Đề tài Những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh xuất nhập khẩu của Công ty Hoá chất -Vật liệu điện và Vật tư Khoa học kỹ thuật với thị trường Trung quốc

Trung Quốc là một thị trường lớn không chỉ đối với nước ta mà đối với tất cả các nước trên thế giới. Sau công cuộc cải cách và mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển với tốc độ nhanh, tiềm lực khoa học và công nghệ có bước phát triển đáng kể, nhiều hàng hoá Trung Quốc đã xâm nhập vào thị trường thế giới. Hiện nay, khi đã thu hồi được Hồng Kông (1.7.2000) sắp tới vào năm 2002 sát nhập thêm Ma Cao, Trung quốc sẽ tạo thêm thế và lực mới trên quốc tế, đặc biệt Trung Quốc đã tích luỹ được lượng dự trữ ngoại tệ rất lớn (hàng trăm tỷ đô la).

doc74 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh xuất nhập khẩu của Công ty Hoá chất -Vật liệu điện và Vật tư Khoa học kỹ thuật với thị trường Trung quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời nói đầu Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản của hoạt động XNK và đặc điểm của buôn bán biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Những vấn đề lý luận cơ bản. 1. Tầm quan trọng của công tác XNK hàng hoá 2. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricacdo- nền tảng của hoạt động xuất nhập khẩu 3. Các khâu kinh doanh XNK 4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác XNK Sự hình thành tất yếu của buôn bán biên giới Việt - Trung 1. Khái quát mậu dịch biên giới trước khi bình thường hoá 2. Sự cần thiết phải mở cửa biên giới Việt - Trung và nối lại quan hệ buôn bán biên giới 3. Chủ trương của Chính phủ hai nước trong mậu dịch biên giới 4. Buôn bán biên giới Việt - Trung sau khi bình thường hoá Đặc điểm buôn bán biên giới Việt - Trung 1. Các hình thức buôn bán biên giới Việt - Trung 2. Lực lượng tham gia buôn bán biên giới Việt - Trung 3. Các phương thức thanh toán Chương II: Tình hình XNK hàng hoá của CEMACO với thị trường Trung Quốc Giới thiệu về Công ty 1. Lịch sử hình thành và phát triển 2. Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động Tình hình XNK hàng hoá của CEMACO với thị trường Trung Quốc 1.Tình hình XNK 2. Hình thức buôn bán 3. Phương thức thanh toán 4. Thuế XNK hàng hoá qua biên giới 5. Quản lý Nhà nước 6. Đánh giá hiệu quả hoạt động XNK qua biên giới Việt - Trung 7. Những kết luận chung về tình hình XNK của Công ty qua biên giới Việt - Trung Chương III: Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động XNK của CEMACO với thị trường Trung Quốc Phương hướng và nhiệm vụ của Công ty trong những năm tới 1. Phương hướng, mục tiêu kinh doanh 2. Các quan điểm cơ bản khi xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty II. Phương hướng và triển vọng phát triển buôn bán biên giới Việt - Trung trong thời gian tới 1. Phương hướng phát triển 2. Triển vọng phát triển Những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động XNK của CEMACO với thị trường Trung Quốc Những kiến nghị đối với Nhà nước Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo Lời nói đầu Trung Quốc là một thị trường lớn không chỉ đối với nước ta mà đối với tất cả các nước trên thế giới. Sau công cuộc cải cách và mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển với tốc độ nhanh, tiềm lực khoa học và công nghệ có bước phát triển đáng kể, nhiều hàng hoá Trung Quốc đã xâm nhập vào thị trường thế giới. Hiện nay, khi đã thu hồi được Hồng Kông (1.7.2000) sắp tới vào năm 2002 sát nhập thêm Ma Cao, Trung quốc sẽ tạo thêm thế và lực mới trên quốc