Trong lịch sử dân tộc ta, có thể nói thời Lê Sơ là một thời kỳ xán lạn. Sau năm thế kỷ độc lập và văn hiến nhờ những tướng tài, vua giỏi, và trí thức lớn của các đời từ Ngô, Đinh, Lý, Trần, nhà Hồ có tội để mất nước (1407) vào tay nhà Minh. Nhưng rồi khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ (1418) đưa tới những chiến thắng vang dội khiến quan quân Minh phải rút về Tàu; nền độc lập dân tộc được phục hồi, một triều đại mới được thành lập. Ánh sáng của tự chủ tự do đã lại trở về với Đại Việt, với kinh đô cũ Thăng Long được triều Lê Sơ đặt tên gọi mới là Đông Đô để phân biệt với Lam Kinh ở Thanh Hóa (còn gọi là Tây Đô hay Tây Kinh). Ánh sáng bừng lên từ Lam Sơn rồi tỏa chiếu trên toàn cõi đất nước cũng là ánh sáng của 100 năm văn hiến nhờ sự nghiệp của những Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lương Thế Vinh,. nhờ những thành tựu văn hóa đẹp đẽ như Hội Tao Đàn, bản đồ Hồng Đức,. Sự phát triển cao độ của chế độ phong kiến tập quyền thời Lê sơ đề ra yêu cầu xây dựng một bộ pháp luật hoàn chỉnh để củng cố những trật tự xã hội mới. Trải qua một quá trình xây dựng lâu dài từ thời Lê Thái Tổ, đến thời Lê Thánh Tông đã pháp điển hóa các pháp lệnh ban bố và thi hành trong các triều vua thời Lê sơ thành một bộ luật hoàn chỉnh nhằm đáp ứng những yêu cầu phát triển sang giai đoạn mới của chế độ phong kiến Việt Nam. Đó là bộ Quốc triều hình luật (mà người ta thường gọi là bộ Luật Hồng Đức để đề cao vai trò xây dựng của Lê Thánh Tông), sản phẩm của một thời kỳ phát triển cực thịnh của chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam. Bộ luật này sau khi được xây dựng đã trở thành pháp luật của thời Lê sơ và của các triều đại sau cho đến thế kỷ XVIII.
Tiếp thu tư tưởng Nho giáo Trung Hoa và bộ luật sớ nghị thời Đường ở Trung Quốc nhưng trong số 722 điều của bộ Quốc triều hình luật thì có tới 315 điều (gần một nửa) không tìm thấy trong bộ luật nhà Đường. Có một nhà nghiên cứu đã nhận xét: “Nho giáo ở nước ta như những lớp trầm tích đan xen, bện chặt lấy nhau, gần như một khu rừng nhiệt đới rậm rạp”. Sở dĩ có lớp trầm tích độc đáo ấy là bởi chúng ta đã biết kết hợp tư tưởng Nho giáo với những phong tục tập quán của dân tộc và thể hiện rõ nét nhất trong Quốc triều hình luật. Có được sức sống lâu dài, được nhiều nhà đánh giá cao vì bộ luật chứa đựng nhiều nội dung tiến bộ, nhân văn sâu sắc, kỹ thuật pháp lý hoàn thiện hơn so với các bộ luật cùng thời, có những điểm tiếp cận gần với kỹ thuật pháp lý hiện đại. Bên cạnh những tư tưởng tiến bộ, những nét độc đáo rất riêng của xã hội Việt Nam đặc biệt là sự anh minh, tấm lòng nhân ái của các vua Lê được thể hiện rất rõ ở các quy định đặc sắc
9 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 6758 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những điểm đặc sắc trong lĩnh vực hôn nhân gia đình của bộ quốc triều hình luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: những điểm đặc sắc trong lĩnh vực hôn nhân gia đình của bộ quốc triều hình luật
LỜI NÓI ĐẦU
Trong lịch sử dân tộc ta, có thể nói thời Lê Sơ là một thời kỳ xán lạn. Sau năm thế kỷ độc lập và văn hiến nhờ những tướng tài, vua giỏi, và trí thức lớn của các đời từ Ngô, Đinh, Lý, Trần, nhà Hồ có tội để mất nước (1407) vào tay nhà Minh. Nhưng rồi khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ (1418) đưa tới những chiến thắng vang dội khiến quan quân Minh phải rút về Tàu; nền độc lập dân tộc được phục hồi, một triều đại mới được thành lập. Ánh sáng của tự chủ tự do đã lại trở về với Đại Việt, với kinh đô cũ Thăng Long được triều Lê Sơ đặt tên gọi mới là Đông Đô để phân biệt với Lam Kinh ở Thanh Hóa (còn gọi là Tây Đô hay Tây Kinh). Ánh sáng bừng lên từ Lam Sơn rồi tỏa chiếu trên toàn cõi đất nước cũng là ánh sáng của 100 năm văn hiến nhờ sự nghiệp của những Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lương Thế Vinh,... nhờ những thành tựu văn hóa đẹp đẽ như Hội Tao Đàn, bản đồ Hồng Đức,... Sự phát triển cao độ của chế độ phong kiến tập quyền thời Lê sơ đề ra yêu cầu xây dựng một bộ pháp luật hoàn chỉnh để củng cố những trật tự xã hội mới. Trải qua một quá trình xây dựng lâu dài từ thời Lê Thái Tổ, đến thời Lê Thánh Tông đã pháp điển hóa các pháp lệnh ban bố và thi hành trong các triều vua thời Lê sơ thành một bộ luật hoàn chỉnh nhằm đáp ứng những yêu cầu phát triển sang giai đoạn mới của chế độ phong kiến Việt Nam. Đó là bộ Quốc triều hình luật (mà người ta thường gọi là bộ Luật Hồng Đức để đề cao vai trò xây dựng của Lê Thánh Tông), sản phẩm của một thời kỳ phát triển cực thịnh của chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam. Bộ luật này sau khi được xây dựng đã trở thành pháp luật của thời Lê sơ và của các triều đại sau cho đến thế kỷ XVIII.Tiếp thu tư tưởng Nho giáo Trung Hoa và bộ luật sớ nghị thời Đường ở Trung Quốc nhưng trong số 722 điều của bộ Quốc triều hình luật thì có tới 315 điều (gần một nửa) không tìm thấy trong bộ luật nhà Đường. Có một nhà nghiên cứu đã nhận xét: “Nho giáo ở nước ta như những lớp trầm tích đan xen, bện chặt lấy nhau, gần như một khu rừng nhiệt đới rậm rạp”. Sở dĩ có lớp trầm tích độc đáo ấy là bởi chúng ta đã biết kết hợp tư tưởng Nho giáo với những phong tục tập quán của dân tộc và thể hiện rõ nét nhất trong Quốc triều hình luật. Có được sức sống lâu dài, được nhiều nhà đánh giá cao vì bộ luật chứa đựng nhiều nội dung tiến bộ, nhân văn sâu sắc, kỹ thuật pháp lý hoàn thiện hơn so với các bộ luật cùng thời, có những điểm tiếp cận gần với kỹ thuật pháp lý hiện đại. Bên cạnh những tư tưởng tiến bộ, những nét độc đáo rất riêng của xã hội Việt Nam đặc biệt là sự anh minh, tấm lòng nhân ái của các vua Lê được thể hiện rất rõ ở các quy định đặc sắc trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình tập trung chủ yếu ở hai chương Hộ hôn và Điền sản
NỘI DUNG
I – GHI NHẬN VÀ BẢO VỆ QUYỀN NHÂN THÂN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ:1, Quyền từ hôn của người con gái:Trong xã hội phong kiến nói chung, chế độ hôn nhân không tự do, hôn nhân của con cái là do cha mẹ sắp đặt với mục đích trước tiên là vì quyền lợi của gia đình, dòng họ. Thêm vào đó là chế độ hôn nhân bất bình đẳng, quyền lợi luôn nghiêng về phía người gia trưởng. Theo quan điểm Nho giáo địa vị người con gái luôn ở vị trí thấp kém ngay từ khi mới bắt đầu xác lập hôn nhân. Tuy nhiên pháp luật thời Lê đã khéo léo bổ sung thêm quyền lợi cho người con gái để phù hợp với phong tục tập quán của dân tộc là xác định vị trí quan trọng của người phụ nữ trong gia đình. Do đó trong bộ QTHL đã có những điều khoản tiến bộ bảo vệ người con gái ngay từ khi chuẩn bị bước chân về nhà chồng.Theo như Điều 322 quy định: “Con gái hứa gả chồng mà chưa