Đề tài Những giải pháp phát triển cây ngô thương phẩm năng suất cao của Việt Nam đến năm 2010

Ở Việt Nam, nông nghiệp, nông thôn có vị trí hết sức quan trọng. Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn và đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn để đẩy nhanh sự phát triển của khu vực này. Trải qua các giai đoạn phát triển, nông dân, nông nghiệp và nông thôn đã có những đóng góp to lớn tạo nên những thành tựu lớn trong công cuộc đổi mới hiện nay. Cho đến nay, nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá, quan hệ sản xuất từng bước đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển của nền nông nghiệp hàng hoá. Những thành tựu đó đã góp phần rất quan trọng vào sự ổn định kinh tế - xã hội, tạo tiền đề đầy nhanh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đóng góp một phần không nhỏ đối với sự phát triển đó là hệ thống các cây lương thực, trong đó có cây ngô. Tuy hiện nay cây lúa vẫn đang giữ vị trí đứng đầu về sản lượng cũng như tầm quan trọng nhưng với khả năng phát triển trong tương lai, cây ngô đã từng bước tự chứng tỏ được mình. Mục tiêu quan trọng đối với cây ngô trong thời gian tới là đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước, giảm nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu thu ngoại tệ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó cần đưa ra các giải pháp lớn mang tính đột phá của các cấp quản lý, đồng thời cũng cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành, doanh nghiệp và hộ nông dân trực tiếp liên quan. Để từng bước tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu phát triển cây ngô trong thời gian tới, em xin đề xuất một số giải pháp đối với quy trình sản xuất và tiêu thụ ngô ở nước ta qua đề tài: “Những giải pháp phát triển cây ngô thương phẩm năng suất cao của Việt Nam đến năm 2010”. Trong đó nhấn mạnh đến các giải pháp mở rộng diện tích gieo trồng, nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm, đưa cây ngô phát triển đúng với tiềm năng của nó. Bài viết của em gồm có 3 chương chính được kết cấu như sau: Chương I: Cơ sở khoa học của việc phát triển cây ngô thương phẩm năng suất cao ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chương II: Thực trạng nghiên cứu, gieo trồng, chế biến và tiêu thụ cây ngô thương phẩm năng suất cao ở Việt Nam giai đoạn 1990 - 2002. Chương III: Phương hướng và giải pháp phát triển cây ngô thương phẩm năng suất cao của Việt Nam đến năm 2010. Bài viết của em được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô khoa Kế hoạch và Phát Triển: Th.s Vũ Cương và Th.s Bùi Thị Lan, cán bộ hướng dẫn thực tập của Vụ Kế hoạch và Quy hoạch - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Th.s Đào Quốc Luân. Với khả năng của mình bài viết có thể còn nhiều thiếu sót, em rất mong có được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô.

