Sau hơn 15 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ. Những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ trước đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ trên hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, với mức tăng bình quân GDP trên 8%/năm. Tiếp đó là giai đoạn chúng ta có những điều chỉnh phù hợp nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997, và thích ứng với hoàn cảnh mới nhằm mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Năm 2002 GDP Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 7,04%/năm, và theo đánh giá mới nhất của Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc Hội thì năm 2003 tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 7,2 - 7,3% (mức tăng trưởng liên tục và cao nhất trong giai đoạn 1997 - 2003). Việt Nam đang tiến những bước vững chắc trong quá trình xây dựng kinh tế, phấn đấu năm 2020 sẽ trở thành một nước công nghiệp.
Để đạt mục tiêu đó, Nhà nước đã liên tục có những chính sách mới khuyến khích phát triển kinh tế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các thành phần kinh tế và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh. Việc ra đời Luật Thương mại 1997 và Luật doanh nghiệp 1999 được coi là hai dấu mốc quan trọng trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh ở Việt Nam. Thời gian qua, hoạt động kinh doanh ở Việt Nam đã thực sự khởi sắc mạnh mẽ. Đặc biệt, sự ra đời của Luật doanh nghiệp 1999 không chỉ thể hiện sự đổi mới về cách quản lý của Nhà nước với doanh nghiệp, mà còn phản ánh tư duy mới của Nhà nước ta và toàn xã hội về vai trò của các thành phần kinh tế, của các doanh nhân trên mặt trận xây dựng kinh tế. Chưa bao giờ việc thành lập doanh nghiệp và kinh doanh lại thuận lợi và dễ dàng như hiện nay.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhận rõ một thực tế là hệ thống pháp luật về kinh doanh của Việt Nam chưa đồng bộ và đầy đủ, chưa phát triển kịp thời với thực tế rất sống động của thị trường, mà ví dụ điển hình là đến nay nước ta vẫn chưa có Luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền. Những năm qua xuất hiện rất nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh, lạm dụng vị thế độc quyền mà chúng ta không thể xử lý. Những hành vi như phá sóng liên lạc của Công ty taxi Tân Hoàng Minh, vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, sử dụng trái phép thương hiệu, thỏa thuận ngầm trong đấu thầu, đấu giá đang hàng ngày làm xấu đi môi trường cạnh tranh, làm tổn hại các doanh nghiệp kinh doanh chân chính, nghiêm trọng hơn là gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế, cản trở việc gia nhập WTO của nước ta.
104 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1950 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới GS.TS.NGƯT Nguyễn Thị Mơ, Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại Thương; mặc dù rất bận với công tác khoa học cũng như công tác quản lý, cô vẫn thu xếp thời gian, tận tình chỉ bảo hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khoá luận. Thực sự những chỉ bảo và gợi mở của cô đã giúp em có được định hướng nghiên cứu đúng đắn trước vấn đề mới mẻ và phức tạp với một sinh viên kinh tế, giúp em trưởng thành lên rất nhiều từ những bước đầu tiên trên con đường nghiên cứu khoa học.
