Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường bên cạnh những yếu tố tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đời sống vật chất cũng như tinh thần của mỗi gia đình ngày càng được nâng cao, các nhu cầu của cá nhân dần được đáp ứng đầy đủ thì cũng kéo theo sự xuất hiện những mặt tác động tiêu cực đến đời sống. Đặc biệt xuất hiện nhiều hiện tượng tâm lý xã hội mới tiêu cực như : Những vấn đề nảy sinh trong tình yêu hôn nhân, nạn bạo hành gia đình, tình trạng xâm hại phụ nữ, trẻ em.
Những vấn đề trăn trở trên là những vấn đề không của riêng ai chúng ta cần nhận diện được nó và cần tìm ra biện pháp hạn chế ngăn chặn.
Do vậy, để nhận diện chính xác và từng bước cải thiện tình trạng này thì mỗi người dân, đặc biệt là người phụ nữ phải nhận thức đúng đắn về vấn đề bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình, để tìm hiểu, đánh giá về vấn đề này, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: " Tìm hiểu nhận thức của người dân về hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình".
64 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2147 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhận thức của người dân về hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§¹i häc quèc gia Hµ Néi
Trêng §¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n
Khoa T©m lý häc
- - - - - - - - - - - - - - -
Báo cáo thực tập
Nhận thức của người dân về hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Ngọc Diệp
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Tuyết
Lớp : K49- Tâm lý học
Hà Nội - 2008
PHẦN 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Lý do chọn đề tài:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường bên cạnh những yếu tố tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đời sống vật chất cũng như tinh thần của mỗi gia đình ngày càng được nâng cao, các nhu cầu của cá nhân dần được đáp ứng đầy đủ thì cũng kéo theo sự xuất hiện những mặt tác động tiêu cực đến đời sống. Đặc biệt xuất hiện nhiều hiện tượng tâm lý xã hội mới tiêu cực như : Những vấn đề nảy sinh trong tình yêu hôn nhân, nạn bạo hành gia đình, tình trạng xâm hại phụ nữ, trẻ em...
Những vấn đề trăn trở trên là những vấn đề không của riêng ai chúng ta cần nhận diện được nó và cần tìm ra biện pháp hạn chế ngăn chặn.
Do vậy, để nhận diện chính xác và từng bước cải thiện tình trạng này thì mỗi người dân, đặc biệt là người phụ nữ phải nhận thức đúng đắn về vấn đề bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình, để tìm hiểu, đánh giá về vấn đề này, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: " Tìm hiểu nhận thức của người dân về hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình".
2. Đối tượng nghiên cứu:
Nhận thức của người dân về hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình.
3. Khách thể nghiên cứu:
- Khách thể là 30 người dân ( trong đó có 3 trường hợp là nạn nhân của bạo hành).
- đặc điểm của khách thể:
+ Tuổi từ 18 đến 50
+ 15 khách thể là nữ, 15 khách thể là nam, đã có gia đình 20 khách thể ; 10 khách thể chưa có gia đình)
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Địa bàn: thị trấn huyệnThan Uyên - Huyện Than Uyên - Tỉnh Lai Châu.
- Phạm vi về nội dung: Chúng tôi tập trung vào tìm hiểu nhận thức của người dân về các hình thức bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình, nguyên nhân, hậu quả đang diễn ra hiện nay. Từ đó đề xuất một số giải pháp cơ sở hiện trạng.
5. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu của người dân về hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình ( Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả)
- Đề ra những kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức của người dân nói chung, phụ nữ nói riêng, góp phần tuyên truyền và ngăn chặn những hành vi bạo hành đối với phụ nữ, đảm bảo hạnh phúc gia đình và ổn định xã hội.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
* Trên cơ sở tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tôi xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài gồm các nội dung sau:
- Tìm hiểu một vài nét lịch sử nghiên cứu vấn đề bạo hành.
- Các khái niệm cơ bản:
+ Khái niệm nhận thức
+ Khái niệm gia đình( Định nghĩa gia đình, quan hệ vợ chồng)
+ Khái niệm bạo hành ( hình thức, nguyên nhân, hậu quả)
- Tìm hiểu một số văn bản pháp luật nói về quyền của phụ nữ được bảo vệ trước những hành vi bạo hành trong gia đình.
* Từ cơ sở lý luận trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực tiễn để tìm hiểu nhận thức của người dân về vấn đề sau:
- Nhận thức của người dân về thực trạng của hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình ( Hình thức, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp ngăn chặn)
- Những cảm xúc và phản ứng của người phụ nữ bị bạo hành.
- Nhận thức của người dân về mối quan hệ vợ chồng trong gia đình ngày nay.
- Nhận thức của người dân về đối tượng có nguy cơ thực hiện hành vi bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình.
Từ những đánh giá thu được tôi đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức của người dân, để từ đó có biện pháp hạn chế những hành vi bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình.
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Phần lớn người dân nhận thức chưa đầy đủ về các hình thức bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình hiện nay.
- Người dân chưa quan tâm đến giải pháp ngăn chặn bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình.
8. Phương pháp nghiên cứu
Việc sử dụng phương pháp này giúp chúng tôi xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. Xác định được khái niệm công cụ và những khái niệm liên quan. Đồng thời chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm mục đích tham khảo những kết quả điều tra có liên quan đến chủ thể nghiên cứu.
Phương pháp này giúp chúng tôi chỉ ra được đặc điểm tâm lý của khách thể nghiên cứu.
PHẦN 2. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Một vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề bạo hành
Bạo hành đối với phụ nữ là một vấn đề cũ nhưng hiện nay đang là mối quan tâm mới của cộng đồng quốc tế. Trước đây người ta quan niệm rằng bạo hành trên cơ sở giới là một vấn đề có tính riêng tư không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật quốc tế. Ngày nay, pháp luật quốc tế coi mọi hình thức bạo hành đối với phụ nữ đều là sự vi phạm nghiêm trọng các quyền con người và tự do cơ bản của phụ nữ.
Thực tế cho thấy, bạo hành trên cơ sở giới là vấn đề lịch sự, cho đến ngày nay bạo hành đối với phụ nữ vẫn tồn tại ở nhiều khu vực, nhiều nền văn hoá, tôn giáo khác nhau. Nó đã trở thành hiện tượng phổ biến trên phạm vi toàn cầu.
Việt Nam là một nước đang phát triển, có bề dày lich sử lâu đời, với một nền văn hoá đa dạng và phong phú. Ngày nay trong quá trình đổi mới đất nước theo con đương Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, mọi mặt của đời sống xã hội đều có những thay đổi nhất định, nhiều vấn đề được đặt ra như một thách thức với cuộc sống. Dó là những vấn đề bức xúc của xã hội đang dần biến đổi theo sắc thái của nền kinh tế thị trường. Hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ như đã nói trên luôn là mối quan tâm mới không những của cộng đồng quốc tế mà còn của xã hội Việt Nam chúng ta.
Tháng 3 năm 1999, nhóm nghiên cứu của Viện Xã hội học ở Hà Nội đã nghiên cứu về vấn đề " Bạo lực trên cơ sở giới". Nghiên cứu này đã chỉ ra được thái độ của các thể chế và cộng đồng đối với nạn bạo hành dựa trên cơ sở giới trong gia đình.
Nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển thống kê được, riêng năm 2007 có khoảng trên 4000 bài báo đề cập vấn đề bạo hành gia đình được đăng tài nhiều nhất là trên báo an ninh thủ đô, thanh niên, phụ nữ, tiền phong...
" Bạo hành là vấn đề tư vấn bạo hành " đang được nhiều người đề cập. Chúng tôi hy vọng rằng với nội dung nghiên cứu về " Nhận thức của người dân về hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình " sẽ góp phần cho việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề nay, từ đó có những phản ứng và giải pháp hạn chế, ngăn chặn hiện tượng này.
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài.
1.2.1 Khái niệm nhận thức
Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người ( Nhận thức, tình cẩm, hành động). Nhận thức là tiền đề của tình cảm và hành động, đồng thời có quan hệ chặt chẽ với chúng và các hiện tượng tâm lý khác.
Con người có thể đạt tới những mức độ nhận thức khác nhau: Mức độ thấp là nhận thức cảm tính bao gồm cả cảm giác và tri giác, mức độ cao là nhận thức lý tính bao gồm tư duy và tưởng tượng. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau trong cùng một hoạt động thống nhất của con người.
Nhận thức cảm tính: ( giai đoạn nhận thức cấp thấp ) ở giai doạn này con người chỉ phản ánh được các thuộc tính bên ngoài, trực quan cụ thể của sự vật hiện tượng; phản ánh những mối liên hệ về không gian, thời gian và trạng thái hoạt động của sự vật hiện tượng khi nó đang trực tiếp tác động vào giác quan của con người.
Nhận thức lý tính: ( Giai đoạn nhận thức cấp cao) ở mức độ nhận thức này con người có thể phản ánh được các mối quan hệ có tính chất quy luật, các thuộc tính bản chất bên trong của sự vật hiện tượng khi chúng không còn tác động trực tiếp vào con người.
Lênin đã vạch rõ quy luật chung nhất của hoạt động nhận thức là : " Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn là con đường biện chững của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan" Theo Lênin, nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan bởi con người nhưng đó không phải là sự phản ánh đơn giản, trực tiếp, hoàn chỉnh mà là sự trừu tượng, sự cấu thành, sự hình thành các khái niệm, quy luật và chính các khái niệm, quy luật này bao quát một cách có điều kiện tính quy luật phổ biến của giới tự nhiện vận động và phát triển.
Như vậy, Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc của con người nhưng không phải là sự phản ánh đơn giản mà là quá trình biện chứng dựa trên hoạt động tích cực của chủ thể trong mối quan hệ với khách thể. Tính tích cực của chủ thể được thể hiện ở chỗ : Một mặt chủ thể tác động vào thế giới khách quan, mặt khác con người sáng tạo trong hoạt động để nắm bắt được bản chất, quy luật của thế giới khách quan tác động làm cho thế giới khách quan phát triển không ngừng.
Nhận thức đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành thái độ khi đứng trước một đối tượng nào đó người ta sẽ không có thái độ nếu như không có những hiểu biết về đối tượng đó. Như vậy kiến thức của cá nhân về đối tượng như là kết quả của quá trình nhận thức sẽ là một trong những điều kiện hình thành thái độ.
Nhận thức là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm nhờ tri thức có được về đối tượng mà chủ thể có cảm xúc, có khả năng đánh giá đối tượng.
Muốn nhận thức được đối tượng nào đó thì phải có những thông tin về đối tượng đó. Điều đó có thể khẳng định lại một lần nữa một người sẽ không thể có thái độ về đối tượng nào đó nếu người đó không biết hoặc biết rất ít về đối tượng đó.
Tóm lại: Nhận thức là quá trình phản ánh, tái hiện thực khách quan vào đầu óc con người trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội, qua đó con người hiển thị thái độ, tình cảm và hành động của mình.
1.2.2 Khái niệm gia đình
Theo Hoàng Phê : Gia đình - tập hợp những người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ, chồng, con cái ( 12).
Lốc Khơ: "Gia đình là một nhóm người liên kết với nhau bởi các quan hệ hôn nhân máu mủ, hay bằng nhận con nuôi, tạo thành một hệ thống riêng biệt, tác động qua lại và giao tiếp lẫn nhau qua các vai trò xã hội của từng người là chồng, là vợ, là bố mẹ, là con cái, là anh em... tạo nên một nền văn hoá chung " ( 18).
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện viết : " Gia đình là một tập hợp những người có cùng huyết thống sống chung trong một mái nhà chủ yếu gồm cha mẹ và con cái" ( 18).
