Cùng với xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá. Sự phát triển không ngừng của khoa học - kỹ thuật và công nghệ. Đặc biệt là công nghệ thông tin, sự xuất hiện của máy tính điện tử, thương mại điện tử đã đưa loài người bước sang một kỷ nguyên mới của sự phát triển kinh tế xã hội. Như vậy, từ thực tiễn phát triển đó, vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia là cần phải có một đội ngũ lao động công nghiệp hiện đại. Có khả năng tiếp thu và quản lý công nghệ cao, đáp ứng tốt nhu cầu của quá trình sản xuất và tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
26 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những biện pháp cơ bản nâng cao vai trò của lao động trong đường lối phát triển kinh tế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I
mở đầu
Cùng với xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá. Sự phát triển không ngừng của khoa học - kỹ thuật và công nghệ. Đặc biệt là công nghệ thông tin, sự xuất hiện của máy tính điện tử, thương mại điện tử đã đưa loài người bước sang một kỷ nguyên mới của sự phát triển kinh tế xã hội. Như vậy, từ thực tiễn phát triển đó, vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia là cần phải có một đội ngũ lao động công nghiệp hiện đại. Có khả năng tiếp thu và quản lý công nghệ cao, đáp ứng tốt nhu cầu của quá trình sản xuất và tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
Bên cạnh những tiềm năng sẵn có cho phát triển kinh tế - xã hội và những thành tựu đã đạt được trong 10 năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu chững lại. Chúng ta phải đương đầu với hai thách thức lớn nhất nhằm chuyển hướng chiến lược từ tăng trưởng ngắn hạn sang phát triển dài hạn và bền vững, chiến lược đó là: Phát triển nguồn lao động đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và trọng dụng lao động. Xuất phát từ vấn đề cấp thiết đó em lựa chọn đề tài: "Những biện pháp cơ bản nâng cao vai trò của lao động trong đường lối phát triển kinh tế của Việt Nam" để giải quyết tốt vấn đề này cần phải nhận thấy được những yếu kém, những mặt đã đạt được của lao động Việt Nam và trên cơ sở định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội trong tương lai.
Đề tài bao gồm ba phần chính sau đây:
I-/ Cơ sở lý luận và thực tiễn.
II-/ Thực trạng lao động ở Việt Nam.
III-/ Các giải pháp nâng cao chất lượng của lao động.
Do giới hạn của đề tài, nên chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản về chất lượng nguồn lao động Việt Nam. Ngoài ra, đề tài có thể còn gặp những sai sót. Em rất mong sự xem xét và sửa chữa của thầy giáo hướng dẫn và cô giáo bộ môn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Phần II
nội dung
I-/ Cơ sở lý luận và thực tiễn:
A-/ Cơ sở lý luận:
1-/ Nguồn lao động và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động:
1.1. Nguồn lao động:
Nhiều nhà kinh tế học đã thống nhất nhận định: tốc độ phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia là do nguồn nhân lực mà quan trọng là nguồn lao động quyết định. Do vậy, phát triển nguồn lao động đã trở thành yếu tố trung tâm trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Con người dù ở bất cứ hình thái xã hội nào cũng đều là người lao động. Nhưng liệu tất cả những con người đó có được gọi là nguồn lao động hay không. Để giải quyết câu hỏi đó, chúng ta có khái niệm về nguồn lao động.
Nguồn lao động hay còn gọi là lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi qui định thực tế có tham gia lao động và những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm kiếm việc làm. Nguồn lao động được biểu hiện trên hai mặt: số lượng và chất lượng. Như vậy, theo khái niệm nguồn lao động thì có một số người được tính vào nguồn nhân lực nhưng lại không phải là nguồn lao động. Đó là những người lao động không có việc làm nhưng không tích cực tìm kiếm việc làm, những người đang đi học, những người đang làm nội trợ trong gia đình mình và những người thuộc tình trạng khác (nghỉ hưu trước tuổi theo qui định). Cũng gần giống với quan điểm của Ricardo cho rằng: những người đang làm việc trong xã hội được chia thành hai thành phần: những người trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra sản phẩm cho xã hội được gọi là những nhân công "sinh lời" và những nhân công không "sinh lời". ở đẩy, chúng ta cũng cần chú ý rằng trong nguồn lao động chỉ có bộ phận những người đang tham gia lao động là trực tiếp góp phần tạo ra thu nhập của xã hội. Còn những người không hoặc là chưa tham gia vào quá trình lao động thì không trực tiếp tạo ra thu nhập của xã hội.
Theo cách tiếp cận về con người tư cách là con người kinh tế, nguồn lao động hay là tư bản con người không đơn thuần chỉ là số lượng lực lượng lao động có sẵn, mà đó là một tập hợp phức các yếu tố: trí tuệ, sức học, kỹ năng làm việc, thái độ và phong cách lao động,... Các yếu tố này quan hệ tương hỗ với nhau theo một cơ cấu hợp lý về lao động,... tư bản con người là kết quả tích luỹ của từng cá nhân và chủ yếu là do sự sáng tạo của từng cá nhân trong quá trình lao động và nâng cao năng suất lao động. Trong suốt cuộc đời lao động, năng suất lao động của người nông dân, công nhân trong lĩnh vực công nghiệp cũng như nông nghiệp và dịch vụ đều phụ thuộc nhiều vào những kỹ n ăng cơ bản của họ như: trình độ học vấn và những kỹ năng đặc biệt khác phụ thuộc khả năng hoàn thành nhiệm vụ cũng như tổ chức quản lý lao động của người khác. Như vậy nguồn lao động bao gồm nhiều nhân tố khác nhau: sức khoẻ, trí tuệ, nhân cách, đạo đức, thái độ lao động,... tất cả đó là những yếu tố cơ bản và cần thiết để hình thành nên một nguồn lao động hoàn chỉnh phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
+ Tổng cung nguồn lao động:
Được định nghĩa là toàn bộ số lượng lao động có được cung cấp cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tổng cung nguồn lao động được tính trong toàn bộ các ngành kinh tế quốc dân: bao gồm những lao động đang làm việc và có khả năng và mong muốn làm việc trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, nó phụ thuộc vào tốc độ gia tăng của tốc độ tăng trưởng nguồn lao động của quốc gia.
W
LD
AS
Đường tổng cung nguồn lao động có xu hướng vòng sang sau. Bởi vì, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như về trình độ kỹ thuật của người lao động, nhu cầu về lao động kỹ thuật của các ngành trong nền kinh tế.
Theo lý luận của các nhà kinh tế học. Trong giai đoạn đầu các ngành sản xuất hàng hoá như: công nghiệp, dịch vụ cần rất nhiều lao động vào làm việc nhưng sự di chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang hai khu vực còn lại với tốc độ không lớn lắm. Vì vậy, các nhà sản xuất trong hai khu vực này tăng mức tiền lương trong W lên cao hơn mức tiền lương W trong khu vực nông thôn. Nhằm khuyến khích lao động từ nông thôn chuyển sang làm việc cho các ngành công nghiệp và dịch vụ. Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, làm cho năng suất lao động tăng lên, máy móc thiết bị thay thế sức lao động do đó, khu vực nông nghiệp thừa lao động. Không dừng lại ở đó, khi các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển họ cần nhiều lao động kỹ thuật hơn là lao động thủ công, do đó trong thời gian này mức tiền lương trong khu vực II và khu vực III vẫn tiếp tục tăng để thu hút lao động kỹ thuật trong khi đó nhu cầu về lao động thủ công giảm.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến tổng cung nguồn lao động:
ã Dân số: được coi là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động, qui mô, cơ cấu dân số. Có ý nghĩa quyết định quy mô, cơ cấu của người lao động. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến biến động của dân số là: phong tục, tập quán của từng nước, trình độ phát triển kinh tế, mức độ chăm sóc y tế và chính sách của từng nước đối với vấn đề khuyến khích hoặc hạn chế sinh đẻ.
