Thành tựu của công cuộc đổi mới đã đưa đất nước Việt Nam vượt qua khó khăn bước vào giai đoạn mới, nền kinh tế thị trường đang từng bước hình thành và có tác dụng làm biến đổi xã hội. Đó là những biến đổi tích cực về kinh tế, sự tiến bộ về mặt xã hội và sự ổn định về mặt chính trị. Kéo theo đó là sự biến đổi các thang bậc, chuẩn mực giá trị xã hội.
Tác động của nền kinh tế thị trường ngày càng mạnh mẽ, trong vòng xoáy biến đổi xã hội. Xã hội nông thôn truyền thống đang lột xác để vươn mình thành xã hội nông thôn hiện đại. Biểu hiện của biến đổi đó rất đa dạng như: Sự thay đổi về quan điểm, quan niệm, lối sống, thu nhập, phong tục tập quán, đặc biệt là mối quan hệ kinh tế, xã hội và văn hoá.
Việt Nam luôn tự hào với truyền thống nghìn năm trong công cuộc dựng nước và giữ nước, truyền thống đó đã kết tinh thành những di sản văn hoá quý báu. Các di sản văn hoá truyền thống được hình thành nên là sự kết tinh của truyền thống yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, sự dũng cảm, kiên cường bất khuất. Hiện nay, theo thống kê của Cục bảo tồn - bảo tàng, Bộ văn hoá thông tin, nước ta có khoảng 2.780 di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Trong số đó có 5 di sản văn hoá được UNES CO (Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc) công nhận là di sản văn hoá Thế giới. Còn nhiều di sản văn hoá, các danh lam thắng cảnh chưa được khám phá và khai thác.
Trong các Đại hội của Đảng, văn hoá là một lĩnh vực được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trong nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra đường lối phát triển văn hoá lành mạnh, tiên tiến, song song với việc giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống (tháng 7 năm 1998) đã viết : "Di sản văn hoá là tài sản vô giá gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá. Hết sức coi trọng và bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, văn hoá cách mạng bao gồm cả vật thể và phi vật thể". Phạm Quang Nghị: Bộ trưởng Bộ văn hoá thông tin đã viết: (Di sản văn hoá nhân tố quan trọng góp phần bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, đăng trên tạp chí văn hoá số 4 năm 2003). Đến tháng 6 năm 2001, trong kỳ họp thứ 9 quốc hội khoá X luật di sản văn hoá gồm 7 chương và 74 điều đã được thống nhất và thông qua. Bên cạnh đó Bộ văn hoá thông tin cũng ra "Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đến năm 2020". Những văn bản đó cho thấy ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn các giá trị văn hoá nói chung và di tích lịch sử văn hoá nói riêng
88 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1870 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhận thức của người dân thạch thành đối với việc giữ gìn di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo trong điều kiện kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TÂM LÝ HỌC
------
LƯU VĂN TRÀ
Luận văn tốt nghiệp:
Nhận thức của người dân thạch thành đối với việc
giữ gìn di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo
trong điều kiện kinh tế thị trường
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Trần Thành Nam
Hà Nội, 2005
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài khoá luận này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ từ rất nhiều phía.
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy Cô, Chi uỷ Khoa tâm lý học đã truyền đạt tri thức trong suốt thời gian tôi học tập nghiên cứu tại Khoa. Đặc biệt tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới Thầy giáo - Th.S Trần Thành Nam người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành bản khoá luận này.