Tóm lại : có nhiều cách định nghĩa về gia đình theo nhiều cách khác nhau và hướng tiếp cận khác nhau, ở báo cáo thực tập này tôi sử dụng định nghĩa về gia đình theo cách tiếp cận của tâm lý học tức là nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, vai trò của gia đình đối với đời sống tinh thần của mỗi thành viên - gia đình là một tổ ấm, là mối quan hệ bền chặt liên kết các thành viên bằng tình yêu thương và trách nhiệm, đảm bảo cho mọi thành viên có cuộc sống an toàn, hạnh phúc trong gia đình của mình.
1.2.3 Khái niệm bạo hành
Qua nhiều nghiên cứu vệ bạo hành gia đình đối với phụ nữ được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam, cho chúng ta thấy rằng nạn bạo hành gia đình là một vấn đề cần được Nhà nước và các cơ quan pháp luật ngăn chặn và có những giải pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ người phụ nữ trước những người đàn ông, những người chồng có hành vi bạo lực, ngược đãi. Để giải quyết được vấn đề này, trước hết chúng ta cần hiểu rõ bản chất của hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình ( Hình thức, nguyên nhân, hậu quả).
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bạo hành gia đình đối với phụ nữ. Theo từ điển tiếng việt thì bạo hành được hiểu: Bạo hành là" Hành động bạo lực tàn ác, đối với phụ nữ và trẻ em thường là nạn nhân của tệ nạn bạo hành" Nhưng hiện nay một định nghĩa được thừa nhận rộng rãi trên thế giới và được nhiều công trình nghiên cứu khoa học cũng như những bài viết sử dụng, đó là định nghĩa được phát biểu trong tuyên ngôn về loại trừ bạo lực chống lại phụ nữ do Đại Hội đồng Liên hiệp quốc thông qua năm 1993 có nội dung như sau: " Bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến tổn thất về thân thể, về tình dục hay tâm lý, hay những đau khổ của người phụ nữ, bao gồm cả sự đe doạ có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tuỳ tiện sự tự do, dù nó xảy ra ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư" United Nations 1995: 73; UNIFEM 1998).
Các nhà nghiên cứu đã phân chia bạo hành ( bạo lực) trong gia đình thành 5 loại như sau:
* Cưỡng bức về thân thể : bao gồm những hành vi dùng sức mạnh để tấn công nạn nhân (đấm đá, bạt tai, làm gãy xương, bầm dập...vv) dùng các vật dụng gây thương tích ( roi, gậy, gộc.v.) hạn chế các nhu câu thiết yếu của con người như phải ăn đói, mặc rách, không có thời gian ngủ nghỉ, giải trí..v..v làm tổn hại sức khoẻ của người phụ nữ.
* Cưỡng bức về tình dục : Có thể bao gồm cả việc ép buộc phải quan hệ tình dục hoặc bắt phải xem những hình ảnh khiêu dâm mà không được sự đồng ý của người phụ nữ. cá biệt có nhiều phụ nữ bị ép buộc quan hệ tình dục sau khi đã bị đánh đập, cố tình gây đau đớn hoặc tổn hại trong quá trình quan hệ sinh lý, mà người phụ nữ không dám từ chối.
* Cưỡng bức về mặt tinh thần, tình cảm : có thể bao gồm việc phải sống trong bầu không khí bị đe doạ hoặc bị lăng mạ với những lời lẽ mạt sát, kể cả những trường hợp khi tấn công, người đàn ông thường đe doạ phụ nữ rằng sẽ diết hại, so sánh với vật nuôi, đạp phá đồ vật quý giá của nạn nhân để họ đau đớn về mặt tinh thần. Rất nhiều phụ nữ phải sống trong tình trạng thường xuyên bị xúc phạm khiến họ ngộ nhận, bị mất đi niềm tin vào chính bản thân mình, buộc họ phải tin rằng họ bị hành hạ như thế là đúng. Điều này đã đẩy phụ nữ vào cuộc sống đau khổ hoặc tự tìm đến cái chết.
