Đề tài Nguyễn du và con đường hoạn lộ qua thơ chữ hán

Nguyễn Du đã từng viết: Bất thiệp HồNam đạo, An tri Tương Thủy thâm? Bất độc Hoài sa phú An thức Khuất Nguyên tâm? Khuất Nguyên tâm, Tương Giang thủy, Thiên thu vạn thu thanh kiến để. (Biện Giả) (Không đi qua HồNam Sao biết nước sông Tương sâu? Không đọc bài phú Hoài Sa, Sao biết được lòng Khuất Nguyên? Lòng Khuất Nguyên và nước sông Tương Nghìn năm vạn năm vẫn trong suốt thấy đáy.) Lời thơ ấy, tứthơ ấy dường nhưcũng vận vào rất đúng với lòng Nguyễn Du, thơchữHán Nguyễn Du. Chưa đi qua Hà Tĩnh, sao biết được nước sông Lam sâu. Không đọc thơchữHán, sao hiểu lòng Nguyễn Du. Lòng Nguyễn Du cũng nhưnước sông Lam, nghìn năm vạn năm vẫn sâu thăm thẳm. Tấc lòng thăm thẳm ấy, Nguyễn Du gửi gắm thật nhiều trong thơchữHán. Vì vậy, sẽthật thiệt thòi cho những ai chưa từng đọc và sống với những vần thơchữHán của Nguyễn Du. Và cũng sẽthật thiếu sót nếu chúng ta chỉnói đến Truyện Kiều nhưmột đỉnh cao chói lọi mà quên dành cho thơchữHán sự quan tâm và một vịtrí xứng đáng! ThơchữHán Nguyễn Du, theo giáo sưMai Quốc Liên, là những áng văn chương nghệthuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận vềý nghĩa. Nó mới lạvà độc đáo trong một nghìn năm thơchữHán của ông cha ta đã đành mà cũng độc đáo so với thơchữHán của Trung Quốc nữa (Lời nói đầu, Nguyễn Du toàn tập, Tập 1, NXB Văn học, 1996). Tìm hiểu thơchữ Hán Nguyễn Du còn là tìm vềvới nguồn di sản quý báu của kho tàng văn học dân tộc.

pdf111 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2376 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nguyễn du và con đường hoạn lộ qua thơ chữ hán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THU HÀ LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: NGUYỄN DU VÀ CON ĐƯỜNG HOẠN LỘ QUA THƠ CHỮ HÁN Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học môn Văn Thành phố Hồ Chí Minh- 2010 NGUYỄN DU VÀ CON ĐƯỜNG HOẠN LỘ QUA THƠ CHỮ HÁN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Nguyễn Du đã từng viết: Bất thiệp Hồ Nam đạo, An tri Tương Thủy thâm? Bất độc Hoài sa phú An thức Khuất Nguyên tâm? Khuất Nguyên tâm, Tương Giang thủy, Thiên thu vạn thu thanh kiến để. (Biện Giả) (Không đi qua Hồ Nam Sao biết nước sông Tương sâu? Không đọc bài phú Hoài Sa, Sao biết được lòng Khuất Nguyên? Lòng Khuất Nguyên và nước sông Tương Nghìn năm vạn năm vẫn trong suốt thấy đáy.) Lời thơ ấy, tứ thơ ấy dường như cũng vận vào rất đúng với lòng Nguyễn Du, thơ chữ Hán Nguyễn Du. Chưa đi qua Hà Tĩnh, sao biết được nước sông Lam sâu. Không đọc thơ chữ Hán, sao hiểu lòng Nguyễn Du. Lòng Nguyễn Du cũng như nước sông Lam, nghìn năm vạn năm vẫn sâu thăm thẳm. Tấc lòng thăm thẳm ấy, Nguyễn Du gửi gắm thật nhiều trong thơ chữ Hán. Vì vậy, sẽ thật thiệt thòi cho những ai chưa từng đọc và sống với những vần thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Và cũng sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta chỉ nói đến Truyện Kiều như một đỉnh cao chói lọi mà quên dành cho thơ chữ Hán sự quan tâm và một vị trí xứng đáng! Thơ chữ Hán Nguyễn Du, theo giáo sư Mai Quốc Liên, là những áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới lạ và độc đáo trong một nghìn năm thơ chữ Hán của ông cha ta đã đành mà cũng độc đáo so với thơ chữ Hán của Trung Quốc nữa (Lời nói đầu, Nguyễn Du toàn tập, Tập 1, NXB Văn học, 1996). Tìm hiểu thơ chữ Hán Nguyễn Du còn là tìm về với nguồn di sản quý báu của kho tàng văn học dân tộc. 1.2. Trong ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du, phần lớn các bài thơ được sáng tác trong khoảng thời gian nhà thơ làm quan dưới triều Nguyễn. Đọc những bài thơ ấy, ta hiểu hơn tâm sự, nỗi niềm, những trăn trở, suy tư của Nguyễn Du trên con đường hoạn lộ. Điều quan trọng những tâm sự ấy không chỉ là những nỗi niềm riêng tây mà nó là hơi thở của thời đại, của dân tộc, của số phận con người. Và cho đến nay, gần ba trăm năm trải qua, nó vẫn là những bài học lớn về thế sự, nhân sinh cho hậu thế. 1.3. Cuối cùng, chúng tôi đến với đề tài này từ sự yêu thích của bản thân đối với thơ ca Nguyễn Du và đặc biệt là ba tập thơ chữ Hán của thi nhân. Trên đây là những lí do chúng tôi chọn đề tài Nguyễn Du và con đường hoạn lộ qua thơ chữ Hán. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích đầu tiên của luận văn là tìm hiểu khái quát về thời đại, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du; từ đó có thể có được cái nhìn thấu đáo, toàn diện hơn về con người nhà thơ trên con đường hoạn lộ. 2.2. Theo sử sách ghi lại, con đường hoạn lộ của Nguyễn Du tương đối bằng phẳng, hanh thông; ông lại từng hai lần được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, hẳn là được triều đình tin dùng. Ra làm quan cũng là cơ hội để ông thực hiện hùng tâm tráng chí từ thời trai trẻ của mình. Thế nhưng, qua những bài thơ chữ Hán được sáng tác trong khoảng thời gian làm quan dưới triều Nguyễn, ta lại thấy nhà thơ có nhiều trăn trở, ưu tư; hơn thế nữa là những nỗi niềm đến bạc tóc về nhân sinh, thế sự. Vì vậy, mục đích chính của luận văn là tìm hiểu những tâm sự, qua đó phần nào hiểu được thế giới quan, nhân sinh quan của nhà thơ Nguyễn Du trên con đường hoạn lộ thông qua ba tập thơ chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục. Qua những nỗi niềm riêng cũng như cách Nguyễn Du đánh giá về cuộc đời, về con người, ta càng hiểu thêm thế giới tâm hồn sâu thẳm và tấm lòng rộng lớn của thi nhân. Từ cõi sâu thẳm và rộng lớn ấy, hậu thế tìm được cho mình những bài học về thế sự, nhân sinh thấm thía và quí giá. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI KHẢO SÁT 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là con đường hoạn lộ của nhà thơ Nguyễn Du qua ba tập thơ chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục với những tâm sự, ưu tư; cách đánh giá, nhìn nhận của ông về cuộc đời, con người; qua đó hiểu hơn về bức chân dung tinh thần của nhà thơ. 3.2. Phạm vi tư liệu Với trình độ và vốn chữ Hán có hạn, chúng tôi không có điều kiện để khảo sát nguyên văn của văn bản, chủ yếu khảo sát văn bản trên phần dịch nghĩa. Những tư liệu về thơ chữ Hán của Nguyễn Du được chúng tôi trích từ tuyển tập Nguyễn Du toàn tập, tập 1, NXB. Văn học, xuất bản năm 1996 do GS. Mai Quốc Liên chủ biên. 3.3. Phạm vi vấn đề