Vị trí, vai trò của vương triều Nguyễn trong lịch sử đã và đang là nội dung khoa học quan trọng, có nhiều ý nghĩa với hiện tại nên được nhiều giới khoa học trong cả nước quan tâm nghiên cứu trên các lĩnh vực lịch sử, hành chính và pháp chế. Hàng loạt những vấn đề về vương triều Nguyễn trên các lĩnh vực cần được nghiên cứu lý giải trên cơ sở khoa học. Trong đó vấn đề tổ chức bộ máy nhà nước, mà quan trọng là cuộc cải cách hành chính duới triều Minh Mạng được mọi người đặc biệt quan tâm. Minh Mạng là một ông vua triều Nguyễn đã có nhiều đóng góp trong việc cải cách hành chính, những cải cách hành chính của ông đến hôm nay vẫn là những bài học quý giá đối với chúng ta. Một trong những cải cách quan trọng của Minh Mạng là cải cách ở khối cơ quan văn phòng ở triều đình. Vì vậy, em xin chọn đề tài “ Những cải cáchkhối cơ quan văn phòng ở triều đình thời Minh Mạng”.
6 trang |
Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những cải cáchkhối cơ quan văn phòng ở triều đình thời Minh Mạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Vị trí, vai trò của vương triều Nguyễn trong lịch sử đã và đang là nội dung khoa học quan trọng, có nhiều ý nghĩa với hiện tại nên được nhiều giới khoa học trong cả nước quan tâm nghiên cứu trên các lĩnh vực lịch sử, hành chính và pháp chế. Hàng loạt những vấn đề về vương triều Nguyễn trên các lĩnh vực cần được nghiên cứu lý giải trên cơ sở khoa học. Trong đó vấn đề tổ chức bộ máy nhà nước, mà quan trọng là cuộc cải cách hành chính duới triều Minh Mạng được mọi người đặc biệt quan tâm. Minh Mạng là một ông vua triều Nguyễn đã có nhiều đóng góp trong việc cải cách hành chính, những cải cách hành chính của ông đến hôm nay vẫn là những bài học quý giá đối với chúng ta. Một trong những cải cách quan trọng của Minh Mạng là cải cách ở khối cơ quan văn phòng ở triều đình. Vì vậy, em xin chọn đề tài “ Những cải cáchkhối cơ quan văn phòng ở triều đình thời Minh Mạng”.
NỘI DUNG
Nguyên nhân tiến hành cải cách thời Minh Mạng
Đầu thế kỷ XIX, sau khi đánh bại triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là Gia Long, lập ra nhà Nguyễn. Nhà Nguyễn đã tiếp tục duy trì chế độ phong kiến đã tồn tại ở nước ta hàng thế kỷ. Dưới thời vua Gia Long, bộ máy nhà nước phong kiến đã vốn đã tồn tại nhiều hạn chế lỗi thời nay lại càng trầm trọng hơn. Nền kinh tế hầu như không phát triển lên được theo hướng tiến bộ, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt làm bùng nổ hàng loạt các cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân, của các dân tộc ít người. Tong khi đó, cơ chế hành chính bộc lộ nhiều thiếu sót như cơ chế hành chính còn nhiều tầng, phân cấp hành chính, vẫn giữ cơ chế: dưới trung ương là các cấp thành, trấn, doanh. Bắc thành và Gia Định thành cho hai vị Tổng trấn đứng đầu, quyền hạn rất lớn. Dẫn tới tình trạng lạm quyền, lộng quyền và có nguy cơ tiêm vị.
Trước những khó khăn đó, vua Minh Mạng (1820 – 1840) vị vua thứ hai của triều Nguyễn đã tiến hành cuộc cải cách bộ máy nhà nước trên quy mô lớn nhằm củng cố quyền lực cũng như khắc phục những khó khăn chồng chất của đất nước. Cải cách khối cơ quan văn phòng là một trong số những cải cách lớn của ông.