doc59 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2297 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp phát triển cây ngô thương phẩm năng suất cao của Việt Nam đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Website: Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU Ở Việt Nam, nông nghiệp, nông thôn có vị trí hết sức quan trọng. Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn và đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn để đẩy nhanh sự phát triển của khu vực này. Trải qua các giai đoạn phát triển, nông dân, nông nghiệp và nông thôn đã có những đóng góp to lớn tạo nên những thành tựu lớn trong công cuộc đổi mới hiện nay. Cho đến nay, nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá, quan hệ sản xuất từng bước đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển của nền nông nghiệp hàng hoá. Những thành tựu đó đã góp phần rất quan trọng vào sự ổn định kinh tế - xã hội, tạo tiền đề đầy nhanh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đóng góp một phần không nhỏ đối với sự phát triển đó là hệ thống các cây lương thực, trong đó có cây ngô. Tuy hiện nay cây lúa vẫn đang giữ vị trí đứng đầu về sản lượng cũng như tầm quan trọng nhưng với khả năng phát triển trong tương lai, cây ngô đã từng bước tự chứng tỏ được mình. Mục tiêu quan trọng đối với cây ngô trong thời gian tới là đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước, giảm nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu thu ngoại tệ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó cần đưa ra các giải pháp lớn mang tính đột phá của các cấp quản lý, đồng thời cũng cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành, doanh nghiệp và hộ nông dân trực tiếp liên quan. Để từng bước tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu phát triển cây ngô trong thời gian tới, em xin đề xuất một số giải pháp đối với quy trình sản xuất và tiêu thụ ngô ở nước ta qua đề tài: “Những giải pháp phát triển cây ngô thương phẩm năng suất cao của Việt Nam đến năm 2010”. Trong đó nhấn mạnh đến các giải pháp mở rộng diện tích gieo trồng, nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm, đưa cây ngô phát triển đúng với tiềm năng của nó. Bài viết của em gồm có 3 chương chính được kết cấu như sau: Chương I: Cơ sở khoa học của việc phát triển cây ngô thương phẩm năng suất cao ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chương II: Thực trạng nghiên cứu, gieo trồng, chế biến và tiêu thụ cây ngô thương phẩm năng suất cao ở Việt Nam giai đoạn 1990 - 2002. Chương III: Phương hướng và giải pháp phát triển cây ngô thương phẩm năng suất cao của Việt Nam đến năm 2010. Bài viết của em được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô khoa Kế hoạch và Phát Triển: Th.s Vũ Cương và Th.s Bùi Thị Lan, cán bộ hướng dẫn thực tập của Vụ Kế hoạch và Quy hoạch - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Th.s Đào Quốc Luân. Với khả năng của mình bài viết có thể còn nhiều thiếu sót, em rất mong có được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Phạm Vương Bình CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CÂY NGÔ THƯƠNG PHẨM NĂNG SUẤT CAO Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY I. Giá trị kinh tế xã hội của cây ngô thương phẩm năng suất cao trong nền kinh tế quốc dân 1. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của cây ngô ở Việt Nam 1.1. Đặc điểm kinh tế - Là một loại cây trồng quan trọng trong hệ thống cây lương thực quốc gia, sản lượng đứng thứ hai chỉ sau có lúa. ở một số vùng miền núi còn nghèo và lạc hậu, ngô vẫn còn đóng vai trò như nguồn lương thực chính của người dân trong cuộng sống hằng ngày. - Cây ngô dễ trồng, có giá trị kinh tế khá cao (cao hơn so với các loại cây lương thực khác như lúa, khoai, sắn...). Mặt mạnh này làm cho cây ngô đang dần trở thành một cây trồng phổ biến, được ưa chuộng của mọi người dân. Nó tác động mạnh đến tâm lý của mỗi người sản xuất là cây trồng phải đem lại lợi ích nhiều nhất và rủi ro thấp nhất. - Cần lượng vốn đầu tư không nhiều. Cũng như các loại cây lương thực khác, cây ngô không cần vốn đầu tư ban đầu nhiều. Do đặc điểm này mà cây ngô thích hợp với mọi người dân, cụ thể là đối với những người nông dân nước ta vốn còn rất nghèo. - Cây ngô có hàm lượng dinh dưỡng cao, vừa làm thức ăn, vừa làm nguyên liệu chế biến. Trong các sản phẩm lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn thì ngô là sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng gần như cao nhất, hàm lượng protein và lipit cao hơn nhiều so với các loại lương thực khác, riêng hàm lượng gluxit thấp hơn khoai khô và sắn khô, còn lượng calo cho một đơn vị khối lượng cũng đứng đầu. Như vậy, ngô là một loại lương thực giàu dinh dưỡng nhưng không hợp nhiều với khẩu vị con người. Do đó, ngô tươi là thức ăn bổ sung cho bữa ăn hàng ngày, còn phần lớn lượng ngô được dùng cho sản xuất thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác. Bảng 1. Hàm lượng dinh dưỡng của lúa, ngô, khoai, sắn Loại lương thực Độ ẩm (%) Hàm lượng protein (%) Hàm lượng lipit (%) Hàm lượng gluxit (%) Lượng calo cho 100 g Thóc tẻ Ngô Khoai khô Sắn khô 13,5 14,0 11,0 11,0 6,7 9,0 2,2 3,0 2,1 5,0 0,5 0,7 64,0 67,0 80,0 80,3 309,4 364,0 341,0 348,0 Nguồn: Viện Quy hoạch và Thống kê nông nghiệp 1.2. Đặc điểm kỹ thuật - Là loại cây lương thực ngắn ngày, có thể trồng theo nhiều mùa vụ khác nhau (đông - xuân, xuân hè và hè thu). Một vụ gieo trồng cho đến khi thu hoạch của ngô kéo dài trong khoảng 3 tháng. - Thích hợp với khí hậu nhiệt đới (Tổng nhiệt cần 2000 - 22000C, lượng mưa 400 - 500 mm/năm) Đặc trưng của khi hậu nhiệt đới gió mùa là nhiều nắng, lượng mưa nhiều, độ ẩm trung bình cao, là điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng của các loài thực vật; là điều kiện tốt để tiến hành xen canh, gối vụ tăng nhanh vòng quay ruộng đất, thâm canh tăng năng suất ngô. - Thích hợp với nhiều loại đất Hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện khách quan. Trước hết nông nghiệp khác cơ bản đối với các ngành khác ở chỗ tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai, không có ngành nào đất đai đóng vai trò chủ đạo như trong nông nghiệp. Ngô là loại cây trồng có khả năng mọc trên nhiều loại đất khác nhau (nếu có đủ độ ẩm). Để có năng suất cao thì ngô thường được trồng trên các loại đất có thành phần có giới từ cát pha đến thịt trung bình, có độ thấm nước và kết cấu tơi xốp, có chế độ giữ nước tốt, giàu dinh dưỡng, độ pH từ 6 - 7. Trên thực tế, ngô thích hợp với đất phù sa ven sông, đất đen thung lũng, đất đỏ vàng trên nền đá vôi và đất đỏ bazan. Ngoài ra ngô cũng có thể trồng có năng suất cao ở đất phù sa cổ, đất đỏ vàng, đất bạc màu nếu có chế độ thâm canh tốt. - Hoạt động sản xuất cần nhiều lao động Ngành nông nghiệp có đặc điểm là sử dụng nhiều lao động. Ở các nước đang phát triển, nông nghiệp tập trung nhiều lao động hơn hẳn so với các ngành khác, trung bình thường chiếm từ 60% đến 80% lao động. Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ này là 75%. Đối với cây ngô hiện nay ở nước ta, việc gieo trồng và thu hoạch vẫn sử dụng sức lao động của con người là chính, máy móc còn rất ít và chủ yếu là trong làm đất. Với đặc điểm này, việc phát triển cây ngô sẽ góp phần giải quyết một phần số lao động thất nghiệp ở nông thôn. - Có khả năng nâng cao năng suất và sản lượng. Cây ngô ở nước ta hiện nay có năng suất còn thấp, thấp hơn nhiều so với các nước có ngành nông nghiệp phát triển trên thế giới. Năng suất ngô mới đạt 27 tạ/ha trong khi các nước tiến tiến như Mỹ, Úc, Pháp đã đạt hơn 80 tạ/ha. Do đó, để có thể tiếp tục phát triển cây ngô, tạo cho nó một chỗ đứng vững chắc trong nền nông nghiệp, cần thiết phải nâng cao năng suất của cây ngô, mà điều này là có thể được đối với nước ta. 2. Vai trò của cây ngô trong nền kinh tế Quốc dân. 2.1. Có giá trị sử dụng rộng trong nhiều ngành sản xuất. Ngô là một loại cây lương thực có giá trị sử dụng rộng rãi, không những trong nông nghiệp mà còn trong các ngành sản xuất khác: - Hạt ngô dùng làm lương thực cho người và thức ăn cho chăn nuôi, ngoài ra còn dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như trích tinh bột ngô để làm hồ vải, hoặc dùng vào công nghiệp chế biên đường gluco, doxtrox, deptrin, maldons, công nghiệp chế biến thực phẩm. - Bẹ ngô dùng làm thảm hoặc chế biến giấy cuộn thuốc lá. - Thân ngô được dùng làm chất đốt hoặc nguyên liệu giấy sợi, thân ngô non dùng làm thức ăn cho bò sữa rất tốt. - Cùi ngô làm chất đốt hoặc chế tạo chất dẻo, nylon. - Râu ngô được dùng làm dược liệu. Hiện nay ở nước ta, cây ngô vẫn được dùng chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, còn các ngành sản xuất khác mới chiếm tỷ trọng nhỏ, cần mở rộng trong thời gian tới. Do có nhiều công dụng và vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nên ngô được trồng ở rất nhiều nước trên thế giới. 2.2. Là một loại cây xoá đói giảm nghèo, tăng thêm thu nhập cho người nông dân. Mục đích cơ bản của các chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn là phát triển kinh tế đất nước, nâng cao đời sống cho nông dân. Với những nghiên cứu sâu rộng của các cơ quan nghiên cứu, cây ngô đã nằm trong nhóm cây lương thực cần phát triển trong tương lai. Với giá trị sử dụng và giá trị kinh tế khá cao, cùng với các khả năng nâng cao năng suất, cây ngô sẽ nâng cao mức thu nhập cho người nông dân, từ đó đáp ứng được mục tiêu xã hội quan trọng là xóa đói giảm nghèo. 2.3. Sử dụng đất đai có hiệu quả, phá thế độc canh của cây lúa. Với một nền nông nghiệp lúa nước trước kia, cây ngô thường được coi là loại cây lương thực bổ sung. Nhưng hiện nay, với yêu cầu chuyển đổi, đa dạng hóa cây trồng, việc phát triển cây ngô là phù hợp. Đi đôi với việc tăng năng suất, chất lượng của cây ngô là việc chuyển đổi những vùng đất không thích hợp đối với trồng lúa sang cây trồng có hiệu quả hơn là ngô. 2.4. Tiết kiệm được ngoại tệ. Cây ngô được phát triển sẽ làm giảm lượng ngô nhập khẩu, tiết kiệm được ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước. Đây là một chỉ tiêu cần thiết trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển, rất cần tiết kiệm nguồn vốn cho đầu tư phát triển các vấn đề khác cấp thiết hơn. Bảng 2. Giá nhập khẩu của một số sản phẩm nông nghiệp năm 2001 Mặt hàng Giá nhập khẩu Muối 22-25 USD/tấn Bông sơ 12000 đ/kg Ngô 80 USD/tấn Đỗ tương 180 USD/tấn Nguồn: Báo Thương mại, 4/12/2001 Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng ngô trong nước cao hơn khả năng cung ứng nên hàng năm nước ta vẫn phải nhập từ 300 - 600 nghìn tấn ngô với lượng chi ngoại