Đề tài Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả khuyến mại và quảng cáo theo mùa vụ của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Lạng Sơn (Vietinbank)

Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường,đặc biệt là từ sau khi pháp lệnh về ngân hàng ở nước ta ra đời (1990) thì ngành ngân hàng cũng có sự chuyển đổi căn bản từ hệ thống ngân hàng là một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp.Sự xuất hiện hàng loạt ngân hàng thương mại trong nước và sư xâm nhập thị trường của các ngân hàng liên doanh chi nhánh và văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài đã làm cho môi trường kinh doanh ngân hàng nước ngoài đã làm cho môi trường kinh doanh ngân hàng ở nước ta “nóng” dần lên và thị phần của các ngân hàng thương mại trong nước ngày càng bị thu hẹp.Đặc biệt trong thời kỳ này,các định chế ngân hàng hoạt động trong sự biến động không ngừng của môi trường kinh doanh và cuộc chiến giành giật thị trường diễn ra ngày càng khốc liệt.Bên cạnh đó,do sự yếu kém trong kinh doanh,cơ chế chính sách thiếu đồng bộ và còn nhiều bất hợp lý đã gây nên tình trạng thất thoát vốn nghiêm trọng,nợ khó đòi gia tăng.Điều này đã đẩy các ngân hàng thương mại của nước ta vào trạng thái né tránh,co cụm trong kinh doanh trong khi đó lượng vốn vay lại bị ứ đọng nhiều (năm 1999 số lượng vốn vay bị ứ đọng ở các ngân hàng tăng 20% so với năm 1998).Trước những khó khăn đó,để khai thông những bế tắc và đưa hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thoát khỏi tình trạng trì trệ,yếu kém,nâng cao sức cạnh tranh,các nhà quản trị ngân hàng ở nước ta đã nhận thấy vai trò quan trọng của Marketing nên đã từng bước chuyển hướng kinh doanh theo triết lý Marketing và đã đạt được những kết quả nhất định.Tuy nhiên do nó còn mới mẻ đối với các ngân hàng về cả lý luận lẫn thực tiễn nên việc ứng dụng Marketing trong kinh doanh còn nhiều yếu kém và chưa tương xứng với tầm quan trọng của nó.Xuất phát từ tình hình đó,để góp phần nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng Marketing trong hoạt động kinh doanh ở các ngân hàng thương mại ở nước ta em đã chọn đề tài “Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả khuyến mại và quảng cáo theo mùa vụ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Lạng Sơn (Vietinbank)”cho đề tài thực tập tốt nghiệp của mình.Khuyến mại và quảng cáo là 2 lĩnh vực không thể thiếu trong marketing.Mục tiêu của bài viết là xuất phát từ những đặc điểm chung về hoạt động Marketing trong ngành ngân hàng và thực trạng ứng dụng Marketing ở các ngân hàng thương mại của Việt Nam để tìm ra những giải pháp giúp cho các nhà quản trị ngân hàng nâng cao hiệu quả việc ứng dụng Marketing trong lĩnh vực kinh doanh của mình.

doc55 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả khuyến mại và quảng cáo theo mùa vụ của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Lạng Sơn (Vietinbank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGOẠI NGỮ - CÔNG NGHỆ VIỆT NHẬT KHOA QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH ddd&ddd BÁO CÁO THỰC TẬP TÔT NGHIỆP Đề tài: NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHUYẾN MẠI VÀ QUẢNG CÁO THEO MÙA VỤ TRONG NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH LẠNG SƠN. Giáo viên hướng dẫn : Vũ Thị Vân Anh Sinh viên thực hiện : Nguyễn Công Bằng Lớp : CĐ TCNH 02- K3 Khóa : 2008-2011 Mã ID : 0810090072 Bắc Ninh, tháng 05 năm 2011 TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGOẠI NGỮ - CÔNG NGHỆ VIỆT NHẬT Khoa: Quản trị - Tài chính CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bắc Ninh, ngày 20 tháng 05 năm 2011 BẢN CAM KẾT Kính gửi: - Ban Giám Hiệu Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ - Công Nghệ Việt Nhật - Phòng Đào Tạo: Hội đồng Khoa học và