papain thô) dùng dao bén sắc rạch dọc quả đu đủ xanh, cho mủ chảy vào bát, sau đó phơi nắng hoặc sấy khô ở 40-60ºC. Tinh chế papain bằng cách hòa tan papain thô vào nước thành dung dịch, sau đó rót vào cồn 90º, papain kết tủa, lọc, sấy.
- Ngoài ra ta cũng có thể thu thập và chế biến enzym phân giải papain từ trái đu đủ với số lượng lớn bằng cách cắt quả đu đủ xanh còn nguyên vỏ hoặc phần vỏ xanh bên ngoài thành các miếng nhỏ có kích thước thích hợp và sấy khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc bằng nhiệt tạo thành nguyên liệu thô.
4. Công dụng của papain:
a) Tác dụng dược lý
- Làm vi trùng gram dương, gram âm chậm phát triển, những vi trùng như tụ cầu, thương hàn rất nhạy cảm đối với tác dụng của papain.
- Papain có tác dụng đồng vận với những muối Mg và Al của aspirin để chống viêm và hạ sốt.
- Với nhựa papain thô và papain tinh chế được sử dụng thay thế pepsin và pancreatin trong điều trị rối loạn tiêu hóa, do thiếu men tiêu hóa giúp tiêu hóa tốt chất đạm trong thức ăn.
- Papain có trong nhựa và hạt đu đủ còn là thuốc tẩy giun tốt cho nhiều loại giun, trừ giun móc (ankylostome)
- Papain còn có tác dụng làm đông sữa và tác dụng làm giảm độc đối với toxin và toxanpunin: 18mg papain trong dung dịch 2% trung hòa được 10mg gricin là chất độc trong hạt thầu dầu (bằng 10 liều độc của grinsin), 2mg papain trung hòa được 4 liều độc của toxin uốn ván và 10 liều độc của toxin bạch hầu. Papain còn trung hòa được độ độc của ancaloit như 12,5mg papain trung hòa được một liều độc strychnin bằng 2,5mg
- Cùng với lysozym, papain tác dụng lên màng tế bào và tạo điều kiện dễ dàng cho tác dụng những chất kháng sinh như bacitracin, steptomycin.
- Chiết xuất papain để dùng trong phẫu thuật (là một loại “dao phẫu thuật tự nhiên” để mở đĩa đệm cột sống) cột sống. Hiệu quả lâu dài của papain trong công cuộc trị chứng thoát vị đĩa đột sống thắt lưng được xem như tương đương với giải phẩu.
- Nghiên cứu còn cho thấy chiết xuất papain còn có hoạt tính kháng sinh, có tác dụng chống vi khuẩn gram dương
- Nó còn được dùng để điều trị lở loét; làm tiêu giả mạc trong bệnh Bạch hầu ; chống kết dính sau phẫu thuật; thuốc giúp tiêu hóa.
- Papain chiết suất từ quả đu đủ xanh có tác dụng ngừa thai đối với cả nam giới và nữ giới, tuy nhiên trong thời kì thai nghén papain có thể gây xẩy thai.
- Papain một mình hay hỗn hợp với những enzym phân giải protein khác cũng được dùng để chữa trị viêm vú, những viêm tụy mạn tính, viêm ruột mạn tính, ung thư tế bào biểu mô .
- Papain là thành phần thuốc đánh răng, nhắm phân hủy protein thức ăn, chống mảng răng, cao răng
- Thuốc xức chữa bệnh lý học xơ như sẹo lồi, sẹo phì đại, hay bệnh gây gấp ngón tay
- Một hỗn hợp papain và muxin dạ dày (10/90) được dùng có kết quả để giảm hạ mỡ và cholesterol.
- Papain từ quả đu đủ xanh nghiền nát với nước dùng bôi mặt hoặc tay để chữa các vết tàn nhang và bệnh eczema
b) Trong công nghiệp
- xử lý len và lụa trước khi nhuộm;
- là phụ gia trong công nghệ chế biến cao su
c) Trong công nhệ thực phẩm
- Trong công nghiệp papain được dùng để tinh chế bia
- khi tinh chế dầu gan cá tuna, người ta tiêm papain vào gan trước khi chiết xuất, làm cho thành phẩm giàu Vit A và D hơn. Khoảng 1500 quả đu đủ xanh cỡ vừa cho được khoảng 650 gram papain.
- Lá đu đủ xanh chứa papain có tác dụng làm mềm thịt do đó lá đu đủ được dùng để gói thịt trong chế biến để thịt nhanh chóng mềm
II. BROMELIN
1) Định nghĩa – Cấu tạo
- Bromelin là một enzym có tác dụng thủy phân protein thành các acid amin .
- Bromelin thủy phân protid rất mạnh.
