Đề tài Nguyên nhân cuộc khủng hoảng Kosovo

Sự kiện Kosovo còn là một ví dụ hết sức cần thiết để chứng tỏ rằng giải pháp sử dụng vũ lực luôn là một yếu tố hạ sách nhất cho dù nó có đạt được một chút ít kết quả đi chăng nữa. Kosovo được xem là quan trọng hơn cả khi nó luôn là một vấn đề được xem xét và nghiên cứu đối với rất nhiều quốc gia trong giai đoạn hiện nay, trong thời điểm mà các xung đột về sắc tộc, tôn giáo xung đột giữa phong trào li khai và chống li khai. đang còn rất nhiều và thậm chí có xu hướng gia tăng. Xem xét sự kiện rồi rút ra bài học để làm sao xử lý tốt các vấn đề tương tự còn tồn tại đối với nước mình là nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo cũng như của những người nghiên cứu hay làm trong công tác đối ngoại. Cụ thể hơn là xử lý làm sao để tránh được những tác động xấu đối với quốc gia giống như là việc bị bên ngoài dùng vũ lực can thiệp và đưa ra được các khả năng thực thi nhất cho xung đột. Bài tiểu luận này dựa trên những vấn đề của cuộc khủng hoảng Kosovo và từ đó đề xuất một số giải pháp cho chính vấn đề này trong giai đoạn hiện nay, khi mà nhiều giải pháp trước đó đã bộc lộ những mặt hạn chế nhiều hơn những cái được mà chúng mang lại. Do sự phức tạp của sự kiện, giải pháp trong bài này được đưa ra chưa chắc đã phải là tối ưu, mong thầy cô và các bạn bình luận và đóng góp thêm ý kiến.

doc12 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1923 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nguyên nhân cuộc khủng hoảng Kosovo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Sự kiện Kosovo còn là một ví dụ hết sức cần thiết để chứng tỏ rằng giải pháp sử dụng vũ lực luôn là một yếu tố hạ sách nhất cho dù nó có đạt được một chút ít kết quả đi chăng nữa. Kosovo được xem là quan trọng hơn cả khi nó luôn là một vấn đề được xem xét và nghiên cứu đối với rất nhiều quốc gia trong giai đoạn hiện nay, trong thời điểm mà các xung đột về sắc tộc, tôn giáo xung đột giữa phong trào li khai và chống li khai... đang còn rất nhiều và thậm chí có xu hướng gia tăng. Xem xét sự kiện rồi rút ra bài học để làm sao xử lý tốt các vấn đề tương tự còn tồn tại đối với nước mình là nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo cũng như của những người nghiên cứu hay làm trong công tác đối ngoại. Cụ thể hơn là xử lý làm sao để tránh được những tác động xấu đối với quốc gia giống như là việc bị bên ngoài dùng vũ lực can thiệp và đưa ra được các khả năng thực thi nhất cho xung đột. Bài tiểu luận này dựa trên những vấn đề của cuộc khủng hoảng Kosovo và từ đó đề xuất một số giải pháp cho chính vấn đề này trong giai đoạn hiện nay, khi mà nhiều giải pháp trước đó đã bộc lộ những mặt hạn chế nhiều hơn những cái được mà chúng mang lại. Do sự phức tạp của sự kiện, giải pháp trong bài này được đưa ra chưa chắc đã phải là tối ưu, mong thầy cô và các bạn bình luận và đóng góp thêm ý kiến. I. KHÁI QUÁT VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG KOSOVO Nguyên nhân cuộc khủng hoảng Kosovo là do xung đột sắc tộc giữa người Serbia và người Kosovo gốc Albani. Sự kiện này dẫn đến một tình trạng hết sức căng thẳng trong