Đề tài Những giải pháp chủ yếu mở rộng thị trường tiêu thụ chè Việt Nam đến năm 2010
Chè được coi là một loại nước giải khát có nhiều công năng đối với sức khoẻ con người, vì vậy nó đã trở thành loại thức uống thông dụng đối với nhân dân tộc ta và nhiều dân tộc trên thế giới. Cây chè được trồng ở khoảng 30 nước trên thế giới, nhưng được sử dụng hầu hết các nước. Ở Việt Nam, lịch sử trồng chè của nước ta có từ rất lâu; nhưng cây chè được khai thác và trồng với diện tích lớn bắt đầu vào những năm 1930 chủ yếu ở các vùng Trung du, vùng đồi núi phiá Bắc và Tây nguyên. Từ năm 1955 trở lại đây nghề trồng chè đã được nhà nước chú ý đúng mức và chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của nhân dân. Trong những năm gần đây sảnxuất chè đã đáp ứng được nhu cầu thức uống cho nhân dân đồng thời còn xuất khẩu đạt kim ngạch từ 50 đến gần 70 triệu USD mỗi năm, Tuy có thời gian giáchè xuống thấp làm cho đời sống người trồng chè gặp nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung về tổng thể cây chè vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ơ các vùng trồng chè chính đều có các nhà máy chế biến chè kết hợpvới các phương pháp sơ chế thủ công góp phần tạo việc làm cho khoảng 70 vạn lao động, làm tăng thu nhập cho một bộ phận đáng kể nhân dân miền núi, vùng cao, phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ môi sinh. Vì vậy phát triển cây chè được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đánh giá là một hướng quan trọng nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta và cây chè được xem là cây “xoá đói giảm nghèo” trong thời gian qua. Sản phẩm chè được xem là một trong mười nông sản phẩm nằm trong chương trình xuất khẩu có tiềm năng lớn của đất nước, và hiện nay đứng hạng thứ 9 trong 10 nước xuất khẩu chè lớn nhất trên thế giới. Việc phát triển chè ở nước ta có ý nghiã kinh tế - xã hội quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nhu cầu tiềm năng của sản phẩm này còn rất lớn, cần được nghiên cứu cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn để các doanh nghiệp chè Việt Nam có thể mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước nhằm khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của đất nước về kinh doanh ngành này. Tuy vậy trong bối cảnh một nền kinh tế đang chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường; đặcbiệt là đang trong tiến trình hội nhập các khu vực mậu dịch tự do ASEAN -AFTA và WTO; Các doanh nghiệp thuộc ngành chè cũng như các doanh nghiệp ngành khác gặp phải những khó khăn, lúng túng bước đầu, nhất là trong tiến trình hội nhập khu vực và toàn cầu. Đặc biệt đối với thị trường nông sản phẩm như lúa gạo, cà phê, tiêu, điều.vào cuối những năm 1990 đến nay gặp nhiều khó khăn về thị trường; đa số sản phẩm nông nghiệp nằn trong tình trạng bảo hoà, cung vượt cầu, gây sức ép lên giá cả, đặc biệt sản phẩm kém sức cạnh tranh về chất lượng, giá cả, tiếp thị dẫn đến khó khăn trong việc mở rộng thị trường, có lúc không tiêu thụ được gây khó khăn cho đời sống nhân dân, và cũng là một bài toán nam giải cho các cấp lãnh đạo. Tuy nhiên thời gian qua ngành chè Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng 3 cao, xuất khẩu tăng cao và đã chiếm lĩnh được một số thị trường mới kể cả các thị trường khó tính như Châu Au, Mỹ, Pháp, Nhật nhưng vẫn là tình trạng phát triển theo chiều rộng. Thiếu tính bền vững, thị trường còn bấp bênh chưa có mạng lưới tiêu thụ ổn định, ngay cả các doanh nghiệp lớn như Tổng Công ty chè Việt nam và Công ty chè Lâm Đồng vẫn còn khó khăn lúng túng trong việc mở rộng thị trường kể cả thị trường trong nước. Để ngành chè Việt Nam có thể phát triển ổn định và vững chắc trong tương lai, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành, để cây chè trở thành cây ổn định đời sống cho một phần lớn nhân dân miền núi, trung du, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của xã hội, giảm bớt khoảng cách tụt hậu giữa các vùng dân cư và ngành chè thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn góp phần công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệpvà nông thôn nước ta. Vấn đề có ý nghiã quan trọng là phải xây dựng một hệ thống các giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chè trong nước và thế giới, giải quyết tốt đầu ra cho cây chè đến năm 2010 và tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo. Đề tài : “ Những giải pháp chủ yếu mở rộng thị trường tiêu thụ chè Việt Nam đến năm 2010” được nghiên cứu nhằm mục tiêu góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngành trong những năm sắp tới.