Em cũng xin được cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã góp công dạy dỗ em trong hơn bốn năm của sự nỗ lực, niềm vui và những bài học quý giá tại trường Đại học Ngoại Thương.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, và các bạn cùng lớp vì sự ủng hộ trong sáng và nhiệt thành, đã góp phần quan trọng giúp em hoàn thành nghiên cứu của mình.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH 9
I.KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH 9
1.1 Kinh doanh và đặc điểm của các hoạt động kinh doanh 9
1.2 Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh 11
II. MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 24
2.1 Khái niệm môi trường kinh doanh 24
2.2 Khái niệm môi trường cạnh tranh 27
2.3 Tác động của môi trường cạnh tranh đến hoạt động kinh doanh 33
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH Ở VIỆT NAM 35
I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH Ở VIỆT NAM 35
1.1 Nhận xét chung về thực trạng cạnh tranh trước thời kỳ đổi mới 35
1.2 Nhận xét về cạnh tranh trong kinh doanh từ thời kỳ đổi mới đến nay 39
II.ĐÁNH GIÁ VỀ MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH Ở VIỆT NAM 50
2.1 Những thuận lợi và kết quả 50
2.2 Những khó khăn và tồn tại 59
2.3 Nguyên nhân của những tồn tại 75
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TẠO MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH LÀNH MẠNH TRONG KINH DOANH Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 77
I.VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG CẠNH TRANH VÀ KINH DOANH 77
1.1 Những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế xã hội 78
1.2 Những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam 81
1.3 Những vấn đề đặt ra đối với Nhà nước 83
II.TÌM HIỂU KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRONG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CẠNH TRANH VÀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN 84
2.1 Kinh nghiệm của Hoa kỳ 85
2.2 Kinh nghiệm của Pháp 90
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH LÀNH MẠNH TRONG KINH DOANH Ở VIỆT NAM 92
3.1 Nhóm giải pháp vĩ mô 93
3.2 Nhóm giải pháp vi mô 97
3.3 Nhóm giải pháp khác 99
KẾT LUẬN 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
WTO
Tổ chức thương mại Thế giới
WEF
Diễn đàn kinh tế Thế giới
VCCI
Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam
BTA
Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ
EVN
Tổng công ty Điện lực Việt Nam
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 15 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ. Những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ trước đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ trên hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, với mức tăng bình quân GDP trên 8%/năm. Tiếp đó là giai đoạn chúng ta có những điều chỉnh phù hợp nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997, và thích ứng với hoàn cảnh mới nhằm mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Năm 2002 GDP Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 7,04%/năm, và theo đánh giá mới nhất của Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc Hội thì năm 2003 tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 7,2 - 7,3% (mức tăng trưởng liên tục và cao nhất trong giai đoạn 1997 - 2003). Việt Nam đang tiến những bước vững chắc trong quá trình xây dựng kinh tế, phấn đấu năm 2020 sẽ trở thành một nước công nghiệp.
Để đạt mục tiêu đó, Nhà nước đã liên tục có những chính sách mới khuyến khích phát triển kinh tế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các thành phần kinh tế và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh. Việc ra đời Luật Thương mại 1997 và Luật doanh nghiệp 1999 được coi là hai dấu mốc quan trọng trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh ở Việt Nam. Thời gian qua, hoạt động kinh doanh ở Việt Nam đã thực sự khởi sắc mạnh mẽ. Đặc biệt, sự ra đời của Luật doanh nghiệp 1999 không chỉ thể hiện sự đổi mới về cách quản lý của Nhà nước với doanh nghiệp, mà còn phản ánh tư duy mới của Nhà nước ta và toàn xã hội về vai trò của các thành phần kinh tế, của các doanh nhân trên mặt trận xây dựng kinh tế. Chưa bao giờ việc thành lập doanh nghiệp và kinh doanh lại thuận lợi và dễ dàng như hiện nay.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhận rõ một thực tế là hệ thống pháp luật về kinh doanh của Việt Nam chưa đồng bộ và đầy đủ, chưa phát triển kịp thời với thực tế rất sống động của thị trường, mà ví dụ điển hình là đến nay nước ta vẫn chưa có Luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền. Những năm qua xuất hiện rất nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh, lạm dụng vị thế độc quyền mà chúng ta không thể xử lý. Những hành vi như phá sóng liên lạc của Công ty taxi Tân Hoàng Minh, vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, sử dụng trái phép thương hiệu, thỏa thuận ngầm trong đấu thầu, đấu giá…đang hàng ngày làm xấu đi môi trường cạnh tranh, làm tổn hại các doanh nghiệp kinh doanh chân chính, nghiêm trọng hơn là gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế, cản trở việc gia nhập WTO của nước ta.
