Đề tài Nhận thức và thái độ của người dân về một số tệ nạn xã hội nổi cộm ở vùng biên hiện nay

Từ sau Đại hội Đảng cộng sản Việt nam toàn quốc lần thứ VI từ 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành công cuộc đổi mới. Gần 20 năm qua, những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã thúc đẩy nền kinh tế xã hội của nước ta phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao rõ rệt, an niunh quốc gia và trật tự xã hội được giữ vững. Bên cạnh những thành quả đã đạt được, mặt trái của kinh tế thị trường đang tác động bằng nhiều cách đến đời sống xã hội, gây nguy hại không nhỏ đến nếp sống, thuần phong mỹ tục, làm băng hoại đạo đức, phẩm giá của con người. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, trong những năm qua tệ nạn xã hội ở nước ta cũng diễn biến phức tạp. Theo báo cáo của Ban Chấp Hành TW Đảng cộng sản Việt Nam tại Đại hội lần thứ IX nhấn mạnh: “Mặc dù có nhiều cố gắng ngăn chặn, song tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng, nhất là tệ nghiện hút, cờ bạc, mại dâm, trộm cướp, tham nhũng và buôn lậu nghiêm trọng làm cho nhân dân bất bình, ảnh hưởng đến niềm tin đối với Đảng và Nhà nước”. Hòa trong không khí đổi mới chung đó, năm 1987 Đảng và Nhà nước ta đã ban hành chính sách “mở cửa biên giới” làm thay đổi trong nhiều lĩnh vực của đời sống, văn hóa dân cư vùng biên. Thực tiễn kinh tế xã hội nước ta nói chung và khu vực biên giới nói riêng sau hơn 15 năm năm bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc cho thấy mở cửa biên giới đã có tác động rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội trong nước. Nhưng bên cạnh những tác động tích cực như gia tăng thương mại qua biên giới, thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh tế, kỹ thuật.góp phần thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, nâng cao mức sống của dân cư nói chung, mở của biên giới cũng đã đưa đến nhiều vấn đề xã hội phức tạp khác như buôn lậu phát triển, nghiện hút gia tăng, cờ bạc, mại dâm, tham nhũng. Những tệ nạn xã hội này đang là vấn đề nóng bỏng, nhức nhối, ảnh hưởng xấu đến đời sống và an ninh trật tự xã hội.

doc50 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4937 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhận thức và thái độ của người dân về một số tệ nạn xã hội nổi cộm ở vùng biên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ sau Đại hội Đảng cộng sản Việt nam toàn quốc lần thứ VI từ 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành công cuộc đổi mới. Gần 20 năm qua, những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã thúc đẩy nền kinh tế xã hội của nước ta phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao rõ rệt, an niunh quốc gia và trật tự xã hội được giữ vững. Bên cạnh những thành quả đã đạt được, mặt trái của kinh tế thị trường đang tác động bằng nhiều cách đến đời sống xã hội, gây nguy hại không nhỏ đến nếp sống, thuần phong mỹ tục, làm băng hoại đạo đức, phẩm giá của con người. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, trong những năm qua tệ nạn xã hội ở nước ta cũng diễn biến phức tạp. Theo báo cáo của Ban Chấp Hành TW Đảng cộng sản Việt Nam tại Đại hội lần thứ IX nhấn mạnh: “Mặc dù có nhiều cố gắng ngăn chặn, song tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng, nhất là tệ nghiện hút, cờ bạc, mại dâm, trộm cướp, tham nhũng và buôn lậu nghiêm trọng làm cho nhân dân bất bình, ảnh hưởng đến niềm tin đối với Đảng và Nhà nước”. Hòa trong không khí đổi mới chung đó, năm 1987 Đảng và Nhà nước ta đã ban hành chính sách “mở cửa biên giới” làm thay đổi trong nhiều lĩnh vực của đời sống, văn hóa dân cư vùng biên. Thực tiễn kinh tế xã hội nước ta nói chung và khu vực biên giới nói riêng sau hơn 15 năm năm bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc cho thấy mở cửa biên giới đã có tác động rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội trong nước. Nhưng bên cạnh những tác động tích cực như gia tăng thương mại qua biên giới, thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh tế, kỹ thuật...góp phần thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, nâng cao mức sống của dân cư nói chung, mở của biên giới cũng đã đưa đến nhiều vấn đề xã hội phức tạp khác như buôn lậu phát triển, nghiện hút gia tăng, cờ bạc, mại dâm, tham nhũng... Những tệ nạn xã hội này đang là vấn đề nóng bỏng, nhức nhối, ảnh hưởng xấu đến đời sống và an ninh trật tự xã hội. Từ khi mở của biên giới, cùng với nhiều địa phương có chung biên giới với Trung Quốc khác thì vai trò và vị trí của thành phố Lạng Sơn đã có thay đổi rất nhiều. Từ một địa phương nghèo nàn, lạc hậu nơi tuyến đầu của tổ quốc bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh biên giới phía bắc đã trở thành đô thị mua sắm sầm uất, sôi động, hoạt động thương mại, dịch vụ qua biên giới và đi kèm với đó cũng là nhiều vấn đề xã hội nhức nhối, nóng bỏng đang nảy sinh và phát triển. Vậy căn nguyên của những tệ nạn xã hội đó là gì? Diễn biến của những tệ nạn đó hiện nay ra sao? Giải pháp nào cho những hiện tượng đó?....Đây là những câu hỏi không đơn giản một chút nào. Mặc dù Đảng và Nhà nước cũng như chính quyền địa phương các cấp đã có rất nhiều biện pháp nhằm hạn chế, kìm hãm sự phát triển của những tệ nạn đó nhưng các tệ nạn vẫn bùng phát và phát triển với những hình thức tinh vi, đa dạng và phức tạp hơn. Đối với những người dân ở vùng biên, sau khi mở cửa biên giơí đời sống đã khấm khá lên nhiều nhờ giao lưu buôn bán nhưng đồng thời kéo theo đó các tệ nạn cũng phát triển mạnh mẽ hơn. Chính vì thế tôi muốn tìm hiểu nhận thức cũng như thái độ của họ về những tệ nạn này như thế nào?, biện pháp giải quyết của chính quyền địa phương ra sao? ...Đó là lý do tôi chọn đề tài “Nhận thức và thái độ của người dân về một số tệ nạn xã hội nổi cộm ở vùng biên hiện nay”. Vì trong thời gian có hạn nên tôi chỉ tập trung tìm hiểu một số tệ nạn xã hội nóng bỏng nhất hiện nay ở vùng biên mà thôi.. 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn * Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu giúp tôi làm sáng tỏ một số lý thuyết xã hội học, đó là lý thuyết tương tác biểu trưng, chuẩn mực xã hội và sai lệch xã hội. * Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu cung cấp những thông tin cơ bản cần thiết cho Nhà nước cũng như chính quyền địa phương hoạch định chính sách và đề ra những biện pháp hữu hiệu, sát thực hơn với tình hình tệ nạn xã hội thực tế ở địa phương để hạn