lòng Châu Âu bởi xung đột có nguy cơ lan rộng do có rất nhiều người gốc Albnia khác sống ở các nước khác trong lục địa này tiến hành các hoạt động phản đối Nam Tư. Đồng thời, đấu tranh ly khai ở Kosovo sẽ tạo ra một tiền tệ nguy hiểm và có thể là nguy cơ làm cho Châu Âu bị chia nhỏ hơn nữa. Các cuộc thương lượng, đàm phán giữa 2 bên cũng như những cố gắng của nhiều nhà thương thuyết quốc tế nhằm đi đến giải pháp chính trị cho Kosovo cuối cùng vẫn chưa thể làm cho xung đột chấm dứt. Lợi ích của 2 bên còn khác xa nhau và các cuộc ẩu đả vẫn tiếp tục thậm chí còn tăng lên. Mỹ và Nato do vậy đã quyết định tăng cường sức ép đơn phương đối với Nam Tư bằng vũ lực để ép nước này chấm dứt việc tấn công quân sự đối với cộng đồng người Albania Kosovo và thực hiện giải pháp chính trị cho tỉnh này. Hành động trên của Mỹ và các nước trong khối Nato đã tạo ra phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế bởi sự việc này tạo ra những tác động rất xấu trong quan hệ quốc tế như việc một tổ chức khu vực tấn công vào 1 nước có chủ quyền và không thuộc tổ chức này là một ví dụ. Sau khi Mỹ và Na To hoàn thành việc trút bom đạn xuống Nam Tư, tình hình của Kosovo có lắng xuống nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề còn tồn tại. Giải pháp quân sự của NaTo cũng không phải là không có một chút tác dụng nào nhưng những mặt chưa được của nó còn để tồn để lại rất nhiều. Vậy cụ thể của nguyên nhân cuộc khủng hoảng và vấn đề giải pháp đã được thực hiện ở đây là như thế nào? II. NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG 1. Nguyên nhân bên trong Đây là nguyên nhân mang tính chất mấu chốt của khủng hoảng Kosovo. Người Serbia vốn lập lên Nhà nước mình ở khu vực Ban Căng đã lâu và đến khoảng đầu thế kỷ XIV Vương quốc Serbia trở nên cường thịnh và bao gồm cả Boxnia, Slovenia, Croatia. Trong thế kỷ này Kosovo được coi là một biểu tượng hào hùng cho tinh thần đấu tranh chống đế quốc Ottoman của dân tộc Serbia. Nhưng đế quốc Ottoman đã thành công trong việc thôn tin khu vực này. Sự cai trị của đế quốc Ottoman trên vùng đất của Serbia mang theo những xáo trộn về dân số và tôn giáo. Người Albania, đạo Hồi cùng theo đó xâm nhập vào đây. Trong những thế kỷ sau đó, cả Ban Căng bị chia sẻ, giành giật giữa đế quốc Ottoman và triều đại Hax - bu - rơ, tiếp theo đó là đế quốc Áo - Hung. Sự di dân, qúa trình đấu tranh đòi độc lập dân tộc xen kẽ với các đế quốc cai trị chống lại liên minh của dân tộc khác và đế quốc khác là nguyên nhân tồn tại cùng một lúc hai quá trình trái ngược nhau. Quá trình phân tách và quá trình đồng hoá dân tộc, tôn giáo. Điều này giải thích cho hiện tượng đa dân tộc, đa tôn giáo và sự bố trí nhiều khi xen kẽ giữa các cộng đồng dân tộc và tôn giáo khác nhau, cũng như những mối hiềm khích giữa các cộng đồng ở Ban Căng. Vào đầu thế kỷ XIX, sau cuộc nổi dậy của người Serbia. Nhà nước Serbia ra đời và không ngừng mở rộng đất đai, đặc biệt là thông qua các cuộc chiến tranh Ban Căng. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ I, Serbia trở thành Nam Tư và bao gồm cả Kosovo, Vovoidin, Mongtenegro, Boxnia, Croatia, Slovenia và là một quốc gia đa dân tộc. Trong chiến tranh thế giới II, Nam Tư bị phát xít chiếm và chia cắt (Kosovo lúc đầu bị đưa cho Albania, sau đó Italia sát nhập). Kết thúc chiến tranh, phát xít bị thua, Nam Tư lại được thừa nhận là một nước gồm 6 nước: Serbia, Slovenia, Croatia, Boxnia, Mongtenegro, Maxedonia và 2 khu vực tự trị Kosovo và Vovoidin. Những năm 80, kinh tế Nam Tư đi xuống, các căng thẳng xã hội tăng lên, trong đó đặc biệt có vấn đề mâu thuẫn dân tộc. Tình trạng này dẫn đến việc xoá bỏ quyền tự trị cho 2 tỉnh Vovoidin và Kosovo vào năm 1989 dưới chính quyền của Tổng thống Molosevic, đồng thời cũng đưa đến việc 4 trong 6 nước cộng hoà của Liên Bang tách ra độc lập: Slovenia, Coroatia (1991), Boxnia, Masedonia (1992). Tại Kosovo nơi có 90% là người Albania theo đạo hồi, 10% là người Serbia theo đạo cơ đốc chính thống, mâu thuẫn dân tộc và tôn giáo lên cao từ khi một chính phủ của người Albania bí mật ra đời, tồn tại song song cùng chính phủ hợp pháp và đặc biệt khi người Albania ở Kosovo đã thành lập lực lượng vũ trang chống đối bí mật có tên gọi "Quân đội giải phóng Kosovo (KLA)" với chủ trương bạo động. Được sự giúp đỡ bí mật của phía Albnia, lực lượng này tiến hành các hoạt động khủng bố để đối phó với chính phủ Trung ương đang tăng cường các hành động để đối phó lại với phong trào này. Sự phân biệt đối xử trong chính sách của Tổng thống Milosevic đối với các dân tộc không phải là người Serbia cũng như chính sách cứng rắn và thiếu khôn khéo của ông là nguyên nhân không nhỏ đẩy mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo vốn có từ lâu đời lên cao. Nhưng bên cạnh đó, nếu không có sự can thiệp của bên ngoài thì có lẽ không có khủng hoảng bùng nổ rộng như tình hình vừa qua. 2. Nguyên nhân bên ngoài Đây là nguyên nhân làm cho xung đột trở nên căng thẳng hơn. Bắt đầu là từ phía Đức, trên cơ sở những mối quan hệ văn hoá truyền thống gần gũi với miền Tây Nam Tư cũ cùng với mong muốn khẳng định vai trò ảnh hưởng của mình ở Châu Âu đã ủng hộ Slovenia, Croatia tách ra độc lậpu. Các nước Tây Âu khác ban đầu ủng hộ việc bảo toàn thống nhất Liên Bang Nam Tư chứ không muốn vấn đề Nam Tư sẽ tạo ra một phản ứng lây lan đòi phân tách của các cộng đồng dân tộc khác nhau. Nhưng sau đó do các nước Châu Âu không muốn để Đức hoàn toàn bị chi phối chiều hướng phát triển trong khu vực cộng với các hoạt động khôn khéo của Đức, các nước này đã lại ủng hộ lập trường của Đức và đứng ra bảo trợ cho tiến trình tách khỏi Liên Bang Nam Tư của Slovenia, Croatia, Boxnia. Sau khi tình hình của Kosovo đã trở nên căng thẳng, thái độ không rõ ràng, thiếu thiện chí khi giải quyết xung đột ở đây của phương Tây một lần nữa lại làm cho xung đột trở nên trầm trọng hơn. Có nhiều lúc người ta có cảm tưởng rằng các hoạt động của phương Tây là hoàn toàn phục vụ cho mục tiêu chiến lược của họ chứ không phải là thúc đẩy cho khủng hoảng Kosovo đi vào giải pháp chính trị, mặc dù thoạt đầu các hoạt động "hoà giải" này diễn ra thường xuyên. Đặc biệt là Mỹ và Tây âu cử nhiều đại diện đến nơi có xung đột nhưng thái độ dường như chỉ gây sức ép 1 phía đối với Serbia. Khi quân đội Serbia giảm các đợt tấn công quân sự ở đây thì phía lực lượng ly khai KLA lại tăng cường các hoạt động vũ trang. Do vậy việc đàm phán lại đi vào bế tắc và quân đội Serbia lại tiếp tục các đợt tấn công của họ. Ở Châu Âu, Mỹ có khối quân sự Nato, mở rộng ảnh hưởng của nó cũng chính là tăng cường vai trò của Mỹ, sử dụng Nato còn thực tế hoá "khái niệm chiến lược mới" do Mỹ đưa ra trong dịp kỳ họp báo cáo Nato ngày 24 và 25 tháng 4 năm 1999, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày ra đời của tổ chức. Tóm lại, sự can thiệp của bên ngoài chỉ làm tình hình của Kosovo thêm căng thẳng và nhờ sự căng thẳng này mà Mỹ cùng các nước phương Tây khác có cái cớ để đưa biện pháp giải quyết riêng của họ vào đây. Do có sự tính toán về mặt chiến lược mà không coi trọng đúng mức lợi ích của các bên liên quan nên giải pháp mà Nato áp đặt cho Nam Tư trên thực tế mang lại hiệu quả rất ít. III. GIẢI PHÁP CHO CUỘC KHỦNG HOẢNG 1. Giải pháp trên thực tế Giải pháp về mặt chính trị trước khi Nato can thiệp vào Kosovo bị bế tắc khi mà cả hai phía Nam Tư và những người Albania ở Cosovo không bên nào chịu nhường bên nào. Giai đoạn đầu cuộc khủng hoảng 2 bên thậm chí còn chưa thể đối thoại được do lập trường còn quá khác xa nhau. Trước tiên là vấn đề về người đại diện đàm phán, người gốc Allbania ở Kosovo đòi đối thoại với đại diện của Nhà nước Nam Tư chứ không phải với đại diện của người Serbia và đòi hỏi phải có đại diện quốc tế làm trung gian trong các cuộc thương lượng. Phía Nam Tư lại kiên quyết bác bỏ vai trò trung gian quốc tế và chủ trương rằng đó là công việc nội bộ của Nam Tư và để nước này tự giải quyết. Khi những người Albani ở Kosovo cử ra được đại diện của mình, ông (I.Ru.gô.va) thì đàm phán vẫn bế tắc vì KLA, lực lượng trực tiếp đến gây xung đột vẫn được coi là nằm ngoài tiến trình đàm phán. Điều đó chứng tỏ thái độ muốn độc lập cho Kosovo của những người Albani còn rất cao. Việc 2 bên vẫn tiếp tục các hoạt động quân sự theo kiểu "đánh đàm" trong trường hợp này chỉ làm trầm trọng hơn tình hình. Ngày 24/3/1999, Nato đã thực hiện việc ném bom để đòi Nam Tư nhanh chóng giải quyết vấn đề bằng giải pháp chính trị đó là ký vào thoả thuận do "nhóm tiếp xúc" đưa ra trong đàm phán Rambuyê và đã được phía những người Albani ở Kosovo ký. Nhưng Nam Tư vẫn không chịu vì theo họ thoả thuận đó đã bị sửa đổi nhiều theo hướng có lợi cho người Albani ở Kosovo. Điều này cho thấy thái độ cứng rắn của Nam Tư trong việc giải quyết vấn đề Kosovo. Người Serbia hòan toàn muốn giải quyết vấn đề theo cách riêng của họ. Sự khác nhau về mặt lợi ích do vậy đem lại thiệt thòi lớn cho cả 2 phía khi Nato thực hiện việc triển khai ném bom Nam Tư. 2. Giải pháp quân sự cho Kosovo - cái được và những cái tồn tại Hạn chế nhìn thấy rõ nhất của giải pháp quân sự là lợi ích của 2 bên không được quan tâm 1 cách đầy đủ. Trong trường hợp này phía Nam Tư phải chịu thiệt thòi bởi chính họ phải hứng chịu bom đạn. Đồng thời nguy cơ tuột mất Kosovo, tỉnh trước đây được xem là niềm tự hào trong cuộc đấu tranh chống đế chế Ottoman của người Serbia là hết sức rõ ràng. Tuy các nước đều đồng ý cho rằng Kosovo vẫn