Đề tài Những giải pháp chủ yếu cho phát triển kinh tế trang trại tỉnh Yên Bái tới năm 2005

Sự phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng của các trang trại gia đình từ đầu thập kỷ 90 trở lại đây thực sự đã đem lại cuộc sống giàu có cho nhiều gia đình, góp phần xoá đói giảm nghèo cho rất nhiều hộ nông dân, làm thay đổi bộ mặt kinh tế-xã hội ở nhiều địa phương, nhất là các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng ven biển. Thành công của trang trại gia đình không chỉ về mặt kinh tế-xã hội-môi trường. Điều có ý nghĩa quan trọng là nó khẳng định một hướng đi đúng đắn, một triển vọng sáng sủa cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và làm thay đổi, chuyển biến nhận thức, quan điểm của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều người trong việc hoạch định chủ trương, chính sách theo hướng tiến bộ, tích cực, phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của đời sống kinh tế, của thời đại và của lịch sử. Yên Bái là một tỉnh nội địa của miền Bắc Việt Nam, là cửa ngõ miền Tây Bắc, là đầu mối và trung gian của các tuyến giao thông quan trọng, đường bộ, đường sắt và đường sông, từ các tỉnh vùng đồng bằng đi các tỉnh vùng miền núi phía Tây, tới cửa khẩu quốc tế Lào Cai mà trong tương lai sẽ trở thành trục phát triển kinh tế quan trọng của cả nước. Là một tỉnh Trung du miền núi có nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế, đời sống nhân dân trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn thì việc tìm ra một hướng đi thích hợp cho nông nghiệp trong thời gian tới là một đòi hỏi cấp bách không chỉ đối với Nhà nước và chính quyền tỉnh Yên Bái mà còn đối với mọi người dân trong tỉnh. Với các điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết, đất đai), kinh tế-xã hội thuận lợi cho kinh tế trang trại gia đình phát triển, lại được sự quan tâm của Nhà nước và chính quyền, kinh tế trang trại gia đình đã, đang và sẽ là một xu thế tất yếu của nền nông nghiệp, của các hộ gia đình tỉnh Yên Bái trong thời kỳ Yên Bái tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Do đó, thời gian qua, kinh tế trang trại gia đình ở Yên Bái được hình thành và phát triển đã có đóng góp rất lớn đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, kinh tế trang trại gia đình ở Yên Bái cũng bộc lộ nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “ Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại gia đình tỉnh Yên Bái đến năm 2005” để hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Mục tiêu của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng, từ đó phát hiện những thành tựu cũng như những tồn tại, hạn chế trong phát triển kinh tế trang trại gia đình tỉnh Yên Bái thời kỳ 1995-2000 và kết hợp với quan điểm, phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế trang trại gia đình đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế trang trại gia đình tỉnh Yên Bái tới năm 2005. Để đạt được mục tiêu như trên, trong luận văn “Những giải pháp chủ yếu cho phát triển kinh tế trang trại tỉnh Yên Bái tới năm 2005” đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp thu thập, xử lý, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin. - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp toán Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương I: Các vấn đề lý luận về phát triển kinh tế trang trại gia đình và sự cần thiết phát triển loại hình trang trại này ở tỉnh Yên Bái. Chương II: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại gia đình tỉnh Yên Bái thời kỳ 1996 - 2001. Chương III: Phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại gia đình tỉnh Yên Bái giai đoạn 2002 - 2005. CHƯƠNG I CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI GIA ĐÌNH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI GIA ĐÌNH Ở TỈNH YÊN BÁI. I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI GIA ĐÌNH : 1. Quan niệm về trang trại và kinh tế trang trại. Trang trại và kinh tế trang trại là hai cụm từ ghép, để phản ánh hai nội dung khác nhau. Khi ta nói đến “trang trại” tức là nói đến là những cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp của một loại hình tổ chức sản xuất nhất định (theo nghĩa rộng bao gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản). Bản thân từ “trang trại” không phản ánh bản chất kinh tế-xã hội của sản xuất. Còn khi nói “kinh tế trang trại” là tổng thể các mối quan hệ kinh tế-xã hội, môi trường nảy sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại, quan hệ giữa các trang trại với nhau, giữa trang trại với các tổ chức kinh tế khác, với Nhà nước, với thị trường, với môi trường sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay người ta vẫn sử dụng hai thuật ngữ trên thay thế cho nhau và coi đó là hai thuật ngữ đồng nghĩa. Vì vậy luận văn này cũng sử dụng chúng như hai thuật ngữ đồng nghĩa Trang trại gia đình là loại hình có tính phổ biến nhất trong kinh tế trang trại. Đó là kiểu trang trại độc lập sản xuất kinh doanh do người chủ hộ hay người thay mặt gia đình đứng ra quản lý. Thông thường mỗi trang trại là của một gia đình, nhưng có những nơi quan hệ huyết thống còn in đậm nét thì có khi mấy gia đình cùng tham gia quản lý kinh doanh một cơ sở. Trang trại gia đình có thể hiểu là một đơn vị kinh tế hộ gia đình có tư cách pháp nhân được Nhà nước giao quyền sử dụng một diện tích đất đai, rừng, biển hợp lý để tổ chức lại quá trình sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới nhằm cung ứng ngày càng nhiều sản phẩm hàng hóa cao hơn cho nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội của từng đơn vị diện tích, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của mọi thành viên tham gia. Như vậy, đứng trên góc độ kinh tế, nên coi trang trại gia đình là một doanh nghiệp tư nhân. Đã là doanh nghiệp tất phải hạch toán kinh tế độc lập trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Vì vậy, phải đáp ứng được những yêu cầu sau: - Có tư cách pháp nhân (được Nhà nước cho phép). - Có nội dung đăng ký kinh doanh cụ thể với Nhà nước (nuôi trồng cây con gì? Dịch vụ nông nghiệp nào?.) - Có hàng hóa đưa ra thị trường. - Có quy mô phù hợp, có bộ máy quản lý tương ứng. - Có hạch toán kinh tế rõ ràng. - Có nghĩa vụ dứt khoát với Nhà nước (thuế và các khoản lệ phí). - Có lợi ích ngày càng tăng thêm trên cơ sở lợi nhuận ngày càng nhiều. - Tất cả được thực hiện theo luật định trên cơ sở hành lang pháp lý minh bạch.

doc106 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp chủ yếu cho phát triển kinh tế trang trại tỉnh Yên Bái tới năm 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan