Đề tài Những thách thức đặt ra cho quan hệ kinh tế EU - Asean

Không thể phủ nhận rằng Liên minh Châu Âu EU đang là một nhân tố quan trọng trong các vấn đề chính trị, an ninh, kinh tế quốc tế. Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách đối ngoại và an ninh chung cho Châu Âu chứng tỏ EU không muốn chỉ dừng lạị ở liên minh về kinh tế mà hơn thế là ở cả lĩnh vực an ninh và ngoại giao mục tiêu cuối cùng là biến EU thành một nhà nước liên bang hùng mạnh nhất. Mặc dù vậy, sự liên kết về kinh tế vẫn là yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của EU, là cơ sở cho sự liên kết ở các lĩnh vực khác trong chiến lược của EU. Vì thế phát triển kinh tế vẫn luôn được coi là mối quan tâm lớn nhất của Liên minh EU. Liên minh Châu Âu có quá trình phát triển kinh tế lâu nhất, cũng là tổ chức tập hợp nhiều nền kinh tế quan trọng, là thị trường tiêu thụ khổng lồ, là nhà xuất khẩu công nghiệp và dịch vụ rất có uy tín,. tất cả đều làm cho EU luôn là một thể chế kinh tế quan trọng hàng đầu của thế giới, là đối tác lớn trong chiến lược phát triển kinh tế của bất kỳ một quốc gia hay khu vực nào. Trong chiến lược phát triển của EU, hợp tác kinh tế khu vực là một trong những nội dung quan trọng, nhất là trong xu hướng hợp tác toàn cầu như hiện nay. Đối tác của EU có rất nhiều nhưng ASEAN hiện là đối tác mà EU rất quan tâm, coi là đối tác chiến lược trong mọi lĩnh vực trong đó có kinh tế. Giữa EU và ASEAN dường như có rất nhiều điểm khác biệt như về lịch sử, văn hoá, mức độ phát triển kinh tế, xã hội, các thế mạnh về kinh tế, vị trí địa lý.Tuy nhiên EU và ASEAN đều mong muốn có sự hợp tác về kinh tế bởi cả hai đều tìm thấy được những lợi ích mà sự hợp tác đó đem lại cho sự phát triển kinh tế của mỗi bên, vậy đó là những lợi ích gì?

doc21 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1648 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những thách thức đặt ra cho quan hệ kinh tế EU - Asean, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Không thể phủ nhận rằng Liên minh Châu Âu EU đang là một nhân tố quan trọng trong các vấn đề chính trị, an ninh, kinh tế quốc tế. Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách đối ngoại và an ninh chung cho Châu Âu chứng tỏ EU không muốn chỉ dừng lạị ở liên minh về kinh tế mà hơn thế là ở cả lĩnh vực an ninh và ngoại giao mục tiêu cuối cùng là biến EU thành một nhà nước liên bang hùng mạnh nhất. Mặc dù vậy, sự liên kết về kinh tế vẫn là yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của EU, là cơ sở cho sự liên kết ở các lĩnh vực khác trong chiến lược của EU. Vì thế phát triển kinh tế vẫn luôn được coi là mối quan tâm lớn nhất của Liên minh EU. Liên minh Châu Âu có quá trình phát triển kinh tế lâu nhất, cũng là tổ chức tập hợp nhiều nền kinh tế quan trọng, là thị trường tiêu thụ khổng lồ, là nhà xuất khẩu công nghiệp và dịch vụ rất có uy tín,.. tất cả đều làm cho EU luôn là một thể chế kinh tế quan trọng hàng đầu của thế giới, là đối tác lớn trong chiến lược phát triển kinh tế của bất kỳ một quốc gia hay khu vực nào. Trong chiến lược phát triển của EU, hợp tác kinh tế khu vực là một trong những nội dung quan trọng, nhất là trong xu hướng hợp tác toàn cầu như hiện nay. Đối tác của EU có rất nhiều nhưng ASEAN hiện là đối tác mà EU rất quan tâm, coi là đối tác chiến lược trong mọi lĩnh vực trong đó có kinh tế. Giữa EU và ASEAN dường như có rất nhiều điểm khác biệt như về lịch sử, văn