chế các tệ nạn xã hội và cùng với người dân tham gia đấu tranh ngăn ngừa các tệ nạn xã hội. 3. Mục đích nghiên cứu Thông qua nghiên cứu tình hình thực tế của các tệ nạn xã hội, đề tài nhằm đi đến tìm hiểu nhận thức và thái độ của người dân vùng biên về thực trạng các tệ nạn xã hội hiện nay như thế nào, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương trong việc đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội và xu hướng phát triển của vấn đề này trong thời gian tới ra sao để từ đó đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp mang tính khả thi dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần phát huy vai trò của cộng đồng trong việc đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội và hạn chế sự phát triển của các tệ nạn xã hội ở địa phương nói riêng cũng như trên cả nước nói chung. 4. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu nhận thức và thái độ của người dân về thực trạng một số tệ nạn xã hội nổi cộm trên địa bàn. - Biện pháp của chính quyền địa phương trong việc đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội. - Xu hướng phát triển của một số tệ nạn xã hội trong thời gian tới qua đánh giá của người dân. 5. Đối tượng, khách thể và phạm vi mghiên cứu, mẫu nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhận thức và thái độ của người dân về một số tệ nạn xã hội nổi cộm ở vùng biên hiện nay. * Khách thể nghiên cứu - Người dân tại Phường Hoàng VănThụ - Người đã từng mắc các tệ nạn xã hội - Người trong chính quyền địa phương, đoàn thể. * Phạm vi nghiên cứu - Không gian: phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn - Thời gian: từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 4 năm 2005 * Mẫu nghiên cứu Gồm có 437 phiếu hợp lệ, trong đó: - Cơ cấu giới tính: + Nam: 45,5%. + Nữ: 54,5% - Cơ cấu tuổi: + Dưới 20 tuổi: 3,9% + Từ 21 đến 40 tuổi: 45,5% + Từ 41 đến 60 tuổi: 43,2% + Trên 60 tuổi: 7,3% - Cơ cấu trình độ học vấn: + Không biết chữ: 1,1% + Dưới PTTH: 25,4% + PTTH: 43,2% + Trung cấp, dạy nghề: 14,4% + Cao đẳng, đại học và trên đại học: 15,8% - Cơ cấu nghề nghiệp: + Nông dân: 1,8% + Công nhân: 3,7% + Cán bộ công nhân viên: 10,3% + Buôn bán, dịch vụ: 49,2% + Nghề tự do: 9,4% + Đang đi học: 5% + Nghỉ hưu: 11,9% + Nội trợ: 4,3% + Thất nghiệp: 3,2% + Khác: 1,1% 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: nghiên cứu sử dụng số liệu của bảng hỏi phỏng vấn hộ gia đình của đề tài lớn: “Kinh tế, văn hóa vùng biên thời kỳ đổi mới” của lớp K47 Xã hội học. - Phương pháp phỏng vấn sâu: áp dụng cho 8 đối tượng trong đó có 5 nam và 3 nữ, cụ thể như sau: Người thứ nhất: Giới tính: nam Tuổi: 57 TĐHV: trung cấp  Nghề nghiệp: nghỉ hưu Dân tộc: Tày Tôn giáo: không   Người thứ hai: Giới tính: nữ Tuổi: 27 TĐHV: trung cấp  Nghề nghiệp: bí thư đoàn phường HVT Dân tộc: Tày Tôn giáo: không   Người thứ ba: Giới tính: âm Tuổi: 29 TĐHV: đại học  Nghề nghiệp: nhóm trưởng nhóm đồng đẳng Dân tộc: hoa Tôn giáo: không   Người thứ tư: Giới tính: nam Tuổi: 34 TĐHV: đại học  Nghề nghiệp: giám đốc CT TNHH Dân tộc: Kinh Tôn giáo: không   Người thứ năm: Giới tính: nam Tuổi: 48 TĐHV: 8/10  Nghề nghiệp: dịch vụ Dân tộc: Nùng Tôn giáo: không   Người thứ sáu: Giới tính: nữ Tuổi: 30 TĐHV: 10/10  