Đề tài Những kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông

Cạnh tranh trong kinh doanh là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp (nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẽ) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. 1.1.1.2. Các hình thức cạnh tranh  Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường - Cạnh tranh giữa người mua và người bán, là sự cạnh tranh về giá - Cạnh tranh giữa những người mua với nhau, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường. - Cạnh tranh giữa những nguời bán với nhau, nhằm giành lấy khách hàng, giành thị phần và lợi nhuận cao.

doc10 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Một số vấn đề chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 1.1.1. Cạnh tranh 1.1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh trong kinh doanh là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp (nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẽ) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. 1.1.1.2. Các hình thức cạnh tranh Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường Cạnh tranh giữa người mua và người bán, là sự cạnh tranh về giá Cạnh tranh giữa những người mua với nhau, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường. Cạnh tranh giữa những nguời bán với nhau, nhằm giành lấy khách hàng, giành thị phần và lợi nhuận cao. Căn cứ theo phạm vi nghành kinh tế Cạnh tranh trong nội bộ nghành: cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá hoặc dịch vụ. Cạnh tranh giữa các nghành: Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các nghành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Căn cứ vào tính chất cạnh tranh: Cạnh tranh hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh giữa nhiều người bán trên thị trờng trong đó không người nào có đủ ưu thế khống chế giá cả trên thị trường. Cạnh tranh không hoàn hảo: là hình thức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có các sản phẩm không đồng nhất với nhau. Cạnh tranh độc quyền: trên thị trường chỉ có nột hoặc một số ít doanh nghiệp bán một sản phẩm, giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu. 1.1.2. Năng lực cạnh tranh 1.1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thõa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường . 1.1.2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực canh tranh của doanh nghiệp Tiêu chí từ bản thân nội bộ doanh nghiệp: Tiêu chí về chất lượng nhân sự (trình độ, kỹ năng, phẩm chất) Tiêu chí về vốn, năng lực tài chính, thị trường và thị phần sẵn có lẫn tiềm năng Năng lực quản lý, kinh nghiệm sẵn có về thị trường và sản phẩm Trình độ áp dụng khoa học kĩ thuật Tiêu chí từ môi trường bên ngoài Nhu cầu của khách hàng như thị hiếu, sở thích, trào lưu Môi trường ngành: hoạt động cạnh tranh lành mạnh và có tốc độ tăng trưởng cao, có sự hỗ trợ từ các ngành kinh tế có liên quan và phụ trợ Chính sách của chính phủ thuận lợi Các yếu tố khác như môi trường tự nhiên, địa lý. 1.1.2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông Hạ tầng cơ sở, trình độ công nghệ và quản lý, trình độ lao động; Sự trung thành của khách hàng Giá cước các gói sản phẩm và dịch vụ cơ bản và gia tăng; Chất lượng dịch vụ viễn thông Kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ bán hàng; Thông tin và xúc tiến thương mại; năng lực nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, công nghệ viễn thông mới; Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp; Thị phần sản phẩm doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng thị phần; Vị thế tài chính; năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp. 1.2. Cạnh tranh viễn thông khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO, thị trường viễn thông trong nước sẽ bùng nổ thực sự khi có sự tham gia ngày càng sâu rộng của các đối tác nước ngoài Về sản xuất kinh doanh, sức ép về cạnh tranh sẽ lớn hơn rất nhiều vì các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với những Tập đoàn viễn thông nươc ngoài rất lớn, có năng lực tài chính mạnh và nhiều kinh nghiệm kinh doanh quốc tế Các doanh nghiệp phải phát triển mạnh mạng lưới, áp dụng những công nghệ tiên tiến, thu hút lượng khách hàng lớn trước khi các công ty nước ngoài thâm nhập vào thị trường. Chiến lược kinh doanh thường xuyên thay đổi để bám sát với thực tế thị trường 1.3. Kinh nghiệm phát triển viễn thông của một số Tập đoàn viễn thông trên thế giới 1.3.1. Xu hướng phát triển viễn thông của các nước trên thế giới Viễn thông trở thành một trong những lĩnh vực có sự tăng trưởng hàng đầu trong nền kinh tế thế giới và là một trong những ngành quan trọng nhất của hoạt động xã hội, văn hoá và chính trị. Việc tư nhân hoá, quy định lại, toàn cầu hoá, sắp xếp lại thương mại và cạnh tranh được thực hiện trong các thay đổi lớn về thị trường và công nghệ. Sẽ diễn ra quá trình mua bán, sáp nhập hoặc phá sản của các mạng di động Các nước phải có có các chính sách, quy định và các tổ chức chịu trách nhiệm trong vấn đề khai thác viễn thông Các công nghệ mới được đưa vào thị trường, ứng dụng của nó đang trở nên rộng rãi hơn và Thương mại điện tử phát triển nhanh chóng trên Internet 1.3.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các Tập đoàn viễn thông trên thế giới Kinh doanh đa ngành cả trong nước và quốc tế. Tăng cường tích tụ về vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận, trong đó điểm mấu chốt là tập trung sắp xếp đổi mới quản lý, xác lập lại cơ cấu sản xuất kinh doanh, Tự khai thác, vận hành một hệ thống công nghệ cao, thiết kế và sản xuất cho phù hợp với mục đích và nhu cầu của người dùng. 1.3.3. Mô hình phát triển viễn thông Trung Quốc khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO Thực hiện sáp nhập tài sản của sáu công ty viễn thông và tạo ra ba tổ hợp doanh nghiệp công nghệ cao sẽ cạnh tranh với nhau để cung cấp các dịch vụ cố định, di động, băng rộng và các dịch vụ viễn thông tương lai khác Thúc đẩy cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ cố định trước khi triển khai các dịch vụ không dây 3G tốc độ cao. Cắt giảm các chi phí viễn thông, tránh đầu tư trùng lắp về mạng lưới và gia tăng tỷ lệ thâm nhập điện thoại trên khắp cả nước. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Trung Quốc bán cổ phần thiểu số cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài để thu hút thêm đầu tư nước ngoài khi triển khai 3G và xây dựng mạng lưới 1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Mở cửa thị trường viễn thông, xoá bỏ dần độc quyền doanh nghiệp, cho phép mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển trong lĩnh vực viễn thông và Internet. Thực hiện cổ phần hóa, thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tận dụng ưu thế về mặt công nghệ và kinh nghiệm quản lý. CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CANH TRANH CỦA VIỄN THÔNG VIỆT NAM KHI GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO 2.1. Tổng quan về hoạt động viễn thông Việt Nam 2.1.1. Các mô hình tổ chức Công ty thuộc sở hữu nhà nước khai thác tất cả các lĩnh vực viễn thông, bao gồm các công ty cổ phần, công ty liên doanh và các công ty con (VNPT) Quân đội sở hữu 100% (Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel) Công ty cổ phần với cổ đông sáng lập là các doanh nghiệp nhà nước và VNPT (Công ty cổ phần dịch vụ bưu chính viễn thông Sài gòn-SPT) Công ty cổ phần (Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội - HanoiTelecom) 2.1.2. Tổng quan về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của viễn thông Việt Nam 2.1.2.1. Giai đoạn 2001-2005 Dịch vụ viễn thông cố định: Năm 2005, số lượng thuê bao điện thoại cố định đạt hơn 6,7 triệu với tỷ lệ số thuê bao điện thoại trên 100 dân là gần 8.4% Dịch vụ viễn thông di động: số lượng thuê bao di động đạt hơn 11 triệu thuê bao với tỷ lệ số thuê bao điện thoại trên 100 dân là gần 14% 2.1.2.2. Giai đoạn 2006-2010: Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 30-40%. Năm 2010, doanh thu toàn ngành viễn thông ước đạt 200.000 tỷ đồng Dịch vụ viễn thông cố định và di động: Năm 2010, ngành viễn thông đã phát triển mới được hơn 34 triệu thuê bao điện thoại, trong đó có gần 1 triệu thuê bao điện thoại cố định và hơn 33 triệu thuê bao điện thoại di động. Hết năm 2010, ngành viễn thông đã đạt hơn 162 triệu thuê bao, bao gồm gần 