Đề tài Những gì được hình thành trong 5, 6 năm đầu đời thì khó mất đi và những gì chưa được hình thành trong giai đoạn này thì sau này khó hình thành

Như chúng ta đã biết, sự ảnh hưởng của những năm đầu đời có tác động rất lớn đến sự phát triển của trẻ sau này và tác động rất lớn đến sự phát triển của trẻ sau này và những gì được hình thành trong 5,6 năm đầu đời thì sẽ khó mất đi, những gì chưa được hình thành trong giai đoạn này thì sau này khó hình thành. Trước hết, ta nói đến sự phát triển tâm lý của trẻ em từ 0 đến 6 tuổi. Nó được chia ra nhiều thời kỳ nhỏ từ 0 đến 2 tháng gọi làtuổi sơ sinh, từ 2 đến 12 tháng gọi là tuổi hài nhi, từ 1 đến 3 tuổi gọi là tuổi vườn trẻ, từ 3 đến 6 tuổi gọi là tuổi mẫu giáo. Ở giai đoạn từ 0 - 2 tháng, đứa trẻ ra đời là một thực thể rất yếu ớt. Trong thời gian này, ở trẻ chỉ có một số phản xạ không điều kiện như phản xạ bú, phản xạ tự vệ, phản xạ định hướng và một vài phản xạ của chân tay. Tuy vậy, trẻ cũng đã có đầy đủ các cơ quan phân tích, cảm nhận. Trước hết và sự thức tỉnh của cơ quan phân tích, cảm nhận. Trước hết và sự thức tỉnh của cơ quan tính giác, cơ quan tiếp nhận âm thanh sau đó là khứu giác, rồi đến vị giác, xúc giác. Đến cuối tháng thứ hai, trẻ bắt đầu xuất hiện “phức cảm hớn hở” đó là sự kết hợp những cử động của chân tay khi mẹ hay người thân xuất hiện hoặc âu yếm nó. Từ rất sớm trong cuộc sống riêng, trẻ sơ sinh có vẻ như đáp ứng nhiều hơn đối với các kích thích có một ý nghĩa nhất định đối với chúng. Ví dụ, chúng đáp ứng đối với các vật kích thích có đường nét, màu sắc, hình khối nhiều hơn là đối với các vật kích thích phẳng, đơn sắc. Trong 2 tháng đầu tiên của cuộc đời, trẻ sơ sinh mới có những cơ sở ban đầu, những điều kiện sinh vật của sự phát triển tâm lý. Nhiều chiến tranh nghiên cứu của tâm lý học hiện đại đã chứng minh rằng: ngay từ những ngày đầu, tháng đầu tiên của cuộc đời, đứa trẻ đã biểu lộ những nhu cầu xã hội rất rõ rệt. Sự phát triển tâm lý của nó phụ thuộc nhiều vào “thái độ cư xử” của người lớn như thế nào khi nó chào đời. Vào những giờ phút đầu tiên của cuộc đời, người mẹ chào đón đứa con mình càng nhiệt tình, yêu thương bao nhiều thì khả năng phát triển củađứa trẻ sau này càng thuận lợi bấy nhiêu và ngược lại.