Luận văn không nghiên cứu toàn bộ nội dung thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Trên cơ sở đọc ba tập thơ, chúng tôi khảo sát kĩ những bài Nguyễn Du sáng tác trong thời gian làm quan dưới triều Nguyễn, cụ thể là một số bài thuộc Thanh Hiên thi tập và toàn bộ hai tập Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục. Luận văn cũng không đi vào phương diện thi pháp, nghệ thuật biểu hiện của ba tập thơ mà tập trung tìm hiểu thế giới nội tâm, từ đó phần nào lí giải thế giới quan, nhân sinh quan của nhà thơ trên con đường hoạn lộ trong một giai đoạn đầy phức tạp và biến động của lịch sử dân tộc. 4. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 4.1. Khác với Truyện Kiều cho đến nay đã có cả một quá trình tiếp nhận, nghiên cứu phê bình trải dài trên dưới hai trăm năm, thơ chữ Hán Nguyễn Du đến năm 1931 mới được ra mắt bạn đọc lần đầu tiên trên tạp chí Nam Phong số 161 chỉ với 13 bài. Trước Cách mạng tháng tám, các nhà nghiên cứu Đào Duy Anh, Trần Trọng Kim đã từng có bài viết về thơ chữ Hán. Đến năm 1959 tập thơ chữ Hán Nguyễn Du đầu tiên ra đời có tên Thơ chữ Hán Nguyễn Du do các ông Bùi Kỉ, Phan Võ, Nguyễn Khắc Hanh sưu tầm biên soạn, in tại nhà in Hoàn Cầu, Hà Nội. Như vậy lịch sử nghiên cứu thơ chữ Hán Nguyễn Du mới bắt đầu từ khoảng những năm ba mươi của thế kỉ XX, khá ngắn ngủi so với lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều. 4.2. Qua tìm hiểu tư liệu, chúng tôi nhận thấy: Các bài viết, công trình nghiên cứu về thơ chữ Hán Nguyễn Du có thể chia thành ba dạng sau: - Một là các tài liệu tìm hiểu một cách tổng quát về cả ba tập thơ chữ Hán trên các phương diện nội dung hoặc nghệ thuật. - Hai là các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về một vấn đề nổi bật của một hoặc hai tập thơ. - Ba là các bài nghiên cứu phê bình về một hoặc một số bài thơ chữ Hán cụ thể có trong các tập thơ. Chúng tôi cũng nhận thấy rằng chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu về đề tài Nguyễn Du và con đường hoạn lộ qua thơ chữ Hán. Tuy nhiên, vấn đề trên được đề cập đến trong một số tài liệu, công trình của các tác giả, nhà nghiên cứu. Nhà nghiên cứu Đào Duy Anh trong Khảo luận về Kim Vân Kiều (Quan hải tùng thư, Huế, 1943) cho rằng qua hai tập thơ có thể thấy lòng trung trinh là phần chủ yếu trong tâm tính Nguyễn Du… Cái lòng ấy, đến lúc chết ông vẫn chung chú vào nhà Lê vua Lê… (tr.228). Thái độ bất đắc chí của nhà thơ khi làm quan dưới triều Nguyễn cũng được ông giải thích là bởi nhà thơ luôn mang tâm sự day dứt của kẻ bề tôi phải thờ hai chúa. Nhà phê bình Hoài Thanh trong bài viết Tâm tình của Nguyễn Du qua một số bài thơ chữ Hán đăng trên tạp chí Văn nghệ, tháng 3 năm 1960 cũng chú ý lí giải thái độ của Nguyễn Du đối với các triều đại đương thời. Ông cũng cho rằng Nguyễn Du quả có nhớ tiếc nhà Lê nhưng nhà thơ nhận rõ vận nhà Lê đã hết rồi cho nên thật thà đi theo nhà Nguyễn, theo nhà Nguyễn nhưng vẫn nhớ tiếc nhà Lê và dường như có khi nhớ tiếc cả Tây Sơn nữa. Tóm lại, theo Hoài Thanh, thái độ của Nguyễn Du đối với các triều đại là không rõ ràng nhưng điều rất rõ ràng là ông không bằng lòng với toàn bộ cuộc đời lúc bấy giờ. Không bằng lòng cho nên nhà thơ khinh bỉ vô cùng những kẻ chỉ nuôi cái mộng làm quan và thương vô cùng những cảnh đời cơ cực. Năm 1965, cuốn Thơ chữ Hán Nguyễn Du (NXB Văn học) ra mắt, trong phần giới thiệu, nhà nghiên cứu Trương Chính đã đưa ra những nhận định khác với nhà nghiên cứu Đào Duy Anh. Trương Chính không phủ nhận thái độ trung với nhà Lê của Nguyễn Du song theo ông khi ra làm quan với nhà Nguyễn, nhà thơ chỉ nhớ tiếc nhà Lê như một nỗi niềm hoài cổ chứ không phải ôm mối cô trung. Ông cho rằng cái bất đắc chí của Nguyễn Du trong những năm làm quan là do hiện thực cuộc sống dưới triều Nguyễn đem lại và tâm sự của Nguyễn Du trong hai tập thơ này không nằm ngoài nỗi nhớ nhà, nhớ thú săn bắn, muốn về yên nghỉ, cho đời là một cuộc bể dâu, ca tụng lòng tiết nghĩa, mạt sát những người hèn hạ cầu phú quý công danh… Tháng 11 năm 1965, tác giả Đào Xuân Quý trong bài viết Nguyễn Du trong những bài thơ chữ Hán đăng trên báo Văn nghệ cũng có ý kiến bàn về vấn đề này. Tác giả cho rằng vấn đề chính của Nguyễn Du không phải là ở thái độ của nhà thơ đối với các triều đại mà chính là ở chỗ thái độ của Nguyễn Du đối với toàn bộ cuộc sống đương thời; ở đâu cũng thấy Nguyễn Du không bằng lòng với cuộc sống hiện tại, u uất với những nỗi băn khoăn lo lắng của chính mình. Tâm trạng ấy cho đến những ngày nhà thơ đi sứ ở Trung Quốc mới thấy thay đổi; nhà thơ phát biểu về nhiều vấn đề, suy nghĩ tỏ ra sắc sảo, sâu xa và nhiều khi táo bạo nữa. Trong chuyên luận Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông trong thơ chữ Hán (Tạp chí văn học, tháng 11 năm 1966), nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi đã đưa ra những ý kiến khái quát và xác đáng: Đằng sau hình ảnh Nguyễn Du với cõi lòng ủ ê tê tái, với cá tính rõ mồn một, một Nguyễn Du nghìn lần hiện thực hơn cái con người chỉ biết vâng vâng dạ dạ cho qua chuyện trước mặt Gia Long mà sử sách từng ghi lại, ta thấy một điều gì lớn hơn nữa; ấy là những suy nghĩ nung đúc của nhà thơ về con người, về xã hội, là cái nhìn phanh phui đến đáy những nhân cách lịch sử, cũng là sự chiêm nghiệm sâu kín và đầy trắc ẩn về những ba động của thời cuộc diễn ra trước mắt ông. Ở những thi phẩm này, Nguyễn Du đã đặt vấn đề trực tiếp về số phận mình, gắn liền với vận mệnh chúng sinh trong nhiều thời đại, nhất là thời đại ông đang sống. Giáo sư Nguyễn Lộc khi tìm hiểu Thơ chữ Hán Nguyễn Du và tâm sự của nhà thơ (Văn học Việt nam nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX xuất bản lần đầu năm 1976) cũng cho rằng điều quan trọng đối với Nguyễn Du không phải vấn đề triều đại này hay triều đại nọ, mà là vấn đề khác có ý nghĩa xã hội rộng lớn hơn nhiều; chính vấn đề cuộc đời mới là trung tâm những day dứt, suy nghĩ của nhà thơ. Nguyễn Du suy nghĩ nhiều và có xu hướng không dừng lại ở những hiện tượng cá biệt, lẻ tẻ mà muốn đi đến cái khái quát, cái phổ biến cho những lời thơ của ông nhiều câu như châm ngôn, như triết lí. Tác giả Hà Minh Đức trong bài viết Nguyễn Du qua thơ chữ Hán (Đến với thơ chữ Hán Nguyễn Du, NXB Thanh niên, 2000) về cơ bản cũng đưa ra quan điểm tương