*Cưỡng bức về mặt xã hội: Bao gồm việc cắt đứt quan hệ xã hội giữa người phụ nữ với những người thân, bạn bè, đe doạ người phụ nữ cùng gia đình và bạn bè của họ. Cũng có trường hợp người đàn ông buộc người phụ nữ phải cách ly với môi trường bên ngoài bằng cách nhốt trong nhà, cắt điện thoại, không đi làm, kiểm soát mọi hành động của người vợ( đi đâu phải báo cáo, bóc thư riêng để xem, lục soát người, phòng riêng, vali dù nạn nhân không đồng ý).
* Cưỡng bức về tài chính: Người đàn ông nắm quyền kiểm soát hoàn toàn những vấn đề về tài chính. Người phụ nữ không được phép tự tìm kiếm việc làm. Người đàn ông chỉ cung cấp cho người phụ nữ một khoản tiền rất nhỏ so với số tiền cần thiết để đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của đời sống gia đình. Việc kiểm soát về tài chính còn đồng nghĩa với việc không đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của con người.
Thời gian gần đây việc trút mọi công việc như kiếm sông đến nội trợ, chăm sóc gia đình con cái đã ghánh nặng lên người phụ nữ và đây cũng là một dạng của bạo lực gia đình không hoặc (chưa tìm ) nhìn thấy được.
Các hình thức biểu hiện của hiện tượng bạo hànhđối với phụ nữ trong gia đình
Các hình thức bạo hành đối với phụ nữ được hiểu rất đa dạng và phức tạp nhưng tôi có thể phân chia thành 3 hình thức biểu hiện ; bạo hành về thể chất, bạo hành về tinh thần và bạo hành về tình dục.
*Bạo hành thể chất: là những hành vi bạo hành mà người gây ra bạo hành thường sử dụng sức mạnh cơ bắp ( tay, chân) hoặc kèm theo công cụ (thậm trí cả vũ khí ) gây nên sự đau đơn về thân thể đối với nạn nhân. Những hình thức phổ biến của bạo hành thể chất thường thấy là : đánh đập, tát, đấm, đá... những hành vi bạo hành này thường gây ra đau đớn về thể xác( kéo theo đó là những tổn thương về tinh thần), nó thường để lại dấu vết trên thân thể nạn nhân và đó là những bằng chứng vi phạm pháp luật và dẽ bị phát hiện, người gây ra bạo hành thể chất có thể bị xử lý bởi pháp luật.
Qua các kết quả thu thập được từ các bài viết về vấn đề này, chúng tôi xin liệt kê một số biểu hiện của bạo hành thể chất thường thấy ở các cấp độ khác nhau:
+ Đối xử tồi tệ về thể chất : bất cứ hành vi nào sử dụng sức mạnh về thể lực đối với nạn nhân cho du nó có để lại thương tích hay không, nó bao gồm những hành động, cấm đoán, kiểm soát, xô đẩy thô bạo, đánh đập...
+ Đối xử tồi tệ về thể chất còn bao gồm việc ngăn cấm phụ nữ tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cũng như ngăn ngừa họ không thể tiếp cận được các nhu cầu vật chất của mình như: ăn, uống, ngủ, nghỉ ngơi...
+ Gây hư hại các đồ vật trong gia đình: Các hành động như ném bát đĩa, đập phá đồ dùng, các dụng cụ gia đình, làm hư hỏng cửa, tường nhà, đánh đập vật nuôi trong gia đình.
* Bạo hành tinh thần:
khác với hành vi về bạo hành thể chất thường để lại dấu vết, thương tích trên người nạn nhâ. Còn những hành vi bạo hành tinh thần lại thường gây ra những vết thương tâm lý, tình cảm khó lành. Đó là những hành vi nhằm hành hạ tâm lý người phụ nữ, nó tồn tại tinh vi và phức tạp, hậu quả của nó rất tiềm tàng, kéo dài dai dẳng với nỗi đau tinh thần giằng xé và hậu quả của nó khó lường hết được.
+ Đưa ra lời hăm doạ: Bằng việc sử dụng những lời nói, những cử chỉ phi ngôn ngữ như ánh mắt, điệu bộ... mang tính chất đe doạ, áp đảo và gây ra sự sợ hãi dẫn đến người phụ nữ luôn phải sống trong hoang mang, lo sợ ví dụ như doạ lấy vợ khác, doạ bỏ đi, doạ tự tử...
