Thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý xảy ra khi hàm lượng huyết cầu tố (Hb) trong máu xuống thấp hơn bình thường do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu. Theo số liệu điều tra trong nước và trên thế giới thì thiếu máu dinh dưỡng rất phổ biến, trung bình có khoảng 30% dân số thế giới (khoảng 700-800 triệu người) bị thiếu máu.
50 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1602 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhu cầu dinh dưỡng và khẩu phần ăn cho phụ nữ trong chu kì kinh nguyệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC
..... & .....
ĐỀ TÀI:
NHU CẦU DINH DƯỠNG &
KHẨU PHẦN ĂN CHO
PHỤ NỮ TRONG CHU KÌ KINH NGUYỆT
GVHD: Cô Trần Thị Thu Trà
SVTH:
Phạm Thị Thanh Trúc 60702706
Trần Phương Tuấn 60702788
Huỳnh Thúc Vương 60703052
Tháng 10/2009
Mục lục
Phần I. Đặt vấn đề
I.A Thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ
1. Tác hại của thiếu máu dinh dưỡng
2. Nguyên nhân thiếu máu dinh dưỡng
I.B Kinh nguyệt ở phụ nữ
1. Kinh nguyệt là gì?
2. Tuổi dậy thì và hành kinh
3. Tuổi mãn kinh
4. Rối loạn kinh nguyệt
Phần II. Nhu cầu dinh dưỡng ở phụ nữ
II.A Nhu cầu các chất dinh dưỡng
* Nhóm chất sinh năng lượng
1. Protein
2. Gluxit
3. Lipit
* Nhóm khoáng chất và vitamin
1. Sắt
2. Canxi
3. Kẽm
4. Vitamin
II.B Nhu cầu năng lượng
1. Năng lượng chuyển hóa cơ bản
2. Năng lượng cho hoạt động thể lực
3. Nhu cầu năng lượng cả ngày
Phần III. Xây dựng khẩu phần ăn
Bữa ăn đủ chất
Nguồn sắt trong thức ăn
Khẩu phần hợp lý
Thực đơn một ngày
* Tài liệu tham khảo
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I.A THIẾU MÁU DINH DƯỠNG Ở PHỤ NỮ
Thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý xảy ra khi hàm lượng huyết cầu tố (Hb) trong máu xuống thấp hơn bình thường do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu. Theo số liệu điều tra trong nước và trên thế giới thì thiếu máu dinh dưỡng rất phổ biến, trung bình có khoảng 30% dân số thế giới (khoảng 700-800 triệu người) bị thiếu máu.
1. TÁC HẠI CỦA THIẾU MÁU DINH DƯỠNG
Làm giảm khả nǎng lao động: khi thiếu máu, khả nǎng vận chuyển khí oxy của hồng cầu bị giảm, làm thiếu o xy ở các tổ chức, đặc biệt là tim, cơ bắp, não, gây nên các hiện tượng tim đập mạnh, hoa mắt chóng mặt, cơ bắp yếu và cuối cùng là cơ thể nhanh chóng mỏi mệt, giảm khả nǎng lao động chân tay và trí óc.
Khả nǎng học tập, phát triển trí tuệ của học sinh bị kém. Thiếu máu làm giảm lượng oxy của tổ chức não và tim, làm trẻ nhanh bị mỏi mệt., hay ngủ gật, khó tập trung tư tưởng dẫn đến kém tiếp thu bài giảng. Những dấu hiệu này thường được khắc phục sau khi bổ xung viên sắt.
Làm tǎng nguy cơ đẻ non, tǎng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của của mẹ và con khi sinh nở, dễ bị chảy máu và bị mắc các bệnh nhiễm trùng ở thời kỳ hậu sản.
2. NGUYÊN NHÂN CỦA THIẾU MÁU DINH DƯỠNG
Thiếu máu có thể gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau: do nhiễm ký sinh trùng (giun sán sốt rét), do mất máu, do bệnh lý về huyết sắc tố (Hb), hay do thiếu dinh dưỡng. Về ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng thì thiếu máu do thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu sắt, thiếu axit folic, và thiếu vitamin B12 là phổ biến hơn cả. Nguyên nhân thường gặp nhất là do lượng sắt cung cấp từ ǎn uống không đủ nhu cầu hàng ngày.