Tôi cũng xin cảm ơn sự cộng tác nhiệt tình của người dân Ngọc Trạo - Thạch Thành - Thành Hoá đã cung cấp cho tôi những thông tin hết sức quý báu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè những người đã luôn ủng hộ động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Trong khoá luận của tôi chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sói và hạn chế vì vậy tôi mong nhận được sự đóng góp của Thầy Cô, gia đình cùng toàn thể các bạn sinh viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2005
Sinh viên thực hiện
Lưu Văn Trà
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
IV. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Không gian nghiên cứu
2. Thời gian nghiên cứu
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp phân tích tài liệu
2. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
3. Phương pháp quan sát
4. Phương pháp phỏng vấn sâu
5. Phương pháp sử lý số liệu
VII. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1. Ý nghĩa khoa học
2. Ý nghĩa thực tiễn
VIII. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
I. PHƯƠNG PHÁP LUẬN CHUNG
1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về văn hoá
2. Quan điểm Mác Xít về phép biện chứng duy vật
3. Các lý thuyết nghiên cứu
3.1. Lý thuyết xung đột giá trị
3.2. Lý luận xã hội về xã hội háo
3.3. Lý thuyết về vai trò
II. LỊCH SỬ VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Một vài nét các công trình nghiên cứu về các di tích lịch sử
2. Một vài nét các công trình nghiên cứu về nhận thức
III. CÁC KHÁI NIỆM CÔNG CỤ
1. Khái niệm về nhận thức
2. Khái niệm về người dân
3. Khái niệm về giữ gìn
4. Khái niệm về di tích lịch sử
5. Khái niệm về kinh tế thị trường
CHƯƠNG II: Tổ chức nghiên cứu
I. VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1. Vài nét về xã Ngọc Trạo - Thạch Thành - Thanh Hoá.
2. Vài nét về di tích lịch sử Chiến khu Ngọc Trạo
II. CÁCH TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG III. Kết quả ngiên cứu và bàn luận
Nhận thức của người dân Ngọc Trạo - Thạch Thành về việc giữ gìn di tích lịch sử Chiến khu Ngọc Trạo trong điều kiện kinh tế thị trường
Nhận thức của người dân Ngọc Trạo về quan niệm di tích lịch sử là một phần trong văn hoá truyền thống
Thái độ đánh giá của người dân về tầm quan trọng của viện giữ gìn di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo
II SỰ BIỂU HIỆN NHẬN THỨC TRONG VIỆC GIỮ GÌN DI TÍCH LỊC SỬ
III. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC GIỮ GÌN DI TÍCH LỊC SỬ
PHẦN III: Kết luận và khuyến nghị:
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phần phụ lục
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Thành tựu của công cuộc đổi mới đã đưa đất nước Việt Nam vượt qua khó khăn bước vào giai đoạn mới, nền kinh tế thị trường đang từng bước hình thành và có tác dụng làm biến đổi xã hội. Đó là những biến đổi tích cực về kinh tế, sự tiến bộ về mặt xã hội và sự ổn định về mặt chính trị. Kéo theo đó là sự biến đổi các thang bậc, chuẩn mực giá trị xã hội.
Tác động của nền kinh tế thị trường ngày càng mạnh mẽ, trong vòng xoáy biến đổi xã hội. Xã hội nông thôn truyền thống đang lột xác để vươn mình thành xã hội nông thôn hiện đại. Biểu hiện của biến đổi đó rất đa dạng như: Sự thay đổi về quan điểm, quan niệm, lối sống, thu nhập, phong tục tập quán, đặc biệt là mối quan hệ kinh tế, xã hội và văn hoá.
Việt Nam luôn tự hào với truyền thống nghìn năm trong công cuộc dựng nước và giữ nước, truyền thống đó đã kết tinh thành những di sản văn hoá quý báu. Các di sản văn hoá truyền thống được hình thành nên là sự kết tinh của truyền thống yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, sự dũng cảm, kiên cường bất khuất. Hiện nay, theo thống kê của Cục bảo tồn - bảo tàng, Bộ văn hoá thông tin, nước ta có khoảng 2.780 di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Trong số đó có 5 di sản văn hoá được UNES CO (Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc) công nhận là di sản văn hoá Thế giới. Còn nhiều di sản văn hoá, các danh lam thắng cảnh chưa được khám phá và khai thác.
Trong các Đại hội của Đảng, văn hoá là một lĩnh vực được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trong nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra đường lối phát triển văn hoá lành mạnh, tiên tiến, song song với việc giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống (tháng 7 năm 1998) đã viết : "Di sản văn hoá là tài sản vô giá gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá. Hết sức coi trọng và bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, văn hoá cách mạng bao gồm cả vật thể và phi vật thể". Phạm Quang Nghị: Bộ trưởng Bộ văn hoá thông tin đã viết: (Di sản văn hoá nhân tố quan trọng góp phần bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, đăng trên tạp chí văn hoá số 4 năm 2003). Đến tháng 6 năm 2001, trong kỳ họp thứ 9 quốc hội khoá X luật di sản văn hoá gồm 7 chương và 74 điều đã được thống nhất và thông qua. Bên cạnh đó Bộ văn hoá thông tin cũng ra "Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đến năm 2020". Những văn bản đó cho thấy ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn các giá trị văn hoá nói chung và di tích lịch sử văn hoá nói riêng.