đồng với các tác giả như Hoài Thanh, Trương Chính, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Lộc khi cho rằng điều quan trọng trong tâm hồn Nguyễn Du, trong thơ chữ Hán của ông không nằm ở thái độ của Nguyễn Du đối với các triều đại lịch sử mà ở tâm trạng, cái nhìn của ông đối với cuộc đời. Cho nên cái phần trong sáng và đáng trân trọng nhất trong những bài thơ chữ Hán chính là những yêu ghét của nhà thơ – dấu hiệu riêng của những nghệ sĩ lớn; bởi lẽ ở vào thời đại Nguyễn Du biết yêu ghét không phải là chuyện dễ. Trong Lời nói đầu của bộ sách Nguyễn Du toàn tập (Trung tâm nghiên cứu Quốc học và NXB Văn học ấn hành năm 1996), Giáo sư Mai Quốc Liên cũng nhận định nỗi buồn và sự thất vọng của Nguyễn Du trong thơ chữ Hán không phải chỉ là cái buồn của thân thế, nó còn là cái buồn trước đất nước và thời cuộc; ấy là cái buồn chứa đầy những ý tưởng lớn. Trên đây là một số bài viết, công trình nghiên cứu về thơ chữ Hán Nguyễn Du có đề cập đến nội dung của đề tài. Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy các công trình, bài viết có liên quan đến đề tài này phần lớn thống nhất với nhau ở những điểm sau: - Trên con đường hoạn lộ, điều quan trọng đối với Nguyễn Du không phải là vấn đề triều đại này hay triều đại nọ, ông cũng chẳng thiết tha với chốn quan trường. Nguyễn Du có những tâm sự riêng nhưng bao trùm lên tất cả là một nỗi buồn lớn, những ý tưởng lớn về thời thế, về nhân sinh. - Vượt ra khỏi giới hạn bản thân, giới hạn của một triều đại, giới hạn của một thời đại trong suy nghĩ và đánh giá cuộc sống, ấy là chỗ vĩ đại của Nguyễn Du và cũng là giá trị sáng ngời của thơ chữ Hán nói chung, những bài thơ được viết trong thời gian tác giả làm quan nói riêng. Những công trình trên, nhìn chung, do phạm vi đề tài quá rộng lớn hoặc dung lượng còn hạn hẹp nên chưa đi vào khảo sát một cách đầy đủ, chi tiết và hệ thống về đề tài Nguyễn Du và con đường hoạn lộ qua thơ chữ Hán mà chỉ đưa ra một số nhận định có tính chất khái quát. Tuy chỉ là những phác họa còn sơ lược về đề tài này, song những nhận định, đánh giá trên đã gợi mở cho chúng tôi nhiều hướng tiếp cận. Chúng tôi xin trân trọng lĩnh hội và vận dụng vào đề tài của mình. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Để thực hiện đề tài này, chúng tôi phối hợp vận dụng nhiều phương pháp: Phương pháp lịch sử được sử dụng để tìm hiểu bối cảnh thời đại, cuộc đời – những yếu tố chi phối sáng tác của Nguyễn Du, từ đó hiểu thêm về nội dung tác phẩm. Phương pháp so sánh được dùng để làm rõ bản chất của đối tượng trong mối tương quan với một số hiện tượng văn học khác như: thơ Nguyễn Trãi, thơ đi sứ của một số nhà thơ trung đại Việt Nam, thơ Nguyễn Công Trứ. Phương pháp thống kê được sử dụng như một phương pháp phụ trợ để làm tăng sức thuyết phục cho những kết luận rút ra từ luận văn. Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng với tư cách là phương pháp chủ đạo để tìm hiểu đặc điểm của đối tượng. 5.2. Trong khi vận dụng các phương pháp trên, chúng tôi đồng thời thực hiện yêu cầu về nghiên cứu tổng hợp và liên ngành. 