Lượng sắt thực tế hiện nay của bữa ǎn người Việt Nam chỉ đạt khoảng 30 đến 50% nhu cầu, nhất là ở các vùng nông thôn, do vậy tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt ở các vùng này thường rất cao.
Thiếu máu thiếu sắt là vấn đề sức khoẻ cộng đồng ở Việt Nam. Theo kết quả điều tra do Viện Dinh Dưỡng tiến hành năm 1988-1990 trên 2471 phụ nữ tuổi sinh đẻ thì tỉ lệ thiếu máu ở thai phụ vùng nông thôn là 49% (3 tháng cuối là 59%), và ở Hà Nội là 41% (3 tháng cuối là 48%). Tỉ lệ thiếu máu ở thai phụ toàn quốc năm 2000 là 32,2%, ở vùng Đông Nam Bộ là 34,3%.
Các bạn nữ thường rất dễ bị thiếu máu do thiếu sắt, nguyên nhân là do mỗi tháng bạn nữ đều phải trải qua thời kì kinh nguyệt. Vì thế, trung bình khoảng 20% bạn nữ và 50% phụ nữ mang thai đều bị thiếu máu.
I.B KINH NGUYỆT Ở PHỤ NỮ
Hoạt động kinh nguyệt có một ý nghĩa hết sức quan trọng, liên quan trực tiếp đến sinh sản và sức khoẻ của người phụ nữ. Trong đời sống người phụ nữ, từ khi còn trong bào thai buồng trứng đã bắt đầu hoạt động, nhưng mãi đến năm 13 đến 16 tuổi thì hoạt động của buồng trứng mới đủ để trưởng thành, và từ lúc đó bắt đầu có hiện tượng ra máu theo chu kỳ hoạt động của buồng trứng gọi là hành kinh và hoạt động đến tuổi 45 – 50 thì kết thúc gọi là tuổi mãn kinh.
1. KINH NGUYỆT LÀ GÌ ?
Khi bạn dậy thì, bạn từ một bé gái ngây thơ biến thành thiếu nữ. Đó là do buồng trứng bắt đầu hoạt động, bài tiết hoóc môn, tác động vào lớp lót bên trong niêm mạc tử cung (gọi là nội mạc) để chúng biến đổi theo kiểu trồi lên, sụp xuống. Sự biến đổi nội tiết này làm đứt mạch máu nơi đây khiến nội mạc tử cung không được nuôi dưỡng. Cơn co tử cung sẽ khiến nội mạc bong tróc và máu chảy ra ngoài lẫn những mảnh nội mạc. Kinh là máu và nguyệt là tháng. Bạn gái bình thường mỗi tháng có kinh một lần. Các nhà khoa học gọi từ lúc có kinh đến khi mãn kinh là "thời kỳ hoạt động sinh dục" của phụ nữ bởi có kinh là có thể có em bé và mãn kinh thì gần như hết trứng. Mỗi tháng ở buồng trứng có một nang trứng chín, lớp áo trong của nang sẽ tiết ra estrogen làm tái tạo và dầy nội mạc tử cung. Đến giữa chu kỳ, dưới ảnh hưởng của LH (Luteinizing Hormon) của tuyến yên, trứng thoát nang gọi là "rụng", vỏ trứng chuyển sang màu vàng gọi là hoàng thể. Hoàng thể tiết progesteron tiếp tay với estrogen để nội mạc dầy lên, ứ nước và tiết dịch chứa glycogen. Nội mạc tử cung dầy lên nhằm đón trứng đã thụ tinh về làm tổ. Nếu trứng không được thụ tinh thì nó teo lại, tan ra, còn hai hoóc môn thấy hết việc bèn không làm gì nữa. Nồng độ 2 hoóc môn trong máu giảm hẳn sẽ làm các mạch máu nuôi nội mạc tử cung co lại. Lúc đầu, chúng co giãn nhịp nhàng, sau co nhanh hơn rồi thít chặt như ta buộc sợi chỉ rồi đứt và một lượng máu chảy ra, đọng dưới nội mạc. Mấy ngày sau nội mạc suy dinh dưỡng bắt đầu bị bong tróc từng phần, cơn co tử cung sẽ giúp đẩy máu ra ngoài tạo kinh nguyệt.