Thực tế đó đặt ra yêu cầu bức thiết là làm thế nào để nhanh chóng tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh, khuyến khích mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường; tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính hoạt động, thúc đẩy phát triển kinh tế. Điều này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của Nhà nước, mà còn của bản thân doanh nghiệp, của người tiêu dùng, và của toàn xã hội, nhằm tạo dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam. Xuất phát từ suy nghĩ đó em chọn vấn đề ‘Những giải pháp nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh ở Việt Nam hiện nay ’ làm đề tài của Khóa luận tốt nghiệp Đại học của mình.
Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc phân tích và đánh giá thực trạng cạnh tranh và môi trường cạnh tranh ở Việt Nam thời gian qua, người viết cố gắng phân tích các nguyên nhân dẫn đến các tồn tại, để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh ở Việt Nam trong thời gian tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của Khóa luận tốt nghiệp này là những quan hệ xã hội liên quan đến cạnh tranh, môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Cạnh tranh và môi trường cạnh tranh là vấn đề rất phức tạp, hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm không thống nhất cả ở Việt Nam và trên thế giới. Hơn nữa kinh tế thị trường ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn mới hình thành, liên tục có những biến đổi, vận động. Vì vậy, trong khuôn khổ hạn hẹp của Khóa luận cũng như do hạn chế khả năng, sự am hiểu về thị trường ở Việt Nam, người viết chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến môi trường cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp nói chung, không phân biệt cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước hay tư nhân.
Khái niệm doanh nghiệp Việt Nam trong Khóa luận bao gồm các loại hình doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp 1999, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước 1995, các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài hoạt động tại Việt Nam theo luật đầu tư nước ngoài (ban hành lần đầu năm 1987, sửa đổi lần gần nhất năm 2000).
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện khóa luận, người viết áp dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp hệ thống, so sánh, phân tích, tổng hợp; kết hợp giữa lý luận và thực tiễn thông qua các tài liệu và việc tìm hiểu, tham khảo trực tiếp từ các nhà nghiên cứu, các nhà doanh nghiệp. Khóa luận này cũng vận dụng các quan điểm, đường lối chính sách về phát triển kinh tế thị trường của Đảng và Nhà nước để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
Kết cấu của Khóa luận
Ngoài các phần Mục lục, Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Khóa luận được chia thành 03 chương như sau:
CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH Ở VIỆT NAM
CHƯƠNG III:
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TẠO MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH LÀNH MẠNH TRONG KINH DOANH Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH
KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH
Kinh doanh và đặc điểm của các hoạt động kinh doanh
Khái niệm kinh doanh
Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về kinh doanh. Từ điển tiếng Việt xuất bản năm 2000 định nghĩa kinh doanh là “tổ chức việc sản xuất, buôn bán, dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi” . Cách hiểu này chưa thực sự đầy đủ và bao quát hết các hoạt động kinh doanh, ví dụ các hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán…
Kinh doanh theo định nghĩa của Từ điển Bách khoa Việt Nam là “phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại một nền kinh tế hàng hóa, gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình (bao gồm quá trình đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ …) trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng các quy luật khác nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao nhất” . Cách hiểu này đã gắn hoạt động kinh doanh với kinh tế hàng hóa; tức là kinh doanh chỉ xuất hiện khi có hàng hóa trao đổi; trong nền kinh tế tự cung tự cấp không thể có hoạt động kinh doanh.
Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 1999 định nghĩa “kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” . Như vậy, kinh doanh được hiểu rất rộng, bao hàm nhiều hoạt động kinh tế từ đầu tư, sản xuất, mua bán trao đổi hàng hóa tới các dịch vụ như cho thuê tài chính, thuê mua, li xăng, nhượng quyền, tư vấn… Bất cứ hoạt động nào của chủ thể kinh tế nhằm mục tiêu sinh lợi đều được coi là hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, trước khi có Luật Doanh nghiệp 1999 các chủ thể kinh tế chỉ được kinh doanh các lĩnh vực mà luật pháp cho phép, nhưng Luật Doanh nghiệp 1999 đã mở rào khi cho phép doanh nghiệp được “tự chủ đăng ký và thực hiện kinh doanh” các ngành mà luật pháp không cấm. Từ đó xuất hiện rất nhiều hoạt động kinh doanh mà trước đây ở Việt Nam chưa hề có, như dịch vụ bảo vệ, môi giới hôn nhân, tư vấn, chăm sóc trẻ em, người già, trông giữ vật nuôi trong gia đình…Trong tương lai chắc chắn còn xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh mới, chúng tôi tán thành định nghĩa về kinh doanh như Luật doanh nghiệp 1999 qui định, vì cách tiếp cận mở khái niệm kinh doanh như trên là hợp lý, phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh ở Việt Nam hiện nay.
Đặc điểm các hoạt động kinh doanh
Tuy khái niệm kinh doanh được hiểu rộng như vậy, nhưng các hoạt động kinh doanh có chung một số đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, kinh doanh phải do một chủ thể thực hiện, được gọi là chủ thể kinh doanh. Chủ thể kinh doanh có thể là cá nhân kinh doanh, chủ doanh nghiệp… những đối tượng trực tiếp ra quyết định kinh doanh, trực tiếp hoạt động trên thị trường.
Thứ hai, hoạt động kinh doanh luôn gắn với loại hàng hóa và thị trường nhất định. Chủ thể kinh doanh căn cứ vào các thông tin từ thị trưòng mà đưa ra các quyết định về sản phẩm gì, khách hàng là ai và phương thức kinh doanh như thế nào. Ngày nay khi kinh tế thị trường phát triển tới trình độ cao, thì hoạt động kinh doanh không chỉ gắn với một thị trường duy nhất, mà luôn tồn tại sự liên kết, ảnh hưởng giữa các thị trường; giữa thị trường của các ngành khác nhau, giữa thị trường trong nước, khu vực và quốc tế.
Thứ ba, kinh doanh luôn gắn với sự vận động của vốn. Nhà kinh doanh sử dụng các yếu tố đầu vào tạo ra hàng hóa, cung cấp hàng hóa đó ra thị trường và thu về một khoản tiền nhất định. Khoản thu nhập này thường lớn hơn giá trị ban đầu của vốn. Theo phân tích của C.Mác sự vận động đó thể hiện qua công thức T-H-T’. T là số tiền ban đầu nhà kinh doanh bỏ ra đầu tư vào tư liệu sản xuất và lao động, H là hàng hóa được tạo ra, và T’ là giá trị nhà kinh doanh thu lại khi hàng hóa được thị trường tiêu thụ. Chính nhờ sự vận động này mà nhà kinh doanh thu được lợi nhuận. Không có sự vận động của vốn tức là không có hoạt động kinh doanh.
Thứ tư, mục đích của kinh doanh là lợi nhuận. Đây là đặc điểm nổi bật nhất của hoạt động kinh doanh, chi phối rất lớn hoạt động kinh doanh, đặc biệt hoạt động cạnh tranh. Trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, có những giai đoạn có thể doanh nghiệp hành động đi ngược lại mục đích lợi nhuận của mình, như hạ giá sản phẩm, thậm chí chấp nhận lỗ, bán dưới giá thành sản xuất. Tuy nhiên xét cho cùng thì doanh nghiệp vẫn hành động với niềm tin rằng mình sẽ thu lợi nhuận lớn hơn trong tương lai. Lợi nhuận vừa là động cơ, mục đích vừa là kết quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó chính là cơ sở để giúp cho sự phân biệt với các hoạt động phi lợi nhuận là những hoạt động không phải là kinh doanh.
Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh
Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là một lĩnh vực tương đối mới ở Việt Nam. Các khái niệm liên quan đến lĩnh vực này đang còn được nhận thức rất khác nhau. Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt, cạnh tranh là “tranh đua giữa những cá nhân, tập thể có chức năng như nhau, nhằm giành phần hơn, phần thắng về mình” . Như vậy phải tồn tại một nhóm (lớn hơn hai) người hoặc tổ chức cùng có mục đích là giành phần lợi về mình, và phần lợi chung ấy là hữu hạn thì sẽ nảy sinh sự ganh đua, tranh đua, giành giật giữa các nhóm lợi ích ấy; đó chính là cạnh tranh. Hoạt động cạnh tranh có thể diễn ra trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, chứ không bó hẹp trong hoạt động kinh doanh.
Khái niệm cạnh tranh đã được sử dụng rất rộng rãi trong khoa học kinh tế, thuật ngữ này được dùng để đánh giá cho tất cả các doanh nghiệp, các ngành, các quốc gia. Vì vậy, hiện nay chưa có một định nghĩa về khái niệm này một cách thống nhất.
Theo định nghĩa của Đại từ điển kinh tế thị trường, cạnh tranh“là biểu hiện của chủ thể hành vi kinh tế cùng loại trong nền kinh tế thị trường vì nghĩ đến lợi ích của bản thân nhằm tăng cường thực lực kinh tế của mình, loại trừ hành vi tương đồng của chủ thể hành vi kinh tế cùng loại” . Theo cách hiểu này thì cạnh tranh xuất phát từ xung đột về quyền lợi kinh tế giữa các chủ thể kinh tế “cùng loại” (cùng cung cấp một loại sản phẩm, dịch vụ). Cạnh tranh có hai mục tiêu cụ thể là tăng cường năng lực của mình và loại trừ đối thủ; cách hiểu này gần tương đồng với quan điểm của GS.TS. Đào Trí Úc, Viện trưởng Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật. Ông đưa ra định nghĩa cạnh tranh là “sự chạy đua, hay ganh đua giữa các thành viên của một thị trường hàng hóa, sản phẩm cụ thể nhằm mục đích lôi kéo về phía mình ngày càng nhiều khách hàng, thị trường và thị phần của một thị trường” .
Như vậy về phương diện kinh tế, cạnh tranh được hình thành trên cơ sở của tiền đề là: có sự hiện diện của các thành viên thương trường, có cuộc chạy đua vì mục tiêu kinh tế giữa các thành viên, và chúng đều diễn ra trên một thị trường cụ thể. Khái niệm thị trường để nghiên cứu cạnh tranh là xác định về đối tượng, không gian và thời gian. Khái niệm hàng hóa ở đây nên hiểu là bao gồm cả hàng hóa hữu hình và vô hình (hàng hóa và dịch vụ).
Tuy nhiên, cách hiểu này mới chỉ đề cập tới một khía cạnh mục đích của cạnh tranh là lôi kéo khách hàng, thị phần mà chưa bao quát được cạnh tranh về các yếu tố đầu vào. Trong thực tế những cuộc đua nhằm giành được các điều kiện sản xuất cũng không kém phần gay gắt. Khả năng tiếp cận nguồn lao động, vốn, kỹ thuật, nguồn nguyên liệu… có ảnh hưởng sống còn tới sự phát triển của doanh nghiệp. Hơn nữa, lý thuyết kinh doanh hiện đại cho chúng ta thấy không chỉ có sự cạnh tranh giữa các hàng hóa “cùng loại” đơn thuần, mà còn có cạnh tranh giữa các sản phẩm thay thế. Một doanh nghiệp sản xuất bút viết cao cấp liệu có cần phải “tranh đua” với một doanh nghiệp sản xuất cà vạt cho giới thương gia, sự ra đời của máy vi tính có đe dọa tương lai của máy chữ, hay liệu Internet có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các công ty viễn thông, của các tòa soạn báo…Thực tế là rất ảnh hưởng và thậm chí trong nhiều trường hợp biến động của một thị trường quyết định tới sự tồn vong của thị trường khác. Trong kinh tế thị trường hiện đại sự liên kết ảnh hưởng diễn ra đa chiều và rất phức tạp, kéo theo các hoạt động cạnh tranh rất phong phú, đa dạng. Thực tế đó đòi hỏi một cách tiếp cận khái niệm cạnh tranh thoáng hơn, linh hoạt hơn.