Cải cách khối cơ quan văn phòng thời Minh Mạng
Từ thời Gia Long thì có Hội đồng Đình thần Công đồng, gọi tắt là Công đồng, một cơ quan do nhà vua chủ tọa nhóm họp cùng với một số các quan văn võ cao nhất để giải quyết những vấn đề trọng đại. Giúp riêng cho nhà vua là ba cơ quan nhỏ, mang tên Thị thư Viện, Thị hàn Viện và Nội hàn Viện.
Sang triều Minh Mạng thì nhà vua bỏ ba cơ quan nhỏ và gộp lại thành Văn thư Phòng, chuyên lo việc giấy tờ cùng liên lạc với Nội vụ Phủ (trông coi vàng bạc trong kho). Công đồng bị bãi bỏ. Đến năm 1829, văn thư phòng được đổi thành Nội các. Nội các là cơ quan do Minh Mạng thiết lập nhằm thay thế Văn thư phòng, về mặt tổ chức và nhiệm vụ.
Chức năng, nhiệm vụ của Nội các
về chức năng, Nội Các là trung tâm điều hành chính sự của các vua Nguyễn, nơi tập trung thông tin, tổng hợp tình hình, tư vấn, tâu trình lên vua những công việc thiết yếu, nơi phụ trách công việc văn thư, lưu trữ văn bản, sổ sách, giấy tờ.
Nội Các có nhiệm vụ nhận các Chương, Từ, Biểu, Tấu, Sớ dâng lên vua trong các buổi thiết triều hoặc Ngự Điện Thính Chánh, nhận Chỉ Dụ của vua để thảo văn bản điều chỉnh mọi hoạt động của triều đình và các đơn vị hành chính tỉnh. Nội Các còn có nhiệm vụ giám sát lục bộ, soát xét Phiếu nghĩ, bản tấu của các cơ quan nhà nước, nếu thấy chỗ nào không hợp thì được quyền trích ra tham hạch.
Cơ cấu của Nội các
Cơ cấu của Nội các gồm 4 tào: Thượng bảo tào, Ký chú tào, Đồ thư tào, Biểu bạ tào với những nhiệm vụ được quy định cụ thể để thực hiện các chức năng của Nội các. Đây chính là 4 văn phòng giúp việc trực tiếp cho nhà vua, chuyên trách việc soạn thảo, chuyển phát văn thư cùng các chiếu, dụ; quản lý các ngự chế, thư từ riêng của nhà vui và quản lý ấn tín.
Thượng bảo tào chuyên trách coi giữ các loại ấn tín, bảo tý, các loại quan phòng, đồ ký, bài ngà của các nha môn, bản phó dụ chỉ, bản thảo chiếu biểu và châu bản. Ngoài ra các bản chiếu, chỉ dụ đã được khâm định và các loại chương sớ đã được nhà vua xem duyệt đều giao cho tào đóng dấu bảo, sau đó giao bản phó cho cơ quan đương sự giải quyết, bản chính giao cho Biểu bạ tào tang trữ.
Ký chú tào: chuyên trách ghi chép các sinh hoạt, ngôn luận của nhà vua cùng các tấu nghi, chương sở do bách quan tâu trình và nhật ký học tập của các hoàng tử. Ngoài ra còn có chức trách coi giữ các đồ ngự dụng, sách vở bút nghiên dùng cho Hoàng thượng.
Đồ thư tào: chuyên trách ghi chép các bài ngự chế, thi văn, coi giữ các loại sách của triều đình và các công văn giao thiệp trong nước và nước ngoài.
Biểu bạ tào: chuyên coi giữ các bản tấu sở đã được ngự phê (châu bản) và bản phó các biểu chương trong và ngoài nước.
Như vậy, Nội các thời Minh Mạng khác với Tam Nội Viện được thành lập ngay khi Gia Long mới lên ngôi gồm Thị Thư viện, Thị Hàn viện và Nội Hàn viện hay một số cơ quan có chức năng văn phòng của vua Lê Thánh Tông như Hàn lâm viện, Đông các viện, Trung thư giám, Hoàng môn tỉnh, Bí thư giám.