thành hôn, nếu người con trai bị ác tật hay phạm tội hoặc phá tán tài sản thì cho phép người con gái được kêu quan trả đồ sính lễ”. Người con trai cũng có quyền từ hôn nếu người con gái bị ác tật hay phạm tội. Đây là quan điểm tiến bộ của nhà lập pháp triều Lê cho phép người con gái có quyền từ hôn ngang bằng như con trai. Quy định này khác xa với pháp luật đời Đường chỉ quy định hình phạt cho bên nhà gái, cấm quyền từ hôn của người con gái, nếu người con gái vi phạm thì bị phạt 60 trượng.Mặc dù quy định trên xuất phát từ lợi ích của gia đình phong kiến song nó đã thể hiện phần nào quan điểm tiến bộ của nhà lập pháp vì đã dành cho người con gái cũng có quyền từ hôn như người con trai nên đã bảo vệ lợi ích cho người con gái.2, Bộ luật có những quy định ràng buộc trách nhiệm của người chồng đối vối gia đình, qua đó bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người vợ.Mặc dù thiên về quyền lợi pháp lý của người chồng với tư cách là gia trưởng song Quốc triều hình luật đã có nhiều quy định ràng buộc trách nhiệm của người chồng đối với gia đình, hạn chế quyền tuyệt đối định đoạt của người chồng đối với vợ trong một số trường hợp nhất định. Chẳng hạn như trong việc thực hiện nghĩa vụ đồng cư, người chồng cũng phải có trách nhiệm. Nghĩa vụ này chỉ có ý nghĩa khi cả hai vợ chồng cùng thực hiện. Nếu chỉ có người vợ thực hiện thì cũng không thể đảm bảo được lợi ích của gia đình. Vì vậy, Điều 308 Quốc triều hình luật quy định: Nếu người chồng lơ là không làm tròn bổn phận của người chồng đối với vợ trong thời gian 5 tháng (nếu đã có con thì là 1 năm) thì người vợ được quyền li hôn. Với tư cách người gia trưởng, người chồng phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống gia đình, vợ con và đặc biệt là với người vợ cả. Do vị trí là chính thất, người vợ có có quyền được chồng quan tâm cả về vật chất và tinh thần. Để bảo vệ quyền lợi của người vợ cả, pháp luật còn quy đinh: “...vì quá say đắm nàng hầu mà thờ ơ với vợ thì xử tội biếm (phải có người vợ thưa thì mới bắt tội)” (Điều 309). Đây là một quy định chỉ có trong Quốc triều hình luật mà chưa có trong cổ luật. Những quy định này đã ràng buộc người chồng phải có trách nhiệm với gia đình, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của người vợ.Trong quan hệ vợ chồng, mặc dù giữ quyền gia trưởng, người chồng không được tuỳ tiện đánh đập, đối xử tàn bạo đối với vợ. Hành vi đánh vợ của người chồng vẫn bị xử lý theo pháp luật nhưng với mức phạt thấp hơn ba bậc so với các trường hợp phạm tội thông thường khác. Chồng có ý giết vợ thì chỉ được giảm tội một bậc. Chồng đánh chết vợ là bất mục - một trong mười tội nặng nhất trong xã hội phong kiến (Điều 482). Sự trừng phạt của pháp luật đối với người chồng khi có những hành vi xâm phạm quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ của người vợ là một cách thức hạn chế quyền gia trưởng của người chồng, bảo vệ được quyền của người vợ và đó là đòi hỏi tất yếu, rất cần thiết không chỉ trong xã hội phong kiến thời Lê mà còn ngay trong cả hoàn cảnh xã hội hiện bay để chống nạn bạo lực gia đình. Pháp luật nhà Lê rất hợp lý, hợp tình khi quy định trong cả hai trường hợp vợ đánh chồng và chồng đánh vợ đều phải có người bị đánh cáo quan, thì mới bắt tội. Đây là quy định nhằm hạn chế sự can thiệp từ bên ngoài vào các mối quan hệ trong gia đình. Nó