Đề tài Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước

Pháp chế xã hội chủ nghĩa là sự tôn trọng và thực hiện pháp luật xã hội chủ nghĩa một cách tự giác, nghiêm minh, đấy đủ, thống nhất thông qua những hành vi tích cực của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội, chính trị- xã hội. cũng như mọi công dân với kết quả hiện thực là sự tôn trọng và thực hiện pháp luật ấy trong bộ máy nhà nước và ngoài xã hội. Như vậy. nguyên tắc này đòi hỏi việc tổ chức cũng như hoạt động của bộ máy nhà nước xã hôi chủ nghĩa phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác. Nhà nước XHCN là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, pháp luật là sự thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Do đó, tuân thủ pháp luật là đồi hỏi bắt buộc đối với nhà nước. Mặt khác việc thực hiện nguyên tắc này cũng xẽ góp phần kiểm soát, giám sát quyền lực nhà nước một cách hữu hiệu, ngăn chặn tình trạng tha hóa quyền lực nhà nước, xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân. Ở khía cạnh khác, việc tuân thủ nguyên tắc pháp chế sẽ tạo ra sự thống nhất, đồng bộ, tránh sự chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ trống trong quá trình tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước. Quản lí hành chính nhà nước là một trong những hoạt động chủ yếu trong bộ máy nhà nước ta, được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là đảm bảo sự chấp hành pháp luật, nhằm tổ chức và chỉ đạo trực tiếp và thường xuyên các công việc, nhiệm vụ và chức nămg của nhà nước. Trong đó, các chủ thể quản lí hành chính nhà nước sử dụng pháp luật với tính chất là phương tiện quan trọng để đảm bảo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, phương tiện này chỉ thực sự phát huy vai trò, tác dụng khi nó được tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế, tức là phải tôn trọng và thực hiện triệt để và nghiêm chỉnh nguyên tắc pháp chế XHCN trong quản lí hành chính nhà nước. Nguyên tắc này cũng đã được thể hiện tại điều 12 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001): Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật. không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

doc3 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 11089 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LÀM Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và trong hoạt động quản lí hành chính nói riêng, ở Việt Nam, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN) được xác định là một trong những nguyên tắc đặc biệt quan trọng. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu được thế nào là pháp chế (XHCN) cũng như biểu hiện của nguyên tắc ấy trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước vàquản lí hành chính nhà nước là như thế nào? Bài viết sau sẽ làm rõ những vấn đề đó I. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NGUYÊN TẮC PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. Pháp chế xã hội chủ nghĩa là sự tôn trọng và thực hiện pháp luật xã hội chủ nghĩa một cách tự giác, nghiêm minh, đấy đủ, thống nhất thông qua những hành vi tích cực của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội, chính trị- xã hội... cũng như mọi công dân với kết quả hiện thực là sự tôn trọng và thực hiện pháp luật ấy trong bộ máy nhà nước và ngoài xã hội. Như vậy. nguyên tắc này đòi hỏi việc tổ chức cũng như hoạt động của bộ máy nhà nước xã hôi chủ nghĩa phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác. Nhà nước XHCN là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, pháp luật là sự thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Do đó, tuân thủ pháp luật là đồi hỏi bắt buộc đối với nhà nước. Mặt khác việc thực hiện nguyên tắc này cũng xẽ góp phần kiểm soát, giám sát quyền lực nhà nước một cách hữu hiệu, ngăn chặn tình trạng tha hóa quyền lực nhà nước, xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân. Ở khía cạnh khác, việc tuân thủ nguyên tắc pháp chế sẽ tạo ra sự thống nhất, đồng bộ, tránh sự chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ trống trong quá trình tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước. Quản lí hành chính nhà nước là một trong những hoạt động chủ yếu trong bộ máy nhà nước ta, được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là đảm bảo sự chấp hành pháp luật, nhằm tổ chức và chỉ đạo trực tiếp và thường xuyên các công việc, nhiệm vụ và chức nămg của nhà nước. Trong đó, các chủ thể quản lí hành chính nhà nước sử dụng pháp luật với tính chất là phương tiện quan trọng để đảm bảo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, phương tiện này chỉ thực sự phát huy vai trò, tác dụng khi nó được tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế, tức là phải tôn trọng và thực hiện triệt để và nghiêm chỉnh nguyên tắc pháp chế XHCN trong quản lí hành chính nhà nước. Nguyên tắc này cũng đã được thể hiện tại điều 12 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001): Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật. không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. II. NGUYÊN TẮC PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. Quản lí hành chính nhà nước là công việc phức tạp bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Đảm