tệ từ 25 - 50 triệu USD. Do vậy, việc tăng sản lượng ngô là việc cần thiết và cấp bách hiện nay, nó phải được nằm trong chiến lược thay thế hàng nhập khẩu của Việt Nam. II. Phát triển cây ngô là phù hợp với lợi thế so sánh ở Việt Nam 1. Lợi thế so sánh là một quy luật cơ bản của thương mại quốc tế. Theo quan niệm trước đây của A. Smith: một nước chỉ sản xuất các loại hàng hoá sử dụng tốt nhất các loại tài nguyên của nó. Đây là cách giải thích trước kia, khi mà hoạt động sản xuất của mỗi nước thường chỉ trong phạm vi một quốc gia hay vài quốc gia lân cận. Lúc đó dù có hoạt động thương mại nhưng do khoa học - kỹ thuật chưa phát triển, việc vận chuyển các loại hàng hoá gặp nhiều khó khăn, làm tăng giá cả của các loại hàng hoá lên rất nhiều. Do đó, việc chuyên môn hóa nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất chưa được chú trọng, mỗi nước thường tự sản xuất lấy tất cả các mặt hàng cần thiết. Sau đó, khi khoa học - kỹ thuật phát triển cùng với nhận thức cao hơn, một quan niệm mới được hình thành, đó là “Quy luật lợi thế so sánh của D. Ricardo”. Trong đó ông cho rằng: Một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong việc sản xuất tất cả các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế để tạo ra lợi ích. Khi tham gia vào thương mại quốc tế, quốc gia đó sẽ tham gia vào sản xuất và xuất khẩu những loại hàng hoá mà việc sản xuất chúng ít bất lợi nhất (có lợi thế so sánh) và nhập khẩu những hàng hoá mà việc sản xuất chúng bất lợi lớn nhất (không có lợi thế so sánh). Đây là một quy luật đúng đắn trong nền kinh tế hiện đại, khi mà các trở ngại về địa lý, tôn giáo, thể chế... đang bị đẩy lui, khi mà xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa có những bước phát triển vượt bậc. Mỗi quốc gia sẽ tạo cho mình một vị trí riêng trong hệ thống kinh tế thế giới, tùy thuộc vào lợi thế so sánh của quốc gia đó. Xét theo điều kiện của nước ta hiện nay, một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, nền kinh tế đang phát triển thì việc xác định những lợi thế so sánh của mình so với các quốc gia khác là rất cần thiết và cấp bách. Từ đó mới có các chiến lược cụ thể để khắc phục những mặt bất lợi và phát huy lợi thế, những tiềm năng của đất nước. 2. Lợi thế so sánh phù hợp với sự phát triển cây ngô ở nước ta. 2.1. Điều kiện tự nhiên thuận lợi - Điều kiện đất đai, thổ nhưỡng. Toàn bộ quỹ đất đai của nước ta có trên 33 triệu ha (đứng thứ 58 trên thế giới). Mặc dù đất nông nghiệp Việt Nam rất hạn chế (9,345 triệu ha đất nông nghiệp đang sử dụng), nhưng cũng rất đa dạng về chủng loại, thích hợp cho việc trồng nhiều loại nông sản. Diện tích đất chưa sử dụng còn rất lớn, nhất là đất trống đồi núi trọc. Theo báo cáo của Tổng cục địa chính thì hiện nay có khoảng 9,277 triệu ha đất chưa được sử dụng. Trong đó: + Đất đồi núi chưa sử dụng 7,694 triệu ha, chiếm 82,93% tổng diện tích đất chưa sử dụng. Đánh giá sơ bộ khả năng sử dụng quỹ đất này vào mục đích lâm nghiệp có 7 triệu ha, trong đó có 3,1 triệu ha đất có khả năng trồng rừng và 3,9 triệu ha có khả năng khoanh nuôi tái sinh thành rừng. + Đất có mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản chưa sử dụng là 149 nghìn ha, chiếm 1,6% tổng diện tích đất chưa sử dụng. + Đất bằng chưa sử dụng là 589 nghìn ha, chiếm 6,35% tổng diện tích đất chưa sử dụng. Ngoài ra diện tích đất sử dụng chưa có hiệu