Huyết kinh tuyệt đối vô trùng khi chưa tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Ngược lại, khi huyết và những xác tế bào chết của màng nhầy tử cung ra đến âm đạo thì chúng sẽ tiếp xúc ngay với số vi khuẩn thường xuyên cư trú ở đó. Và chắc chắn huyết này đã bị bẩn, nhưng không phải do bản thân nó.
2. TUỔI DẬY THÌ VÀ HÀNH KINH
* Tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì của các em gái thường bắt đầu sớm hơn các em trai khoảng 2-3 năm. Biểu hiện dậy thì của các em gái được khẳng định từ khi các em xuất hiện kinh nguyệt lần đầu, mặc dầu trước đó về hình dáng cơ thể và phát triển tinh thần ở các em đã ít nhiều có biến đổi. Tuổi dậy thì của các em gái nước ta hiện nay thường là 11-12 tuổi, sớm hơn 1-2 năm so với cách đây vài chục năm về trước (trường hợp 17-18 tuổi mới có kinh lần đầu vẫn được coi là bình thường).Kinh nguyệt của vị thành niên gái là hiện tượng máu chảy từ tử cung ra ngoài do niêm mạc tử cung bị bong theo chu kỳ dưới ảnh hưởng của các hormon buồng trứng. Kinh nguyệt ở vị thành niên gái cũng có chu kỳ tùy theo từng cá thể, từ 22 ngày đến 35 ngày. (Chu kỳ kinh là khoảng thời gian từ ngày đầu của kỳ kinh này đến ngày cuối cùng trước khi có kinh lần sau). Thời gian ra máu mỗi kỳ kinh là vài ba ngày, tối đa đến 1 tuần. Lượng máu kinh ở ngày ra nhiều nhất thấm ướt từ 3 đến 5 băng vệ sinh. Thông thường ngày đầu máu kinh ra ít, ngày thứ 2 máu ra nhiều hơn; những ngày sau ít dần và hết hẳn (thường nói là “sạch”). Ở lứa tuổi đang lớn nhanh của các em gái vị thành niên sự phát triển về cơ thể nhanh chóng, mạnh mẽ nhưng sự phát triển và điều hòa về thần kinh và thể dịch ở các em lại không theo kịp vì thê nên thường có trục trặc trong một hai năm; đến khi cơ thể thực sự trưởng thành thì “đâu sẽ vào đấy”, kinh nguyệt của các em sẽ bình thường như hầu hết các phụ nữ trưởng thành khác.
Hành kinh
Hội chứng tiền hành kinh : đã được biết đến từ rất nhiều năm nay và là một tính chất bình thường của chu kỳ kinh của phụ nữ. Hội chứng tiền hành kinh là một tập hợp các triệu chứng hoặc cảm giác mà mọi phụ nữ nhận thấy do nồng độ hormon tăng cao trước, và đôi khi trong khi hành kinh.
Một kiểu hội chứng tiền hành kinh được đặc trưng bởi các triệu chứng như lo âu, kích thích, và tâm tính thay đổi bất thường. Những cảm giác này thường sẽ hết khi bắt đầu chảy máu. Có vẻ như là loại hội chứng này có liên quan đến sự cân bằng giữa estrogen và progesterone. Nếu estrogen chiếm ưu thế thì sẽ gây ra lo âu. Ngược lại nếu progesterone chiếm ưu thế thì sẽ gây ra trầm cảm.