- Bromelin được chiết xuất từ dứa.
- Dạng độc lập của enzyme này lần đầu tiên được tách ra năm 1891 bởi Vicente Marcano; năm 1892 được trích ly dạng đầy đủ.
- Bromelin là một protease bền với nhiệt độ, sau khi đun 1 giờ có thể còn hoạt tính, hoạt động trong giải pH rộng từ 3-6, một số nghiên cứu cho thấy bromelin hoạt động tốt trong dịch tiêu hóa có pH thấp khoảng 3,3-3,5
- Ở pH 3,3, chất này có tác dụng như men pepsin của dịch vị; còn ở pH 6, nó có tác dụng như men trypsin của dịch tụy
- Có hoạt độ vào khoảng 5000 – 10000 UI/g (cơ chất Hb).
- Chế phẩm bromelin thường không bền nhiệt bằng papain
2) Nguồn cung cấp
- Được sản xuất từ quả và thân cây dứa
- Toàn bộ cây dứa từ lá, quả… đều có bromelin nhưng tập trung nhiều trong lõi quả. Tuy nhiên,người ta đã xác định lượng bromelin trong thân dứa gấp 20 lần quả
3) Ứng dụng
- Ngành công nghiệp thực phẩm dùng bromelin làm mềm thịt. Chỉ cần một phần bromelin đã có khả năng thủy phân 1.000 phần thịt, tương tự như papain và pepsin
- thúc đẩy quá trình thủy phân protein trong sản xuất nước chấm.
- bromelin còn có tính tiêu viêm, giảm phù nề và tụ huyết, hỗ trợ tiêu hóa, giảm triệu chứng sổ mũi, giúp mau lành những vết thương nhỏ, đặc biệt là căng nhức cơ, bong gân
- bromelin của dứa làm tăng hệ miễn dịch, ức chế quá trình viêm, bôi lên nơi tổn thương (vết thương, vết bỏng, vết mổ) để làm sạch các mô hoại tử, mau lành sẹo.
- Bromelin làm tăng hiệu quả kháng sinh và thuốc chữa hen. Nó cũng có tác dụng làm giảm di căn ở các bệnh ung thư
- Phối hợp với thuốc ngủ natri pentobarbitar tăng thời gian gây ngủ
- Bromelin trong quả dứa có tác dụng khử mùi rất hiệu quả
PROTEASE CÓ NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT
I. TRYPSIN (EC 3.4.21.4)
1) Định nghĩa – Cấu tạo
- Trypsin là men phân giải các protein hỗn hợp, men này do tuyến tụy tiết ra, tiền thân của nó là trypsinogen, được hoạt hóa bởi Enterokinaza của ruột
- Là một loại serine protease
- Hoạt động tối ưu ở khoảng pH 8 và nhiệt độ 370C
- Sau khi được enterokinaza hoạt hóa, trypsin sinh ra tiếp tục tự động hoạt hóa trypsinogen
2) Hoạt động
- Trypsin là một enzim có chức năng phân cắt các protein ta ăn vào thành mảnh nhỏ (nhân của sự phân cắt) đồng thời tự phân cắt nó ra mảnh nhỏ (quả của sự phân cắt).
- Đối với cá không có dạ dày (cá chép, mè trắng, rôhu...) thì trypsin là men chủ yếu phân giải protein.
- Trong dịch tụy và dịch ruột
+ Trypsin khi mới tiết ra ở dạng chưa hoạt động là trypsinogen.
+ Dưới tác động của enzyme enterokinase, trypsinogen biến thành trypsin hoạt động, sau đó quá trình này có thể xảy ra theo phương thức tự hoạt hóa, nghĩa là chịu tác động ngay của enzyme trypsine.
+ Trypsine hoạt động tốt nhất trong môi trường pH 7 - 8.
+ Dưới tác dụng của trypsin, các protein còn sót, các peptide lớn sẽ bị thủy phân đến dạng peptide có phân tử trọng thấp hơn và một phần thành amino acid.
+ Trypsin thể hiện hoạt lực cao nhất đối với các liên kết peptide có chứa nhóm carboxyl của amino acid diamin (lysine, arginine).
+ Trypsin còn hoạt hoá các enzyme khác cùng nhóm tiêu hoá của dịch tuỵ :
● Kymotrypsin cũng được tiết dưới dạng kymotrypsinogen và được hoạt hoá bởi trypsin, cắt liên kết peptid mà nhóm –CO thuộc aa có nhân thơm
● Cacboxypolypeptidase được bài tiết dưới dạng Procacboxypylypeptidase và được hoạt hoá nhờ trypsin
3) Ức chế trypsin
- Chất ức chế protease còn gọi là anti-trypsin vì ức chế hoạt động của enzyme trypsin và chymotryp