145 triệu thuê bao di động và 15 triệu thuê bao cố định. Lĩnh vực Internet cũng đạt mức tăng trưởng cao, hết năm 2010 số thuê bao Internet băng rộng trên cả nước ước đạt hơn 3,7 triệu thuê bao. Số người sử dụng Internet đạt gần 26 triệu, tăng 20% so với năm 2009. Hiện nay đã có 11 doanh nghiệp hạ tầng mạng, 81 doanh nghiệp ISP, khai thác có hiệu quả thị trường trong nước và bước đầu mở rộng kinh doanh và đầu tư ra thị trường nước ngoài. Năm 2010, Việt Nam đã có 4 nhà khai thác dịch vụ di động cung cấp dịch vụ 3G và Bộ Thông tin - Truyền thông đã cấp phép thử nghiệm dịch vụ di động thế hệ thứ tư. 2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của viễn thông Việt Nam khi gia nhập WTO 2.2.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh của viễn thông Việt Nam trên thị trường viễn thông trong nước 2.2.1.1. Chính sách giá cước, dịch vụ Từ 1/1/2011, giá cước điện thoại cố định nội hạt sẽ được "thả" theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp tự căn cứ vào hoạt động kinh doanh của mình để ban hành bảng cước. Theo cách tính mới này, cước các cuộc gọi trong phạm vi nội hạt (các thuê bao trong cùng một quận huyện) sẽ tăng khoảng 66%, tuy nhiên, cước liên lạc nội tỉnh lại giảm từ 50% đến 71,4%. Ưu tiên chính sách giá cước thấp nhằm phát triển thuê bao, tận dụng tính kinh tế theo quy mô: cước di động bình quân của Việt Nam hiện nay là 1.200-1.500 đồng mỗi phút. Mức này được coi là thấp so với bình quân trong khu vực và thế giới, đồng thời các doanh nghiệp viễn thông liên tiếp tung ra các chương trình khuyến mãi tặng 100% giá trị thẻ nạp khiến cước dịch vụ này về thực chất đang giảm khoảng 50%, Mức cước này đã tiệm cận đến giá thành. Về giá cước internet có những thay đổi lớn kể từ khi ra đời. Hiện, giá cước Internet truy nhập gián tiếp đã được xếp vào hạng thấp nhất khu vực với 40 đồng/phút cộng với cước thoại 40 đồng/phút. Cước ADSL cũng đang ở mức thấp so với khu vực. Gói cước trung bình của ADSL hiện đang ở mức từ 200.000-320.000 đồng, giảm tới 3-4 lần so với thời điểm ra đời. => Giá dịch vụ của viễn thông hiện nay được coi là thấp so với trung bình thế giới, tuy nhiên cước dịch vụ thuê bao cố định cùng với cước các giá trị gia tăng khác vẫn còn cao, chưa thu hút được nhiều khách hàng mới cũng như duy trì những khách hàng hiện có 2.2.1.2. Chất lượng dịch vụ Hàng năm chất lượng dịch vụ viễn thông được đánh giá và kiểm định bởi Cục quản lý chất lượng công nghệ thông tin và truyền thông, bao gồm: chất lượng dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ điện thoại viễn thông di động mặt đất, dịch vụ truy nhập Internet ADSL và dịch vụ kết nối Internet. Một số chỉ tiêu quan trọng của dịch vụ điện thoại di động và dịch vụ điện thoại cố định vượt so với tiêu chuẩn ngành quy định, ví dụ như tỷ lệ cuộc gọi thiết lập thành công hay chất lượng đàm thoại. Dung lượng kết nối Internet của Việt Nam đạt cao, đảm bảo kết nối, đạt và vượt chỉ tiêu về khắc phục mức kết nối của khách hàng với tiêu chuẩn quy định đảm bảo 24 giờ khu vực thành phố, thị xã, 48 giờ ở khu vực nông thôn. => Chất lượng dịch vụ đã được cải thiện rõ rệt tuy nhiên không được duy trì ổn định, vào những thời điểm cao điểm về sử dụng dịch vụ cũng như nếu có các nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoan, chất lượng dịch vụ bị sụt giảm nghiêm trọng. Việc vượt các tiêu chuẩn của ngành chỉ thể hiện tại thời điểm kiểm tra, đồng thời các tiêu chuẩn của ngành viễn thông Việt nam cũng ở mức thấp so với thế giới. 2.2.1.3. Chính sách hỗ trợ chăm sóc khách hàng Các doanh nghiệp viễn thông cũng nỗ lực nâng cao chất lượng và mở rộng dịch vụ của các trung tâm chăm sóc khách hàng, bên cạnh việc giải đáp thắc mắc của khách hàng mà còn tiếp nhận trực tiếp các trường hợp báo hỏng, sửa chữa dịch vụ hoạt động 24/24h. Tuy nhiên hiện nay việc chăm sóc khách hàng đang chưa được thực hiện một cách chuyên nghiệp, một bộ phận khách hàng quan trọng vẫn bị bỏ rơi, ví dụ như khách sử dụng điện thoại cố định và khách hàng sử dụng thuê bao di động trả sau, vẫn tiếp tục có tình trạng không giải đáp thỏa đáng những thắc mắc của khách hàng. 2.2.1.4. Chiến lược kinh doanh Hiện nay các tập đoàn viễn thông