Thèm ăn đường, mệt mỏi, nhức đầu là một loại hội chứng tiền hành kinh khác. Ngoài đường, có thể một số phụ nữ còn thèm ăn chocolate, bánh mì, cơm, bánh bao, và mì sợi. Sự thèm ăn này có thể là do tình trạng gia tăng đáp ứng với insulin liên quan đến sự gia tăng nồng độ hormon trước khi hành kinh. Trong trường hợp này, nhiều người sẽ cảm thấy những triệu chứng bị hạ đường huyết, não của họ sẽ phát ra tín hiệu rằng cơ thể cần phải có thêm năng lượng. Một chế độ ăn đặc, bao gồm carbohydrate phức hợp có thể cung cấp một nguồn năng lượng đều đặn cho não và chống lại sự lên xuống của đường huyết.
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể con người, trừ thời gian khoảng 2 đến 3 năm đầu khi mới bắt đầu hành kinh, do chức năng của buồng trứng chưa được phát triển hoàn thiện, việc hành kinh vẫn chưa đi vào chu kỳ đều đặn, nhưng sau đó sẽ đi vào hoạt động theo quy luật nhất định gọi là “chu kỳ”. Như vậy, kinh nguyệt được xem là bình thường khi có một chu kỳ tương đối ổn định, phần lớn chu kỳ kinh nguyệt bình thường là từ 28 đến 30 ngày, có thể nhanh hơn hoặc chậm đi 3 – 5 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt trong khoảng 21 đến 35 ngày nhưng tương đối ổn định cũng được xem là bình thường. Thời gian kéo dài hành kinh trung bình 3 – 5 ngày. Lượng máu hành kinh là tổng lượng máu chảy ra của kinh nguyệt mỗi tháng, thông thường khoảng 50 – 80 ml, thường khó xác định chỉ thấy qua máu thấm băng, mỗi ngày thay băng vệ sinh từ 3 – 5 lần là bình thường. Tính chất máu kinh: Màu đỏ sẫm, không đông, có nhiều chất vụn của tế bào niêm mạc âm đạo - tử cung và nhiều vi khuẩn có sẵn trong âm đạo. Có vài triệu chứng nhẹ trong hành kinh: hơi nặng, chẵn ở bụng dưới, mệt mỏi; có cảm giác nóng nảy, kém bình tĩnh hơn bình thường.
Vì vậy, trong những ngày hành kinh, cần có chế độ vệ sinh kinh nguyệt hợp lý như: không lao động hay chơi những môn thể thao quá sức, không nên đi xa hay giao hợp trong những ngày đang hành kinh, thường xuyên thay băng vệ sinh, nên tắm rửa ít nhất 4 đến 6 giờ một lần, không nên ngâm mình dưới nước như đào kênh hay lưới cá. Nếu có sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ, nên chọn nước rửa phụ khoa có tính hơi acid, giúp cân bằng pH sinh lý của môi trường âm đạo. Cần tăng cường dinh dưỡng, ăn đầy đủ các chất, đặc biệt bổ sung chất khoáng và vitamine.
TUỔI MÃN KINH
Mãn kinh là thời điểm phụ nữ không còn hành kinh nữa và không phải do bệnh tật. Mãn kinh là thời kỳ chuyển giao giữa 2 giai đoạn trong cuộc đời một người phụ nữ.Nhiều phụ nữ xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau do sự thay đổi hormon bởi hiện tượng chuyển giao trong thời kỳ mãn kinh.Ở hầu hết phụ nữ, thời kỳ mãn kinh xảy ra vào khoảng độ tuổi từ 40 đến 60 và kéo dài từ 6 tháng đến 3 năm.Mãn kinh xảy ra do một chuỗi những thay đổi hormon phức tạp. Đi kèm với mãn kinh là sự suy giảm số lượng trứng còn đủ chức năng trong 2 buồng trứng. Vào lúc mới ra đời, hầu hết các trẻ gái có khoảng 1-3 triệu trứng và sau đó mất dần trong suốt cuộc đời. Vào thời điểm một cô gái có kinh lần đầu tiên, cô ta có trung bình khoảng 400.000 trứng. Vào thời điểm mãn kinh, phụ nữ có thể có ít hơn 10.000 trứng. Một tỷ lệ nhỏ những trứng trên mất đi do sự rụng trứng bình thường (chu kỳ hằng tháng). Hầu hết trứng bị chết đi do quá trình tiêu hủy (sự thoái hóa và sau đó là sự tiêu hủy những nang trứng chưa trưởng thành - tạo thành những nang chứa đầy dịch chứa trứng bên trong).