ã Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: là số phần trăm của dân số trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động trong tổng số nguồn nhân lực.
ã Thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp: là số người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm kiếm việc làm. Số người không có việc làm sẽ ảnh hưởng đến số người làm việc và ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của nền kinh tế.
ã Thời gian lao động: được tính bằng số ngày làm việc trên năm, số ngày làm việc trên tuần, số giờ làm việc trên ngày, số giờ làm việc trên tuần,... Xu hướng chung của các nước là thời gian làm việc sẽ giảm đi khi trình độ phát triển kinh tế được nâng cao.
+ Tổng cầu nguồn lao động:
Là tổng nhu cầu lao động cần thiết làm việc trong nền kinh tế khác. Bao gồm nhu cầu lao động vào làm việc trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổng cầu nguồn lao động:
- Chu kỳ của nền kinh tế: trong từng giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế mà mức độ thu hút lao động là khác nhau.
Nếu chu kỳ kinh tế đi xuống, phản ánh sự kém tăng trưởng của nền kinh tế. Khi đó, cầu lao động của nền kinh tế là giảm do quy mô sản xuất của hãng, công ty, ngành trong nền kinh tế có xu hướng là thu hẹp.
Ngược lại, nếu chu kỳ của nền kinh tế đi lên, phản ánh sự tăng trưởng của nền kinh tế dẫn đến qui mô của các hãng, công ty, ngành trong nền kinh tế tăng lên. Cầu lao động của nền kinh tế là tăng lên.
- Khủng hoảng kinh tế: Dẫn đến sự trì trễ của quá trình sản xuất cầu lao động giảm mạnh do qui mô sản xuất bị thu hẹp lại.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động:
Theo UNDP (UNITED NATION DEVELOPMENT POPULATION) có năm nhân tố tác động đến chất lượng nguồn lao động, cũng như đến quá trình phát triển nguồn lao động. Đó là giáo dục - đào tạo, sức khoẻ và dinh dưỡng, môi trường, việc làm, sự giải phóng con người. Những nhân tố này quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau. Trong đó giáo dục - đào tạo là cơ sở của tất cả các nhân tố khác. Bởi vậy, trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, các nước đều hết sức coi trọng giáo dục - đào tạo. Thực tế cho thấy, không quốc gia nào trên thế giới có thể trở nên giàu có và đạt tốc độ tăng trưởng cao khi chưa thực hiện phổ cập giáo dục.
a-/ Giáo dục đào tạo:
Được coi là một dạng quan trọng của sự phát triển tiềm năng của con người theo nhiều nghĩa khác nhau. Yêu cầu chung đối với giáo dục - đào tạo là rất lớn. Nhất là đối với giáo dục phổ thông, con người ở mọi nơi đều biết rằng: giáo dục rất có ích cho bản thân mình và con cái của họ. Bằng trực giác con người có thể nhận thấy mối quan hệ giữa giáo dục và mức thu nhập. Mặc dù không phải tất cả những người ví dụ như là đã tốt nghiệp hết câp III có thu nhập cao hơn những người mới tốt nghiệp Cấp I. Nhưng đa số là như vậy và mức thu nhập của họ đều cao hơn nhiều. Nhưng để đạt được trình độ giáo dục nhất định cần phải chi phí quá nhiều, kể cả chi phí của gia đình và của cả quốc gia. Đó là khoản chi phí đầu tư cho con người. ở các nước đang phát triển giáo dục được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm không ngừng nâng cao trình độ văn hoá và chuyên môn cho mọi người.