Ban giám khảo Chấm Đề cương Báo cáo thực tập Tốt nghiệp và Khóa luận Tốt nghiệp Họ và tên sinh viên: Nguyễn Công Bằng Giới tính : Nam Số CMND số: 082137831 Sinh ngày:25/04/1991 Cấp ngày: 08/10/2007 Quê quán: Lạng Sơn Nơi cấp: CA T. Lạng Sơn Điện thoại:0975725470 Nguyên quán: Đồng Hỷ, Thái Nguyên Tên đề tài: Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả khuyến mại và quảng cáo theo mùa vụ của Ngân hàng CPTM Công Thương Việt Nam chi nhánh Lạng Sơn (Vietinbank). Tôi xin cam kết đây là: Báo cáo do tôi thực hiện,không sao chép copy của người khác.Danh mục những tài liệu tham khảo phục vụ cho việc hoàn thành nội dung và hình thức được ghi rõ cuối văn bản. Kính mong nhà trường và các ban liên quan tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành nhiệm vụ của mình. Người cam kết Sinh viên Nguyễn Công Bằng LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên của chuyên đề này , em xin chân thành cảm ơn cô giáo Vũ Thị Vân Anh – Giáo viên khoa Quản trị Tài Chính đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình . Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Quản trị Tài Chính trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ - Công Nghệ Việt Nhật đã quan tâm dìu dắt và giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường . Trong thời gian thực tập em cũng nhận được những ý kiến đóng góp , các tài liệu cần thiết và các thông tin sát thực của các cán bộ phòng Khách hàng – Ngân hàng CPTM Công Thương Việt Nam chi nhánh Lạng Sơn (Vietinbank). Em xin chân thành cảm ơn. DANH MỤC VIẾT TẮT VN : Việt Nam NH : Ngân Hàng KH : Khách Hàng Vietin Bank : Ngân hàng công thương NHTM : Ngân hàng thương mại L/C (Letter of Credit) : Thư tín dụng HĐKD : Hoạt động kinh doanh CPTM : Cổ phần thương mại TPKT : Thành phần kinh tế QD : Quốc doanh MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Nội dung Trang Bảng 1 Tình hình huy động vốn của VietinBank 25 Bảng 2 Cơ cấu nguồn vốn của VietinBank 27 Bảng 3 Tình hình cho vay của VietinBank 30 Bảng 4 Tình hình thanh toán quốc tế VietinBank 32 Bảng 5 Tình hình kinh doanh ngoại tệ của VietinBank 33 Bảng 6 Tình hình thu chi tiền mặt của VietinBank 34 DANH MỤC SƠ ĐỒ,ĐỒ THỊ STT Nội dung Trang Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Chi nhánh Lạng Sơn 20 Sơ đồ 2 Mô tả cấp độ sản phẩm ngân hàng 22 PHẦN A.LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG 1.Lý do chọn đề tài: Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường,đặc biệt là từ sau khi pháp lệnh về ngân hàng ở nước ta ra đời (1990) thì ngành ngân hàng cũng có sự chuyển đổi căn bản từ hệ thống ngân hàng là một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp.Sự xuất hiện hàng loạt ngân hàng thương mại trong nước và sư xâm nhập thị trường của các ngân hàng liên doanh chi nhánh và văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài đã làm cho môi trường kinh doanh ngân hàng nước ngoài đã làm cho môi trường kinh doanh ngân hàng ở nước ta “nóng” dần lên và thị phần của các ngân hàng thương mại trong nước ngày càng bị thu hẹp.Đặc biệt trong thời kỳ này,các định chế ngân hàng hoạt động trong sự biến động không ngừng của môi trường kinh doanh và cuộc chiến giành giật thị trường diễn ra ngày càng khốc liệt.Bên cạnh đó,do sự yếu kém trong kinh doanh,cơ chế chính sách thiếu đồng bộ và còn nhiều bất hợp lý đã gây nên tình trạng thất thoát vốn nghiêm trọng,nợ khó đòi gia tăng.