+ Lạm dụng về kinh tế và quyền lực của người đàn ông: là biểu hiện sự buộc vợ phải phụ thuộc vào mình về tài chính hoặc để vợ lo toan kinh tế một cách thái quá ( ỉ lại vợ), luôn cố gắng tìm mọi cách để vợ lao động quá sức, kiểm soát tài chính không cho vợ tham gia vào những quyết định liên quan đến tài chính, luôn đẩy vợ vào tình thế phải "xin tiền", yêu cầu vợ phải đưa ra nhưng khoản tiền đã dùng, hoặc để vợ làm những việc không mang tính hiện thực trong khi chỉ có một khoản tiền ít ỏi... Đôi khi vì điều đó mà người đàn ông đã lạm dụng quyền lực của mình. tự mình quyết việc quan trọng, hành động như thể một ông chủ của gia đình, cư xử với vợ như người hầu, bắt vợ làm theo ý kiến của mình, không đếm xỉa đến quyền của vợ.
+ Làm nhục, cô lập vợ: Như chế ngạo thân thể người phụ nữ, cách ăn mặc, khả năng làm mẹ, trí óc và chănm sóc gia đình, bảo vợ là ngu đần, dơ hơi, không có ích, vô tác dụng, có những lời nhận xét không hay về vợ tại công ty hay cơ quan của mình và những lời khó chịu tại nơi công cộng... Những điều này làm cho người phụ nữ cảm thấy mình bị mất tự trọng, mình chỉ là người thừa đối với chồng... điều này dẫn đến hành vi cô lập vợ, không cho vợ tiếp xúc, giao lưu với bạn bè, người thân, cảm thấy khó chụi khi bạn bè của vợ đến nhà thăm hỏi, luôn giám sát vợ đi đâu, nói chuyện với ai... hạn chế vợ có thời gian riêng cho mình. Khiến người phụ nữ cảm thấy mất tự do, bị cô lập, họ cảm thấy cô đơn không được chia sẻ những vương mắc khó khăn trong cuộc sống.
+ Chồng không chung thuỷ: chồng đi cặp bồ hoặc lấy vợ bé, khiến người phụ nữ phải sống trong chua xót, buồn tủi thường là khi không chung thủy khi về nhà hay đánh đập, chửi mắng vợ con. nhiều phụ nữ chịu quá nhiều uất ức đi đến ly hôn thậm trí đã tự tử.
* Bạo hành tình dục:
Là sự cưỡng bức, ép buộc người phụ nữ phải làm những việc liên quan đến tình dục trái với mong muốn của họ. Bàn luận về những bộ phận trên cơ thể của phụ nữ, đòi hỏi tình dục, cưỡng hiếp, giam cầm và sử dụng các công cụ tình dục, xem phụ nữ chỉ như là một đối tượng tình dục.
Bạo hành tình dục xảy ra cả ở cuộc sống hôn nhân ép buộc và hôn nhân tự nguyện " Tình dục chỉ là một sự trung gian khác cho sự kiểm soát của nam giới” ( 11, 73). Hậu quả của bạo lực tình dục để lại rất nghiêm trọng cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Nhiều trường hợp dẫn đến tử vong, để lại cuộc sống hoang mang, lo sợ ở người phụ nữ.
- Những hậu quả của hành vi bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình.
Phụ nữ là đối tượng trực tiếp của bạo hành gia đình, những hậu quả đó đã để lại nỗi đau âm ỉ trong cơ thể và tâm tưởng của họ : Sự đau đớn triển miên, bị tổn thương và mất khả năng vĩnh viễn như gãy xương, bỏng, bầm tím mắt đầu, trong cơ thể... kéo dài nhiều năm sau khi bị bạo hành, đó là những vết thương có thể người xung quanh nhìn thấy được mà cảm thông cho những nỗi đau đó. Có những hành vi được bao dung che đậy, đến pháp luật cũng khó can thiệp được.
Nỗi đau không c