Thường sẽ có nhiều thay đổi về kinh nguyệt, một số xảy ra từ từ một số xảy ra đột ngột trước khi ngừng lại hoàn toàn. Chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu trở nên thất thường, gần lại với nhau hoặc diễn ra xa hơn, có thể có 1 hay 2 lần không hành kinh, hoặc chảy một ít máu ngoài thời gian hành kinh. Cảm giác thường gặp nhất là mất máu với số lượng lớn khi hành kinh và do cục máu đông lớn. Khi một người phụ nữ sắp đến thời điểm mãn kinh, cô ta có thể không còn rụng trứng trong 1 chu kỳ nào đó hoặc trong 1 vài chu kỳ. Trong trường hợp này, lớp nội mạc tử cung không được nhận những tín hiệu hóa học ra lệnh cho nó ngừng dày thêm lên. Do đó, nó sẽ tiếp tục lớn lên dầy cho đến khi tích tụ lại với khối lượng lớn và chảy máu nhiều. Những dấu hiệu của mãn kinh bao gồm những cơ đỏ bừng mặt, thay đổi trong giấc ngủ, nhức đầu (hay nhức đầu migraine), nhiều năng lượng, nhiều sự sáng tạo, và/hoặc thay đổi tâm tính. Cũng giống như đối với hội chứng tiền hành kinh, một số triệu chứng là do sự mất cân bằng hormon do dinh dưỡng kém.Trong khoảng thời gian mãn kinh, phụ nữ thường bị mất đậm độ xương và nồng độ cholesterol trong máu sẽ xấu đi làm tăng nguy cơ bị bệnh tim.
4. RỐI LOẠN KINH NGUYỆT
Một số tình trạng kinh nguyệt bất thường hay còn gọi là rối loạn kinh nguyệt mà người phụ nữ ở lứa tuổi nào cũng có thể gặp: - Dậy thì sớm: khi tuổi có kinh lần đầu dưới 10 tuổi.
- Dậy thì muộn: khi tuổi có kinh lần đầu quá 18. - Kinh ngắn: khi số ngày có kinh chỉ 1-2 ngày. - Kinh kéo dài hay “rong kinh”: khi thời gian kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày. - Kinh mau: khi chu kỳ kinh ngắn, dưới 22 ngày. - Kinh thưa: khi chu kỳ kinh kéo dài trên 35 ngày. - Kinh nguyệt không đều: khi các lần thấy kinh có chu kỳ không cố định, khi ngắn, khi dài, nói cách khác là tháng có tháng không.
- Đau bụng kinh (hay thống kinh): Bình thường trong những ngày có kinh người phụ nữ chỉ có cảm giác tức nhẹ ở bụng dưới, không đau, nhưng khi thống kinh thì có cơn đau rõ ràng, có khi đau lăn lộn ảnh hưởng nhiều đến công việc hoặc học hành. - Băng kinh: là tình trạng máu kinh ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây thiếu máu trầm trọng. - Vô kinh: là tình trạng không có kinh, có thể nguyên phát khi đã quá 18 tuổi vẫn chưa có kinh; có thể thứ phát sau khi đã có kinh vài ba tháng rồi liên tiếp nhiều tháng sau không có kinh lại nữa. - Mãn kinh sớm: Khi người phụ nữ không còn kinh do buồng trứng suy tàn không cung cấp hormon cho cơ thể nữa. Hiện nay tuổi mãn kinh của phụ nữ tring bình từ 48 đến 50. Mãn kinh sớm là khi không còn kinh từ tuổi 40. - Mãn kinh muộn: khi trên 50 tuổi vẫn còn kinh.Đối với lứa tuổi vị thành niên, rối loạn kinh nguyệt hay gặp hơn cả là các dạng kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, rong kinh và băng kinh.