Người ta cho rằng giáo dục - đào tạo chỉ tác động gián tiếp đến hiệu quả kinh tế (giáo dục - đào tạo, khoa học - kỹ thuật, sản xuất - và hiệu quả kinh tế). Nhưng ngày nay, giáo dục - đào tạo là lực lượng sản xuất chủ yếu, trực tiếp tác động đến hiệu quả kinh tế.
Công nghệ
GD-ĐT
KH-KT
sản xuất
Do đó, đều thực hiện ưu tiên cho giáo dục - đào tạo và giáo dục - đào tạo phải đi trước một bước. Garry Becker - nhà kinh tế học người Mỹ khẳng định: "không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư vào giáo dục - đào tạo". Kết quả của giáo dục - đào tạo là làm tăng lực lượng lao động có trình độ tạo khả năng thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ. Công nghệ thay đổi càng nhanh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vai trò của giáo dục còn được đánh giá qua tác động của nó đối với việc tăng năng suất lao động của mỗi cá nhân nhờ có nâng cao trình độ và tích luỹ kiến thức.
Chương trình phát triển giáo dục - đào tạo giai đoạn 1991-2000 của Đảng ta xác định: tăng tỷ trọng số người tốt nghiệp phổ thông cơ sở trong độ tuổi lao động lên: 55%-60% và tỷ lệ những người lao động qua đào tạo trong tổng số người lao động lên 22%-25% vào năm 2000.
b-/ Sức khoẻ và dinh dưỡng:
Làm tăng chất lượng của lao động cả hiện tại và trong tương lai. Người lao động có sức khoẻ tốt có thể mang lại lợi nhuận trực tiếp bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai, và khả năng tập trung trong khi làm việc. Việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ tốt cho người dân và trẻ em là yếu tố làm tăng năng suất lao động trong tương lai. Giúp trẻ em phát triển thành những người khoẻ mạnh về thể chất, lành mạnh về tinh thần. Hơn nữa điều đó còn giúp trẻ em nhanh chóng đạt được những khả năng, kỹ xảo cần thiết cho sản xuất thông qua giáo dục ở nhà trường. Những khoản dư cho sức khoẻ còn làm tăng nguồn lao động về mặt số lượng bằng việc kéo dài tuổi thọ lao động.
c-/ Việc làm:
Những công nhân lành nghề sẽ phát huy được năng lực được đào tạo của mình để nâng cao năng suất lao động, tạo thu nhập cho xã hội nếu như họ được bố trí việc làm phù hợp với những gì họ được đào tạo khi hết khoá học. Và sẽ trở nên lãng phí nguồn lực của cá nhân người học và nguồn lực của Nhà nước khi những công nhân này không được bố trí việc làm đúng với ngành nghề đào tạo của họ. Một xu hướng hiện nay là những người được đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp hay là các trường dạy nghề, khi tốt nghiệp họ vẫn chịu cảnh không việc làm hoặc là không làm đúng với ngành nghề đào tạo của họ.
d-/ Môi trường:
Tạo nên khoảng cách về trình độ chuyên môn, kỹ thuật của đội ngũ lao động ở thành thị và nông thôn, giữa khu vực này với khu vực khác.
e-/ Sự giải phóng con người:
Là một nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của lao động. Sự giải phóng con người có nghĩa là sự tự do của người lao động trong việc lựa chọn nghề nghiệp của mình. Lựa chọn việc làm sau khi được đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng hay là các trường dạy nghề. Sự giải phóng này giúp cho người lao động lựa chọn được đúng việc làm phù hợp với năng lực chuyên môn của mình, góp phần nâng cao năng suất lao động tăng hiệu quả kinh tế cho xã hội.
2-/ Các mô hình kinh tế đề cao vai trò của lao động với tăng trưởng và phát triển kinh tế:
Mô hình kinh tế là một cách diễn đạt quan điểm cơ bản nhất về sự phát triển kinh tế thông qua các biến số kinh tế và mối liên hệ giữa chúng. Nhưng ở đây các mô hình này đề cập một cách sâu sắc nhất đến vai trò của lao động với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Hay nói cách khác các mô hình cho rằng lao động là yếu tố quan trọng tạo ra sự tăng trưởng kinh tế.