giành cho vợ chồng quyền tự quyết định cách xử sự cần thiết trong trường hợp cụ thể cho phù hợp với hoàn cảnh gia đình mình, đồng thời tạo điều kiện hàn gắn quan hệ vợ chồng. Qua đó cho thấy, mặc dù nhằm bảo vệ trật tự, sự ổn định trong gia đình song pháp luật chỉ can thiệp khi cần thiết.Quốc triều hình luật có những quy định về hình phạt đối với những người đàn ông khi có hành vi gian dâm hay thông gian. Đoạn 1 Điều 401 quy định: “Gian dâm với vợ người khác thì bị xử tội lưu hay tội chết; với vợ lẽ người khác thì bị giảm một bậc. Với người quyền quý thì sẽ xử cách khác; kẻ phạm tội đều phải nộp tiền tạ như Luật định”. Như vậy, hành vi này bị trừng phạt rất nghiêm khắc, có thể dẫn tới tội chết. Đối với hành vi thông gian, tức là hành vi ngoại tình đi lại với nhau chứ không phải là bắt được gian dâm nên cách xử lý có nhẹ hơn. Theo điều 405 Quốc triều hình luật thì hành vi thông gian với vợ người khác bị xử phạt 60 trượng, biếm hai tư, bắt nộp tiền tạ nhiều hay ít theo bậc cao thấp của người đàn bà. Sự trừng phạt này vừa có tác dụng bảo vệ quyền lợi của gia đình, của người vợ, vừa ngăn chặn những hành vi đó trong tương lai. Việc áp dụng chế tài hình sự nghiêm khắc trong các trường hợp này có tác dụng răn đe thiết thực, có hiệu quả trong việc ngăn chặn tệ nạn ngoại tình. Đây là biện pháp đáng để suy nghĩ và có thể tiếp thu trong việc xây dựng pháp luật nhằm loại trừ những hiện tượng ngoại tình và vi phạm chế độ một vợ một chồng còn tồn tại khá phổ biến hiện nay.Trong việc duy trì và bảo vệ chế độ đa thê, pháp luật nhà Lê đã dành cho vợ quyền thưa kiện trong trường hợp chồng vi phạm trật tự thê thiếp: phải có vợ thưa mới bắt tội (Điều 309) có nghĩa là nếu người vợ không thưa kiện thì hôn nhân sau, mặc dù vi phạm trật tự thê thiếp vẫn có giá trị. Trong khi đó theo pháp luật nhà Đường thì người chồng vẫn bị phạt kể cả khi người vợ không thưa kiện. Như vậy, nhà làm luật thời Lê đã rất đề cao tập quán tôn trọng tình nghĩa vợ chồng, cho phép các thành viên tự cư xử, tự duy trì trật tự trong gia đình, và người vợ cũng được bình đẳng tham gia vào mối quan hệ đó.3, Người vợ có quyền yêu cầu li hôn theo quy định của pháp luật:Điểm đặc sắc thể hiện ở việc thừa nhận quyền yêu cầu ly hôn của người vợ. Vấn đề này được thể hiện trong các Điều 423, 424, 425, 426 của Quốc triều hình luật.Bên cạnh việc quy định các trường hợp chồng được rẫy vợ khi vợ phạm phải một trong bảy điều thất xuất, pháp luật triều Lê còn quy định ba trường hợp chồng không được bỏ vợ mặc dù vợ phạm phải một trong bảy điều thất xuất, đó là trường hợp “tam bất khứ”. Trong Quốc triều hình luật không có quy định về “tam bất khứ” nhưng đoạn 165 Hồng Đức thiện chính thư có giải thích rõ “tam bất khứ” là: vợ có ba cớ không thể bỏ được: Một là, người vợ để tang nhà chồng 3 năm; hai là, khi lấy nhau nghèo, về sau giàu có; ba là, khi lấy nhau có bà con, lúc bỏ nhau không còn bà con để trở về. Quy định về “tam bất khứ” thể hiện tính nhân đạo, bản chất bác ái của người Việt Nam, đồng thời cũng là sự quan tâm tới số phận của người phụ nữ. Quy định này xuất phát từ phong tục, từ tình nghĩa vợ chồng nhằm bảo vệ những quyền lợi cơ bản tối thiếu nhất của người vợ, phù hợp với đạo lý của người Việt Nam.Song song với quyền li hôn của người chồng, Quốc triều hình luật cũng cho phép vợ có quyền yêu cầu li hôn. Nếu trường hợp rẫy vợ thể hiện sự bất bình đảng, sự phân biệt đối xử đối với quyền lợi pháp lí của người vợ thì việc quy định vợ có quyền yêu cầu li hôn đã thể hiện tính độc lập, vị thế ngang bằng của người vợ trước người chồng, đồng thời cũng là biện pháp bảo vệ quyền lợi pháp lý cho người vợ. Đó là điểm tiến bộ của QTHL mà các văn bản cổ luật khác không có.Người vợ có quyền yêu cầu li hôn trong hai trường hợp sau:•Trong trường hợp người chồng không chăm nom, bỏ lửng vợ trong vòng 5 tháng không đi lại, vợ được trình với quan sở tại và xã quan làm chứng thì mất vợ (Điều 308). Tương tự như vậy, bộ luật Gia Long cũng cho phép người vợ được li hôn khi người chồng bỏ phế họ nhưng thời gian người chồng không đi lại với vợ phải là 3 năm. Như vậy, so với bộ luật nhà Lê bộ luật nhà Nguyễn là sự thụt lùi trong việc bảo vệ quyền lợi của người vợ.•Theo Điều 333 thì: “Nếu con rể lấy chuyện phi lí mà mắng nhiếc cha mẹ vợ, đem việc thưa qua sẽ cho li dị”. Con rể mắng nhiếc cha mẹ vợ bị coi là bất hiếu nên người vợ có quyền thể hiện thái độ của mình bằng việc yêu cầu li hôn.Quy định về quyền li hôn của người vợ là điểm độc đáo của pháp luật nhà Lê: “Quy định này không có trong bất kì bộ Luật nào của Trung Quốc, nó chứng minh địa vị tương đối bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình Việt Nam”.Pháp luật cũng bảo vệ quyền của người vợ sau khi li hôn. Điều 308 QTHL quy đinh: “...Nếu đã bỏ vợ mà lại ngăn cản người khác lấy vợ cũ thì phải tội biếm”.Như vậy, với sự trình bày trên đây, có thể nói chế định pháp lý về quan hệ vợ chồng trong Quốc triều hình luật đã đạt được những tiến bộ rất đáng kể trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, đặc biệt là trong việc xác lập quyền, vị thế tương đối bình đẳng giữa vợ và chồng, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người vợ. Trong một xã hội mà tư tưởng Nho giáo với nền tảng cốt lõi của nó là sự phân biệt đẳng cấp, phân biệt trên dưới, coi rẻ, khinh thường người phụ nữ...thì quan điểm của nhà lập pháp triều Lê quan tâm, bảo vệ và tôn trọng địa vị độc lập của người phụ nữ với tư cách là người vợ càng có giá trị và ý nghĩa to lớn. Điều đó có được là do nhà lập pháp triều Lê đã tôn trọng và biết kế thừa, phát huy những phong tục tập quán độc đáo của dân tộc vốn đã tồn tại và được ưa chuộng từ bao đời nay, hoà nhập chúng vào hệ thống pháp luật của triều đình, làm cho Bộ luật có một sức sống mãnh liệt đến tận ngày nay.II – GHI NHẬN VÀ BẢO VỆ QUYỀN TÀI SẢN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ:1, Những quy định chặt chẽ trong chế độ tài sản giữa vợ và chồng:Theo như các quy định tại các điều 374, 375, 376 tài sản vợ chồng bao gồm tài sản riêng của mỗi người được thừa kế từ gia đình và tài sản chung vợ chồng cùng làm ra trong thời kỳ hôn nhân. Lần đầu tiên, pháp luật công nhận công lao đóng góp vào việc tạo ra tài sản chung của vợ chồng từ đó công nhận quyền sở hữu của người vợ đối với một nửa tài sản hai vợ chồng làm ra thể hiện qua các quy định tại điều 374: “…Nếu điền sản là của chồng và vợ trước làm ra thì chia làm hai phần, vợ trước và chồng mỗi người một phần, phần của vợ trước thì để riêng cho con, còn phần chồng lại chia như trước. Nếu điền sản là của chồng và vợ sau làm ra, thì cũng chia làm hai phần, chồng và vợ sau mỗi người một phần, phần của chồng thì chia như trước, còn phần của vợ sau thì được nhận làm của riêng…”và điều 375: “…còn điền sản của vợ chồng làm ra thì chia làm hai, vợ chồng mỗi người được một phần; phần của vợ được nhận làm của riêng…”. Sự quy định thành phần khối tài sản chung, riêng rõ ràng của vợ chồng là điểm rất tiến bộ và độc đáo của pháp luật nhà Lê và nó vẫn được tiếp thu trong việc xây dựng pháp luật hiện nay. Việc chia đôi khối tài sản chung chứng tỏ rằng sự đóng góp của người vợ vào khối tài sản chung là ngang bằng với người chồng. Sự bình đẳng đó còn thể hiện ở quyền định đoạt tài sản chung. Như vậy địa vị pháp lý của người vợ được cải thiện hơn hẳn so với các quan niệm Nho giáo qua việc thừa nhận quyền bình đẳng về tài sản giữa vợ và chồng.Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định quyền sở hữu và định đoạt đối với tài sản riêng thể hiện tại điều 376: “vợ chồng đã có con, nếu một người chết trước sau đó con cũng lại chết thì điền sản thuộc về chồng hay vợ…”, nếu vợ chết trước thì “điền sản của vợ chia làm ba, để cho chồng hai phần, cho người họ (người thừa tự) một phần. Cha mẹ còn sống thì chia làm hai, thuộc về cha mẹ một phần, thuộc về chồng một phần, phần của vợ chỉ để nuôi một đời, không được nhận làm của riêng, chồng chết thì phần ấy thuộc về cha mẹ hay người thừa tự. Chồng chết trước thì vợ cũng thế, cải giá thì phải trả lại”. Tài sản riêng của vợ chồng là những tài sản của mỗi bên vợ chồng có trước khi kết hôn, do được thừa kế từ gia đình mỗi người. Đối với những tài sản này, vợ, chồng đều có quyền sở hữu riêng rẽ, mặc dù những tài sản này được quản lí chung bởi vợ chồng và các lợi tức của nó là tài sản chung. Những tài sản này chỉ gộp vào để quản lí chung trong thời kỳ hôn nhân. Người chồng không có quyền chiếm dụng tài sản mà vợ thừa kế từ dòng họ mình và ngược lại. Sự thừa nhận quyền sở hữu tài sản riêng cũng là một điểm tiến bộ của Quốc triều hình luật mà ta không thể tìm thấy trong pháp luật phong kiến Trung Quốc. Có sự khác biệt đó là do ở Trung Quốc con gái không có quyền thừa kế tài sản mà chỉ có của hồi môn khi đi lấy chồng còn ở Việt Nam thì quyền thừa kế của con trai và con gái là như nhau, thậm chí con gái có thể thừa kế hương hỏa. Để đảm bảo tài sản hương hỏa không bị chuyển giao cho dòng họ khác khi con gái đi lấy chồng, cách tốt nhất là thừa nhận quyền sở hữu đối với tài sản riêng của người vợ. Điều này hoàn toàn phù hợp với phong tục tập quán Việt Nam là tài sản hương hỏa chỉ dùng để thờ cúng tổ tiên nên không thể giao cho người khác họ.2, Chế định thừa kế tài sản cũng có những điểm độc đáo không tìm thấy trong các bộ luật phong kiến khác:Bên cạnh việc quy định chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân, nhà làm luật thời Lê cũng có những quy định đặc sắc liên quan đến chế độ thừa kế tài sản giữa vợ chồng. Theo tục lệ và cổ luật Việt Nam, vợ phải để tang chồng, chồng phải để tang vợ. Nhưng điều đặc biệt là cả tục lệ và cổ luật đều tuyên bố vợ chồng không phải là thừa kế của nhau. Theo như điều 375 quy định, trong trường hợp vợ chồng không có con, người chồng chết trước thì tài sản vợ chồng do bố mẹ để lại cho (phu điền sản, thê điền sản) được chia làm 2 phần, 1 phần để lại cho gia đình người chồng, 1 phần để lại cho người vợ hưởng dụng một đời (không được nhận làm của riêng), khi vợ chết hay cải giá thì trả lại cho gia đình chồng . Vợ chết trước