Phần II. NHU CẦU DINH DƯỠNG Ở PHỤ NỮ
Nhu cầu dinh dưỡng vừa là nhu cầu cấp bách hàng ngày của đời sống, vừa là nhu cầu thiêng liêng bảo tồn, nhu cầu cơ bản đảm bảo sự phát triển bình thường thể lực và trí lực của con ng sức lao động sản xuất, sự phát triển của xã hội. Nhu cầu dinh dưỡng gồm hai phần: nhu cầu năng lượng và nhu cầu các chất dinh dưỡng.
II.A NHU CẦU CÁC CHẤT DINH DƯÕNG.
Thức ăn cung cấp năng lượng cho cơ thể dưới dạng gluxit, lipit, protein và cho một số người còn có năng lượng từ rượu và dạng đồ uống có rượu. Thức ăn còn cung cấp các axit min, axit béo, vitamin và các chất cần thiết cho cơ thể phát triển và duy trì: các hoạt động của tế bào và tổ chức. Người ta thấy rằng sự thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng trên so với nhu cầu đều dẫn đến ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe và có thể dẫn đến bệnh tật. Chúng ta còn biết rằng trong thức ăn không chỉ có các chất dinh dưỡng mà còn có các chất tạo màu sắc, hương vị cũng như có thể có các chất độc hại đối với cơ thể. Do đó để có bữa ăn hợp lý, an toàn và ngon cần có kiến thức về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, kỹ thuật chế biến, nấu nướng.
Cơ thể bạn gái đến tuổi trưởng thành cần rất nhiều chất, một mặt cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, mặt khác giúp cho sự phát triển cơ thể được cân đối. Chúng tôi xin giới thiệu một số chất cần thiết cho sự phát triển cơ thể bạn gái.
NHÓM CHẤT SINH NĂNG LƯỢNG
1. PROTEIN.
Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất, chúng có mặt trong thành phần của nhân và chất nguyên sinh cửa các tế bào. Quá trình sống là sự thoái hóa và tân tạo thường xuyên của protein. Vì vậy, hàng ngày cần ăn vào một lượng đầy đủ protein.
Có thể tóm tắt vài đặc trưng quan trọng của protein như sau:
- Protein là yếu tố tạo hình chính, tham gia vào thành phần các cơ bắp, máu, bạch huyết, hocmôn, men, kháng thể, các tuyến bài tiết và nội tiết. Cơ THỂ BÌNH THƯỜNG CHỈ có mật và nước tiểu không chứa protein. Do vai trò này, protein có liên quan đến mọi chức năng sống của cơ thể (tuần hoàn, hô hấp, sinh dục, tiêu hóa, bài tiết hoạt động thần kinh và tinh thần...).
- Protein cần thiết cho chuyển hóa bình thường các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là các vitamin và chất khoáng. Khi thiếu protein, nhiều vitamin không phát huy đầy đủ chức năng của chúng mặc dù không thiếu về số lượng.
- Protein còn là nguồn năng lượng cho cơ thể, thường cung cấp 10%-15% năng lượng của khẩu phần, 1g protein đốt cháy trong cơ thể cho 4 Kcal, nhưng về mặt tạo hình không có chất dinh dưỡng nào có thể thay thế protein.
- Protein kích thích sự thèm ăn và vì thế nó giữ vai trò chính tiếp nhận các chế độ ăn khác nhau. Thiếu protein gây ra các rối loạn quan trọng trong cơ thể như ngừng lớn hoặc chậm phát triển, mỡ hóa gan, rối loạn hoạt động nhiều tuyến nội tiết (giáp trạng, sinh dục), thay đổi thành phần protein máu, giảm khả năng miễn dịch sinh học của cơ thể và tăng tính cảm thụ của cơ thể với các bệnh nhiễm khuẩn.
2. GLUXIT.
Ðối với người vài trò chính của gluxit là sinh năng lượng. Hơn một nửa năng lượng của khẩu phần do gluxit cung cấp, 1g gluxit khi đốt cháy trong cơ thể cho 4 Kcal. Ở gan, glucoza được tổng hợp thành glycogen. Gluxit ăn vào trước hết chuyển thành năng lượng, số dư một phần chuyển thành glycogen và một phần thành mỡ dự trữ. Ở mức độ nhất định, gluxit tham gia tạo hình như một thành phần của tế bào và mô. Trong cơ thể luôn luôn xẩy ra quá trình phân giải gluxit để tạo năng lượng nhưng hàm lượng gluxit máu luôn luôn ở mức 80-120 mg%.
Ăn uống đầy đủ gluxit sẽ làm giảm phân hủy protein đến mức tối thiểu. Ngược lại khi lao động nặng nếu cung cấp gluxit không đầy đủ sẽ làm tăng phân hủy protein. Ăn uống quá nhiều, gluxit thừa sẽ chuyển thành lipit và đến mức độ nhất định sẽ gây ra hiện tượng béo phì.
3. LIPIT.
Thức ăn giàu lipit là nguồn năng lượng đậm đặc cần thiết cho người lao động nặng, cần thiết cho thời kì phục hồi dinh dưỡng đối với người ốm, 1g chất béo cho 9 Kcal. Chất béo dự trữ nằm ở dưới da và mô liên kết.
Chất béo dưới da và quanh phủ tạng là tổ chức bảo vệ. Ðó là tổ chức đệm và bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác động bất lợi của môi trường bên ngoài như nóng, lạnh. Người gầy, lớp mỡ dưới da mỏng thường kém chịu đựng với sự thay đổi của thời tiết.
Photphatit là thành phần cấu trúc tế bào thần kinh, não, tim, gan, tuyến sinh dục... tham gia vào quá trình dinh dưỡng của tế bào nhất là tính thấm của màng tế bào. Ðối với người trưởng thành photphatit là yếu tố quan trọng điều hòa chuyển hóa cholesterol.
Các axit béo chưa no cần thiết (linoleic, linolenic, arachidonic) có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng để điều trị các eczema khó chữa, trong sự phát triển bình thường của cơ thể và tăng cường sức đề kháng.
Ngoài ra, chất béo còn rất cần thiết cho quá trình chế biến nấu nướng thức ăn làm cho thức ăn trở nên đa dạng, ngon miệng.
Cơ thể cần có một lượng lipit nhất định, nó có tác dụng điều hòa chức năng sinh dục của nữ giới. Lượng lipit nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chu kỳ kinh nguyệt và sự trao đổi hoóc môn trong cơ thể. Nếu lượng lipit trong cơ thể giảm đi 1/3, bạn gái dễ bị mắc bệnh não. Ðặc biệt đối với thiếu nữ đang độ tuổi lớn, bộ não cần đầy đủ chất để phát triển với một lượng máu, ôxy, glucoza nhiều hơn so với người lớn. Hơn nữa, đối với thiếu nữ, chức năng hoạt động của buồng trứng phát triển chưa hoàn thiện, nên nếu không đủ lượng lipit cần thiết, rất dễ dẫn đến tắc kinh, hoặc thời gian tắc kinh kéo dài, ảnh hưởng không tốt đến bộ máy sinh dục, ngoài ra còn có thể ảnh hưởng đến "kích cỡ" của ngực, làm giảm những đường cong gợi cảm, hấp dẫn ở bạn gái.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, lượng lipit trong cơ thể bạn gái lần đầu thấy kinh chỉ có 17%, thời kỳ hành kinh và thời kỳ sinh đẻ sau này, lượng lipit trong cơ thể bạn gái phải đảm bảo 22%, như thế mới đủ năng lượng duy trì hoạt động bình thường của hệ nội tiết và sẽ rất tốt cho cơ thể người phụ nữ mang thai sau này.
NHÓM CHẤT KHOÁNG VÀ VITAMIN
1. SẮ