bảo thưc hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lí hành chính nhà nước có nghĩa là phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu đối với từng lĩnh vực hoạt động khác nhau đó, cụ thể là: 1.Trong hoạt động ban hành văn bản pháp luật. Ban hành văn bản pháp luật là hoạt đông cơ bản và chủ yếu của hoạt đông quản lí hành chính nhà nước. Thông qua hoạt động này, các vấn đề liên quan tới quản lí hành chính nhà nướcđược xác diịnh và đó chính là cơ sở pháp lí để các chủ thể thực hiện công việc của mình trong quan lí hành chính nhà nước. Đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động này đòi hỏi: - Các văn bản pháp luật trong quản lí hành chính nhà nước phải được ban hành đúng thẩm quyền. Pháp luật quy định cho mỗi chủ thể quản lí hành chính nhà nước có những thẩm quyền nhất định để giải quyết công việc khác nhau của quản lí hành chính nhà nước. Để cho những văn bản pháp luật do các chủ thể quản lí hành chính nhà nước ban hành đúng thẩm quyền thì yêu cầu nội dung của văn bản đó chỉ chỉ quy định hoặc giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ thể đã được pháp luật quy định. Yêu cầu này buộc chủ thể quản lí hành chính nhà nước khi ban hành văn bản pháp luật cần phải xem xét, nghiên cứu hệ thống pháp luật hiện hành để xem mình có thẩm quyền quyết định công việc đó hay không. Việc cơ quan, địa phương này giải quyết can thiệp vào công việc của cơ quan, địa phương khác, ngành này giải quyết công việc của ngành khác, địa phương vi phạm thẩm quyền của trung ương và ngược lại, đều là những việc làm vi phạm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lí hành chính nhà nước. - Các văn bản pháp luật trong quản lí hành chính nhà nước phải có nội dung hợp pháp và thống nhất. Trong quá trình thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước, các chủ thể quản lí hành chính nhà nước thực hiện việc ban hành các văn bản pháp luật với những nội dung khác nhau. Các văn bản dùng để ban ành các quy định áp dụng trong quản lí hành chính nhà nước phải đảm bảo phù hợp với các văn bản pháp luật của chủ thể quản lí hành chính cấp trên và các văn bản pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp ban hành. Các văn bản dùng để giải quyết công việc cụ thể của quản lí hành chính nhà nước phải có nội dung phù hợp với pháp luật, hình thành trên cơ sở pháp luật và để thi hành hay chỉ đạo thưc hiện pháp luật. - Các văn bản pháp luật trong quản lí hành chính nhà nước phải ban hành đúng tên gọi và hình thức được pháp luật quy định. Tên gọi, hình thức, thẩm quyền ban hành những loại văn bản này được quy định trong Hiến pháp và các luật tổ chức nhà nước, đặc biệt được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật do quốc hội thông qua ngày 12/11/1996. Đây là cơ sở pháp lí quan trọng để các chủ thể quản lí hành chính nhà nước tuân thủ khi ban hành văn bản đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về tên gọi, hình thức văn bản. - Các văn bản trong quản lí hành chính nhà nước phải được ban hành theo trình tự, thủ tục do luật định. 2.Trong hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật. Tổ chức thưc hiện pháp luật trong quản lí hành chính nhà nước thực chất là hoạt động tổ chức thực hiện nội dung các văn bản pháp luật do các chủ thể quản lí hành chính nhà nước ban hành cũng như thực hiện các hành vi quản lí hành chính nhà nước khác thông qua hình thức, pương pháp nhất định, Thông qua hàng loạt các công việc cụ thể, hoạt động này đảm bảo cho pháp luật trở thành hiện thực trong thực tiễn quản lí hnàh chính nhà nước, làm cho hoạt động quản kí hành chính nhà nước thực sự phát huy hiệu lực. Pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi: - Triệt để tôn trọng các văn bản pháp luật về thẩm quyền và nội dung ban hành. Các bên chủ thể quản lí hành chính nhà nước lẫn đối tượng bị quản lí khi thưc hiện các hoạt động của mình đều phải tuân thủ yêu cầu này. Tình trang lạm quyền, không tuân thủ các nghĩa vụ được pháp luật quy định phải được loại trừ khỏi hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân trong quản lí hành chính nhà nước phải đuợc tôn trọng và đảm bảo thực hiện. - Hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật trong quản lí hành chính nhà nước, công tác giải quyết khiếu nại tố cáo phải thực hiện một cách nghiêm ngặt theo đúng quy định của pháp luật nhằm ngăn chặn, phát hiện kịp thời các việc làm vi phạm pháp luật, đảm bảo cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnhvà thống nhất. - Phải xử lí nghiêm minh, kịp thời, đúng luật các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lí hành chính nhà nước, Các cơ quan có thẩm quyền xử lí những vi phạm này có trách nhiệm phát hiện, xử lí kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lí hành chính nhà nước. III. KẾT LUẬN Trên đây là bài viết của tôi về vấn đề nguyên tắc pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước. Tất nhiên, việc thực hiện nguyên tắc này còn phải tùy thuộc vào thái độ, tư tưởng, tình cảm của những chủ thể quản lí hành chính cũng như ở một bộ phận người dân chấp hành ra sao. Do vậy cùng với việc áp dụng nguyên tắc này, việc làm trong sạch hóa bộ máy quản lí hành chính, bộ máy nhà nước cũng là một vấn đề phải được quan tâm đặc biệt.