Chúng tôi thấy cách tiếp cận sau là tương đối thỏa đáng và đáp ứng yêu cầu trên. Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa cạnh tranh là “hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, giữa các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất” .
Như vậy các chủ thể hoạt động kinh doanh cạnh tranh với nhau nhằm xác lập việc phân phối các yếu tố sản xuất và thị trường; từ đó giành được lợi thế nhất định cho bản thân chủ thể kinh doanh, với mục đích cuối cùng vẫn là lợi nhuận. TS. Nguyễn Quốc Dũng cũng đưa ra cách hiểu khái niệm cạnh tranh tương tự: “cạnh tranh là quá trình kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp, cả thủ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là nhằm chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng, cũng như các điều kiện sản xuất, tiêu thụ hàng hóa có lợi nhất” . Cạnh tranh hiểu theo nghĩa này hoàn toàn phân biệt với các hiện tượng xã hội mang tính cạnh tranh, như thi đua xã hội chủ nghĩa hay thi đấu thể thao. Cạnh tranh là ganh đua, tranh đua, có tính quyết liệt hơn thi đua; cạnh tranh là động lực của sự phát triển, còn thi đua chỉ có tác dụng thúc đẩy không thể là động lực phát triển kinh tế. Trong cạnh tranh không có thước đo chuẩn mực cho thành tích, cũng không có luật chơi cụ thể cho các thành viên trong mọi điều kiện, hoàn cảnh; còn trong thể thao, chúng ta có thể thấy sự thống nhất và công nhận lẫn nhau của thành tích thể thao trên phạm vi thế giới. Hay nói cách khác, nếu một vận động viên thành công tại đấu trường SEAGAMES, phá kỷ lục thế giới, thành tích ấy có thể được công nhận trên phạm vi toàn cầu. Nhưng nếu một doanh nghiệp cạnh tranh thành công ở khu vực ASEAN, doanh nghiệp đó rất có thể vẫn hứng chịu thất bại thảm hại khi tham gia thị trường Hoa Kỳ.
Tóm lại, theo chúng tôi, cạnh tranh có thể được hiểu là ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trong việc giành nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường.
Phân loại cạnh tranh trên thị trường
Cạnh tranh tự do: là hình thái thị trường thoát khỏi mọi sự can thiệp của Nhà nước, nền kinh tế hoàn toàn vận động theo cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường là việc sử dụng giá cả và doanh số bán ra trên thị trường để báo hiệu những sản lượng (hoặc sự phân bổ các nguồn lực) được mong muốn .
Cạnh tranh tự do được các nhà kinh tế có tư tưởng tự do kinh tế ủng hộ, tiêu biểu trong số đó là Adam Smith với học thuyết “bàn tay vô hình”. Theo ông, “bàn tay vô hình” chính là các qui luật kinh tế khách quan tự phát chi phối hoạt động của con người. Khi một người chạy theo lợi ích bản thân, “bàn tay vô hình” buộc con người kinh tế đồng thời phải thực hiện một nhiệm vụ (dù anh ta không dự kiến) là đáp ứng lợi ích xã hội và đôi khi còn đáp ứng tốt hơn so với khi anh ta có dự kiến. Do đó, việc Nhà nước can thiệp vào kinh tế sẽ làm giảm bớt sự tăng trưởng của cải và sử dụng không hiệu quả tài nguyên. Như vậy, nền kinh tế không đặt ra vấn đề kiểm soát,