đang theo đuổi các chiến lược kinh doanh với mục tiêu Cung cấp đa dịch vụ viễn thông trên cơ sở phát triển hạ tầng viễn thông có công nghệ hiện đại, độ phủ sóng rộng, chất lượng cao. Triển khai dịch vụ chăm sóc khách hàng, hình thành hệ thống dịch vụ tiếp thị và chăm sóc khách hàng hợp nhất. 2.2.1.5. Sự trung thành của khách hàng và vị thế của viễn thông trên thị trường viễn thông trong nước Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra: (1) Khách hàng VinaPhone có mức độ thỏa mãn thấp nhưng lại có mức độ trung thành khá cao; (2) Khách hàng Mobiphone có mức độ thỏa mãn cao và mức độ trung thành cao; (3) Khách hàng Viettel có độ thỏa mãn trung bình và mức độ trung thành trung bình Sự trung thành của khách hàng đối với từng nhà mạng có sự khác nhau nhưng sự trung thành của khách hàng hiện nay đã được cải thiện rõ rệt do việc các tập đoàn viễn thông ngày càng có ý thức trong việc gia tăng giá trị dịch vụ thông qua cải thiện các yếu tố như: chất lượng cuộc gọi, giá cước, dịch vụ khách hàng… 2.2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của viễn thông Việt Nam 2.2.2.1. Đánh giá cơ hội Cạnh tranh gia tăng trên thị trường di động sẽ thức đẩy tăng trưởng toàn thị trường viễn thông. Sự hội tụ công nghệ viễn thông, phát thanh truyền hình, truyền thông dữ liệu và công nghệ thông tin tạo cơ hội cho phát triển đa dạng hóa dịch vụ viễn thông. Chính phủ Việt Nam luôn giành ưu tiên cho phát triển viễn thông để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và tạo lập môi trường thuận lợi để Việt Nam trở thành địa điểm đầu tư, kinh doanh hấp dẫn và tin cậy của các nhà đầu tư quốc tế đặc biệt là các tập đoàn viễn thông và Công nghệ thông tin hàng đầu thế giới. 2.2.2.2. Đánh giá những thách thức Nhiều vùng tại Việt Nam nằm tại các vùng núi non rất khó để triển khai dịch vụ viễn thông. Làm cản trở việc phát triển mạng cố đinh, di động và Internet. Sự gia tăng cạnh tranh có thể dẫn đến chiến tranh về giá cước, quá đó có thể làm giảm nghiêm trọng chất lượng dịch vụ. CHƯƠNG 3: NHỮNG KIẾN NGHỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG 3.1. Nhóm giải pháp vĩ mô và vi mô 3.1.1. Nhóm giải pháp vĩ mô 3.1.1.1. Đổi mới chính sách để huy động các nguồn lực trong nước, thu hút nguồn lực nước ngoài Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông tham gia tận dụng các cơ sở hạ tầng viễn thông và internet sẵn có trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc về phát triển thị trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông tích lũy vốn, duy trì và mở rộng kinh doanh,nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, tiết kiệm tài nguyên viễn thông và nguồn lực quốc gia Xây dựng và ban hành chính sách nhằm phát triển việc kết nối mạng viễn thông công cộng. Nhanh chóng có cơ chế đầu tư đặc thù hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông xây dựng, mở rộng mạng viễn thông phục vụ kết nối 3.1.1.2. Đổi mới tổ chức, tăng cường và nâng cao hiệu lực bộ máy quản lý nhà nước và các công cụ chính sách quản lý vĩ mô Đổi mới nhằm tăng cường sự thống nhất trong chỉ đạo của chính phủ cũng như nâng cao vai trò quản lý nhà nước chuyên trách của Bộ thông tin và truyền thông. Bộ thông tin và truyền thông đảm bảo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được Chính phủ giao, trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy hoạch quốc gia về phát triển viễn thông và Internet; xây dựng cơ chế, chính sách quan trọng để phát triển viễn thông và Internet Nâng cao sự phối hợp của các Bộ ngành liên quan đến đầu tư nước ngoài trong vấn đề cấp phép cho các dự án đầu tư, góp phần nâng cao uy tín quốc gia trong các cam kết quốc tế về dịch vụ viễn thông. 