2.1. Mô hình của K.marx:
K. marx (1818-1883) là nhà kinh tế học, xã hội học, chính trị học, lịch sử và triết học xuất sắc. Tác phẩm nổi tiếng của ông là bộ "tư bản", quyển I xuất bản năm 1887 - là mốc đánh dấu sự ra đời của học thuyết Mác xít.
Marx không cho rằng, tư liệu sản xuất, khoa học - kỹ thuật hay một yếu tố nào khác tạo ra giá trị thặng dư (m) cho nhà tư bản. Mặc dù trong quá trình lưu thông hàng hó, mua rẻ bán đắt chỉ là tạo ra lợi nhuận thông thường mà thôi. Để tìm sự ra đời của giá trị thặng dư - Marx cho rằng, cần phải nghiên cứu trong quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa chứ không phải trong quá trình lưu thông. Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. Marx viết: "với tư cách là sự thống nhất giữa hai quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị, thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất hàng hoá. Với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình làm tăng giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất TBCN, là hình thái TBCN của nền sản xuất hàng hoá". Quá trình lao động với tư cách là quá trình nhà tư bản tiêu dùng sức lao động có hai đặc trưng:
+ Người công nhân lao động dưới sự kiểm soát của nhà tư bản giống như những yếu tố khác của sản xuất, chịu nhà tư bản sử dụng sao cho có hiệu quả nhất.
+ Sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản chứ không phải của công nhân.
Marx đặc biệt quan tâm đến vai trò của lao động trong việc sản xuất ra giá trị thặng dư. Theo Marx sức lao động đối với nhà tư bản là một hàng hoá đặc biệt. Cũng như các hàng hoá khác, nó được các nhà tư bản mua trên thị trường và tiêu thụ trong quá trình sản xuất. Nhưng trong quá trình sản xuất, giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động không giống với giá trị sử dụng của các hàng hoá khác. Nó có thể tạo ra giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó, giá trị đó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư. Marx cho rằng trong suốt thời gian lao động của công nhân thì chỉ dành 2/3 số giờ lao động để tạo ra giá trị sức lao động còn 1/2 số giờ còn lại người công nhân dành để tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Trong xã hội TBCN do thường xuyên có đội hậu bị quân công nghiệp nên tiền công của công nhân luôn ở mức tối thiểu, đủ sống. Marx đưa ra quan hệ tỷ lệ m/v phản ánh sự phân phối thời gian lao động của công nhân: một phần làm việc cho bản thân (v), một phần sáng tạo ra (m) cho nhà tư bản và địa chủ.
Như vậy, siêu lợi nhuận của nhà tư bản trong quá trình sản xuất là do lao động của nhân công tạo nên. Nó phản ánh vai trò to lớn của lao động trong quá trình tạo ra sản phẩm cho toàn xã hội. Nhưng đồng thời, nó cũng phản ánh sự bóc lột rất trắng trợn, dã man của chủ nghĩa tư bản đối với từng lớp người lao động nói chung và đối với giai cấp công nhân nói riêng.
Marx đã đề cập rất lớn đến vai trò của lao động trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư nhưng marx cũng đồng thời vạnh trần tội ác của chủ nghĩa tư bản mà trước đây nó được che đậy dưới cái ô của lợi nhuận, của giá trị thặng dư. Siêu lợi nhuận đó không phải do sự tài tình, khôn khéo của các nhà sản xuất tư bản tạo ra mà đó là do lao động của những người công nhân tạo ra. Đáng lý ra giá trị thặng dư đó là thuộc quyền sở hữu của người lao động nhưng đã bị các nhà tư bản chiếm đoạt, phản ánh sự bóc lột con người lao động của chủ nghĩa tư bản.
