Đề tài Những khó khăn, rào cản tâm lý đối với học sinh lớp 12 hiện nay trên địa bàn Hà Nội

Trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay, có rất nhiều trường hợp học sinh với một số lượng lớn là các học sinh lớp 12 rơi vào các hiện tượng như: trầm cảm, quậy phá, tự tử Đây là biểu hiện của hiện tượng bất ổn về tâm lý. Vậy nguyên nhân của những bất ổn tâm lý đó là gì? Trong học tập cũng như trong cuộc sống các em gặp phải những khó khăn, rào cản tâm lý nào? Môi trường học tập, thầy cô, gia đình có tác động như thế nào tới các em? Và làm sao để các em có định hướng đúng cho tương lai, nghề nghiệp của mình?. Bản thân chúng tôi là sinh viên năm thứ 3 của trường ĐH Giáo Dục, việc tìm câu trả lời cho các vấn đề trên khiến chúng tôi thực sự quan tâm. Chúng tôi muốn thông qua việc nghiên cứu KH để có thể hiểu biết hơn về tâm lý của học sinh THPT - điều mà rất cần thiết với những sinh viên sư phạm như chúng tôi. Vì những lý do trên nên chúng tôi quyết định chọn đề tài này.

docx24 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3601 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những khó khăn, rào cản tâm lý đối với học sinh lớp 12 hiện nay trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ((( / BÁO CÁO KHOA HỌC Đề tài: “Những khó khăn, rào cản tâm lý đối với học sinh lớp 12 hiện nay trên địa bàn Hà Nội” Giáo viên hướng dẫn : TS. NGÔ THU DUNG Sinh viên : NGUYỄN THỊ LIÊN ĐỖ THỊ THƯ TRẦN THỊ XUYẾN Lớp : B3 -K53 Sư Phạm Vật Lý Hà Nội, 03/2011 MỤC LỤC Phần I: Mở đầu 1.Lý do chọn đề tài 3 2.Mục đích nghiên cứu 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3 4.Phương pháp nghiên cứu 3 5.Phạm vi nghiên cứu của đề tài 5 Phần II :Một số kết quả nghiên cứu chính I.Cơ sở lý luận 1.Xác định được khái niệm cơ bản để nghiên cứu 5 đó là khái niệm “khó khăn, rào cản tâm lý”. 2.Một số đặc điểm của sự phát triển tâm lý của học 5 sinh lớp 12 và hoàn cảnh môi trường sống của các em. II.Kết quả về mặt thực tiễn 1.Nhóm các khó khăn, rào cản,tâm lý trong học tập 6 2.Nhóm khó khăn, rào cản từ gia đình và môi trường xung 9 quanh đối với học sinh lớp 12. 3. Những khó khăn, rào cản tâm lý trong việc định hướng 12 và rèn luyện nghề nghiệp. 4. Kết quả nghiên cứu về một số nguyên nhân chính gây ra 17 những khó khăn, rào cản tâm lý đối với học sinh lớp 12. 5.Đề xuất một số biện pháp giáo dục 18 Phần III: Kết Luận 20 Phần IV: Tài liệu tham khảo 22 Phần I: Mở đầu 1.Lý do chọn đề tài Đề tài “Những khó khăn, rào cản tâm lý đối với học sinh lớp 12 hiện nay’’ là vấn đề được rất nhiều sự quan tâm không chỉ với các giáo viên, phụ huynh và học sinh mà còn nhận được sự quan tâm từ xã hội. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay, có rất nhiều trường hợp học sinh với một số lượng lớn là các học sinh lớp 12 rơi vào các hiện tượng như: trầm cảm, quậy phá, tự tử… Đây là biểu hiện của hiện tượng bất ổn về tâm lý. Vậy nguyên nhân của những bất ổn tâm lý đó là gì? Trong học tập cũng như trong cuộc sống các em gặp phải những khó khăn, rào cản tâm lý nào? Môi trường học tập, thầy cô, gia đình có tác động như thế nào tới các em? Và làm sao để các em có định hướng đúng cho tương lai, nghề nghiệp của mình?... Bản thân chúng tôi là sinh viên năm thứ 3 của trường ĐH Giáo Dục, việc tìm câu trả lời cho các vấn đề trên khiến chúng tôi thực sự quan tâm. Chúng tôi muốn thông qua việc nghiên cứu KH để có thể hiểu biết hơn về tâm lý của học sinh THPT - điều mà rất cần thiết với những sinh viên sư phạm như chúng tôi. Vì những lý do trên nên chúng tôi quyết định chọn đề tài này. 2.Mục đích nghiên cứu Xác định một số khó khăn, rào cản tâm lý đối với các học sinh lớp 12 và nguyên nhân dẫn đến những khó khăn đó. Từ đó đưa ra một số biện pháp giáo dục những khó khăn, rào cản tâm lý ấy. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Những khó khăn rào cản tâm lý của học sinh lớp 12 hiện nay. Khách thể nghiên cứu:Các học sinh lớp 12 trên địa bàn Hà Nội 4.Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu, tham khảo những tài liêu sưu tầm được ,tham khảo các trang wed về giáo dục và đào tạo… Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực tế, tham khảo các ý kiến của những học sinh, giáo viên THPT, phụ huynh học sinh về vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp điều tra: Phát phiếu điều tra để khảo sát thực trạng nhận thức của học sinh về một số khó khăn rào cản tâm lý mà các em gặp phải và nguyên nhân gây ra những khó khăn đó. Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi trò chuyện với các em và các thầy cô giáo dạy các em. Phương pháp quan sát: Dự giờ,quan sát cách học, giao tiếp của các em để thấy được những khó khăn đó. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng công thức toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu thực tiễn.Từ đó đưa ra kết luận khoa học về các thông tin. 5.Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài chỉ nghiên cứu một số khó khăn rào cản tâm lý của học sinh lớp 12 trên địa bàn Hà Nội và đưa ra một số biện pháp giáo dục nhằm hạn chế những khó khăn đó. Phần II :Một số kết quả nghiên cứu chính I.Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.Xác định được khái niệm cơ bản để nghiên cứu, đó là khái niệm “khó khăn, rào cản tâm lý”. Khó khăn, rào cản có nghĩa là những cản trở, trở ngại, đòi hỏi nhiều nỗ lực để vượt qua.Vậy khó khăn, rào cản tâm lý chính là những trở ngại tâm lý. Trong thực tiễn, với bất kỳ một hoạt động nào của con người tham gia đều có thể gặp phải những khó khăn, rào cản làm cho hoạt động hay quá trình đó đi lệch hướng với mục tiêu đã đặt ra, không thể tiếp tục hoạt động hoặc hoạt động không đạt hiệu quả như mong muốn.Những khó khăn, rào cản đó đươc tạo nên bởi một hay nhiều yếu tố mang sắc thái tiêu cực gây nên. Người ta thường gọi chung là những khó khăn, rào cản trong quá trình hoạt động của con người. 2.Một số đặc điểm của sự phát triển tâm lý của học sinh lớp 12 và hoàn cảnh môi trường sống của các em. Đặc điểm nổi bật nhất ở học sinh lớp 12 là sự thay đổi cả về thể chất,tâm lý, lứa tuổi.Các em đang ở độ tuổi chuyển từ sống lệ thuộc sang sống độc lập về ý thức, nhận thức, lý tưởng sống.Các em đang ở giai đoạn cần có những quyết định có tính chất bước ngoặt cuộc đời. Nếu không được chuẩn bị về thể chất, tâm lý, kiến thức,… một cách đầy đủ sẽ khiến các em vấp phải nhiều khó khăn, rào cản dẫn đến những cú sốc về tâm lý, đời sống tinh thần của các em, làm cho các em có những thái độ, hành vi bất thường, tiêu cực mà người lớn khó hiểu. Nhìn chung, học sinh lớp 12 hiện nay thường phát triển khá đầy đủ về thể chất, được nuôi dưỡng tốt.Nhưng khi bước