phải là một phần không thể chia cắt của Nam Tư nhưng quyền tự trị này đến đâu, liệu Nam Tư còn kiểm soát nổi nữa không? Bom đạn trút xuống, người Serbia phải gánh chịu, do vậy mâu thuẫn giữa những người Serbia và những người Kosovo gốc Albania sẽ lại càng sâu sắc hơn trước, bởi người Serbia đương nhiên sẽ đổ hết tội lỗi lên đầu những người Albania. Đồng thời những thiệt hại mà giải pháp này đem đến cho Nam Tư một thiệt hại rất lớn. Cụ thể là nền kinh tế nước này bị đẩy lùi hàng vài chục năm. Với hậu quả về kinh tế này, người dân Nam Tư sẽ phải chịu đựng một cuộc sống hết sức cực khổ về vật chất cũng như tinh thần. Ngoài ra, trên bình diện quốc tế, giải pháp này tạo ra rất nhiều những vấn đề khác như: Sự phân hoa trong xã hội ở một loạt các nước Châu Âu (thái độ phản ứng của người dân bằng hành động ở những nước tham chiến); vấn đề về tị nạn, sự lo ngại của thế giới trước việc một tổ chức quân sự khu vực tấn công vào một nước có chủ quyền, vấn đề vai trò xem nhẹ của Liên hợp quốc... Đặc biệt sự kiện Kosovo tạo một tiền lệ nguy hiểm trong quan hệ quốc khi nhiều nước đặt vấn đề nhân quyền cao hơn cả chủ quyền. 3. Đề xuất giải pháp cho khủng hoảng Kosovo Với hiện trạng Kosovo hiện nay thì phải có một uỷ ban lâm thời do một tổ chức có uy tín ở Châu Âu đnứg ra sắp đặt và bảo trợ. Tổ chức này chỉ có thể là OSCE bởi vì nhiệm vụ của OSCE là đảm bảo an ninh ở Châu Âu. Trong trường hợp này thì OSCE đứng ra đảm nhận trách nhiệm sẽ hay hơn là Liên Hợp Quốc. Bởi cơ cấu của LHQ là qúa trình cồng kềnh. Quyền quyết định thì rơi vào tay 5 uỷ viên thường trực. Một khi các Uỷ viên này có bất đồng với nhau thì những quyết định sẽ không thể tách ra được. Đặc thù ở Kosovo vốn đã phức tạp thì sự dính líu của quá nhiều nước thậm chí cả những nước không nằm trong khu vực (Châu Âu) là không cần thiết. Trong khi đó, ngay từ đầu OSCE đã tích cực tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề Kosovo và sự tham gia này đều được cả người Serbia và người Kosovo gốc Albania chấp nhận. Do vậy, lực lượng quốc tế gìn giữ hoà bình ở Kosovo (KFOR) sẽ phải được thay thế bởi OSCE. Tất nhiên trước khi chuyển giao, người Anbani ở Kosovo cũng như người Serbia đều phải chấp thuận giải pháp này. Khi uỷ ban này được lập ra thì nguyên tắc đầu tiên mà nó phải tuân thủ là tiến hành thực thi quyền tự trị cho Kosovo và phải coi đây là một tỉnh không thể tách rời của Serbia. Ngoài nhiệm vụ kiến thiết Kosovo và tuân thủ nguyên tắc trên, Uỷ ban trên không thể có tính toán riêng tư nào khác nhằm thu lợi về cho các nước thành viên của OSCE. Về cơ cấu tổ chức, Uỷ ban này sẽ bao gồm: + Đứng đầu ủy ban là: Chủ tịch, ông này phải là người do OSCE bầu ra và là người có khả năng, có tư tưởng tiến bộ, có thể giải quyết được công việc một cách công bằng. Và đặc biệt ông ta phải thành thạo ít nhất là 2 thứ tiếng của người Albania và ngôn ngữ của người Serb, đồng thời phải có những hiểu biết về đặc điểm tình hình cũng như những phong tục tập quán của người Kosovo. Ngoài chủ tịch, bên cạnh đó phải có 2 phó chủ tịch để cùng chia sẻ trách nhiệm. Hai phó chủ tịch này, một người là người Albani ở Kosovo và một