Nghề nghiệp: bán hàng nước Dân tộc: Tày Tôn giáo: không   Người thứ bẩy: Giới tính: nam Tuổi: 62 TĐHV: trung cấp  Nghề nghiệp: nghỉ hưu Dân tộc: Nùng Tôn giáo: không   Người thứ tám: Giới tính: nữ Tuổi: 36 TĐHV: trung cấp  Nghề nghiệp: buôn bán Dân tộc: Tày Tôn giáo: không   - Phương pháp quan sát trực tiếp: quan sát các panô, áp phích, khẩu hiệu trên các tuyến phố, tại các trụ sở cơ quan, quan sát những hiện tượng liên quan đến các tệ nạn xã hội diễn ra trong quá trình đi phỏng vấn. - Phương pháp phân tích tài liệu: phân tích các tài liệu có liên quan dến đê tài như các bài viết, các bài báo, tạp chí, của các tác giả khác nhau về vấn đề tệ nạn xã hội, các văn bản, nghị định của chính phủ về phòng chống tệ nạn xã hội... - Phương pháp xử lý số liệu SPSS 12.0 7. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết * Giả thuyết nghiên cứu - Phần lớn người dân có nhận thức rất xác thực về diễn biến của các tệ nạn xã hội đang diễn ra tại địa phương, đặc biệt là về tệ nạn nghiện hút ma túy và buôn lậu. - Những biện pháp của chính quyền địa phương trong việc phòng chống tệ nạn xã hội hiệu quả chưa cao. - Theo nhận định của người dân thì nhóm tệ nạn về ma túy vẫn tiếp tục phát triển trong thời gian tới. * Khung lý thuyết CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Theo đó khi xem xét tệ nạn xã hội phải đặt trong bối cảnh cụ thể, trong tiến trình phát triển của xã hội, đặt nó trong mối liên hệ tương tác với hệ thống xã hội tổng thể và các quá trình xã hội khác. Từ đó xem xét nguyên nhân, hệ quả xã hội của nó ở ngay trong bản thân xã hội, mặt khác phải xem xét sự ảnh hưởng của nhận thức, ý thức xã hội quy định sự tồn tại và phát triển của tệ nạn xã hội, đồng thời phải nhìn nhận các tệ nạn xã hội trong mối liên hệ với các hiện tượng xã hội khác nhằm tìm ra những ảnh hưởng theo các chiều cạnh khác nhau của xã hội đối với sự phát triển của những tệ nạn đó cũng như tìm ra những tác động ngược trở lại của tệ nạn xã hội gây ra cho xã hội. Từ đó có những biện pháp hiệu quả hơn nhằm hạn chế những mặt tiêu cực, phát huy những mặt tích cực nhằm giảm bớt các tệ nạn xã hội và ngăn chặn sự phát triển của những tệ nạn xã hội này. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Tệ nạn xã hội là một vấn đề xã hội nóng bỏng, nhức nhối của mọi xã hội, mọi thời đại, mọi quốc gia trên thế giới. Những hậu quả của nó để lại vô cùng to lớn, ảnh hưởng xấu đến đời sống và an toàn trật tự xã hội, vi phạm pháp luật, đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, phá vỡ hạn phúc nhiều gia đình, đe dọa tương lai giống nòi của dân tộc. Do đó nghiên cứu về tệ nạn xã hội đã và đang trở thành mối quan tâm của Đảng và Nhà nước cũng như nhiều nhà khoa học, nhà báo...Nhiều công trình nghiên cứu về tệ nạn xã hội đã đề cập đến vấn đề này. Trong đó có thể nêu một vài dẫn chứng cụ thể như sau: - “Tệ nạn xã hội ở Việt Nam thực trạng, ngyên nhân và giải pháp” do Lê Thế Tiệm và Phạm Thị Phả chủ biên. Cuốn sách này đã nêu lên bản chất, khái niệm, những dấu hiệu đặc trưng và mối quan hệ với cơ chế thị trường của tệ nạn xẫ hội, đồng thời cũng nói lên tình hình, nguyên nhân của các tệ nạn xã hội hiện nay và các giải pháp phòng chống chúng. - Tác giả Nguyễn Y Na của Viện Thông