quả cũng còn rất nhiều. Bảng 3. Các loại đất chính thích hợp với sản xuất ngô theo từng vùng của Việt Nam Đơn vị: 1.000 ha Loại đất Toàn quốc TDMN Bắo Bộ ĐB SH Duyên hải BTB Duyên Hải NTB Tây Nguyên ĐNBộ ĐBSCL Đất phù sa Đất đỏ bazan Đất đỏ nâu trên đá vôi Đất đen Đất xám trên phù sa cổ Đất đỏ vàng Đất cát biển 365 514 100 108 164 320 10 25 - 100 10 - 181 - 144 - - - - 26 - 45 - - 8 - 63 - 68 - - 10 - 40 10 30 394 - 30 10 - - 13 120 - 50 100 - - 50 - - - 54 10 - Tổng 1581 316 170 116 128 454 283 114 Nguồn: Viện Quy hoạch và Thồng kê nông nghiệp Trong số quỹ đất mà chúng ta hiện có, một phần không nhỏ thích hợp cho trông ngô, chiếm 1.581 nghìn ha. Tây Nguyên là vùng có diện tích thich hợp với trồng ngô nhât (454 nghìn ha) với đặc trưng là đất đỏ bazan. Tiếp sau đó là vùng Trung Du Miền Núi Bắc Bộ (316 nghìn ha), Đông Nam Bộ (283 nghìn ha),... Nếu xét theo loại đất thì đất đỏ bazan thích hợp với cây ngô chiếm vị trí cao nhất, sau đó mới đến đất phù sa (có diện tích lớn nhất ở Đồng Bằng Sông Hồng). Do mỗi vùng có một đặc trưng riêng về cơ cấu các loại đất nên tạo được sự đa dạng trong sản xuất ngô. - Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Gắn liền với vai trò chủ đạo của đất đai là ảnh hưởng của thời tiết. Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu và nằm đúng vào kh u vực gió mùa Đông Nam á. Đặc điểm này gây ảnh hưởng bao trùm lên nhiều yếu tố trong môi trường tự nhiên Việt Nam, đặc biệt là các yếu tố khí hậu. Nước ta có một nền nhiệt lượng cao và lượng mưa trong năm tương đối lớn. Số giờ nắng trung bình trong năm trên 2.300 giờ, vùng miền núi phía Bắc có nền nhiệt lượng thấp nhất trong vùng, bình quân trong năm nhiệt độ từ 20 - 220C và tổng nhiệt độ trong năm là 7.000 - 8.0000C. Độ ẩm tương đối cao, thường dao động trong khoảng từ 80 - 100% ở nhiều địa phương. Những nơi có lượng mưa thấp nhất cũng đạt 1.110 mm/năm, còn hầu hết ở các vùng có lượng mưa trung bình 1.800 - 2.000 mm/năm. Với chế độ nhiệt lượng và mưa như trên ở tất cả các vùng của ta đều đảm bảo đủ cho cây ngô sinh trưởng và phát triển 2 chu kỳ trong năm (một số nơi đủ điều kiện cho 3 chu kỳ). - Hệ thống sông ngòi dày đặc. Nước ta có một mạng lưới sông khá dầy, phân bố tương đối đồng đều trên lãnh thổ. Nước Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, mưa nhiều, nên có rất nhiều sông rạch, lưu lượng vào mùa mưa rất cao, chở nhiều phù sa bồi đắp cho các vùng. Hai sông lớn là sông Hồng và sông Cửu Long có thượng nguồn từ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, cung cấp nguồn nước chính trong nông nghiệp cho hai vùng đồng bằng rộng lớn nhất là Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Các sông còn lại thường hẹp và ngắn, bắt nguồn từ trong lãnh thổ nước ta. + Hệ thống sông Hồng: Sông Hồng phát nguyên từ Vân Nam - Trung Quốc, dài 1.200 km nhưng chỉ có 510 km chảy qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Sơn Tây, Hà Đông, Nam Định và đổ ra biển ở cửa Ba Lạt. Sông Hồng có lưu lượng không đều, khoảng 700 m3/giây vào mùa nắng, lên đến 30.000 m3/giây vào mùa mưa, trung bình một m3 nước chứa khoảng 1 kg phù sa màu đỏ. + Hệ thống sông Cửu Long: Sông Cửu Long dài trên 4.200 km, phát nguyên từ Tây Tạng, chảy qua Trung Quốc, Lào, Campuchia, đến Nam Vang thì phân làm hai nhánh đổ về hướng Việt Nam là Tiền Giang và Hậu Giang, chảy trên lãnh thổ Việt Nam một