doc7 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1633 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những gì được hình thành trong 5, 6 năm đầu đời thì khó mất đi và những gì chưa được hình thành trong giai đoạn này thì sau này khó hình thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TÂM LÝ HỌC ---------------  TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH: “NHỮNG GÌ ĐƯỢC HÌNH THÀNH TRONG 5, 6 NĂM ĐẦU ĐỜI THÌ KHÓ MẤT ĐI VÀ NHỮNG GÌ CHƯA ĐƯỢC HÌNH THÀNH TRONG GIAI ĐOẠN NÀY THÌ SAU NÀY KHÓ HÌNH THÀNH” Sinh viên thực hiện : Trịnh Thị Mỹ Lớp : K51-TLH Hà Nội -2007 Như chúng ta đã biết, sự ảnh hưởng của những năm đầu đời có tác động rất lớn đến sự phát triển của trẻ sau này và tác động rất lớn đến sự phát triển của trẻ sau này và những gì được hình thành trong 5,6 năm đầu đời thì sẽ khó mất đi, những gì chưa được hình thành trong giai đoạn này thì sau này khó hình thành. Trước hết, ta nói đến sự phát triển tâm lý của trẻ em từ 0 đến 6 tuổi. Nó được chia ra nhiều thời kỳ nhỏ từ 0 đến 2 tháng gọi làtuổi sơ sinh, từ 2 đến 12 tháng gọi là tuổi hài nhi, từ 1 đến 3 tuổi gọi là tuổi vườn trẻ, từ 3 đến 6 tuổi gọi là tuổi mẫu giáo. Ở giai đoạn từ 0 - 2 tháng, đứa trẻ ra đời là một thực thể rất yếu ớt. Trong thời gian này, ở trẻ chỉ có một số phản xạ không điều kiện như phản xạ bú, phản xạ tự vệ, phản xạ định hướng và một vài phản xạ của chân tay. Tuy vậy, trẻ cũng đã có đầy đủ các cơ quan phân tích, cảm nhận. Trước hết và sự thức tỉnh của cơ quan phân tích, cảm nhận. Trước hết và sự thức tỉnh của cơ quan tính giác, cơ quan tiếp nhận âm thanh sau đó là khứu giác, rồi đến vị giác, xúc giác. Đến cuối tháng thứ hai, trẻ bắt đầu xuất hiện “phức cảm hớn hở” đó là sự kết hợp những cử động của chân tay khi mẹ hay người thân xuất hiện hoặc âu yếm nó. Từ rất sớm trong cuộc sống riêng, trẻ sơ sinh có vẻ như đáp ứng nhiều hơn đối với các kích thích có một ý nghĩa nhất định đối với chúng. Ví dụ, chúng đáp ứng đối với các vật kích thích có đường nét, màu sắc, hình khối nhiều hơn là đối với các vật kích thích phẳng, đơn sắc. Trong 2 tháng đầu tiên của cuộc đời, trẻ sơ sinh mới có những cơ sở ban đầu, những điều kiện sinh vật của sự phát triển tâm lý. Nhiều chiến tranh nghiên cứu của tâm lý học hiện đại đã chứng minh rằng: ngay từ những ngày đầu, tháng đầu tiên của cuộc đời, đứa trẻ đã biểu lộ những nhu cầu xã hội rất rõ rệt. Sự phát triển tâm lý của nó phụ thuộc nhiều vào “thái độ cư xử” của người lớn như thế nào khi nó chào đời. Vào những giờ phút đầu tiên của cuộc đời, người mẹ chào đón đứa con mình càng nhiệt tình, yêu thương bao nhiều thì khả năng phát triển củađứa trẻ sau này càng thuận lợi bấy nhiêu và ngược lại. Là một sinh vật còn bất lực, cuộc sống cuảtrẻ hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn. Do đó, giao tiếp với người lớn là nhu cầu đầu tiên, mà thiếu nó đứa trẻ không tồn tại và phát triển được. Đó cũng là hoạt động chủ đạo ra những cấu tạo tâm lý mới ở đứa trẻ trong năm đầu tiên. Nhờ sự giúp đỡ của người lớn, dần dần trường thị giác, thính giác của trẻ phát triển. Sự phát triển tâm lý của trẻ em ở giai đoạn này thể hiện tính tích cực vận động nhằm đạt được những kỹ xảo vận động như: cầm, nắm, trườn, bò, ngồi, đi, đứng. Nhờ đó, những cảm giác về âm thanh, hình khối, màu sắc bắt đầu hình thành. Vào cuối tuổi hài nhi đứa trẻ có hành động bắt chước người lớn, bắt đầu tập nhiều theo như vậy mang tính chủ định xuất hiện. Đặc biệt ở vào cuối giai đoạn này ở trẻ em bắt đầu hình thành tiền đề của sự lĩnh hội ngôn ngữ. Đứa trẻ một mặt bắt chước những âm thanh của người lớn, mặt khác, nhìn, nghe người lớn nói, kết hợp với những cử chỉ nét mặt