tin Khoa học xã hội có nghiên cứu “ Tệ nạn xã hội: căn nguyên, biểu hện, phương thức khắc phục” tìm hiểu căn nguyên của tệ nạn xã hội và các nhân tố tác động lên nó, tình hình các tệ nạn xã hội như mại dâm, cờ bạc, hàng giả, bệnh xã hội và các biện pháp khắc phục. - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân có cuốn sách “ Những điều cần biết vè phòng chống tệ nạn xã hội”, trong đó tập hợp các văn bản, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành có liên quan đến vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội, kết quả và những kinh nghiệm bước đầu của Hội Cựu chiến binh Việt Nam trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội. - Công trình ngiên cứu “ Mại dâm, ma túy, cờ bạc, tội phạm thời hiện đại” của tập thể các tác giả GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm, TS Phan Đình Khánh, Nguyễn Thị Kim Liên phân tích tội phạm dưới góc độ xã hội học. Tác phẩm cũng tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, tội phạm trong điều kiện kinh tế thị trường trên thế giới và ở Việt nam hiện nay, đề xuất phưương hướng và giải pháp nhằm đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội. - Một số những kiến thúc cơ bản về ma túy, mại dâm được đề cập đến trong “ Giã từ ma túy, mại dâm” do tác giả Viết Thực biên soạn. Ngoài ra cũng có rất nhiều nghiên cứu khoa học, khóa luận của sinh viên khoa Xã hội học trong vấn đề này. 3. Vài nét về địa bàn nghiên cứu Thành phố Lạng Sơn là trung tâm kinh tế chính trị, văn hoá, kinh tế của tỉnh cách thủ đô Hà Nội 154 km, cách biên giớiViệt- Trung 18km lại có vị trí địa lý, đường giao thông thuận lợi, hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển nên tạo cho thành phố có ưu thế đặc biệt hơn các huyện trong tỉnh về việc đẩy mạnh phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ, du lịch với nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như thành nhà Mạc, Đoàn thành, thành cổ Kỳ giang, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như phố chợ cổ Kỳ Lừa, bến đá Kỳ Cùng, hang động Tam Thanh, chùa Tiên…..là điều kiện thuận lợi cho thành phố thu hút khách du lịch. Phường Hoàng văn Thụ là một phường trung tâm trực thuộc thành phố Lạng Sơn với diện tích 141,21 ha, 2848 hộ, 13504 nhân khẩu. Đây là phường có số hộ người Hoa lớn nhất thành phố với 154 hộ. Phường được chia thành 15 khối phố để quản lý. Trên địa bàn phường có 57 cơ quan đơn vị của TW, của tỉnh, của thành phố có trụ sở hoạt động, đặc biệt có chợ Kỳ Lừa là chợ truyền thống của quê hương xứ Lạng. Hệ thống đường giao thông đi lại thuận tiện, cơ sở hạ tầng được tỉnh và thành phố đầu tư từng bước hoàn chỉnh, Hệ thống chính trị thường xuyên được củng cố, kiện toàn, đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Cơ cấu kinh tế của Phường là thương mại, dịch vụ, du lịch, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp. Nền kinh tế của phường những năm gần đây có những bước phát triển vượt bậc và được ghi nhận. Sau 5 năm thực hiện kế hoạch nhà nước 2001-2005, phường đã đạt nhiều thành tựu như: Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch đúng hướng: Thương mại, du lịch, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp. Đặc biệt về du lịch, phường Hoàng