Điều này đã đẩy các ngân hàng thương mại của nước ta vào trạng thái né tránh,co cụm trong kinh doanh trong khi đó lượng vốn vay lại bị ứ đọng nhiều (năm 1999 số lượng vốn vay bị ứ đọng ở các ngân hàng tăng 20% so với năm 1998).Trước những khó khăn đó,để khai thông những bế tắc và đưa hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thoát khỏi tình trạng trì trệ,yếu kém,nâng cao sức cạnh tranh,các nhà quản trị ngân hàng ở nước ta đã nhận thấy vai trò quan trọng của Marketing nên đã từng bước chuyển hướng kinh doanh theo triết lý Marketing và đã đạt được những kết quả nhất định.Tuy nhiên do nó còn mới mẻ đối với các ngân hàng về cả lý luận lẫn thực tiễn nên việc ứng dụng Marketing trong kinh doanh còn nhiều yếu kém và chưa tương xứng với tầm quan trọng của nó.Xuất phát từ tình hình đó,để góp phần nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng Marketing trong hoạt động kinh doanh ở các ngân hàng thương mại ở nước ta em đã chọn đề tài “Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả khuyến mại và quảng cáo theo mùa vụ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Lạng Sơn (Vietinbank)”cho đề tài thực tập tốt nghiệp của mình.Khuyến mại và quảng cáo là 2 lĩnh vực không thể thiếu trong marketing.Mục tiêu của bài viết là xuất phát từ những đặc điểm chung về hoạt động Marketing trong ngành ngân hàng và thực trạng ứng dụng Marketing ở các ngân hàng thương mại của Việt Nam để tìm ra những giải pháp giúp cho các nhà quản trị ngân hàng nâng cao hiệu quả việc ứng dụng Marketing trong lĩnh vực kinh doanh của mình. 2.Mục đích nghiên cứu: 2.1.Mục đích: Đánh giá thực trạng và hiệu quả của các chương trình khuyến mại và quảng cáo theo mùa vụ của ngân hàng vietinbank chi nhánh Lạng Sơn. Giúp cho em hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của khuyến mại và quảng cáo trong ngân hàng trong việc thu hút khách hàng theo mùa vụ 2.2.Mục tiêu: Phân tích đánh giá thực trạng về các chương trình khuyến mại và quảng cáo theo mùa vụ của Ngân hàng thương mại.Tìm ra điểm mạnh,điểm yếu.Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu của của các chương trình khuyến mại và quảng cáo theo mùa vụ của ngân hàng nói riêng và marketing nói chung. 3.Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp trực quan. Phương pháp lý luận. Phương pháp thống kê. 4.Giới hạn đề tài: 4.1.Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về Tăng cường hiệu quả khuyến mại và quảng cáo theo mùa vụ. 4.2.Phạm vi nghiên cứu: Tại phòng khách hàng Ngân hàng CPTM Công Thương Việt Nam chi nhánh Lạng Sơn (Vietin Bank) 4.2.1.Phạm vi nội dung: Marketing trong Ngân hàng Thương mại. 4.2.2.Phạm vi không gian: Ngân hàng CPTM Công Thương Việt Nam chi nhánh Lạng Sơn. 4.2.3.Phạm vi thời gian: Từ ngày 07/3/2011 đến 07/3/2011 5.Tóm tắt nội dung nghiên cứu: Kết cấu đề tài gồm 3 phần và 5 chương : Phần A .Lời mở đầu Chương I: Giới thiệu chung Phần B. Nội dung Chương II: Cơ sở lý luận Chương III: Phương pháp nghiên cứu. Chương IV: Thực trạng và giải pháp Phần C. Kết luận Chương V : Kết luận và ý nghĩa đề tài. PHẦN B: NỘI DUNG CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.Khái niệm marketing Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng Marketing là sản phẩm của nền kinh tế hàng hoá. Nó chỉ ra rằng kinh doanh không chỉ là sự may rủi và sự thành đạt không thể dựa vào mánh khóe, mà còn tùy thuộc vào trình độ nghệ thuật của từng nhà kinh doanh, dựa trên cơ sở nắm bắt thông tin thị trường, am hiểu nhu cầu của người tiêu dùng và tiến trình trao đổi, đồng thời phải tạo ra được những cách thức để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng, trên cơ sở đó mà thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Đưa ra một khái niệm chuẩn xác về Marketing ngân hàng là điều không dễ dàng, bởi hiện nay có khá nhiều quan niệm về Marketing ngân hàng. Sau đây là một số quan nhiệm tiêu biểu: Quan nhiệm thứ nhất, cho rằng: Marketing ngân hàng là phương pháp quản trị tổng hợp dựa trên cơ sở nhận thức về môi trường kinh doanh; những hành động của ngân hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, phù hợp với sự biến động của môi trường. Trên cơ sở đó mà thực