Việt Nam là một nước tiến bộ, sẵn sàng đón nhận những luồng văn hoá nước ngoài du nhập vào Việt Nam nhưng chúng ta phải có sự "Gạn đục khơi trong". Chúng ta cần tiếp thu những cái mới, cái hiện đại, bỏ những cái hủ tục lạc hậu nhưng chúng ta cũng cần tôn trọng và giữ gìn những nét văn hoá truyền thống của dân tộc. Do đó Đảng ta luôn có chủ trương chỉ đạo ngành văn hoá, đó là chủ trương xây dựng một nền văn hoá có sự hoà nhập nhưng không hoà tan. Văn hoá truyền thống là những thành quả "kết tinh" từ cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Thế hệ đi sau có quyền lợi và trách nhiệm giữ gìn, phát huy triển những thành quả đó. Đảng đã chỉ rõ đó không chỉ là trách nhiệm của mỗi cấp mỗi ngành mà đó còn là trách nhiệm và niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam.
Việt Nam đang trong thời kỳ kinh tế thị trường - nền kinh tế của sự mở cửa, tự do cạnh tranh. Những điều kiện đó cho phép nước ta có điều kiện đón nhận và giao lưu với nhiều nền văn hoá nước ngoài. Qua đó, người Việt Nam được mở rộng tầm nhìn, nâng cao sự hiểu biết, làm phong phú hơn nền văn hoá trong nước. Bên cạnh đó nền kinh tế thị trường mang đến nhiều mặt trái như: Sự thay đổi tiêu cực trong lối sống, sự lãng quê giá trị chuẩn mực truyền thống, học đòi và tôn sùng lối sống của phương tây, đặc biệt nói diễn ra ở thế hệ trẻ. Đứng trước thực trạng đó Đảng và Nhà nước đã đưa ra những quan điểm chỉ đạo cụ thể về việc giữ gìn và bảo vệ văn hoá truyền thống, đặc biệt là việc giữ gìn các di tích lịch sử - văn hoá. Các di tịch lịch sử văn hoá là nơi đánh dấu niềm tự hào của cả một dân tộc đã kiên cường bất khuất trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Vì vậy việc gìn giữ và bảo tồn các di tích lịch sử là rất quan trọng.
Trước đây có thời gian dài các di tích lịch sử - văn hoá như: Các chiến khu cách mạng, những đền chùa … dường như đã bị lãng quên. Đáng buồn hơn nữa là có nhiều di tích đã đổ nát hư hỏng nặng một phần do tự nhiên gây ra và phần lớn do bàn tay phá hại của con người. Thời gian đó nhận thức của người dân về giá trị của di tích chưa đầy đủ và nhận thức về việc gìn giữ di tích cao.
Hiện nay Đảng và Nhà ta đặc biệt coi trọng gìn giữ các di tích lịch sử - văn hoá. Nghị quyết TW5 khoá VIII của đảng một lần nữa khẳng định: "Di sản văn hoá là tài sản vô giá gắn kết dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá…". Định hướng đúng đắn của Đảng đã chỉ rõ tầm quan trọng của các di tích lịch sử. Bởi vậy, việc gìn giữ các di tích lịch sử đặc biệt quan trong trong quá trình mở cửa đón nhận các luồng văn hoá mới.
Thực hiện chính sách đó Đảng đã phổ biến rộng rãi tới các cấp, các ngành, từ đó phổ biến đến người dân. Phong trào xã hội hoá công tác giáo dục phát triển mạnh mẽ trong cả nước, từng bước tác động đến nhận thức, thái độ, hành vi cua người dân trong công tác gìn giữ các di tích lịch sử. Với những biện pháp đó các di tích lịch sử dần dần được tôn tạo, tu sửa và pjục hồi nguên trạng.