sang tuổi thanh niên, cùng với sự biến đổi sâu sắc về thể chất các em cũng phải trải qua những biến đổi sâu sắc về tâm lý. Chính vì thế mà ở lứa tuổi này, các em thường có những biểu hiện khác lạ, nhiều khi là những hành động không tốt có thể gây ra những hậu quả xấu... Hà Nội có một nền kinh tế phát triển mạnh so với cả nước, thu nhập chung của các gia đình tương đối cao nên hầu hết các em có cuộc sống tương đối đầy đủ. Tuy nhiên sự phát triển về kinh tế kéo theo sự phát triển và biến đổi về xã hội. Những điều trên tác động trực tiếp tới cuộc sống của các em. Về phía gia đình, nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ phát triển, nhịp sống hối hả đã cuốn các bậc phụ huynh vào vong xoáy của công việc và bè bạn. Những lo toan công việc khiến họ không có đủ thời gian để quan tâm , căm sóc con cái. Khá nhiều bậc phụ huynh chưa thực sự hiểu: con mình muốn gì, cần gì từ cha mẹ. Nghĩ rằng con mình chỉ cần có vật chất đầy đủ là được nên nhiều gia đình để cho con quá thoải mái về kinh tế và hành động. Cũng có nhiều trường hợp gia đình khá giả sợ con hư, dễ mắc vào các tệ nạn xã hội nên đã bắt các em chỉ ở nhà... Tất cả những điều trên đều tác động trực tiếp tới đời sống của các em. Nó ảnh hưởng tới đời sống tâm lý, tinh thần vì lứa tuổi này rất cần sự tiếp xúc giao lưu tích cực để bổ sung và hoàn thiện nhân cách. Đặc biệt với các em học sinh lớp 12, với quan niệm “đại học là cánh cửa duy nhất bước vào đời”, nhiều bậc cha mẹ chỉ chăm chú đầu tư cho con cái hết học chính đến học thêm để vượt qua các kỳ thi, mà quên chia sẻ và hỗ trợ các em vượt qua những khó khăn tâm lý trong học tập và hướng nghiệp. Trong nhà trường: Mặc dù trong thời gian gần đây vấn đề tâm lý của học sinh được quan tâm và lưu ý nhiều hơn. Tuy nhiên nó chưa thực sự phổ biến nhiều trong các trường học. Những cơ hội trao đổi về tâm lý giữa các em học sinh với thầy cô và cha mẹ không nhiều. Kèm thêm đó, thời gian học tập của năm học cuối cấp là quá nhiều và căng thẳng. Các em vừa phải lo học chính, học phụ đạo, học thêm... Nên không còn nhiều quỹ thời gian cho các hoạt động tập thể và giải trí. Sự hoang mang vì không được thổ lộ và tìm kiếm nguồn hỗ trợ tâm lý, cộng với nhiệm vụ học tập nặng nề và những yêu cầu quá sức từ gia đình và nhà trường đã tạo nên áp lực tâm lý rất lớn đối với học sinh. Về môi trường xã hội, xã hội phát triển kéo theo đó là nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên các tệ nạn xã hội cũng theo đó mà xuất hiện ngày càng nhiều. Mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động tiêu cực tới nhận thức của các em dẫn tới lối sống ích kỷ, buông thả, đua đòi, thích hưởng thụ tạo ra những hiện tượng lệch lạc trong suy nghĩ và hành động của các em. Một số lượng không nhỏ các bạn học sinh dù đang trên ghế nhà trường THPT cũng dễ sa ngã vào các tệ nạn mà không lường trước được hậu quả. II) Kết quả về mặt thực tiễn 1.Nhóm các khó khăn, rào cản,tâm lý trong học tập Trong trường THPT, nhất là học sinh lớp 12, những khó khăn, rào cản tâm lý không chỉ liên quan đến việc học sinh lĩnh hội lượng tri thức lớn hơn, khó hơn mà còn liên quan đến cách học, cách áp dụng các tri thức đó vào thực tiễn một cách hiệu quả. Bên cạnh những khó khăn, rào cản tâm lý đó còn có những khó khăn, rào cản tâm lý khác, làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập của học sinh như các vấn đề về hoàn cảnh gia đình, môi trường sống, bạn bè, bản thân cá nhân học sinh… Những yếu tố này nếu tồn tại độc lập nó sẽ không có ý nghĩa nhưng khi chúng gộp lại, liên kết với những yếu tố khác sẽ tạo ra những bất lợi làm cho học sinh gặp phải khó khăn trong học tập. Khó khăn, rào cản tâm lý thường xảy ra đối với học sinh lớp 12 là các em phải chịu một sức ép lớn, phải thực hiên những công việc căng thẳng, đòi hỏi những nỗ lực, cố gắng nhiều hơn. Thậm chí có em không học được cách thích ứng dẫn đến kết quả học tập bị giảm sút rõ ràng. Các em học sinh lớp 12 gặp khó khăn về cảm xúc trí tuệ ở mức độ cao nhất. Sự “ mệt trí”, “sức ép” và sự “thất vọng khi không đạt được mục tiêu” là 3 cảm nhận thường xuyên của học sinh. Về mặt nhận thức, học sinh gặp khó khăn trong khả năng tiếp thu bài vở, xác định động cơ học tập và tự đánh giá bản thân. Khó khăn trong hành vi thể hiện chủ yếu qua cách học “nước đến chân mới chạy”, “làm việc riêng” và “không tuân theo kế hoạch”. Theo một số chuyên gia nghiên cứu: với cường độ học tập khá cao, khối lượng công việc được giao vượt quá khả năng thực hiện, các em không có thời gian cần thiết để phục hồi sức làm việc sau một ngày học và sự mệt mỏi thể chất cũng ảnh hưởng nhiều đến các quá trình nhận thức, cảm xúc và ý chí. Khó khăn về cảm xúc và trí tuệ được đánh giá ở mức độ cao nhất : +Môi trường học tập căng thẳng  trong đó: lịch học quá nhiều, áp lực do các môn học trên  lớp, việc học thêm, chương trình học nặng so với khả năng học tập của các em... + Có nhiều kỳ  thi quan trọng mà các em cần phải trải qua, đặc biệt là kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi đại học sắp tới. 1.1.Áp lực thi đại học Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy,trong số các nhóm rào cản thì nhóm rào cản liên quan đến học tập là những khó khăn chính mà hầu hết các học sinh lớp 12 gặp phải.Qua số liệu bảng 1 ta thấy có tới 36.64% số học sinh được hỏi cảm thấy lo lắng nhất về việc “phải thi đỗ đại học”. Dấu hiệu  THPT chuyên tự nhiên N1=81  THPT Hermann N2=57  THPT Lương Văn Can; Đào Duy Từ N3=94  Kết quả chung N=232    n1  %  n2  %  n3  %  n  %   A  12  14.81  22  38.6  34  36.17  68  29.31   B  3  3.71  18  31.58  20  21.28  41  17.67   C  18  22.22  6  10.53  14  14.89  38  16.38   D  48  59.26  11  19.29  26  27.66  85  36.64   Bảng 1: Tỷ lệ học sinh chịu áp lực vì thi đại học Chú thích: A: Kiến thức lớp 12 khá nặng so với lực học của học sinh B: Thiếu tự tin vào lượng kiến thức của mình C: Nhà trường quá kỳ vọng vào khẩ năng thi đỗ đại học của học sinh D: Phải thi đỗ đại học N: Tổng số học sinh n: Tần suất Có rất nhiều nguyên nhân tạo ra áp lực thi đại học cho các em như: do gia đình, bạn bè, thầy cô hay do mục tiêu đề ra cho chính bản thân mình…Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi đã khảo sát được nguyên nhân chính là từ phía gia đình: có 36.64% cha mẹ học sinh thường xuyên yêu cầu các con phải thi đỗ đại học.Điều này chứng tỏ áp lực thi đỗ đại học của các em này phần lớn là do cha mẹ quá kỳ vọng vào con. Mặc dù áp lực thi đại học chiếm tỉ lệ cao trong tổng số học sinh được hỏi, song tỉ lệ này lại không đồng đều ở các trường.Tỉ lệ này ở trường THPT chuyên Tự Nhiên là 59.26%, ở trường THPT Hermann Gmeiner là 19.29%,ở trường THPTdân lập Lương Văn Can và THPT Đào Duy Từ là 27.66%. Tại sao tỷ lệ này ở trường THPT chuyên Tự Nhiên lại cao nhất?Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy có hai yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tỷ lệ này: do áp lực trường chuyên quá lớn, đầu vào và kết quả trong quá trình học tập của HS THPT chuyên Tự Nhiên khá cao so với các trường THPT khác. 1.2.Áp lực học thêm Ngoài các giờ học trên lớp,thời gian học thêm quá nhiều cũng là một nguyên nhân khiến nhiều học sinh cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi gây những khó khăn tâm lý cho học sinh. Thời gian đi học thêm  THPT chuyên tự nhiên N1=81  THPT Hermann N2=57  THPT Lương Văn Can; Đào Duy Từ N3=94  Kết quả chung N=232    n1  %  n2  %  n3  %  n  %   5 buổi/1 tuần trở lên  57  70.37  28  49.12  37  39.36  122  52.59   3-4 buổi /tuần  13  16.1  21  36.84  27  28.72  61  26.29   1-2 buổi / tuần  7  8.64  5  8.77  23  24.46  35  15.08   Không  4  4.89  3  5.27  7  7.44  14  6.04   Bảng 2: Thời gian học thêm của học sinh Số liệu bảng 2 cho thấy có 100% học sinh phải đi học thêm nhưng mức độ học thêm là khác nhau, trong đó có 26.29% học sinh phải đi học thêm 3-4 buổi/tuần và có tới 52.59% học sinh phải học thêm 5 buổi/1 tuần trở lên.Đặc biệt là trường THPT chuyên tự nhiên thì có tới 70,37% học sinh học thêm 5 buổi/1 tuần trở lên.Chính vì thế thời gian để các em tự học là rất ít do đó các em khó có thể hấp thụ được khối kiến thức mà nhà trường cung cấp. 2.Nhóm khó khăn, rào cản từ gia đình và môi trường xung quanh đối với học sinh lớp 12. 2.1.Khó khăn, rào cản tâm lý từ thầy cô và nhà trường đối với các em: Mặc dù 3 bảng số liệu dới đây có sự khác nhau với từng trường THPT, tuy nhiên điều mà rất dễ nhận thấy thông qua bảng số liệu thu được là: khoảng cách giữa các giáo viên và học sinh còn khá lớn. Mỗi khi gặp vấn đề trong học tập hay tâm lý, việc trao đổi giữa các học sinh với thầy cô là không nhiều. Các em rất ít khi trao đổi (khoảng hơn 40%) hoặc cũng có em chưa bao giờ trao đổi với giáo viên về những vấn đề vướng mắc của bản thân. THPT Chuyên Tự Nhiên  Luôn luôn  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Không bao giờ   Thầy cô quan tâm đến các em  13.3%  28.4%  55.8%  2.5%   Các em cảm thấy hài lòng về thầy cô  35.5%  30.7%  32.4%  1.4%   Thầy cô công bằng khi đối xử với các em  28.4%  51.8%  13.6%  6.2%   Thầy cô cởi mở lắng nghe ý kiến của các em  18.5%  23%  49.8%  8.7%   Tổ chức nói chuyện giữa gia đình và nhà trường về tâm lý học sinh  8.6%  63%  28.4%  0%   Em có đi nghe những buổi nói chuyện về tâm lý học sinh do nhà trường tổ chức  23.4%  0%  0%  76.6%   Là một trường THPT chuyên nên ý thức tự học và tự tìm hiểu của các bạn học sinh ở đây là khá cao. Sự liên hệ giữa gia đình và nhà trường là khá đều đặn.Tuy nhiên sự tiếp xúc của các thầy cô với các em là không nhiều so với các nhóm trường khác. Trường Phổ thông Trung học Dân lập Hermann Gmeiner - Hà Nội  Luôn luôn  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Không bao giờ   Thầy cô quan tâm đến các em  12.3%  38.6%  35%  14.1%   Các em cảm thấy hài lòng về thầy cô  3.5%  43.8%  49.1%  3.5%   Thầy cô công bằng khi đối xử với các em  35%  31.6%  26.3%  7.1%   Thầy cô cởi mở lắng nghe ý kiến của các em  17.5%  28%  29.8%  24.7%   Tổ chức nói chuyện giữa gia đình và nhà trường về tâm lý học sinh  5.2%  40.4%  10.5%  43.9%   Em có đi nghe những buổi nói chuyện về tâm lý học sinh do nhà trường tổ chức  22.8%  0%  0%  77.2%   Đây là một trường khá đặc biệt, tại đây có một bộ phận học sinh SOS nằm ở cả 3 cấp học (Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông). Có khá nhiều khó khăn trong việc trao đổi và lắng nghe những ý kiến giữa giáo viên và học sinh . hầu hết các em đều không bao giời tới những buổi nói chuyện về tâm lý học sinh do nhà trường tổ chức (77.2%). THPT Lương Văn Can và THPT Đào Duy Từ  Luôn luôn  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Không bao giờ   Thầy cô quan tâm đến các em  15.4%  47.8%  27.6%  9.2%   Các em cảm thấy hài lòng về thầy cô  10.6%  41.5%  42.6%  5.3%   Thầy cô công bằng khi đối xử với các em  28.7%  36.2%  27.6%  7.5%   Thầy cô cởi mở lắng nghe ý kiến của các em  19%  29.8%  36.1%  15.1%   Tổ chức nói chuyện giữa gia đình và nhà trường về tâm lý học sinh  6.4%  27%  27.7%  18.9%   Em có đi nghe những buổi nói chuyện về tâm lý học sinh do nhà trường tổ chức  34%    66%   Việc tổ chức những buổi nói chuyện về tâm lý học sinh còn quá ít và cũng chưa nhận được nhiều sự tham gia của các bạn học sinh. Nếu có thể triển khai được những buổi nói chuyện này sẽ giúp ích được rất nhiều học sinh có thể bước qua rào cản tâm lý của mình. 2.2. Khó khăn, rào cản tâm lý từ gia đình Do quá kỳ vọng vào con cái mình phải đỗ vào đại học các bậc cha mẹ đã vô tình tạo ra rất nhiều áp lực cho con cái trong việc học tập và hướng nghiệp. Tuy vậy, nhiều phụ huynh đã không dành nhiều thời gian để quan tâm tới con, có tới gần 60% cha mẹ chỉ thỉnh thoảng dành thời gian trò chuyện với các em. THPT Chuyên Tự Nhiên  Luôn luôn  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Không bao giờ   Trò chuyện về việc học tập của em  23%  14.8%  59.2%  4.2%   Cha mẹ yêu cầu em phải đỗ đại học  88%  9.9%  2.1%  0%   Cha mẹ nghĩ em phải đi học thêm  13.6%  30.7%  48.1%  7.6%   Bắt con phải học suốt ngày  27.4%  56%  14.3%  2.3%   Luôn kiểm soát mọi việc  7.4%  26.8%  59.7%  6.1%   Các em học tập trong 1 trường chuyên nên kỳ vọng của gia đình đặt vào các em là quá lớn(88%). Điều này gây ra không ít những căng thẳng và áp lực trong năm học cuối cấp. Trường Phổ thông Trung học Dân lập Hermann Gmeiner - Hà Nội  Luôn luôn  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Không bao giờ   Trò chuyện về việc học tập của em  19.3%  15.8%  61.4%  3.5%   Cha mẹ yêu cầu em phải đỗ đại học  56.1%  14%  17.5%  3.5%   Cha mẹ nghĩ em phải đi học thêm  17.5%  3.5%  75.4%  3.5%   Bắt con phải học suốt ngày  9.2%  62.8%  19.3%  8.7%   Luôn kiểm soát mọi việc  10.6%  47.2%  18.7%  23.5%   Sự quan tâm của cha mẹ với các em là thực sự cần thiết, tuy vậy lại có một số cha mẹ quá thắt chặt con cái trong suy nghĩ cũng như trong học tập sẽ khiến các em luôn mang tâm lý nặng nề, căng thẳng. THPT Lương Văn Can và THPT Đào Duy Từ  Luôn luôn  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Không bao giờ   Trò chuyện về việc học tập của em  16%  14.8%  54.2%  4.2%   Cha mẹ yêu cầu em phải đỗ đại học  68%  29.9%  2.1%  0%   Cha mẹ nghĩ em phải đi học thêm  43.6%  30.7%  23.1%  2.6%   Bắt con phải học suốt ngày  11.6%  70.2%  12%  6.2%   Luôn kiểm soát mọi việc