Đề tài Những hạn chế của hàng rào phi thuế quan ở Việt Nam
Từ năm 1986 Đảng và nhà nước ta đã thực hiện quản lý quá trình chuyển đổi từ từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung tương đối đóng sang một nền kinh tế với thương mại mở cửa và các quy luật thị trường , định hướng sự vận động của các nguồn lực trong nền kinh tế. Tự do hoá thương mại là một đặc trưng chủ yếu của quá trình chuyển đổi này. Từ đó đến nay, hoà vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế, tự do hoá thương mại, Việt Nam ,theo phương châm đa dạng hoá và đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập ,chủ quyền ,các bên cùng có lợi, đã có quan hệ buôn bán với 165 nước trên thế giới, ký hiệp định thương mại song phương với 72 nước (trong đó có Hoa Kỳ), trở thành thành viên của các tổ chức khu vực và thế giới như IMF, WB, ADB ( 1992), ASEAN (1995) APEC (1998) , AFTA. và đang tiến hành đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trong quá tình hội nhập đó, sự tồn tại dai dẳng các hàng rào phi thuế quan là một trở ngại lớn đối với Việt Nam bởi vì một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo cho Việt Nam hội nhập hoàn toàn vào xu hướng tự do hoá thương mại là cắt giảm tiến tới xoá bỏ các hàng rào phi thuế quan này. Vì vậy việc xem xét các hàng rào phi thuế quan đang được áp dụng taị Việt Nam, nghiên cứu những hạn chế của chúng cũng như đưa ra giải pháp nhằm dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan này là một yêu cấp cấp thiết đối với chúng ta hiện nay trong quá trình thực hiện các chương trình hội nhập kinh tế lớn như: Thực hiện CEPT/ AFTA, hiệp định thương mại Việt-Mỹ và gia nhập WTO. Đó cũng là những vấn đề mà em muốn đề cặp trong phạm vi tiểu luận này. Tiểu luận gồm ba chương: Chương I: Tổng quan về hàng rào phi thuế quan (NTB) ở Việt Nam. Chương II: Những mặt hạn chế của các hàng rào phi thuế quan ở Việt Nam Chương III: Thuế quan hoá - một biện pháp tích cực nhằm dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan. Em xin chân thành cảm ơn thạc sĩ Nguyễn Quang Minh giảng viên môn Quan hệ kinh tế quốc tế - người đã nhiệt tình ủng hộ và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành tiểu luận này. Vì thời gian và trình độ có hạn nên tiểu luận không tránh khỏi sai sót. Mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để tiểu luận được hoàn chỉnh hơn