Là một sinh viên của trường đại học Kinh tế quốc dân, sau 4 năm được học tập và nghiên cứu tại trường, em cũng như những bạn sinh viên khác đã được các thầy cô trong trường trang bị cho những kiến thức khá đầy đủ và cần thiết về lĩnh vực nghiên cứu.Tuy nhiên, đó mới là trên phương diện lí thuyết, còn trên thực tế thì chúng em chưa có nhiều cơ hội để vận dụng nhũng kiến thức đã học được trong trường vào công việc thực tế.
Được sự cho phép của nhà trường và Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung, qua một thời gian thực tập, nghiên cứu, tìm hiểu và quan sát, cùng với sự hướng dẫn của GS.TS Đàm Văn Nhuệ, sau một thời gian thực tập tại ngân hàng em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này.
Vì còn rất nhiều những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn nên bài báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý, nhận xét của các thầy cô trong khoa để em có thể hoàn thiện báo cáo này.
Báo cáo tổng hợp gồm 3 phần chính như sau:
Phần I: Khái quát về Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và chi nhánh Quang Trung
Phần 2 : Kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Quang Trung
Phần III : Những mặt đã dạt được, hạn chế, phương hướng hoạt động và mục tiêu của BIDV Quang Trung năm 2006
29 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những mặt đã dạt được, hạn chế, phương hướng hoạt động và mục tiêu của BIDV Quang Trung năm 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Là một sinh viên của trường đại học Kinh tế quốc dân, sau 4 năm được học tập và nghiên cứu tại trường, em cũng như những bạn sinh viên khác đã được các thầy cô trong trường trang bị cho những kiến thức khá đầy đủ và cần thiết về lĩnh vực nghiên cứu.Tuy nhiên, đó mới là trên phương diện lí thuyết, còn trên thực tế thì chúng em chưa có nhiều cơ hội để vận dụng nhũng kiến thức đã học được trong trường vào công việc thực tế.
Được sự cho phép của nhà trường và Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung, qua một thời gian thực tập, nghiên cứu, tìm hiểu và quan sát, cùng với sự hướng dẫn của GS.TS Đàm Văn Nhuệ, sau một thời gian thực tập tại ngân hàng em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này.
Vì còn rất nhiều những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn nên bài báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý, nhận xét của các thầy cô trong khoa để em có thể hoàn thiện báo cáo này.
Báo cáo tổng hợp gồm 3 phần chính như sau:
Phần I: Khái quát về Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và chi nhánh Quang Trung
Phần 2 : Kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Quang Trung
Phần III : Những mặt đã dạt được, hạn chế, phương hướng hoạt động và mục tiêu của BIDV Quang Trung năm 2006
PHẦN I: Khái quát về Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và chi nhánh Quang Trung
I. Lịch sử hình thành
Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam (NHĐT&PTVN) được thành lập theo nghị định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng chính phủ. Trong 50 năm hoạt động và trưởng thành, Ngân hàng đã mang những tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước :
- Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/04/1957
- Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/06/1981
- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990
Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước (tập đoàn) mang tính hệ thống thống nhất bao gồm hơn 112 chi nhánh và các Công ty trong toàn quốc. Hiện nay mô hình tổ chức của BIDV gồm 5 khối lớn : khối ngân hàng thương mại quốc doanh (gồm 3 SGD và các chi nhánh trên cả nước); khối Công ty hạch toán độc lập (Công ty cho thuê tài chính 1, 2, Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ,…) ; khối các đơn vị sự nghiệp (Trung tâm Đào tạo, trung tâm CNTT) ; khối liên doanh ( VID PUBLIC BANK, thành lập tháng 5/1992 được đánh giá là ngân hàng liên doanh hiệu quả nhất tại Việt Nam ; Liên doanh Ngân hàng Lào – Việt thành lập tháng 6/1999 ; Liên doanh Tháp BIDV, thành lập tháng 11/2005...) ; khối đầu tư.
II. Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Quang trung
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 01/04/2005 Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chính thức công bố chi nhánh cấp 1 thứ 76 thuộc khối Ngân hàng của BIDV tại địa điểm 53 Quang Trung. Sự ra đời của chi nhánh Ngân hàng Quang Trung là một bước cụ thể hóa của chiển lược phát triển đến 2010, kế hoạch kinh doanh 2005- 2007 của BIDV nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu khách hàng, cơ cấu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chi nhánh Quang Trung hoạt động theo mô hình ngân hàng bán lẻ, cung cấp các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng đa năng trên nền công nghiệp hiện đại hóa để thỏa mãn nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích cao cho khách hàng. Nhiệm vụ của Ngân hàng đầu tư và phát triển Quang Trung là cung ứng vốn, dịch vụ tài chính cho khu vực dân doanh, cụ thể là các doanh ngiệp nhỏ và vừa. Trong tương lai Ngân hàng đầu tư và phát triển Quang Trung sẽ tiến tới trở thành một trong những chi nhánh đầu tiên đưa ra các sản phẩm mới của BIDV đến với khách hàng.
2. Các hoạt động cơ bản của chi nhánh
2.1 Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn là hai nghiệp vụ quan trọng và chủ yếu của bất kỳ ngân hàng nào. Cho vay là một hoạt động sinh lời cao do đó các ngân hàng luôn tìm mọi cách để huy động được khối lượng tiền lớn. NH đầu tư và phát triển Quang Trung luôn coi hoạt dộng huy động vốn là hoạt động quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng trong thời gian qua.
2.2 Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng ngân hàng hiện nay rất đa dạng và phong phú với nhiều hình thức khác nhau như cho vay, bảo lãnh, cho thuê...Cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống và các dự án đầu tư và phát triển kinh tế xã hội, các nhu cầu hợp pháp đối với các tổ chức cá nhân và hộ gia đình dưới các hình thức ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phù hợp với quy định của pháp luật. thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo quy định của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam.
3. Cơ cấu tổ chức chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Quang Trung
Hiện nay Chi nhánh hoạt động theo mô hình tổ chức TA2, Với 164 cán bộ, độ tuổi bình quân 27,1. Gồm :
- Giám đốc chi nhánh : Điều hành các hoạt động của chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Quang Trung
- Các phó giám đốc : Giúp việc cho Giám đốc, hoạt động theo sự phân công, ủy quyền của các giám đốc chi nhánh và theo quy định.
- Các phòng ban của chi nhánh được tổ chức thành 5 khối gồm :
+ Khối quan hệ khách hàng, gồm các phòng: Phòng quan hệ khách hàng I, II, III
+Khối quản lý rủi ro : phòng quản lý rủi ro
+ Khối tác nghiệp : Phòng quản trị tín dụng, Phòng thanh toán quốc tế, Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân, Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ
+ Khối quản lý nội bộ : Phòng tổ chức hành chính, Phòng tài chính kế toán, Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng điện toán
+ Khối trực thuộc : Phòng giao dịch I,II,III
4. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
4.1 Ban Giám Đốc
- Giám Đốc : chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước NHĐT & PT nhà nước về hoạt động chung của ngân hàng và quản lý hoạt động của các phòng ban.
- Phó Giám Đốc : giúp giám đốc chỉ huy điều hành các chức năng quản trị theo sự ohaan công và ủy quyền của giám đốc, đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giao.
+ PGĐ thứ nhất chịu trách nhiệm quản lý hoạt động tín dụng
+ PGĐ thứ hai chịu trách nhiệm quản lý về hoạt động thanh toán quốc tế, vè hoạt động tài chính, kế toán.
4.2 Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp
A. Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng:
1. Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng:
- Xây dựng chính sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách khách hàng, phát triển thị trường, thị phần
- Xác định thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu
- Đánh giá danh mục sản phẩm đối với các khách hàng doanh nghiệp, đề xuất khả năng khai thác các sản phẩm và kiến nghị về cải thiện sản phẩm dịch vụ của chi nhánh để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh.
2. Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại, dịch vụ...):
- Triển khai thực hiện chính sách khách hàng doanh nghiệp của BIDV phù hợp với đặc điểm khách hàng tại chi nhánh
- Đầu mối phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện các biện pháp marketing, quảng bá thương hiệu
- Tham gia đề xuất xây dựng các sản phẩm mới, cải tiến nâng cao chất lượng, tiện ích các sản phẩm, dịch vụ đã có.
- Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng; tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng
3. Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng:
- Thiết lập, duy trì, quản lý và phát triển quan hệ với khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng trong thị trường mục tiêu
- Thu thập, cập nhật hồ sơ, thông tin khách hàng.
- Chịu trách nhiệm chính về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần của chi nhánh, tối ưu hoá doanh thu và quản lý cân đối lãi/lỗ trong quan hệ khách hàng doanh nghiệp
B. Công tác tín dụng:
1. Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng:
2. Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng3. Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro. Lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro. Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng theo quy định và tham gia ý kiến về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
4. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển Phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định.
5. Tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng. Theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng.
6. Chịu trách nhiệm đầy đủ về:
a. Tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng (doanh nghiệp), mức tăng trưởng và hiệu quả hoạt động tín dụng (doanh nghiệp) của Chi nhánh.
b. Tính đầy đủ, chính xác, trung thực đối với các thông tin khách hàng khi cung cấp báo cáo để phục vụ cho việc xét cấp tín dụng cho khách hàng.
c. Mọi khoản tín dụng được cấp đều tuân thủ đúng quy định, quy trình, quy định về quản lý rủi ro và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, đúng pháp lý và điều kiện tín dụng.
d. Tính an toàn và hiệu quả đối với các khoản vay được đề xuất quyết định cấp tín dụng.
C. Các nhiệm vụ khác:
- Quản lý thông tin:
- Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý nghiệp vụ (tín dụng, phát triển sản phẩm, marketing, phát triển thương hiệu...).
- Cập nhật thông tin diễn biến thị trường và sản phẩm trong phạm vi quản lý liên quan đến nhiệm vụ của Phòng.
- Tham gia ý kiến đối với các vấn đề chung của chi nhánh theo chức năng, nhiệm vụ được giao (chính sách tín dụng, dịch vụ, quy chế, quy trình tín dụng, chính sách khách hàng, Marketing...).
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh.
4.3 Phòng quan hệ khách hàng cá nhân
A. Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng
- Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm:
- Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của BIDV. Phối hợp với các đơn vị liên quan/đề nghị BIDV hỗ trợ tổ chức quảng bá, giới thiệu với khách hàng về những sản phẩm dịch vụ của BIDV dành cho khách hàng cá nhân, những tiện ích và những lợi ích mà khách hàng được hưởng.
B. Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ:
1. Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân:
2. Tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV. Phổ biến, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về quy trình sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng với tính chuyên nghiệp cao.
3. Triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng.
4. Chịu trách nhiệm về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần của chi nhánh, tối ưu hoá doanh thu nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chính sách và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng.
C. Công tác tín dụng:
1. Tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, tiếp nhận hồ sơ vay vốn.
2. Thu thập thông tin, phân tích khách hàng, khoản vay, lập báo cáo thẩm định.
3. Đối chiếu với các điều kiện tín dụng và các quy định về quản lý tín dụng, quản lý rủi ro (giới hạn, hạn mức, mức độ chấp nhận rủi ro...).
4. Lập báo cáo đề xuất trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng, chiết khấu, cho vay cầm cố giấy tờ có giá theo quy định và quy trình nghiệp vụ của BIDV.
5. Thông báo cho khách hàng về quyết định cấp tín dụng. Hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ vay vốn và các điều kiện tín dụng yêu cầu; đảm bảo hồ sơ, tài liệu được hoàn thiện theo đúng quy định trước khi trình ký.