tế, đặc biệt Trung Quốc đã tích luỹ được lượng dự trữ ngoại tệ rất lớn (hàng trăm tỷ đô la). Nhiều nhà nghiên cứu nhận định rằng sang thế kỷ 21 Trung quốc sẽ trở thành một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giơí có thể đối trọng với Việt Nam. Vì vậy chính sách của Việt nam ta nói chung và của Công ty Hóa chất- Vật liệu điện và Vật tư Khoa học kỹ thuật nói riêng là tăng cường quan hệ mua bán với Trung Quốc theo hiệp định thương mại, trong đó quan trọng thiết lập quan hệ lâu dài với các Công ty, tập đoàn lớn thuộc bộ ngành trung ương hay các địa phương có tiềm lực mạnh về sản xuất công nghiệp như Bắc kinh, Thượng hải, Thiên tân.. .để có thể nhập được vật tư, thiết bị công nghệ có chất lượng cao, điều đáng lưu ý là phải tăng khả năng xuất khẩu hàng hoá của ta vào thị trường có hơn 1,2 tỷ dân này. Là doanh ngiệp nhà nước chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu và mới bắt đầu chính thức hoạt động từ 1.1.1999, thời gian qua, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Công ty Hoá chất - Vật liệu điện và Vật tư Khoa học kỹ thuật qua biên giới Việt -Trung đã gặp phải một số vấn đề tồn tại cả về lý luận và thực tiễn làm hạn chế hiệu quả kinh doanh. Nhận thấy điều này đồng thời xuất phát từ chủ trương, chính sách của Công ty, đề tài “Những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh xuất nhập khẩu của Công ty Hoá chất -Vật liệu điện và Vật tư Khoa học kỹ thuật với thị trường Trung quốc” được chọn để nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu đề tài này là nhằm kết hợp lý thuyết với thực tế của kinh doanh để phân tích đánh giá tình hình xuật nhập khẩu với thị trường Trung Quốc của Công ty, đề xuất một số ý kiến nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu, nâng cao hiệu quả công tác nhập khẩu các ngành hàng chính, thúc đẩy sự phát triển của Công ty. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động xuất nhập khẩu ba ngành hàng chính của Công ty qua biên giới Việt -Trung là hoá chất, vật liệu điện và vật tư khoa học kỹ thuật. Phương pháp nghiên cứu: Đó là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích thống kê, phương pháp tổng hợp, so sánh... đi từ lý luận đến thực tiễn. Luận văn gồm 3 chương: .Chương I:Những vấn đề lý luận cơ bản của hoạt động xuất nhập khẩu và đặc điểm của buôn bán biên giới Việt nam -Trung quốc. .Chương II:Tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá của Công ty Hoá chất- Vật liệu điện và Vật tư Khoa học kỹ thuật thị trường Trung quốc . .Chương III:Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty với thị trường Trung quốc. Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản của hoạt động xuất nhập khẩu và đặc điểm của hoạt động buôn bán biên giới Việt Nam-Trung Quốc. I. Những vấn đề lý luận cơ bản. 1. Tầm quan trọng của công tác xuất nhập khẩu (XNK) hàng hoá. Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán thương mại ở phạm vi quốc tế. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền thương mại có tổ chức từ bên trong ra bên ngoài nhằm mục đích đẩy mạnh sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân. Vì phải đương đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể tham gia XNK không dễ dàng khống chế được nên XNK là hoạt động kinh tế đối ngoại dễ đem lại hiệu quả đột biến cao hoặc cũng có thể gây thiệt hại rất lớn. 1.1. Vai trò của xuất khẩu: Xuất khẩu là hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế. Việc mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ cho tài chính và cho nhu cầu nhập khẩu cũng như tạo cơ sở cho việc phát triển cơ sở hạ tầng là mục tiêu quan trọng nhất của chính sách thương mại quốc tế. Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước. Để phục vụ công nghiệp hoá đất nước trong một thời gian ngắn đòi hỏi phải có một số vốn rất lớn dùng nhập khẩu máy móc. Thiết bị kĩ thuật, công nghệ tiên tiến. Trong các nguồn hình thành vốn nhập khẩu như đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ, xuất khẩu hàng hoá, sức lao động...thì xuất khẩu là nguồn quan trọng nhất. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng nhập khẩu. Thực tế Việt Nam, thời kỳ 1986-1993 cho thấy nguồn thu từ xuất khẩu bằng 3/4 tổng nguồn thu ngoại tệ. Nguồn thu về xuất khẩu năm 1997 đảm bảo được 80% nhập khẩu so với 24,6% năm1999. Xuất khẩu còn đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Có hai cách nhìn nhận vấn đề này: Thứ nhất, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn nhiều lạc hậu, chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản vẫn chưa đáp ứng đủ tiêu dùng nếu chỉ thụ động chờ ở sự “thừa ra” của sản xuất thì sản xuất vẫn cứ nhỏ bé, tăng trưởng kém và tất nhiên là sự thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ rất chậm chạp. Thứ hai, coi thị trường mà đặc biệt là thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Nghĩa là, xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có thêm nhiều cơ hội thuận lợi để mở rộng thị trường tiêu thụ, ổn định sản xuất, mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, tạo ra những tiền đề kinh tế kĩ thuật, nâng cao năng lực sản xuất. Ngoài ra xuất khẩu còn có tác dụng làm cho doanh nghiệp phải tổ chức lại sản xuất luôn đổi mới lại sản phẩm, hoàn thiện công tác quản lý...đảm bảo cung cấp đúng sản phẩm mà thị trường đòi hỏi. Xuất khẩu còn có tác động tích cực trong vấn đề giải quyết công ăn việc làm, thu hút lao động vào một số ngành sản xuất, tạo thu nhập cho nhân dân, cải thiện đời sống xã hội. Xuất khẩu còn là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại ở nước ta. 1.2. Vai trò của nhập khẩu: Nhập khẩu là một hoạt động song song tồn tại với hoạt động xuất khẩu, nó tác động một cách trực tiếp và có tính chất quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước. Nhập khẩu để bổ sung các hàng hoá mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu. Nhập khẩu còn để thay thế, tức là nhập những hang hoá mà nếu sản xuất ở trong nước không có lợi bằng nhập khẩu. Hai mặt nhập khẩu bổ sung và nhập khẩu thay thế nếu được thực hiện tốt sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối nền kinh tế quốc dân, trong đó cân đối trực tiếp ba yếu tố sản xuất (vốn, công cụ lao động, lao động) đóng vai trò quan trọng nhất. Cụ thể là nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từng bước theo hướng công nghiệp hoá đất nước, bổ xung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, bảo đảm phát triển ổn định. Nhập khẩu còn góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. Nó vừa thoả mãn nhu cầu hàng tiêu dùng, vừa đảm bảo đầu vào cho sản xuất, vừa tạo việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, nhập khẩu còn có tác động tích cực thúc đẩy xuất khẩu, thể hiện ở chỗ nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá ra thị trường bên ngoài. 2. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricacdo- nền tảng của hoạt động xuất nhập khẩu Từ xưa, con người đã ý thức được lợi ích của hoạt động trao đổi, buôn bán giữa các nước, thấy được những lợi ích thực tế của thương mại quốc tế và đó chính là khởi nguồn cho các lý thuyết về thương mại quốc tế ra đời. Tuy nhiên, các lý thuyết về thương mại quốc tế chỉ thực sự xuất hiện vào thế kỷ XV và được liên tục phát triển cho đến nay. Các lý thuyết khác nhau về thương mại quốc tế phản ánh những thang bậc vận động khác nhau của tư duy loài người về buôn bán quốc tế. Trong các lý thuyết về thương mại quốc tế, lý thuyết lợi thế so sánh được coi là nguyên lý cốt lõi của thương mại quốc tế nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng. Nó có sự phát triển gắn với lịch sử thương mại quốc tế. Nổi bật trong lịch sử tư tưởng lợi thế so sánh là học thuyết của nhà kinh tế học nổi tiếng ngươì Anh- David Ricacdo (1772-1823)- “Lý thuyết lợi thế so sánh” từ đầu thế kỷ XIX. Đã gần hai thế kỷ qua, học thuyết của David Ricacdo vẫn đứng vững và được các nhà kinh tế học ngày nay hoàn toàn thừa nhận. Nó là nền tảng để phát triển các lý thuyết về lợi thế so sánh của Jhon Stuart Mull, Hecksher Ohlin ... sau này, hoàn thiện hơn lý thuyết về lợi thế so sánh. Khi mỗi nước có lợi thế tuyệt đối so với nước khác về mọi hàng hoá thì lợi ích của thương mại quốc tế là rất rõ ràng. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu nước Việt Nam có thể sản xuất hiệu quả hơn nước Anh cả về lúa mỳ lẫn vải vóc? Theo quy luật lợi thế tương đối, nếu một nước có hiệu quả thấp hơn so với nước khác trong việc sản xuất hầu hết các loại sản phẩm, ở đó vẫn có cơ sở cho việc tham gia vào thương mại quốc tế để tạo ra lợi ích cho dân tộc mình. D.Ricacdo đưa ra nguyên tắc: Các nước cần phải lựa chọn mặt hàng để chuyên môn hoá theo công thức “Chi phí để sản xuất ra sản phẩm A của nước đó so với chi phí của thế giới (hoặc của nước khác) nhỏ hơn chi phí để sản xuất ra sản phẩm B của nước đó so với thế giới (hoặc so với nước khác)”: Chi phí để sản xuất sf A của nước X Chi phí để sản xuất sf B của nước X -------------------------------------------- < ------------------------------------------- Chi phí để sản xuất sf A của thế giới Chi phí để sản xuất sf B của thế giới Trong trường hợp này, nước X nên chuyên môn hoá sản xuất sản phẩm A, còn thế giới nên chuyên môn hoá sản xuất sản phẩm B. Để làm rõ điều này, ta xét mô hình giản đơn của D.Ricacdo với những giả thiết: * Thế giới chỉ có hai quốc gia sản xuất hai mặt hàng * Yếu tố sản xuất duy nhất là lao động có thể di chuyển tự do ở trong nước nhưng không di chuyển ra nước ngoài * Công nghệ ở hai nước là cố định * Chi phí sản xuất không đổi, chi phí vận tải không đáng kể * Thương mại được tự do hoàn toàn Sản phẩm Yêu cầu lao động cho sản xuất ra một đơn vị sản phẩm ở Việt Nam ở Hàn Quốc 1 đơn vị lương thực 1 giờ lao động 3 giờ lao động 1 đơn vị quần áo 2 giờ lao động 4 giờ lao động Ta thấy, do năng suất lao động khác nhau nên Việt Nam có chi phí về sản xuất lương thực và quần áo thấp hơn ở Hàn Quốc. Nếu áp dụng nguyên tắc của D.Ricacdo để chuyên môn hoá sản xuất thì cả Việt Nam và Hàn Quốc đều cùng có lợi. Chi phí để sản xuất 1 đơn vị lương thực ở Việt Nam 1 A= ----------------------------------------------------------------- = ------ Chi phí để sản xuất 1 đơn vị lương thực ở Hàn Quốc 3 Chi phí để sản xuất 1 đơn vị quần áo ở Việt Nam 2 1 B = ------------------------------------------------------------ = ------ = ------ Chi phí để sản xuất 1 đơn vị quần áo ở Hàn Quốc 4 2 Lợi ích thương mại quốc tế sẽ là : Nếu chưa có thương mại quốc tế, tiền lương thực tế 1 giờ công lao động ở Việt Nam là 1 đơn vị lương thực