cũng áp dụng những quy định đó nhưng người chồng khi lấy vợ khác thì vẫn không mất quyền hưởng dụng tài sản đó. Tài sản do vợ chồng làm ra, nếu chồng chết trước thì chia làm hai, vợ chồng mỗi người được một phần. Phần của vợ được nhận làm của riêng. Phần của chồng lại chia làm 3, để lại cho vợ 2 phần để nuôi dưỡng một đời (không được nhận làm của riêng), khi vợ chết trả lại cho gia đình nhà chồng; phần còn lại (1/3 tài sản của chồng) để lại cho gia đình chồng. Vợ chết trước cũng chia như vậy. Trong trường hợp hai vợ chồng có con (Điều 374), mà một trong hai người chết trước (vợ hoặc chồng) thì đối với tài sản riêng của hai người được chia làm hai phần, một phần để lại thừa kế cho con, phần còn lại giành cho người còn sống nuôi dưỡng một đời, khi người đó chết thì để lại thừa kế cho các con. Chế độ không thừa kế di sản của nhau giữa vợ chồng, thay vào đó là chế độ quản lý và hưởng dụng toàn bộ hoa lợi của tài sản được quy định trong Quốc triều hình luật cũng được một số nước phương Tây nghiên cứu và rất ca ngợi, gọi đó là chế độ cộng đồng phu phụ sản. Chế độ này đóng một vai trò trội yếu trong việc bảo vệ mối quan hệ hạnh phúc giữa vợ và chồng bảo đảm tính thuần khiết và bền vững của gia đình Việt Nam, tránh được rất nhiều hiện tượng rạn nứt gia đình do chồng muốn thừa kế của vợ, vợ muốn thừa kế của chồng. Phải thấy rằng nhà làm luật triều Lê đã rất khéo léo trong việc bảo đảm sự ổn định, bền vững trong gia đình cũng như bảo đảm điều kiện kinh tế cho người vợ (chồng) khi góa bụa thể hiện qua các quy định hết sức tinh tế chưa từng có trong pháp luật phong kiến Việt Nam cũng như Trung Quốc – một quốc gia lớn mạnh có ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội nước ta..Quy định về chế độ thừa kế tài sản giữa cha mẹ và con cái trong Quốc triều hình luật cũng đã chú ý đến việc nhắc nhở cha mẹ phải liệu tuổi già mà làm chúc thư cho các con cũng như quy định những điều kiện để một chúc thư có hiệu lực pháp luật. Điều 390 quy định “người làm cha mẹ phải liệu tuổi già mà lập sẵn chúc thư”. Điều 366 quy định “những người làm chúc thư văn khế mà không nhờ quan trưởng trong làng viết thay và chứng kiến, thì phạt 80 trượng, phạt tiền theo việc nặng nhẹ. Chúc thư văn khế ấy không có giá trị. Nếu biết chữ mà viết lấy thì được”. Như vậy, có thể thấy trong Điều 366 này nhà lập pháp đã quy định về hình thức viết chúc thư của văn khế. Nhà lập pháp cũng quy định luôn là người lập chúc thư văn khế là quan trưởng, đồng thời quan trưởng cũng là người chứng kiến chúc thư. Không tuân theo điều kiện của Điều 366 thì không những chúc thư đó không có giá trị mà còn bị phạt 80 trượng và phạt tiền theo việc nặng nhẹ. Trong quyền thừa kế tài sản của cha mẹ để lại, pháp luật nhà Lê không phân biệt con trai - con gái. Theo như quy định tại Điều 388: “Cha mẹ mất cả, có ruộng đất, chưa kịp để lại chúc thư, mà anh em tự chia nhau, thì lấy một phần 20 số ruộng đất làm phần hương hỏa, giao cho người con trai trưởng giữ, còn thì chia nhau” cả con trai lẫn con gái đều có quyền hưởng phần thừa kế như nhau trừ trường hợp có di chúc; Việc thừa nhận quyền bình đẳng giữa con trai và con gái trong việc chia thừa kế là một điểm tiến bộ mới xuất hiện lần đầu trong Quốc triều hình luật.Được quy định trong 13 điều luật thuộc chương Điền sản, luật hương hỏa triều Lê thể hiện sâu sắc phong tục tậ