hiện các mục tiêu của ngân hàng. Quan nhiệm thứ hai, đã chỉ ra: Marketing ngân hàng là toàn bộ những nỗ lực của ngân hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và thực hiện mục tiêu lợi nhuận. Quan niệm thứ ba, cho rằng: Marketing ngân hàng là trạng thái tinh thần của khách hàng mà ngân hàng phải thỏa mãn hay là việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, trên cơ sở đó, ngân hàng đạt được lợi nhuận tối ưu. Quan niệm thứ tư, lại cho rằng: Marketing ngân hàng là toàn bộ quá trình tổ chức và quản lý của một ngân hàng từ việc phát hiện ra nhu cầu của các nhóm khách hàng đã chọn và thỏa mãn nhu cầu của họ bằng hệ thống các chính sách biện pháp nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận như dự kiến. Quan niệm thứ năm, lại khẳng định: Marketing ngân hàng là một tập hợp các hành động khác nhau của chủ ngân hàng nhằm hướng mọi nguồn lực hiện có của ngân hàng vào việc phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng, trên cơ sở đó mà thực hiện các mục tiêu của ngân hàng. Quan niệm thứ sáu, Marketing ngân hàng là một chức năng của hoạt động quản trị nhằm hướng dòng chảy sản phẩm dịch vụ ngân hàng phục vụ những nhóm khách hàng đã chọn của ngân hàng. Mỗi quan niệm được nghiên cứu và đưa ra ở những góc độ và thời gian khác nhau nhưng đều thống nhất về những vấn đề cơ bản của Marketing ngân hàng đó là: Việc sử dụng Marketing vào lĩnh vực ngân hàng phải dựa trên những nguyên tắc, nội dung và phương châm của Marketing hiện đại; Quá trình Marketing ngân hàng thể hiện sự thống nhất cao độ giữa nhận thức và hành động của nhà ngân hàng về thị trường, nhu cầu khách hàng và năng lực của ngân hàng. Do vậy, ngân hàng cần phải định hướng hoạt động của các bộ phận và toàn thể đội ngũ nhân viên ngân hàng vào việc tạo dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng yếu tố quyết định sự sống còn của ngân hàng trên thị trường Nhiệm vụ then chốt của Marketing ngân hàng là xác định được nhu cầu, mong muốn của khách hàng là cách thức đáp ứng một cách hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh. Marketing ngân hàng không coi lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu và duy nhất, mà cho rằng lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng và là thước đo trình độ Marketing của mỗi ngân hàng. 1.1.Khái niệm khuyến mại: Khuyến mại hay khuyến mãi là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định Theo Luật Thương mại 2005 của Việt Nam thuật ngữ này được ghi là "khuyến mại" và được dùng quen thuộc trong các văn bản cũng như nhiều hoạt động quảng bá của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo nghĩa chính xác của từ Hán Việt, hoạt động này phải được gọi là "khuyến mãi" (theo nghĩa Hán Việt: mại là bán,mãi là mua) Như vậy, nghĩa ban đầu của khuyến mại vốn là khuyến khích nhân viên marketing (chẳng hạn bằng tiền thưởng) của chính doanh nghiệp mình thúc đẩy việc tiếp thị để tiêu thụ hàng hoá. Khuyến mại ngược nghĩa với khuyến mãi.Khuyến mãi mới mang nghĩa thực như định nghĩa nêu ở trên. 1.2.Khái niệm quảng cáo: Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả tiền để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin. Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán. Trong các loại hình truyền thông marketing như khuyến mại (sales promotion),quan hệ công chúng (public relations),bán hàng cá nhân (personal selling), tiếp thị trực tiếp (direct marketing), tổ chức sự kiện (events), truyền thông tại điểm bán hàng (POS), truyền thông điện tử(e-communication)...quảng cáo là một hình thức truyền thông marketing hữu hiệu nhất. Làm thế nào để phân biệt giữa quảng cáo với các hình thức truyền thông khác? Người ta dựa trên 6 yếu tố để xác định quảng cáo: Quảng cáo là một hình thức truyền thông được trả tiền để thực