người là người Serb. Cả hai người đều phải do những người Kosovo gốc Albania hay những người định cư ở Kosovo bầu ra. Một người có lẽ sẽ là ông Ibrahim Rugova bởi vì ông là người chiếm được đa số phiếu bầu bằng chính sách ôn hoà cùng với những cam kết đem lại sự ổn định và phát triển cho Kosovo trong cuộc bầu cử do UNMIK tổ chức tháng 10/2000 tại Kosovo. Còn một người nữa mang gốc Serbia sẽ do những người Kosovo bầu ra. Cả hai ông này cũng đều phải là những người có năng lực, có tư tưởng tiến bộ và cùng phải hiểu tính chất của công việc cũng như không được có những bất hoà với nhau. Hai phó chủ tịchu phối hợp với chủ tịch trong việc điều khiển hoạt động của các ban ngành chuyên môn. Mỗi phó chủ tịch phụ trách một nửa số ban trong ủy bna. Chủ tịch sẽ là người giám sát và đưa ra các quyết định tối cao sau khi đã họp bàn với 2 phó chủ tịch. + Về các ban ngành chuyên môn trong Uỷ ban bao gồm: Ban kinh tế, Ban an ninh, Ban hoà giải sắc tộc, Ban văn hoá và một số ban khác như y tế, giáo dục, thông tin... Đối với 4 ban quan trọng thì những người đứng đầu cũng đều phải là người đại biểu của OSCE có thể gọi là người đại diện của OSCE. Có thể gọi là các trưởng ban. Bên cạnh trưởng ban là trợ lý, Trưởng ban của các ban không quan trọng khác và những trợ lý cũng sẽ là người địa phương có năng lực do người Kosovo đề cử hay do các phó chủ tịch đề cử. Đối với các trưởng ban là người của OSCE thì phải được chính chủ tịch lựa chọn và bổ nhiệm. Nhiệm vụ cụ thể của các ban sẽ là: * Ban kinh tế: Đề ra các chính sách ngắn hạn cũng như các định hướng trong việc sử dụng các tiềm năng, thu hút và phân phối các nguồn vốn, tái xây dựng các cơ sở kinh tế nhằm khôi phục sẽ phát triển một nền kinh tế bình thường, tạo cơ hội về việc làm và thu nhập cho người dân ở Kosovo. Hỗ trợ tài chính cho các ban khác. Để hoạt động một cách có hiệu quả và thành công thì nhiệm vụ của ban kinh tế là không thể tách rời nền kinh tế của Kosovo với những nơi khác, đặc biệt là đối với Nam Tư. Những mối quan hệ, trao đổi buôn bán giữa Kosovo và người Serbia cần phải được khôi phục và phát huy. Trưởng ban có vai trò đứng ra giải quyết các mối bất đồng trong quan hệ kinh tế này. Trong trường hợp khó giải quyết, trưởng ban sẽ đệ trình lên ban Chủ tịch (Chủ tịch và phó chủ tịch) cùng bàn bạc, xem xét và đưa ra giải pháp, tránh những bất đồng trong quan hệ kinh tế có thể dẫn đến các bất đồng khác. * Ban an ninh: Nhiệm vụ chính của ban an ninh là lập lại trật tự ở Kosovo và ngăn chặn không cho các cuộc đụng độ xảy ra. Ban này phải có lực lượng đông đảo, chỉ huy của lực lượng an ninh phải là những người hiểu và nắm rõ địa bàn cũng như tình hình ở đây để từ đó biết cách sắp đặt, bố trí các lực lượng kiểm tra, giám sát một cách hợp lý. Để làm được việc này cần phải có thêm nhiều người Kosovo tham gia trong lực lượng an ninh. Song song với nhiệm vụ lập lại trật tự, việc giải pháp KLA và ngăn cản tổ chức này hoạt động trở lại là nhiệm vụ trước mắt của ban an ninh. Về lâu dài ban này phải tiến hành thành lập và huấn luyện một lực lượng cảnh sát địa phương (chú ý đến những người có năng lực, có tư tưởng tiến bộ trong KLA) để phối hợp hoạt động với lực lượng của ban an ninh (quân đội OSCE) và để dần dần thay thế họ trong tương lai. Đối với KFOR, khi ban an ninh mới hoạt động, cần phải rút lui dần và tiến tới để cho lực lượng mới thay thế. * Ban hoà giải sắc tộc: Đảm bảo quyền lợi công bằng trong đời sống xã hội cho các sắc tộc khác nhau, đặc biệt là giữa những người Kosovo gốc Anbania và những người Serb sống ở đây. Ban này phải tạo ra được tại mắt ở khắp mọi nơi để nếu có vấn đề gì liên quan đến sắc tộc cần giải quyết còn kịp thời đưa ra các biện pháp, không được để các bất đồng tồn tại lâu sẽ có thể dẫn đến những tình hình khó lường khác. Nếu có những bất đồng nào đó lớn xảy ra. Trưởng ban cần phải báo cáo lên Ban chủ tịch để ban này bàn bạc và cùng phối hợp với các ban khác giải quyết. *Uỷ ban văn hoá: Uỷ ban này trưởng ban không nhất thiết phải là người của OSCE. Nhưng nếu là người của OSCE thì phải là người có am hiểu rộng về văn hoá của khu vực. Ban này cần phải có sự liên hệ và phối hợp mật thiết với ban hoà giải nhằm nghiên cứu và kiến tạo một bản sắc văn hoá chung, mang tính chất đặc thù của vùng để loại bỏ những bất đồng về văn hóa để dẫn đến kỳ thị dân tộc giữa các cộng đồng ở đây. Đồng thời ban này phải thường xuyên tổ chức các đợt giao lưu văn hoá để phổ biến các giá trị văn hoa và từ đó làm cho người dân hiểu được rằng sự đa dạng về văn hoá sẽ đem lại cho họ sự giàu có trong kiến thức cũng như trong lối sống. Khi con người ở đây có những nhận thức mới, những kỳ thị dân tộc cũng dần mất đi và dần thay vào đó là sự hoà hợp, bao dung. * Các ban khác như thông tin truyền thông, dân số, môi trường là những ban hoạt động trên những nguyên tắc riêng theo từng chuyên môn. Những trưởng ban cũng như những người làm trong các ban này luôn phải có được phẩm chất tốt cũng như thái độ vô tư, công bằng trong xử lý công việc. Đồng thời Uỷ ban không bao giờ được quên việc tuân thủ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Liên bang Nam Tư, tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của người dân Kosovo, các tranh chấp mâu thuẫn luôn phải được giải quyết bằng biện pháp hoà bình, thiện chí và bình đẳng. Về hoạt động chung: Uỷ ban sẽ tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý định kỳ về các chính sách, các quyết định quan trọng. Các chính sách đó được ban Chủ tịch thông báo và tham khảo ý kiến của chính phủ Serbia và Nam Tư. Sau 3 đến 5 năm.Uỷ ban sẽ tiến hành việc bổ nhiệm thay thế những người đại biểu của OSCE trong các ban. Đối với các ban chuyên môn, thời hạn bầu có thể là 2 hay 3 năm hoặc có thể 5 năm tuỳ thuộc vào tình hình. Đối với ban Chủ tịch thì phải là 5 năm. Những người lên thay thế sẽ là người địa phương có đầy đủ năng lực và được công chúng tín nhiệm, Chủ tịch tín nhiệm. Cùng với việc khôi phục và phát triển bên trong, uỷ ban sẽ vạch ra các chính sách, biện pháp để hoà giải dần Kosovo vào đời sống chính trị - xã hội của Nam Tư, bởi tỉnh này muốn phát triển được thì không tách rời với Nam Tư được. Sự hỗ trợ trong chính sách của Chính phủ Nam Tư đối với tỉnh này do vậy là hết sức cần thiết. Sau khi cuộc sống của người d