hoá, mức độ phát triển kinh tế, xã hội, các thế mạnh về kinh tế, vị trí địa lý..Tuy nhiên EU và ASEAN đều mong muốn có sự hợp tác về kinh tế bởi cả hai đều tìm thấy được những lợi ích mà sự hợp tác đó đem lại cho sự phát triển kinh tế của mỗi bên, vậy đó là những lợi ích gì? Việc EU mở rộng đã tác động đến không chỉ bản thân nền kinh tế của EU mà còn đến nền kinh tế của từng nước thành viên cũng như đến các đối tác của EU. Vậy sự mở rộng của EU có tác động gì đến quan hệ kinh tế giữa EU và ASEAN hay không? Đó là những tác động tích cực hay tiêu cực ? Bài viết này sẽ phần nào giải đáp những câu hỏi trên từ đó góp phần hiểu thêm về quan hệ kinh tế EU- ASEAN, cũng như những thách thức đặt ra cho mối quan hệ này trong một bối cảnh mới đó là sự phát triển của EU, ASEAN trong lĩnh vực kinh tế. Chủ trương hợp tác, phát triển kinh tế với ASEAN của EU đã được cụ thể hoá qua Kế hoạch tăng cường phát triển quan hệ đối tác chiến lược EU- ASEAN trong báo cáo của Uỷ ban Châu Âu tháng 9 năm 2001, trong Sáng kiến hợp tác thương mại EU- ASEAN ( TREATI). Với mỗi quan hệ, các bên đều toan tính cho mình những lợi ích riêng, những lợi ích đó có thể trùng nhau hoặc không tuỳ vào rất nhiều yếu tố. Mỗi bên đều có thế mạnh và hạn chế nhưng có thể yếu điểm của bên này lại tạo lợi thế cho bên kia và ngược lại, điều này một phần giải thích cho quan hệ hợp tác EU- ASEAN mối quan hệ giữa hai chủ thể có nhiều điểm khác biệt. Vậy EU được gì từ quan hệ kinh tế với ASEAN, ASEAN tận dụng được gì từ EU ? Tại sao lại có mối quan hệ này ? I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN HỆ HỢP TÁC EU - ASEAN Mặc dù giữa hai bên có nhiều điểm khác biệt nhưng vẫn cùng đi đến hợp tác với nhau, đó là vì hai bên tìm được lợi ích chung và cũng khai thác bên kia vì những lợi ích riêng nhưng tất nhiên không cản trở lợi ích riêng của nhau. Đây cũng là cơ sở để hình thành nên quan hệ kinh tế EU- ASEAN. 1. Lợi ích chung Với mọi quốc gia, mọi tổ chức, mọi liên minh, phát triển kinh tế luôn là nhiệm vụ quan trọng. Một thực tế là hiện nay, sức mạnh về kinh tế có vai trò chi phối mọi hoạt động khác, kinh tế phát triển là nền tảng để phát triển nhiều lĩnh vực khác của quốc gia, tổ chức. Có lẽ vì thế mà có thể nói rằng phát triển kinh tế là lợi ích chung của bất kỳ đối tác nào của sự hợp tác về kinh tế. EU và ASEAN không phải là ngoại lệ. Với EU, mặc dù là một nền kinh tế hàng đầu của thế giới với hơn 450 triệu dân, giá trị kinh tế ước 9,739 tỷ euro mỗi năm, chiếm gần 1/3 tổng giá trị buôn bán toàn cầu, nhưng trong bối cảnh quốc tế và nội khối nhiều khó khăn và thánh thức thì phát triển kinh tế vẫn là mối quan tâm hàng đầu. Hợp tác quốc tế là một trong những phương thức hiệu quả để phát triển kinh tế, với EU đó không chỉ là sự hợp tác nội khối, giữa khối với các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Nhật bản, với các thị trường lớn như Bắc Mỹ, Châu Á, mà còn phải mở rộng hơn rất nhiều. Phát triển kinh tế đối với EU hiện nay không chỉ đơn thuầnlà để nâng cao các chỉ số phát triển kinh tế mà quan trọng hơn là để duy trì được vai trò trong nền kinh tế thế giới, từ đó nâng cao vị thế chính trị cũng như tạo nền tảng và điều kiện để thực hiện được mục tiêu đưa EU trở thành một liên bang trong tương lai. Trong bối cảnh quốc tế nhiều bất ổn như hiện nay, nhất là cùng với đó là sự mở rộng về thành viên thì phát triển kinh tế càng trở nên quan trọng đối với EU, giúp EU giải quyết được