của người lớn mà bắt đầu hiểu âm thanh, ngôn ngữ. Chính những câu nói thường ngày chỉ tạo tiền đề cho việc hiểu ngôn ngữ của trẻ em trong năm đầu, mà nhờ đó các chức năng tâm lý mới, khác về chất được tạo ra ở những giai đoạn phát triển sau. Trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi phát ra những tổ hợp nguyên âm như mẹ - mẹ, bù - bà. Trẻ dưới 6 tháng tuổi thường phụ họa trong khi người lớn nói với chugns, từ 7 đến 8 tháng tuổi chúng thường im lặng lắng nghe và chờ đợi khi người lớn im lặng mới phát ra âm thanh phụ họa. Từ 8 đến 10 tháng tuổi, trẻ bắt đầu dùng cử chỉ, nét mặt và những cử động như chỉ ngón tay, giơ hai tay giật gấu quần để giao tiếp với bố mẹ. Giao tiếp với bố mẹ, trẻ học nói đôi khi chưa đủ để trẻ có thể phát triển ngôn ngữ với nhịp độ bình thường. Khi trẻ em 3 tuổi, nó đã bắt đầu có khả năng phục vụ và tham gia vào các mối quan hệ qua lại với những người lớn xung quanh. Sự phát triển những hành động đối với đối tượng là thành tựu đầu tiên rõ rệt ở lứa tuổi này. Trong khi hành động với đối tượng, trẻ không chỉ lĩnh hội những phương thức hành động của các công cụ, các đối tượng mà còn lĩnh hội chức năng của chúng. Ví dụ: đứa trẻ tập ăn bằng thìa, uống bằng cốc… suốt thời kỳ vườn trẻ, hoạt động, hành động với đồ vật luôn giữ vai trò chủ đạo. Trẻ hướng vào thế giới đồ vật do con người tạo ra để tìm hiểu, khám phá chúng. Nhờ đó trẻ thiết lập được mối tương quan giữa các đồ vật với nhau. Song song với hoạt động công cụ, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em ở lứa tuổi này là một thành tựu rất nổi bật. Các chiến tranh nghiên cứu về ngôn ngữ của trẻ em ở lứa tuổi này đã khẳng định: trình độ ngôn ngữ của trẻ em phụ thuộc chủ yếu vào sự dạy bảo của người lớn. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trong lứa tuổi này có nét đặc trưng là mang tính “vô định hình” hay còn gọi là ngôn ngữ “tự kỉ”. Tình trạng ngôn ngữ tự kỉ này sẽ nhanh chóng được khắc phục nếu trẻ được ở trong môi trường giao tiếp thường xuyên và được sự dạy dỗ đúng hướng của người lớn. Sự phát triển ngôn ngữ mạnh ở thời kỳ làm cho các phẩm chất tâm lý khác nhau tri giác, trí nhớ, tư duy của trẻ có những thay đổi về chất. Tri giác của tuổi ấu nhi còn hết sức sơ sai. Ở hoạt động đối với đồ vật, nhờ ngôn ngữ phát triển, tri giác của trẻ 2, 3 tuổi mang tính biểu tượng rõ rệt. Nhờ thao tác so sánh, đối chiếu những thuộc tính bên ngoài của các đồ vật, trẻ có thể nhận ra người thân trong ảnh và các đồ vật vẽ trong tranh một cách khá chính xác. Việc tích lũy các biểu tương về thuộc tính đồ vật phụ thuộc vào mức độ trẻ làm chủ được sự định hướng bằng mắt trong quá trình hành động với đồ vật. Tư duy của trẻ em lúa tuổi này chủ yếu là tư duy trực quan hành động cụ thể. Tư duy này có được là do trẻ hành động trực tiếp với đối tượng dưới sự giúp đỡ của người lớn. Trẻ tuổi ấu nhi sử dụng loại tư duy trực quan - hành động để nghiên cứu những mối để nghiên cứu những mối quan hệ của thời gian khách quan. Nhờ đó, trẻ dần dần xác lập được những mối quan hệ, liên hệ giữa sự vật, hiện tượng. Trong hành động thực tiễn với đối tượng trẻ khám phá ra rằng những đối tượng khác nhau có thể được sử dụng bằng cách thức giống nhau. Đây chính là điều cực kỳ quan trọng của sự phát triển từ duy. Bằng kinh nghiệm hoạt động của mình, được sự dạy dỗ của người lớn, tư duy của trẻ em ở lứa tuổi này dần dần được thống nhất với ngôn ngữ. Vào cuối tuổi vườn trẻ xuất hiện một mâu thuẫn giữa trẻ em và người lớn. Đây là mâu thuẫn tích cực, chứng tỏ sự trưởng thành của trẻ em, mà sự giải quyết nó đưa mục phát triển của trẻ em lên cao hơn. “Cái tôi” về bản thân bắt đầu được hình thành để phân biệt