Quan lại của Nội các
Quan lại của Nội Các do nhà vua trực tiếp lựa chọn từ các bộ, viện. Quan lại phụ trách Nội Các gồm có 4 viên quan : Hai chánh tam phẩm (lấy Thị lang các bộ Hàn Lâm viện chưởng viện học sỹ), một người kiêm lãnh Thượng bảo khanh (Thượng bảo tự); hai chánh tứ phẩm (lấy Hàn Lâm viện Thị học sỹ), một người kiêm lãnh Thượng bảo thiếu khanh.
Thuộc viên gồm 28 người: phẩm trật từ chánh ngũ phẩm đến tòng cửu phẩm (5a – 9b) đều gọi là “Nội các Hành Tẩu”. Đến năm 1835, thuộc viên Nội Các là 30 người. Năm 1844 Thiệu Trị cải tổ Nội Các nâng số nhân viên lên 34 người.
Để tránh sự lạm quyền, Minh Mạng quy định về phẩm hàm cũng như thứ bậc quan chức phụ trách Nội các đều thấp hơn Lục Bộ. Vua Minh Mạng quy định: “ Nội các trật chỉ tam phẩm mà ban dưới sáu bộ, không như nhà Minh nhà Thanh cho đứng đầu trăm quan”, tức là không thể thăng đến hàm Đại học sĩ hoặc lãnh chức Thượng thư các bộ tương đương trật Nhị phẩm. Trong đó, đặt hai viên trật Tam phẩm do Thị lang các bộ hoặc Chưởng viện học sĩ Viện hàn lâm kiêm nhiệm làm Thượng bảo khanh; hai viên trật Tứ phẩm lấy Thị độc học sĩ Viện Hàn lâm kiêm nhiệm làm Thượng bảo thiếu khanh; các thuộc viên gồm: Thị độc, Tu tuyển, Kiểm thảo, Đãi chiếu, Thừa chỉ, Biên tu, Điển bạ đều là người của Hàn lâm viện sung làm Hành tẩu để giúp việc ở Nội các.
Nội các của hai triều đại Minh Thanh, quyền hành luôn đứng trên Lục bộ. Nhà Thanh quan đứng đầu Nội các được thăng đến chánh nhất phẩm. Như vậy, cách đặt quan chức của Minh Mệnh so với triều Minh Thanh đã có sự sáng tạo. Nhà vua vừa hạn chế được phần nào sự chuyên quyền của Nội Các, vừa giúp Nội Các có đủ quyền hành để ràng buộc các cơ quan khác. Minh Mạng đặt Nội các dưới Lục bộ và các quan trong Nội các đều thuộc hàng Tứ phẩm.
Nhận xét
Cải cách này của Minh Mạng đã góp phần quản lý tốt những giấy tờ quan trọng của Triều đình, phục vụ đắc lực cho việc điều hành, lưu giữ công văn của một triều đại, gìn giữ nguồn tư liệu cho các triều đại sau và hiện tại xem xét, nghiên cứu.
Hơn nữa, cuộc cải cách này đã làm cho Nội các và Lục bộ có quan hệ kiềm chế lẫn nhau, góp phần hạn chế sự chuyên quyền. Sự kiềm chế giữa Nội các và Lục bộ đã tạo điều kiện thuận lợi để nhà vua có thể thâu tóm quyền lực, củng cố chế độ trung ương tập quyền. Chế độ trung ương tập quyền được tăng cường có tác dụng thúc đẩy bộ máy chính trị hoạt động tốt hơn, có hiệu quả hơn.Tuy nhiên, sự chuyên quyền của nhà vua sẽ dẫn tới tình trạng quan liêu, độc đoán.
KẾT LUẬN
Tuy còn những hạn chế về thời đại, nhưng cuộc cải cách của Minh Mạng đã đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Cuộc cải cách này được đánh giá là cuộc cải cách có hiệu quả nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Đặc biệt là cuộc cải cách hành chính mà ở đây cụ thể là cải cách khối cơ quan văn phòng, nó đã góp phần củng cố quyền lực của nhà vua và sự phát triển của đất nước ta thời kì bấy giờ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới.
https://www.google.com.vn/