Trong nhiều di tích lịch sử quan trọng, di tích lịch sử - văn hoá Chiến khu Ngọc Trạo đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia. Chiến khu Ngọc Trạo là nơi ghi nhận chiến công oanh liệt của đội du kích Ngọc Trạo - lực lượng vũ trang tập trung đầu tiên của Tỉnh Thanh Hoá. Thế hệ ngày nay được hưởng sự hoà bình, tự do và ấm no là nhờ sự đấu tranh kiên cường của cha ông ta. Bởi vậy chúng ta, những con người của xã hội hiện đại phải có trách nhiệm tiếp tục gìn giữ và bảo vệ những thành qủa đó. Việc giữ gìn các di tích lịch sử là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người dân.
Chiến khu Ngọc Trạo là một trong những di tích lịch sử - văn hoá quan trọng của Tỉnh Thanh Hoá đang dành được rất nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là các cấp chính quyền địa phương. Liệu dưới sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường nhận thức của người dân địa phương về gìn giữ và baỏ vệ di tích chiến khu Ngọc Trạo có sự thay đổi như thế nào? Tác giả muốn đi vào tìm hiểu: "Nhận thực của người dân Thạch Thành đối với việc giữ gìn di tích lịch sử- văn hoá chiến khu Ngọc Trạo trong điều kiện kinh tế thị trường" Đây chính là lý do thôi thúc tôi chọn đề tài nghiên cứu này.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tìm hiểu nhận thức của người dân Ngọc Trạo - Thạch Thành - Thanh Hoá trong việc gìn giữ di tích lịch sử - văn hoá chiến khu Ngọc Trạo. Tìm hiểu những nguyên nhân tác động đến nhận thức gìn giữ di tích chiến khu Ngọc Trạo của người dân Thạch thành. Qua đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm giúp người dân hiểu và nâng cao nhận thức trong việc giữ gìn di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊM CỨU:
Nhận thức của người dân Thạch Thành đối với việc gìn giữ di tích lịch sử - văn hoá chiến khu Ngọc Trạo trong điều kiện kinh tế thị trường.
IV. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
Người dân trong xã.
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1- Không gian nghiên cứu: Xã Ngọc Trạo - Huyện Thạch Thành - Tỉnh Thanh Hoá.
2- Thời gian nghiên cứu tháng 9 năm 2005.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Trong quá trình viết khoá luận tốt nghiệp tôi có sử dụng một số bài viết về vấn đề văn hoá, về gìn giữ các di tích lịch sử trên các sách báo tạp chí… phục vụ cho nghiên cứu của mình.
2- Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi:
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thu nhập thông tin bằng cách phỏng vấn qua bảng hỏi gồm 14 câu hỏi đã có phương án trả lời:
3- Phương pháp quan sát: Tôi tiến hành quan sát và ghi chép những thông tin cần thiết qua thái độ và cách thức người được phỏng vấn khi trả lời.
4- Phương pháp phỏng vấn sâu:
Tôi tiến hành phỏng vấn sâu một số người dân ở Ngọc Trạo - nơi tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích thu thập được những thông tin chi tiết chính xác phục vụ cho việc nghiên cứu đạt hiệu quả cao nhất.
5- Phương pháp xử lý số liệu.
VII. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN:
1- Ý nghĩa khoa học:
Thông qua nghiên cứu thực trạng nhận thức của người dân đối với việc giữ gìn di tích lịch sử, chúng tôi muốn cung cấp những giữ liệu cần thiết để khẳng định hơn nữa những lý thuyết tâm lý học về mối quan hệ giữa con người và xã hội. Khoá luận tốt nghiệp này như một lần được vận dụng thực tập các lý thuyết tâm lý học đã được học để giải thích một vấn đề thực tế. Thực chất đây là sự tập dượt nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc.
2- Ý nghĩa thực tiễn:
Qua việc khảo sát thực tế và đưa ra kết quả nghiên cứu thực nghiệm chúng tôi muốn chỉ ra thực trạng nhận thức của người dân trong việc giữ gìn di tích lịch sử, đồng thời tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Từ đó đưa ra một số khuyến nghị giúp cho người dân hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn di tích lịch sử. Đồng thời giúp Chính quyền địa phương có những biện pháp giáo dục người dân nhằm nâng cao tầm nhận thức cuả họ đối với việc giữ gìn di tích lịch sử. Tác giả mong muốn góp một phần nhỏ vào công cuộc giữ gìn di tích lịch sử nói chung, đặc biệt là di tích lịch sử Chiến khu Ngọc trạo nói riêng sao cho di tích giữ mãi được dáng vẻ cổ kính và thiêng liêng của mình
VIII. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:
1- Trong điều kiên kinh tế kinh tế thị trường nhận thức của người dân Thạch Thành về việc giữ gìn di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo đã được nâng cao hơn.