Văn Thụ nói riêng và thành phố Lạng Sơn nói chung ngày càng thu hút một lượng khá lớn khách du lịch đến tham quan, mua sắm….Chính vì thế, đây là một điều kiện thuận lợi để các tệ nạn xã hội phát tiển, các vấn đề xã hội vì thế cũng trở nên rất bức xúc. 4. Thao tác hóa một số khái niệm Nhận thức: - Theo từ điển tiếng việt ( NXB Đà Nẵng, 1996 ), “nhận thức là quá trình hay kết quả phản ánh và tái hiện thực vào trong tư duy, là quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới quan hay kết quả của quá trình đó”. - Trong phạm vi nghiên cứu này tôi tạp trung tìm hiểu nhận thức của người dân về các loại tệ nạn xã hội, nguyên nhân của những tệ nạn đó. Thái độ: “Thái độ của một cá nhân đối với một đối tượng là một trong những nhấn tố chính gắn với cá nhân và quyết định ứng xử của cá nhân với đối tượng”. (T443, từ điển xã hội học) Tệ nạn xã hội: * Khái niệm: Dưới góc độ khoa học pháp lý “Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội tiêu cực có tính lịch sử cụ thể biểu hiện bằng những hành vi vi phạm pháp uật và sai lệch các chuẩn mực xã hội, có tính lây lan, phổ biến, gây nguy hiểm cho xã hội và được quy định trong pháp luật hình sự, pháp luật hành chính và các chuẩn mực đạo đức xã hội”. * Đặc trưng của tệ nạn xã hội: - Tệ nạn xã hội là những hành vi vi phạm pháp luật có tính phổ biến. - Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch có tính phổ biến đối với các chuẩn mực xã hội (đạo đức, lói sống, tạp quán tiến bộ...). - Tệ nạn xã hội là những hiện tượng nguy hiểm cho xã hội, lây lan nhanh, gây tâm trạng xã hội nặng nề. - Tệ nạn xã hội phụ thuộc chế độ chính trị, điều kiện kinh tế xã hội và tùy thuộc vào quan điểm tiếp cận. *Các dạng tệ nạn xã hội: Lược đồ về các tệ nạn xã hội: Tệ nạn ma túy: Ma túy là những chất độc, rất dễ gây nghiện và gây cho người sử dụng nó sự ham muốn rất khó có thể kiềm chế được. Đặc tính của ma túy: + Gây cho người sử dụng nó sự ham muốn rất khó có thể kiềm chế được và buộc phải sử dụng nó bằng bất cứ giá nào. + Gây cho người sử dụng nó có xu hướng tăng liều dùng không ngừng, tức là lần sau phải nhiều hơn lần trước mới thấy đã cơn nghiện. + Gây cho người sử dụng nó sự lệ thuộc. Nghiện ma túy: là sự phụ thuộc của con người vào các chất ma túy, việc đưa một lượng chất kích thích nhất định vào cơ thể là một nhu cầu thường xuyên và có chiều hướng tăng dần, khi thôi dùng chất ma túy sẽ xuất hiện hội chứng cai thuốc (hay lên cơn nghiện) rất khó chịu bao gồm các dấu hiệu như: thèm thuốc, buồn nôn, đau cơ, bứt rứt (có cảm giác như giòi rúc trong xương), chảy nước mắt, nước mũi, ngáp, nổi da gà, dãn đồng tử, ỉa chảy, sốt nhẹ, mất ngủ, bồn chồn, có khi lo âu, sợ sệt. Tệ nạn ma túy bao gồm các hành vi: + Trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy. + Sản xuất trái phép chất ma túy. + Tàng trữ trái phép chất ma túy. + Vận chuyển trái phép chất ma túy. + Mua bán trái phép các chất ma túy. + Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. + Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy. + Sử dụng trái phép chất ma túy. Tệ nạn mại dâm; Theo tiếng Latinh, mại dâm là “prostituere” có nghĩa là “bầy ra để bán”. “Mại dâm là những hành vi nhằm trao đổi quan hệ tình dục, có tính chất mua bán trên