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài mở đầu và kết luận, phần nội dung chính của luận văn được triển khai thành bốn chương như sau: - Chương 1: Thời đại, cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Du Trong chương này, luận văn giới thiệu những yếu tố về thời đại, cuộc đời nhà thơ có ảnh hưởng đến sáng tác của ông, đặc biệt là những sự kiện xáy ra trong thời gian Nguyễn Du làm quan dưới triều Nguyễn. - Chương 2: Con đường hoạn lộ với những nỗi niềm riêng Trong chương này, luận văn tìm hiểu những nỗi niềm riêng của nhà thơ trên con đường hoạn lộ. Đó là nỗi buồn, cô đơn, nhớ nhà; là nỗi chán ngán lợi danh và thất vọng trước hiện thực nhiễu nhương chốn quan trường; là nỗi giằng xé giữa ước nguyện được trở về với cuộc sống an nhàn với chí nguyện dấn thân. Vượt lên trên những nỗi niềm u uẩn ấy, vị quan đưa ra những lí lẽ tự khuyên mình cố gắng làm tròn chức phận mà không phạm vào cái tính tự nhiên của bản thân. - Chương 3: Con đường hoạn lộ với nỗi băn khoăn về số phận con người Trên con đường hoạn lộ, điều Nguyễn Du quan tâm không phải là những vấn đề của triều đại này hay triều đại nọ. Điều khiến ông trăn trở không yên là số phận của con người: người nghèo khổ, người tài hoa bạc mệnh và cả những kẻ bất nghĩa, xấu xa. Mỗi số phận, mỗi cuộc đời ẩn chứa một câu hỏi lớn về thời thế, nhân sinh. - Chương 4: Con đường hoạn lộ và những triết luận về cuộc đời Từ những băn khoăn về số phận con người, Nguyễn Du có những nhận xét khái quát mang tính chân lí, thấu triệt bản chất của xã hội và cuộc đời. Ở chương này luận văn tìm hiểu những nhận xét mang tính khái quát ấy của nhà thơ. 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Bên cạnh Truyện Kiều, thơ chữ Hán Nguyễn Du đã được đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông. Đây là lĩnh vực còn mới mẻ, khó khăn đối với không ít giáo viên và học sinh. Vì vậy, việc thực hiện đề tài này sẽ giúp chúng tôi phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy thơ chữ Hán Nguyễn Du ở nhà trường phổ thông sau này. Chúng tôi cũng hi vọng đề tài này có thể góp thêm một nét nhỏ bé vào bức chân dung tinh thần to lớn của đại thi hào dân tộc mà rất nhiều bạn đọc, nhà nghiên cứu phê bình đã xúc động và say mê tìm hiểu từ trước đến nay. Lắng nghe thơ chữ Hán Nguyễn Du là lắng nghe một nỗi niềm tâm sự lớn, lắng nghe hơi thở của một thời đại bể dâu. Từ những nỗi niềm dâu bể ấy, ta lại thấy toả ra thứ ánh sáng đẹp đẽ của một chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn sâu sắc. Vì vậy, cũng như Truyện Kiều, thơ chữ Hán Nguyễn Du mãi mãi thanh lọc tâm hồn con người, đưa con người về gần với giá trị nhân bản của mình hơn. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 THỜI ĐẠI, CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN DU 1.1. THỜI ĐẠI Nguyễn Du sống trong một thời đại lịch sử đầy biến động:nửa cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX với những cuộc bể dâu, những cuộc thay đổi sơn hà. Đặc điểm nổi bật của lịch sử xã hội nước ta thời kỳ này là chế độ phong kiến bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, không có lối thoát. Những mâu thuẫn chất chứa trong lòng xã hội phong kiến đến giai đoạn này bộc lộ gay gắt và bùng nổ thành những cuộc đấu tranh xã hội quyết liệt. 1.1.1. Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Đàng Ngoài rồi lan rộng ra cả nước. Chiến tranh phong kiến kéo dài khiến cho nông nghiep đình đốn, ruộng đất phần lớn tập trung trong tay bọn quan lại địa chủ. Tô thuế rất nặng nề, mất mùa, đói kém xảy ra liên tiếp. Nhu cầu chi tiêu tăng lên, nhân dân không thể nộp thuế, đành phải bỏ làng đi phiêu tán. Làng xóm trở nên điêu tàn, sức sản xuất bị tàn phá. Người nông dân tha phương cầu thực khắp nơi, nhiều người chết đói, chết bệnh trên đường. Ở Đàng Ngoài, hình thành chế độ “vua Lê chúa Trịnh”, vua Lê chỉ ngồi làm vì, tất cả quyền hành tập trung vào phủ chúa, chuyên quyền, độc đoán. Các chúa Trịnh thường lo việc ăn chơi và xây dựng chùa chiền nhiều hơn là lo việc trị nước. Nhu cầu chi tiêu trong phủ chúa tăng lên, trong khi đó nhân dân không có khả năng nộp thuế; nhà nước đặt lệ mua quan bán chức để thu thóc, tiền. Sự suy đồi của khoa cử đẻ ra hàng loạt quan lại tham nhũng, dốt nát. Có thể nói, chính quyền phong kiến giai đoạn này từ trung ương đến địa phuơng đều thối nát, tệ tham nhũng hối lộ ngày càng trầm trọng. Ở Đàng Trong, những mâu thuẫn cố hữu của chế độ phong kiến dần trở nên gay gắt và từ giữa thế kỉ XVIII, Đàng Trong bắt đầu rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, xây dựng Phú Xuân thành kinh đô, tổ chức lại bộ máy nhà nước. Các gia đình quan lại, quý tộc cũng đua nhau xây dựng dinh thự, đua nhau chơi bời xa xỉ. Phủ huyện, làng xã nằm trong tay bọn quan lại cường hào tham nhũng. Chính trị thối nát, nhân dân lầm than. Họ là lớp người gánh chịu mọi tai họa của tự nhiên, mọi thiệt thòi, bất công của xã hội, mọi thứ thuế má, sưu dịch của triều đình. Tình hình kinh tế, chính trị như thế đã đẩy nhân dân vào cuộc sống lầm than, không lối thoát. Căm thù đối với chế độ phong kiến, nhân dân đã phẫn nộ nổi dậy đấu tranh. 1.1.2. Sự bùng nổ của phong trào nông dân khởi nghĩa Ở Đàng Ngoài, từ cuối thế kỉ XVII- đầu thế kỉ XVIII, nông dân nhiều nơi đã nổi dậy cướp phá các nhà giàu, nhưng phong trào chỉ bùng lên từ cuối những năm 30, do hậu quả của những nạn đói liên tiếp. Có thể kể các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất và cuoc nổi dậy của Lê Duy Mật… Cuộc chiến đấu quyết liệt của những người nông dân tuy chưa giành được thắng lợi nhưng đã là hồi chuông báo động cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến Đàng Ngoài, là những biểu hiện nổi bật, toàn diện của cuộc khủng hoảng đó. Ở Đàng Trong, như sử sách đã ghi: trăm họ cơ cực, trộm cướp nổi lên bốn phương, trong cõi từ đó có nhiều việc [31, tr.114]. Chế độ phong kiến Đàng Trong bước vào giai đoạn suy tàn, chuẩn bị cho một cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại làm rung chuyển cả đất nuớc. Cuộc khởi nghĩa bùng lên từ đất Tây Sơn, do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Và sau hơn mười lăm năm khởi nghĩa (1771-1787), quân Tây Sơn đã hoàn thành một sự nghiệp to lớn: đánh đổ ba tập đoàn phong kiến thống trị Lê, Trịnh, Nguyễn, làm chủ đất nước, đánh tan tác năm vạn quâ
Tài liệu liên quan