mình với người khác. Biểu hiện của nó là trẻ không nhất định nghe theo người lớn. Nhiều nhà tâm lý học gọi đây là “thời kỳ khủng hoảng của lứa tuổi lên 3”. Thực ra sự khủng hoảng mang tính chống đối của trẻ đối với người lớn có tính lựa chọn rõ rệt. Việc nhận biết giới cũng thể hiện ở việc trẻ chọn chơi với những trẻ cùng gới: bé gái 2 tuổi, bé tai 3 tuổi cũng bắt đầu chọn chơi với bạn tra. Sự phân biệt giới này thể hiện ở hầu hết các nền văn hóa. Cùng với sự hình thành “cái tôi”, tính tự ý thức của trẻ cũng manh nha ở thời kỳ này. Đứa trẻ mong muốn người lớn thừa nhận nó, khen ngợi nó, và ngược lại nó rất khổ tâm khi mọi người không bằng lòng. Sự khen ngợi, tán thưởng của người xung quanh là nguồn cổ vũ quan trọng giúp trẻ hình thành tình cảm tự hào. Tự khẳng định mình. Đây chính là cơ hội tốt để trẻ điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với những chuẩn mực mà người lớn quy định, giúp trẻ phát triển cái tốt, cái hay, hạn chế cái xấu, tạo điều kiện cho trẻ hình thành nhân cách sau nay. Từ 3 đến 6 tuổi, ở trẻ em mẫu giáo có những thay đổi quan trọng. Mối liên hệ giữa trẻ em và người lớn mang tính chất mới. Hoạt động cùng nhau được thay thế bằng việc thực hiện những nhiệm vụ độc lập theo những lời chỉ dẫn của người lớn. Quan hệ giữa trẻ với bạn bè cùng lứa tuổi được hình thành, ý thức về “cái tôi” ngày càng được củng cố. Mâu thuẫn giữa khát vọng được tiếp xúc với thế giới người lớn với những tri thức và kỹ năng để thực hiện điều đó khiến trẻ phải làm một hoạt động mới thay thế hoạt động với đồ vật ở tuổi vườn trẻ. Đó là hoạt động vui chơi. Trong trò chơi, mà quan trọng nhất là trò chơi phân vai theo chủ đề tạo nên những thay đổi về chất trong sự phát triển tâm lý trẻ trò chơi đóng vai giúp trẻ tái tạo lại đời sống lao động của người lớn cùng với những mối quan hệ của họ làm thỏa mãn khát vọng sống như người lớn của trẻ. Người lớn càng tạo điều kiện thuận lợi cho đứa trẻ tham gia vào nhiều trò chơi phong phú đa dạng bao nhiêu, cùng giúp trẻ phát triển về thế lực, trí tuệ và nhân cách bấy nhiêu. Bên cạnh trò chơi, hoạt động có sản phẩm cụ thể cũng đóng vai trò không kém quan trọng trong sự hình thành phát triển tâm lý ở lứa tuổi nay. Những hoạt động như vẽ, nặn, ghép hình,… Đây cũng là một loại hoạt động tạo điều kiện cho việc hình thành dần những hoạt động có động cơ, mục đích nghiêm ngặt của lứa tuổi sau. Vào 5 - 6 tuổi, ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo phát triển mạnh. Đây là một điều kiện cơ bản để hoàn thiện những chức năng tâm lý người. Quá trình tưởng tượng cũng phát triển rất mạnh ở tuổi này thể hiện trong trò chơi, trong các bức vẽ, trong các câu chuyện “bịa” của trẻ. Các trò chơi phân vai theo chủ đề giúp trẻ tưởng tượng ra nhiều nhân vật đặc sắc. Nhiều công trình nghiên cứu cho rằng ở tuổi mẫu giáo nhân cách của trẻ đã thực sự được hình thành, thể hiện tập trung ở mặt: tự khẳng định, tự ý thức, ở xúc cảm, ý chí, ở hệ thống động cơ… Từ 3 tuổi, biểu hiện về “cái tôi” đủ hình thành. Trong suốt tuổi mẫu giáo, “cái tôi” phát triển mạnh và dần trở thành ý thức về bản thân. Trẻ một mặt ngày càng tách mình ra khỏi người lớn, mặt khác muốn bắt chước để xử sự như người lớn. Trong hoạt động vui chơi, nhất là chơi đóng vai theo chủ đề, đưa trẻ dần phát triển tính tự lực, tự do, chủ động. Vào cuối tuổi mẫu giáo, đứa trẻ nhận thức ra mình là một thành viên của xã hội. Đây là bước phát triển quan trọng trong sự hình thành nhân cách trẻ. Như vậy, qua đây chúng ta có thể thấy rõ hơn, sâu sắc hơn về nhận định được đưa ra. Chúng ta có thể thấy giai đoạn 5, 6 năm đầu đời có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của trẻ sau này./.