cơ sở một giá trị vật chất nhất định ngoài hôn nhân”. Theo Durkhiem, mại dâm giống như tự sát, là dấu hiệu của một xã hội lọan kỷ cương. Tệ nạn mại dâm bao gồm các hành vi mua dâm, bán dâm, môi giới mại dâm và tổ chức mại dâm. Cờ bạc bao gồm các hành vi: tổ chức đánh bạc, hoặc đánh bạc bằng các hình thức như: số đề, tm cúc, xì tố, xì zach, bài cào, xập xám, tú lơ khơ, tổ tôm, xóc đĩa, cua cá, đầu đuôi, tá lả, cò quay... Cờ bạc ở Việt Nam hiện nay chủ yếu dưới ba hình thức sau: Thứ nhất, cờ bạc chuyên nghiệp trong các sòng bạc Casino Thứ hai, cờ bạc lợi dụng kết quả xổ số kiến thiết Thứ ba, cờ bạc công khai dưới các hình thức tá lả, đỏ đen, ba cây, tổ tôm đánh chắn……. Đặc biệt hiện nay còn phổ biến hình thức đánh lô đề . Đây đang trở thành hình thức ờ bạc phổ biến nhất, lan rộng khắp các vùng nông thôn thành thị,có luật chơi rõ ràng. Nhiều vụ án tham nhũng cướp của giết người rất nghiêm trọng do tệ nạn cờ bạc gây ra, gây tâm lý lo lắng trong nhân dân. Buôn lậu và gian lận thương mại. Theo từ điển Oxford, “buôn lậu là việc nhập khẩu hay xuất khẩu hàng hóa một cách bí mật và bất hợp pháp”. Theo nghĩa pháp lý, “buôn lậu là hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực buôn bán bao gồm buôn trốn thuế, buôn bán hàng cấm”. 5. Một số lý thuyết có liên quan 5.1. Chuẩn mực xã hội Chuẩn mực là “một quy tắc có giá trị phổ biến mà việc tuân thủ nó được xã hội trông đợi và thừa nhận”. Chuẩn mực xã hội là “tập hợp các yêu cầu hoặc sự mong đợi mà cộng đồng xã hội (nhóm, tổ chức, giai cấp, xã hội) đưa ra nhằm tạo lập các khuôn mẫu hành vi và hành động cho các thành viên của mình”. Chuẩn mực xã hội có thể được biểu hiện dưới dạng ngôn ngữ ( pháp luật, nội dung, hương ước...) hay bất thành văn. Các loại chuẩn mực xã hội: + Chuẩn mực bắt buộc: phổ biến cho toàn xã hội và gắn bó với nó là sự trừng phạt công khai. + Chuẩn mực mong đợi: phổ biến cho toàn xã hội nhưng mang tính chất đặc thù cho các nhóm xã hội. 5.2. Sai lệch xã hội - Khái niệm: Sai lệch xã hội là hành vi của các cá nhân hoặc của nhóm người nào đó không phù hợp với những gì được coi là bình thường của cộng đồng, có nghĩa là hành vi đó phần nào hoặc đi chệch những gì mà số đông những người khác chờ đợi hoặc mong muốn ở họ trong những hoàn cảnh nhất định. Sai lệch xã hội có thể được hiểu như là sự vi phạm các chuẩn mực hoặc các quy tắc đã được chấp nhận của một nhóm xã hội hay của một xã hội nhất định. Hành vi sai lệch xã hội phá vỡ “bức tranh” thực tại, trái với sự mong đợi của cộng đồng, đối lập với những hành vi bình thường của cộng đồng. Ví dụ như các tệ nạn xã hội, đó là những hành vi mà những người bình thường không tham gia vào. Xã hội mong đợi mọi người cư xử theo những cách phổ biến dựa trên quan điểm về đời sống xã hội ổn định, có trật tự, kỷ cương. Những người tham gia vào các tệ nạn xã hội là những người có hành vi sai lệch, phá vỡ trật tự của đời sống xã hội bình thường. Như vậy sai lệch là một vấn đề được xác định về mặt xã hội bởi một cộng đồng hặc các nhóm bên trong cộng đồng đó. Hay nói cách khác, sai lệch là một “hành vi xã hội khác thường”, vì nó bao hàm sự phản ứng của một số người đối với nững hành vi của những người khác. - Phân loại sai lệch xã hội: +
Tài liệu liên quan