6. Soạn thảo hợp đồng tín dụng và các hợp đồng có liên quan đến khoản vay để trình lãnh đạo ký.
7. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân, đề xuất giải ngân trình lãnh đạo. Bàn giao toàn bộ hồ sơ tín dụng gốc và các tài tiệu liên quan đến khoản vay sang Phòng Quản trị tín dụng quản lý.
8. Theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng, kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay; Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng), phí đến khi tất toán hợp đồng. Xử lý khi khách hàng không thực hiện đúng các điều khoản thoả thuận trong hợp đồng. Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro để đề xuất xử lý.
9. Thực hiện phân loại nợ, xếp hạng tín dụng, chấm điểm khách hàng.
10. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển Phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định.
11. Chịu trách nhiệm đầy đủ về:
a. Tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ, mức tăng trưởng và hiệu quả của hoạt động tín dụng bán lẻ.
b. Tính đầy đủ, chính xác, trung thực đối với các thông tin về khách hàng phục vụ cho việc xét cấp tín dụng cho khách hàng.
c. Mọi khoản tín dụng được cấp đều tuân thủ đúng quy định, quy trình, quy định về quản lý rủi ro và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, đúng pháp lý và điều kiện tín dụng.
d. Tính an toàn và hiệu quả đối với các khoản vay được đề xuất quyết định cấp tín dụng.
D. Các nhiệm vụ khác:
1. Quản lý thông tin, báo cáo
2. Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý nghiệp vụ (tín dụng, phát triển sản phẩm, marketing. phát triển thương hiệu...).
3. Cập nhật thông tin diễn biến thị trường và sản phẩm trong phạm vi quản lý liên quan đến nhiệm vụ của Phòng.
4. Tham gia ý kiến đối với các vấn đề chung của chi nhánh theo chức năng, nhiệm vụ được giao (chính sách tín dụng, dịch vụ, quy chế, quy trình tín dụng, chính sách khách hàng, Marketing...).
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh.
4.4 Phòng Quản lý rủi ro
A. Công tác quản lý tín dụng
1. Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng:
2. Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục.
3. Đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng phù hợp với chỉ đạo của BIDV và tình hình thực tế tại Chi nhánh. Kiểm tra việc thực hiện giới hạn tín dụng của các Phòng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm.
4. Đầu mối đề xuất trình Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu của Chi nhánh, của khách hàng và phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách hàng theo quy định.
5. Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi Phòng tài chính kế toán để lập cân đối kế toán theo quy định..
6. Đầu mối phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện đánh giá tài sản đảm bảo theo đúng quy định của BIDV.
7. Thu thập, quản lý thông tin về tín dụng, thực hiện các báo cáo về công tác tín dụng và chất lượng tín dụng của chi nhánh; lập báo cáo phân tích thực trạng tài sản đảm bảo nợ vay của chi nhánh.
8. Thực hiện việc xử lý nợ xấu:
B. Công tác quản lý rủi ro tín dụng
1. Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng
2. Trình lãnh đạo cấp tín dụng/bảo lãnh cho khách hàng:
3. Phối hợp, hỗ trợ Phòng Quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề.
4. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh. Chịu trách nhiệm về an toàn, chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng theo phạm vi nhiệm vụ được giao. Đảm bảo mọi khoản tín dụng được cấp ra tuân thủ đúng quy định về quản lý rủi ro và trong mức chấp nhận rủi ro của BIDV và của Chi nhánh.
C. Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp
1. Phổ biến các văn bản quy định, quy trình về quản lý rủi ro tác nghiệp của BIDV và đề xuất, hướng dẫn các chương trình, biện pháp triển khai để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tác nghiệp trong các khâu nghiệp vụ tại Chi nhánh.
2. Hướng dẫn, hỗ trợ các phòng nghiệp vụ trong Chi nhánh tự kiểm tra và phối hợp thực hiện việc đánh giá, rà soát, phát hiện rủi ro tác nghiệp ở các phòng, các sản phẩm hiện có hoặc sắp có.
3. Áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro để đo lường và đánh giá các rủi ro tác nghiệp xảy ra tại chi nhánh và đề xuất giải pháp xử lý các sự cố rủi ro phát hiện được.
4. Xây dựng, quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh.
D. Công tác phòng chống rửa tiền:
1. Tiếp thu, phổ biến các văn bản quy định, quy chế về phòng chống rửa tiền của Nhà nước và của BIDV. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện trong Chi nhánh.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ Phòng Dịch vụ khách hàng và các phòng liên quan thực hiện công tác phòng chống rửa tiền.
3. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ/đột xuất theo quy định.
E. Công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO:
1. Là đầu mối phối hợp xây dựng quy trình quản lý hệ thống chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO tại Chi nhánh.
2. Xây dựng và đề xuất với Giám đốc các chương trình cải tiến hệ thống quản lý chất lượng; đo lường mức độ đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.
3. Xây dựng kế hoạch và phối hợp thực hiện kế hoạch triển khai, kiểm tra, đánh giá, duy trì hệ thống quản lý chất lượng tại các đơn vị trong Chi nhánh.
4. Phối hợp với các tổ chức để đánh giá cấp chứng nhận duy trì hệ thống quản lý chất lượng; tổng hợp kết quả đánh giá hệ thống chất lượng của Chi nhánh.
G. Công tác kiểm tra nội bộ
1 Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh:
2. Đầu mối phối hợp với đoàn kiểm tra của BIDV và các cơ quan có thẩm quyền để tổ chức các cuộc kiểm tra/thanh tra/kiểm toán tại Chi nhánh theo quy định.
3. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh trong việc tổ chức tự kiểm tra thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO; tham gia ý kiến về những vấn đề quản lý chất lượng tại Chi nhánh.
4. Đầu mối tiếp nhận, tham mưu cho Giám đốc chi nhánh xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo phát sinh tại đơn vị liên quan đến sự việc và cán bộ thuộc thẩm quyền xử lý của Giám đốc chi nhánh theo quy định của pháp luật và của BIDV.
5. Thực hiện các báo cáo, thống kê liên quan đến hoạt động kiểm tra, giám sát, phòng chống tham nhũng, tội phạm theo quy định.
H. Các nhiệm vụ khác:
1. Đề xuất, trình lãnh đạo phê duyệt các hạn mức kinh doanh, hạn mức giao dịch đối với từng nghiệp vụ, từng cấp độ, từng phòng nghiệp vụ và đơn vị trực thuộc. Giám sát độc lập việc tuân thủ các hạn mức trong hoạt động, đảm bảo vận hành hệ thống quản lý rủi ro (đề xuất, phê duyệt, cài đặt và tuân thủ các quy trình và hạn mức hoạt động).
2. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý tín dụng và xử lý nợ.
3. Là thường trực kiêm thư ký Hội đồng tín dụng, Hội đồng xử lý rủi ro, Hội đồng bán nợ... theo quy định.
4. Tham gia ý kiến vào các văn bản do BIDV ban hành (quy định, hướng dẫn về công tác tín dụng, quản lý rủi ro, xử lý nợ).
5. Thực hiện thu thập, quản lý thông tin về tín dụng; lập các báo cáo về công tác tín dụng theo quy định và phục vụ quản trị điều hành của lãnh đạo.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh.
4.5 Phòng Quản trị tín dụng
1. Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh:
2. Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng Quan hệ khách hàng theo đúng các quy định của BIDV; gửi kết quả cho Phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
3. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của Phòng; tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng.
4. Các nhiệm vụ khác:
a. Đầu mối lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ; quản lý thông tin (thu thập, xử lý, lưu trữ, bảo mật, cung cấp) và lập các loại báo cáo, thống kê về quản trị tín dụng theo quy định.
b. Tham gia ý kiến vào các văn bản quản trị tín dụng.
c. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh.
4.6 Phòng Dịch vụ khách hàng
1. Trực tiếp quản lý tài khoản