đoạn khoảng 250 km, dòng chảy điều hòa, có thể lưu thông quanh năm, và nối nhau bằng nhiều sông rạch miền Tây. Lưu lượng hai sông này rất lớn, khoảng 6.000 m3/giây về mùa nắng, lên đến 120.000 m3/giây vào mùa mưa, và chuyên chở rất nhiều phù sa bồi đắp đồng bằng miền Nam. Ngoài hai hệ thống sông lớn, còn có các hệ thống sông nhỏ, kênh rạch phân bố từ Bắc vào Nam, những hệ thống sông này là nguồn đảm bảo rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, trong đó có cây ngô: + Hệ thống sông Thái Bình. + Hệ thống sông Kỳ Cùng. + Hệ thống sông ngòi Thanh - Nghệ - Tĩnh. + Hệ thống sông ngòi Bình - Trị - Thiên. + Hệ thống sông ngòi Nam - Ngãi - Bình - Phú. + Hệ thống sông ngòi phía Tây Cao Nguyên. + Hệ thống sông ngòi Khánh - Thuận. + Hệ thống sông Đồng Nai. + Hệ thống sông nhỏ và kênh đào miền Tây Dựa vào các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất ngô ở từng vùng lãnh thổ, cây ngô được phân vùng sinh thái như sau: Bảng 4. Diện tích đất có khả năng trồng ngô theo vùng của Việt Nam Đơn vị: 1.000 ha Các vùng Tổng số Thích hợp nhất Thích hợp ít thích hợp Trung du Miền núi Đồng Bằng Sông Hồng Khu 4 Duyên Hải Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng Bằng SCL 367 267 365 321 541 413 210 81 47 33 22 32 13 20 235 123 83 106 422 270 94 51 97 149 193 87 130 96 Toàn quốc 2.384 248 1.333 803 Nguồn: Viện Quy hoạch và Thồng kê nông nghiệp Trong điều kiện hiện nay, một số loại đất thích hợp và rất thích hợp trồng ngô cũng như thích hợp với các loại cây trồng khác và hiện đang phát triển cây trồng khác. Trong quy hoạch sẽ chuyển đổi một số diện tích đang sản xuất cây trồng khác có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng ngô và phát triển mạnh ngô đông trên đất 2 vụ lúa ở Đồng Bằng Sông Hồng, Trung Du Miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. 2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ - Nền kinh tế nông nghiệp với lịch sử phát triển lâu đời và bước tiến quan trọng trong những năm qua. Nông nghiệp là ngành có lịch sử phát triển lâu đời, các hoạt động nông nghiệp đã có từ hàng nghìn năm nay kể từ khi con người từ bỏ nghề săn bắn và hái lượm. Do lịch sử lâu đời này mà nền kinh tế nông nghiệp được nói đến như là nền kinh tế truyền thống gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của cây lúa nước. Ngày nay, mặc dù với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, con người đã sản xuất ra những máy móc hiện đại, nhưng người nông dân vẫn thường áp dụng những kỹ thuật đã phát triển từ hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm để trồng trọt. Trải qua nhiều biến động, từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, thiếu thốn về lương thực thực phẩm, hiện nay chúng ta đã là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Trong giai đoạn trước mắt, nông nghiệp vẫn đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, là ngành tạo ra tích lũy ban đầu cho nền kinh tế. Thành tựu lớn nhất của ngành Nông nghiệp Việt Nam là đã bảo đảm thoả mãn nhu cầu về lương thực, thực phẩm thiết yếu cho tiêu dùng trong nước, góp phần ổn định nền kinh tế, xã hội của đất nước, đặc biệt vào những thời điểm khó khăn về thiên tai, cũng như những biến động lớn về kinh tế, chính trị trong khu vực và thế giới. Nông nghiệp còn đóng góp khoảng 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả
Tài liệu liên quan