Từ phân tích của Marx chúng ta nhận thấy được vai trò rất quan trọng của lao động trong quá trình tạo ra thu nhập của xã hội, cũng như trong quá trình cải cách và phát triển kinh tế ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Con người là yếu tố quan trọng của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá, là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững và dài hạn của Việt nam. Trong công cuộc cải cách kinh tế và lựa chọn con đười phát triển cho riêng mình, các nước Châu á đã tận dụng tối đa những lợi thế so sánh của mình, đặc biệt là về nguồn lực lao động dồi dào và rẻ đảm bảo cho quá trình tích luỹ vốn cho sự phát triển tiếp theo bằng cách tăng cường phát triển các mặt hàng xuất khẩu có hàm lượng lao động lớn. Đó là các tiền đề, là cái máng hay còn gọi là xuát phát điểm rất vững chắc của các nước Châu á trong công cuộc cải cách và phát triển kinh tế. Sở dĩ có sự xuất hiện của "hiện tượng Nhật Bản", sự vươn vai của các nước Nics - hay còn gọi là "con rồng Châu á" là bắt nguồn từ việc phát huy tối đa lợi thế so sánh về lao động, tài nguyên của các nước này. Đánh dấu cho sự phát triển không ngừng của các nền kinh tế Châu á, được xuất phát từ lao động đến vốn và vốn kết hợp với công nghệ cao.
2.2. Mô hình cổ điển - Adam Smith:
Adam Smith (1723-1790), tác phẩm nổi tiếng của ông là "của cải của các dân tộc" xuất bản ngày 9-3-1976 giới kinh tế học coi đây là điểm mốc đánh dấu sự ra đời của khoa học - kinh tế học. Vì vậy, Adam Smith được xem là cha đẻ của kinh tế học.
Trong thuyết về "giá trị lao động", Adam Smith cho rằng lao động chứ không phải đất đai, tiền bạc là nguồn gốc cơ bản tạo ra mọi của cải cho đất nước, lao động hàng năm của mỗi dân tộc là quỹ vốn mà trước hết cung cấp cho dân tộc đó tất cả những vận dụng cần thiết và những tiện nghi trong cuộc sống mà dân tộc đó tiêu dùng hàng năm. Quỹ vốn bao gồm các sản phẩm trực tiếp của lao động đó hoặc những thứ mua được của các dân tộc khác nhờ có các sản phẩm đó. Bởi vì, Smith cho rằng, người làm ra một mặt hàng phải lao động khổ sở nên phải được đền bù bằng một thứ gì khác có ích cho mình, thường là một thứ gì mà người khác cũng đã phải lao động để tạo ra, cho nên việc dành được thứ đó có nghĩa là tiết kiệm công sức của mình. Mặc dù anh ta không muốn dùng cái mà anh ta đã mua, nó vẫn là một lượng lao động mà anh ta có thể đổi lấy một cái gì khác mà anh ta muốn. "Vậy lao động là thước đo thực tế đối với giá trị trao đổi của mọi thứ hàng hoá". Cách diễn giải đó chủ yếu được áp dụng dưới thời nguyên thuỷ. Nhưng theo Smith ở một xã hội phát triển tất yếu xuất hiện những yếu tố khác nữa.
Tuỳ theo mức độ các sản phẩm trực tiếp của lao động này (hoặc các thứ mua được nhờ có các sản phẩm này) chiếm một tỷ lệ nhiều hay ít so với số người tiêu dùng, mà dân tộc đó được hưởng thụ nhiều hay ít những vật dụng cần thiết và những tiện nghi mà họ muốn có. Nhưng tỷ lệ này được điều tiết ở mỗi dân tộc bởi hai yếu tố:
+ Bởi kỹ năng, sự khéo léo và phương pháp phán đoán trong quá trình lao động.
+ Bởi tỷ lệ giữa số người được sử dụng vào lao động có ích với số người phi sản xuất.
Dù cho đất đai, khí hậu hoặc qui mô lãnh thổ của một dân tộc như thế nào chăn