hiện. Người chi trả cho nội dung quảng cáo là một tác nhân được xác định. Nội dung quảng cáo nhằm thuyết phục hoặc tạo ảnh hưởng tác động vào người mua hàng. Thông điệp quảng cáo có thể được chuyển đến khách hàng bằng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Quảng cáo tiếp cận đến một đại bộ phận khách hàng tiềm năng. Quảng cáo là một hoạt động truyền thông marketing phi cá thể *Các loại hình quảng cáo phổ biến: Quảng cáo thương hiệu (brand advertising) Quảng cáo địa phương (local advertising) Quảng cáo chính trị (political advertising). Quảng cáo hướng dẫn (directory advertising) Quảng cáo phản hồi trực tiếp (direct-respond advertising) Quảng cáo thị trường doanh nghiệp (Business-to-business advertising) Quảng cáo hình ảnh công ty (institution advertising) Quảng cáo dịch vụ công ích (public service advertising) Quảng cáo tương tác (interact advertising) *Các phương tiện quảng cáo truyền thông: Truyền hình;Báo chí;Internet;Phát thanh;Quảng cáo trực tuyến;Quảng cáo qua bưu điện;Quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển;Quảng cáo qua ấn phẩm danh bạ doanh nghiệp;Quảng cáo trên tờ rơi, áp phích, pano hay băng-rôn;Quảng cáo trên bao bì sản phẩm;Quảng cáo qua gửi thư trực tiếp 2.Vai trò của marketing Ngân hàng (NH) trong hoạt động kinh doanh NH: Vai trò của Marketing ngân hàng được thể hiện ở các nội dung sau: *Marketing tham gia vào việc giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Thứ nhất,phải xác định được loại sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cần cung ứng ra thị trường. Thứ hai,tổ chức tốt quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ và hoàn thiện mối quan hệ trao đổi giữa khách hàng và ngân hàng trên thị trường. Thứ ba,giải quyết hài hóa các mối quan hệ lợi ích giữa khách hàng, nhân viên và chủ ngân hàng. *Marketing trở thành cầu nối gắn kết hoạt động của ngân hàng với thị trường. *Marketing góp phần tạo vị thế cạnh tranh của ngân hàng. 2.1.Lịch sử của marketing trên thế giới: 1.Năm 1872 Nguồn gốc của Marketing trực tiếp bắt đầu từ Mỹ.Vào thế kỉ 19,năm 1872, công ty Montgomery Ward gửi đến khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của mình một catalogue qua bưu điện,đây là dấu mốc cho sự ra đời của việc bán hàng qua thư tín.Có rất nhiều người bắt chiếc ngay cách làm này của công ty Montgomery và trong nhiều năm liền sau đó,các công ty liên tục gửi những đơn hàng và sản phẩm của mình tới khách hàng qua đường bưu điện.  2. Thời kì 1920-1950 Vào thời kì sơ khởi, Marketing trực tiếp được sử dụng như một phương tiện trợ giúp bán hàng và phân phối. Những trung tâm bán hàng qua thư tín đầu tiên ở Châu Âu được thành lập. Bên cạnh việc làm hài lòng khách hàng và công ty sản xuất, Marketing trực tiếp cũng làm cho các nhà xuất bản, nhà in thích thú vì đây là phương pháp bán hàng và truyền thông tạo ra kênh mới cho việc phân phối sách và ấn phẩm. Những nhà marketers trực tiếp đầu tiên nhìn thấy trong Marketing trực tiếp phương pháp bán hàng tích cực cho những người tiêu dùng mục tiêu. Ban đầu, họ chưa đưa ra phương pháp phân khúc thị trường, và gửi đến người tiêu dùng những thông điệp cá nhân. 3. Thời kì 1950-1960 Đây là thời kì thịnh vượng của Marketing trực tiếp tại Châu Âu và Hoa Kì. Quảng cáo trực tiếp đã sát cánh cùng việc bán hàng qua thư, dần chiếm chỗ của quảng cáo truyền thống và ngày càng thu hút được khách hàng. Vào thời kì này, một vài người đã phát hiện ra giá trị của nhưng địa chỉ khách hàng. Những giao dịch dữ liệu đầu tiên đã thành công. 4. Thời kì 1960-1980 Tin học phát triển với nhịp độ không ngờ, và tác động tới Marketing trực tiếp. Ban đầu, cơ sở dữ liệu khách hàng rất đơn giản và sơ sài, song đây chính là nền tảng cho sự nhảy vọt của Marketing trực tiếp thời kì sau. 5. Thời kì 1980-1990 Khả năng của cơ sở dữ liệu điện tử đã đem lại sự thay đổi cho Marketing One-to One. Sự cá nhân hóa một cách hệ thống đã tạo nên điểm nhấn cho Marketing trực tiếp hiện đại. Marketing trực tiếp dần trở thành một chìa khóa cho việc thiết lập và duy trì quan hệ khách hàng, mở ra chân trời mới cho các doanh nghiệp. 