hay 1/2 đơn vị quần áo. Còn tiền lương thực tế ở Hàn Quốc là 1/3 đơn vị lương thực hay 1/4 đơn vị quần áo. Song do điều kiện cạnh tranh ở mỗi nước khác nhau, ở Việt Nam giá lương thực bằng 1/2 giá quần áo còn ở Hàn Quốc giá lương thực bằng 3/4 giá quần áo. Nếu Việt Nam chuyên sản xuất lương thực, còn Hàn Quốc chuyên sản xuất quần áo rồi đem trao đổi cho nhau thì Việt Nam có lợi hơn trong việc mua quần áo của Hàn Quốc còn Hàn Quốc có lợi hơn trong việc mua lương thực của Việt Nam. Tiền lương thực tế 1 giờ công lao động sẽ thay đổi. Thật vậy, do thương mại tự do nên giá cả trở nên ngang nhau. Lúc này, 1 giờ lao động ở Việt Nam mua được 1 đơn vị lương thực hay 3/4 đơn vị quần áo (trước đây là 1/2 đơn vị quần áo). 1 giờ công lao động ở Hàn Quốc mua được 1/4 đơn vị quần áo và 1/2 đơn vị lương thực (trước đây là 1/3). Ta thấy tiền lương thực tế của 1 giờ lao động ở cả 2 nước đều tăng lên : mỗi giờ ở Việt Nam lợi được 1/4 đơn vị quần áo, Hàn Quốc lợi được 1/6 đơn vị quần áo. Giả sử Việt Nam và Hàn Quốc mỗi bên đều có 600 giờ lao động. Ta có đường giới hạn khả năng sản xuất ở 2 nước như sau : quần áo 450 300 150 200 300 600 Hàn Quốc Việt Nam Trước khi có thương mại quốc tế, đường giới hạn khả năng sản xuất (1) của Việt Nam và (2) của Hàn Quốc cũng là đường giới hạn khả năng tiêu dùng. Khi có chuyên môn hóa và trao đổi quốc tế thì Việt Nam có thể tiêu dùng thêm tối đa là 1/4 x 600 = 150 đơn vị quần áo. Hàn Quốc có thể tiêu dùng thêm 1/6 x 600 = 100 đơn vị lương thực. Nhờ có thương mại quốc tế mà cả 2 nước đều có lợi, đều có khả năng tiêu dùng ngoài khả năng sản xuất và việc quyết định nên chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm nào dựa trên nguyên tắc của D. Ricacdo. 3. Các khâu kinh doanh xuất nhập khẩu: 3.1 Nghiên cứu thị trường hàng hoá: Đây là bước chuẩn bị, làm tiền đề cho nghiên cứu thị trường hàng hoá để phát hiện ra cơ hội kinh doanh của từng loại hàng hoá và lựa chọn mặt hàng kinh doanh chủ yếu của đơn vị. Nghiên cứu thị trường hàng hoá cần phải xem xét các khía cạnh của hàng hoá trên thế giới. Phải hiểu rõ giá trị, công dụng, đặc tính, quy cách, phẩm chất, mẫu mã của hàng hoá; nắm bắt được đầy đủ về giá cả hàng hoá, mức giá cho từng điều kiện mua bán, phẩm chất hàng hoá, khả năng sản xuất và nguồn cung cấp chủ yếu, các Công ty cạnh tranh, các dịch vụ phục vụ cho sản xuất hàng hoá (bảo hành, cung cấp phụ tùng, hướng dấn sử dụng...) để lựa chọn mặt hàng kinh doanh. Một nhân tố cần lưu ý là tỷ suất ngoại tệ của các mặt hàng. Trong xuất nhập khẩu, tỷ suất ngoại tệ là tỷ số giữa số tiền bản tệ có thể thu được khi chi ra một đơn vị ngoại tệ để nhập khẩu ( xuất khẩu ). Nếu tỷ suất ngoại tệ lớn hơn tỷ giá hối đoái trên thị trường thì việc chọn mặt hàng đó xuất khẩu là có hiệu quả. Việc lựa chọn mặt hàng xuất nhập khẩu không chỉ dựa vào tính toán, ước tính và những biểu hiện cụ thể của hàng hoá mà còn dựa vào kinh nghiệm của người nghiên cứu thị trường để dự đoán các xu hướng biến động của giá cả trên thị trường, trong và ngoài nước, khả năng thương lượng để đạt tới điều kiện mua bán ưu thế hơn. Để hiểu rõ thị trường, cần nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng. Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hoá được giao dịch trên một phạm vi thị trường nhất định, trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Nghiên cứu dung lượng thị trường, cần xác định nhu cầu thực sự của khách hàng, kể cả lượng dự trữ, xu hướng biến động của nhu cầu trong từng thời điểm, các vùng, các khu vực trên từng lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng. Cùng với việc xác định, nắm bắt nhu cầu là việc nắm bắt khả năng cung cấp của thị trường bao gồm cả việc xem xét đặc điểm, tính chất, khả năng sản xuất hàng thay thế, khả năng lựa chịn mua bán. Một số vấn đề cũng cần được quan tâm, nắm bắt trong khâu này là tính thời vụ của sản xuất (cung) và tiêu dùng (cầu) hàng hoá đó trên thị trường thế giới để có những biện pháp thích hợp trong từng giai đoạn, đảm bảo cho việc xuất nhập khẩu có hiệu quả. Dung lượng thị trường thay đổi tuỳ theo diễn biến của tình hình, tác động tổng hợp của nhiều nhân tố trong những giai đoạn nhất định. Các nhân tố làm cho dung lượng thị trường thay đổi có thể kể đến như: Các nhân tố ảnh hưởng lâu dài đến sự biến động của thị trường bao gồm những tiến bộ khoa học kỹ thuật, các biện pháp chính sách của nhà nước, các tập đoàn Công ty lớn, thị hiếu tập quán người tiêu thụ, ảnh hưởng của khả năng sản xuất các hàng hoá thay thế hoặc bổ xung. Các nhân tố ảnh hưởng tạm thời tới dung lượng thị trường như hiện tượng đầu cơ gây đột biến về cung, cầu, các yếu tố tự nhiên như thiên tai, hạn hán, động đất, ... các yếu tố chính trị, xã hội như đình công, chiến tranh... Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố, cần thấy được nhóm các nhân tố tác động chủ yếu trong từng thời kỳ kể cả trước kia, hiện nay và xu hướng tiếp theo. Nắm được dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng đến nó giúp cho nhà kinh doanh cân nhắc để ra các quyết định kịp thời, chính xác, nhanh chóng chớp thời cơ giao dịch nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Cùng với việc nghiên cứu dung lượng thị trường, nhà kinh doanh phải nắm bắt được tình hình kinh doanh mặt hàng đó trên thị trường, các đối thủ cạnh tranh và các dấu hiệu về chính trị, thương mại, luật pháp, tập quán buôn bán quốc tế để hoà nhập nhanh chóng với thị trường, tránh những sơ xuất trong giao dịch, buôn bán. 3.2. Lựa chọn bạn hàng giao dịch: Trong thương mại quốc tế, bạn hàng (khách hàng) nói chung là những người hoặc tổ chức có quan hệ giao dịch với Công ty, nhằm thực hiện các quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá hay dịch vụ, các hợp đồng hợp tác kinh tế hay hợp tác khoa học kỹ thuật liên quan đến việc cung cấp hàng hoá. Khách hàng trong thương mại quốc tế có thể chia thành ba loại: các hãng hay Công ty, các liên đoàn kinh tế, các cơ quan nhà nước. Dựa trên các kết quả nghiên cứu dung lượng thị trường, giá cả để lựa chọn nước giao dịch. Khi chọn nước để nhập khẩu hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước cần nghiên cứu tình hình sản xuất, khả năng, chất lượng hàng nhập khẩu, chính sách, tập quán thương mại của nước đó. Điều kiện địa lý cũng là vấn đề cần quan tâm vì nó cho phép ta đánh giá được khả năng sử dụng ưu thế về địa lý là người mua, để tăng khả năng cạnh tranh và giảm chi phí về vận tải, bảo hiểm.. Khi chọn nước để xuất khẩu cần nghiên cứu dung lượng thị trường nước đó, yêu cầu của nước đó đối với hàng hoá (dịch vụ) là gì, chế độ, chính sách, tập quán thương mại ra sao và ta có thể sử dụng ưu thế nào trong vận chuyển hàng để giảm chi phí đến mức tối thiểu. Việc lựa chọn hàng hoá giao dịch cần dựa trên cơ sở nghiên cứu về : Tình hình sản xuất kinh doanh của hãng, lĩnh vực và khả năng kinh doanh để khả năng cung cấp (đối với nhập khẩu ) lâu dài thường xuyên, khả năng liên kết kinh doanh, khả năng về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật để ta được ưu thế t
Tài liệu liên quan