2- Sự biểu hiện nhận thức giữ gìn di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo của người dân Thạch Thành tương đối phong phú.
3- Sự nâng cao nhận thức của người dân xuất phát từ những nguyên nhân kinh tế, giáo dục, vai trò quản lý của Chính quyền địa phương và đặc biệt là sự tự nhận thức của người dân.
SƠ ĐỒ KHUNG LÝ THUYẾT
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
I. PHƯƠNG PHÁP LUẬN CHUNG:
1- Quan niệm của Đảng và Nhà nước về văn hoá.
Đảng và Nhà nước luôn chú trọng đến vấn đề giữ gìn và phát triển văn hoá, điều này được thể hiện trong quan điểm chỉ đạo văn hoá của Đảng. Quan điểm chỉ đạo này là sự kế tục tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá mới. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ rõ xây dưng nền văn hoá mới là phát huy những giá trị bền vững, cao quý và tinh hoa của văn hoá truyền thống kết hợp với những giá trị mới của thời đại. Văn hoá Việt Nam phải mang tâm hồn, diện mạo tính cách và cốt cách dân tộc. Quan điểm chỉ đạo này thật sự cần thiết trong thời kỳ kinh tế thị trường, đất nước mở cửa đón nhập nhiều luồng văn hoá khác.
Tác giả nghiên cứu đề tài "Nhận thức của người dân Thạch Thành đối với việc giữ gìn di tích lịch sử Chiến khu Ngọc Trạo trong điều kiện kinh tế thị trường" dựa trên quan điểm chỉ đạo của Đảng về văn hoá, để đánh giá mức độ nhận thức của người dân trong việc giữ gìn di tích lịch sử. Qua đó xem xét quan điểm chỉ đạo của Đảng đã được thực thi như thế nào trong những hoạt động thực tế của người dân.
2- Quan điểm Mác xít về phép biện chứng duy vật.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là nguyên tắc phương pháp luận cơ bản cho mọi khoa học nói chung và tâm lý học nói riêng. Vận dụng tổng hợp những lý luận này chúng tôi tuân theo các nguyên tắc sau:
- Tuân thủ nguyên tắc lịch sử cụ thể: nghiên cứu vấn đề trong điều kiện lịch sử cụ thể về không gian, thời gian, vùng miền, khu vực.
- Những sự kiện hiện tượng trong thế giới luôn tồn tại trong sự liên hệ, trong sự vận động và phát triển không ngừng theo những quy luật vốn có của nó.
- Xem xét các sự vật hiện tượng xã hội phải hướng tới cái bản chất, không hướng tới cái ngẫu nhiên, bất bình thường.
Tôi nghiên cứu đề tài mà mình chọn một cách khách quan đặt trong mối liên hệ với nhiều hiện tượng tâm lý xã hội khác. Thêm vào đó đặc hiện tượng này trong bối cảnh lịch sử cụ thể để hướng tới cái bản chất của hiện tượng.
3- Các lý thuyết nghiêm cứu:
3.1. Lý thuyết xung đột giá trị:
Giá trị được hiểu là cái được xác định là có ích, có hiệu quả trong cuộc sống và tinh thần. Giá trị là một phạm trù thuộc về văn hoá được xã hội thừa nhận và cho là phù hợp. ứng sử theo giá trị là ứng sử theo cái chúng, cái chuẩn mực. Ngược lại ứng sử "lệch chuẩn" không theo giá trị là không chuẩn mực, không phù hợp với quan điểm chung của xã hội. Giá trị tồn tại một cách tương đối và có sự thay đổi theo thời gian. Trong quá trình tồn tại đó, giá trị luôn nảy sinh mâu thuẫn, xung đột giữa các giá trị cũ và các giá trị mới. Người ta gọi là xung đột giá trị.
* Xung đột giá trị trong việc gìn giữ văn hoá truyền thống.
Vận dụng vào trong đề tài này chúng tôi có thể thấy những giá trị cũ đang dần mất đi và những giá trị mới đang hình thành và có sự giao thoa giữa hai giá trị mới và cũ. Giá trị cũ chính là giá trị văn hoá truyền thống như giá trị của di tích lịch sử - văn hoá chiến khu Ngọc Trạo, giá trị mới là những luồng văn hoá mới du nhập vào. Xung đột giữa giá trị cũ và giá trị mới không chỉ diễn ra giữa các thế hệ mà ngay trong một thế hệ cũng có sự xung đột. Người cao tuổi luôn có ý thức giữ gìn văn hoá truyền thống và hướng con cháu mình theo các giá trị đó. Lớp trẻ thường không quan tâm tới các giá trị truyền thống, họ còn mãi chạy theo những giá trị mới hiện đại được "Tây hoá". Hai thế hệ này thường xảy ra sự xung đột đó là xung đột giá trị. Sự xung đột này không chỉ gây ra sự bất hoà trong gia đình mà còn tác động đến nhận thức của mỗi người dân trong việc nhìn nhận giá trị của các di tích lịch sử.
Trên cơ sở đó, Đảng đã đưa ra quan điểm chỉ đạo về văn hoá là phải kết hợp những giá trị cao quý, bền vững và tinh hoa của văn hoá truyền thống với những giá trị mới của thời đại.
3.2. Lý luận về xã hội hoá.
Theo G. An dreva, nhà khoa học người Nga "Xã hội hoá là quá trình hai mặt. Một mặt cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội. Mặt khác cá nhân tái sản xuất một cách chủ động hệ thống các mối quan hệ thông qua chính việc họ tham gia vào các hoạt động và thâm nhập các mối quan hệ xã hội.
Bởi vậy, trong quá trình thực hiện hoạt động sống của mình, mỗi cá nhân vừa thu nhập kiến thức tích luỹ được từ xã hội, vừa tái tạo thành vốn liếng của mình. Những giá trị mang màu sắc cá nhân đó lại tham gia đóng góp vào kho tàng tri thức và kinh nghiệm xa hội. Định nghĩa đã khẳng định hai đặc tính cơ bản của quá trình xã hội hoá. Đó là tính chủ động thâm nhập tích luỹ những giá trị xã hội thành "Kho báu của riêng mình". Mặt khác cá nhân chủ động sáng tạo những tri thức đó và cống hiến lại cho xã hội.
Quá trình này chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Đó là những môi trường xung quanh mỗi con người: môi trường gia đình, nhà trường, thông tin đại chúng vv…
* Quá trình xã hội hoá ở nông thôn.
Quá trình xã hội hoá của người dân nông thôn được thực hiện trong nhiều môi trường xã hội hoá, trong đó môi trường gia đình và các phương tiện thông tin đại chúng đóng vai trò quan trọng. ở nông thôn, vai trò của gia đình đặc biệt quan trọng, gia đình không những là nơi mỗi cá nhân sinh ra và lớn lên đó còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, tri thức đạo đức của mỗi người. Đây là môi trường xã hội hoá đầu tiên và lâu dài nhất của mỗi con người. Nông thôn Việt Nam luôn đề cao vai trò của gia đình. Một gia đình không những là một thiết chế xã hội mà còn tồn tại một tiểu văn hoá, trong đó chứa đựng đầy đủ các chuẩn mực, giá trị chung, các khuôn vàng thước ngọc của xã hội, ngoài ra còn có những chuẩn mực văn hoá riêng của mỗi gia đình. ở nông thôn đặc biệt đề cao vấn đề giáo dục văn hoá truyền thống, ông bà cha mẹ thường dạy giỗ giáo dục con cháu đạo lý "Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây", đó là nguồn cội của đạo đức. Sự giáo dục đó đã từng bước hun đúc lòng tự tôn dân tộc, ý thức giữ gìn văn hoá truyền thống trong mỗi người dân.
Ngoài môi trường gia đình, nhân cách cá nhân còn chịu ảnh hưởng từ nhiêu nhân tố khác như: Quan hệ bạn bè, làng xóm, nhà trường … Lý luận này là cơ sở cho đề tài vận dụng trong khi nghiên cứu những nguyên nhân tác động đến nhận thức của người dân trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân trong việc giữ gìn di tích lịch sử.
3.3. Lý thuyết vai trò:
Trong khoa học tồn tại rất nhiều định nghĩa về vai trò, nói một cách chung nhất vai trò đư