6. Từ năm 1990 tới nay Thị trường ngày càng được phân chia nhỏ hơn, được cá biệt hóa cao hơn, số lượng người tiêu dùng tăng lên, kèm theo đó là nhu cầu được chăm sóc của họ.  Từ năm 1997, Internet đã bao trùm toàn cầu và thay đổi sâu sắc khả năng truyền thông của con người. Marketing tập trung trước tiên vào đối tượng khách hàng hiện tại hơn so với đối tượng khách hàng mới. Quản trị quan hệ khách hàng đã trở thành trung tâm của Marketing ngày hôm nay 2.1.1.Lịch sử về khuyến mại: Sản phẩm khuyến mãi được biết đến đầu tiên ở Hoa Kỳ là nút kỷ niệm có từ bầu cử của George Washington vào năm 1789 Vào nửa đầu thế kỷ 19 đã xuất hiện một số lịch quảng cáo, thước kẻ và lưu niệm bằng gỗ nhưng chưa có nền công nghiệp sản xuất và phân phối hàng khuyến mãi cho đến nửa sau của thế kỷ 19. Jasper Meeks - một chủ nhà in ở Coshocton, Ohio, được xem là một trong những người đầu tiên sáng tạo nên nền công nghiệp sản xuất hàng khuyến mãi khi anh ấy thuyết phục một cửa hàng giày đồng ý mua cặp sách có in khắc tên của chính cửa hàng và tặng cho các trường học ở địa phương. Vào năm 1904, 12 nhà sản xuất hàng khuyến mãi đã cùng nhau thành lập Hiệp hội thương mại đầu tiên cho nền công nghiệp sản xuất quà tặng khuyến mãi. Tổ chức này bây giờ có tên là Đoàn thể Sản phẩm Khuyến mại Quốc tế hoặc PPAI với hơn 7500 thành viên toàn cầu.PPAI đại diện cho nền công nghiệp sản xuất quà tặng khuyến mãi của hơn 22000 nhà phân phối và khoảng 4800 nhà sản xuất. Ngành công nghiệp sản xuất quà tặng khuyến mãi của Ai len & Vương quốc Anh chính thức phát triển khi việc marketing cho các công ty trở nên tinh vi hơn vào những năm cuối của thập niên 1950. Trước đó các công ty này cũng có cung cấp quà tặng thỉnh thoảng nhưng ngành công nghiệp hàng khuyến mãi lúc bấy giờ chưa được công nhận. Sự bùng nổ thực sự trong tăng trưởng của nền công nghiệp sản xuất hàng khuyến mãi diễn ra vào những năm 1970. Vào lúc này rất nhiều công ty nhận ra rằng lợi ích đạt được từ việc tặng quà có logo riêng của công ty họ sẽ giúp thúc đẩy hình ảnh công ty, thương hiệu và sản phẩm của họ. Đến những năm 1990 nền công nghiệp có một mùa cao điểm khi mà phần lớn các sản phẩm khuyến mãi được bán hết. Đó là mùa Giáng sinh và tặng quà. Thay đổi này rất đáng kể vào đầu những năm 1990 khi mà món quà Noel trở thành ít thích hợp trong nền văn hóa Anh. Các công ty liên doanh cũng trở nên sáng tạo hơn trong việc tiếp thị của họ và họ sử dụng hàng khuyến mãi suốt năm để hỗ trợ việc đẩy mạnh thương hiệu, sự kiện và sản phẩm. Vào đầu thế kỷ 21 vai trò của catalogue hàng khuyến mãi bắt đầu thay đổi, khi nó không thể đại diện hết cho vô số loại sản phẩm trên thị trường. Công ty phân phối là chuyên gia trong cung cấp sản phẩm khuyến mãi sáng tạo. Theo truyền thống, để bảo đảm rằng họ có mạng lưới các nhà sản xuất hiệu quả, họ duy trì nhận thức các loại sản phẩm thương mại sẵn có bằng cách tham dự triển lãm ở khắp thế giới và từ thư từ họ nhận được từ các nhà sản xuất của chính họ. 2.1.2.Lịch sử về quảng cáo: Theo các tài liệu còn ghi lại thì cha đẻ của hình thức quảng cáo là một người Ai Cập cổ. Ông đã dán tờ thông báo đầu tiên trên tường thành Thebes vào khoảng năm 3000 trước Công nguyên Vài thế kỷ sau đó, ở Hy Lạp hình thức thông báo này trở nên rất phổ biến khi các thông tin dành cho công chúng được vẽ lên các tấm bảng gỗ trưng bày ở quảng trường thành phố.Nếu như các bảng quảng cáo đã phát triển nhanh sau sự ra đời của phương pháp in (bức áp phích
Tài liệu liên quan