3.1.1.3. Tạo dựng hàng lang pháp lý hoàn thiện để ngành viễn thông Việt Nam phát triển bền vững Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về viễn thông và internet nhằm phát huy nội lực, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp viễn thông Tiếp tục nghiên cứu và ban hành các quy định về Ban hành theo thẩm quyền quy hoạch, quy định quản lý kho số và tài nguyên Internet; các quy định về giá cước dịch vụ viễn thông, các quyết định phân bổ, thu hồi kho số và tài nguyên Internet; nghiên cứu và hoàn thiện Luật Viễn thông theo hướng phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế. 3.1.2. Nhóm giải pháp vi mô 3.1.2.1. Giải pháp về giá dịch vụ Việc tiếp tục giảm giá cước dịch vụ có thể làm sụt giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp viễn thông cũng như sụt giảm chất lượng, vì vậy các doanh nghiệp viễn thông cần nỗ lực mở rộng đối tượng khách hàng, phân khúc khách hàng một cách chính xác, đối với mỗi phân khúc khách hàng thực hiện chính sách giá dịch vụ khác nhau Hạn chế việc áp dụng các giá dịch vụ riêng lẻ, nghiên cứu và xây dựng các gói sản phẩm bao gồm nhiều sản phẩm liên quan, mang tính hỗ trợ tốt. Điều này giúp cho các doanh nghiệp viễn thông tăng cường bán chéo sản phẩm, đồng thời cũng đem lại ích lợi cho người tiêu dùng 3.1.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông và đa dạng hóa dịch vụ giá trị gia tăng Nghiên cứu áp dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông, đặc biệt là các tiêu chí chất lượng quan trọng như chất lượng đàm thoại, khả năng kết nối. Đa dạng hóa dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ chuyển đổi, truyền số liệu ngay trên chiếc điện thoại di động như gửi email, file dữ liệu, video Tin học hóa toàn bộ quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin, phản hồi thông tin cho khách hàng, tất cả đều được cập nhật vào phần mềm đảm bảo việc theo dõi tiến độ khắc phục lỗi sẽ được thực hiện trong thời gian nhanh nhất 3.2.2.3. Giải pháp về chính sách chăm sóc khách hàng Mở rộng các điểm bán hàng và các trung tâm chăm sóc khách hàng mới tại các tỉnh thành phố trọng yếu. Đồng thời tăng thêm các đường dây hỗ trợ khách hàng miễn phí Thực hiện đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cũng như kỹ năng chăm sóc khách hàng của đội ngũ chăm sóc khách hàng. Thành lập những đội chăm sóc chuyên biệt áp dụng rieng cho những đối tượng khách hàng lớn và quan trọng. Nghiên cứu xây dựng chính sách khách hàng áp dụng cho các đối tượng là thuê bao cố định và thuê bao di động trả trước, nhằm duy trì và củng cố lòng trung thành của những khách hàng này. Có thể nghiên cứu thực hiện giảm cước hoặc gia tăng thêm các dịch vụ miễn phí cho những đối tượng này. 3.2.2.4. Giải pháp về chiến lược kinh doanh Hiện nay thị trường cạnh tranh ngành viễn thông là hết sức gay gắt, vì vậy các doanh nghiệp viễn thông cần: Cập nhật công nghệ hiện đại, tiên tiến trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ viễn thông, các công nghệ được lựa chọn phải mang tính đón đầu, tương thích và phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ hiện đại Đẩy mạnh và tập trung đầu tư cho công tác nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong ngành viễn thông, lấy nghiên cứu và ứng dụng làm trọng tâm phát triển thị trường. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế, tìm kiếm những đối tác chiến lực có tiềm lực tài chính và công nghệ cao. Phát triển những sản phẩm, dịch vụ mang tính đột phá riêng biệt nhằm khai thác các phân khúc thị trường có khả năng sinh lời cao, có thể tập trung vào đối tượng khách hàng trẻ, khu vực thành phố lớn, có thu nhập cao, ổn định nhằm khai thác lợi thế từ sự tăng trưởng thay đổi nhanh của ngành. 3.2.2.3. Giải pháp về trình độ và chất lượng nguồn nhân lực Đào tạo và huấn luyện đội ngũ nhân viên tiếp thị và phát triển thị trường, có chuyên môn sâu về ngành viễn thông, có kiến thức về marketing hiện đại, đồng thời có đủ năng lực để phát hiện và khai thác những thị trường mới. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cần đào tạo đội ngũ kĩ thuật công nghệ cao, quản lý tài chính, kinh doanh, chú trọng đội ngũ nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao thuộc lĩnh vực công nghệ viễn thông, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh không chỉ trên thị trường trong nước mà còn cả thị trường quốc tế. 3.3.1. Giải quyết vấn đề về vốn, huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước Chủ động trong lộ trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế thông qua đẩy mạnh và đa dạng hóa các hoạt động hợp tác với đối tác nước ngoài để tranh thủ các nguồn lực
Tài liệu liên quan