bất ổn chính trị, an ninh trong khu vực và đối với những lợi ích liên quan, cũng như giảm khoảng cách phát triển kinh tế giữa thành viên cũ và thành viên mới. Phát triển kinh tế cũng có ý nghĩa đặc biệt đối với ASEAN- nhóm các nước mới phát triển và đang phát triển ở Đông Nam Á. Một trong những mục tiêu hàng đầu của ASEAN đó là giúp các nước thành viên phát triển kinh tế, từ đó tạo nên một nền kinh tế khu vực phát triển mạnh. Nằm trong khu cực kinh tế tiềm năng của thế giới, nhưng kinh tế lại chưa phát triển, hơn lúc nào ASEAN rất muốn hợp tác để phát triển kinh tế khu vực. Vị trí của các nước ASEAN trên bản đồ kinh tế thế giới là rất mờ nhạt, trong khi đó tiềm năng tự nhiên và con người là rất lớn điều này khiến cho phát triển kinh tế là mục tiêu được ASEAN rất ưu tiên. Tận dụng lợi thế của nhau thông qua hợp tác để cùng phát triển kinh tế là điều mà cả EU và ASEAN đều quan tâm. Với EU thì đó là những tiềm năng chưa khai thác của ASEAN, còn với ASEAN đó là những kinh nghiệm trong quá trình phát triển kinh tế của EU, là việc tận dụng nhưng hạn chế của đối tác để phục vụ cho thế mạnh của mình . Như đã nói, phát triển kinh tế không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế mà quan trọng hơn nó còn ảnh hưởng đến vị thế chính trị của mỗi bên.Tuy ASEAN chưa có tiếng nói quan trọng trên trường quốc tế nhưng trong tương lai sẽ khác, vì thế với EU phát triển kinh tế với ASEAN không chỉ là phát triển quan hệ kinh tế với một đối tác nhiều tiềm năng mà còn qua đó thiết lập quan hệ và ảnh hưởng của EU trên nhiều lĩnh vực khác ở khu vực này. Với ASEAN cũng vậy, phát triển kinh tế với một liên minh kinh tế lớn mạnh nhất không chỉ là cơ hội tốt để nâng cao vị thế kinh tế mà quan đó còn góp phần đưa ASEAN lên vị trí cao hơn trong các vấn đề quốc tế và khu vực trước hết là trong lĩnh vực kinh tế. Hợp tác kinh tế EU- ASEAN cũng có ý nghĩa với cả hai bên khi không phải mọi nước thành viên của hai khối đều đã gia nhập WTO. Sư hợp tác giữa hai bên sẽ tạo thêm thuận lợi trong quá trình đàm phán gia nhập WTO của các nước thành viên. Như vậy là cơ sở quan trọng giúp hình thành và phát triển quan hệ kinh tế EU-ASEAN đó là lợi ích chung về kinh tế, mỗi quan hệ này giúp cả hai thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế là lợi ích chung của cả hai bên tuy nhiên với mỗi bên thì phát triển kinh tế lại có vai trò và ảnh hưởng khác nhau đối với các vấn đề thuộc khối. Sự khác nhau này còn được biểu hiện ở những lợi ích mà mối quan hệ này mang lại cho mỗi bên hay chính là lợi ích riêng của EU, ASEAN trong hợp tác kinh tế giữa hai bên. 2. Với Liên minh Châu Âu EU Là nền kinh tế lớn mạnh của Thế giới nhưng không vì thế mà kinh tế EU không chứa đựng trong nó những hạn chế. Hợp tác với một đối tác mạnh hay yếu trong kinh tế không quan trọng bằng việc đối tác đó đem lại lợi ích gì? Quan hệ đó giúp giải quyết những hạn chế của nền kinh tế đến đâu. EU vẫn sẵn sàng hợp tác và phát triển quan hệ đó với nền kinh tế yếu hơn là ASEAN là vì: EU có những lợi thế, thế mạnh to lớn mà khi hợp tác với ASEAN sẽ giúp EU tận dụng triệt để, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, đó là : có kinh nghiệm phát triển kinh tế đặc biệt trong các lĩnh vực như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, khoa học công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng, ...Trong khi đó đây lại là những lĩnh vực còn yếu của ASEAN, hợp tác với EU sẽ giúp cho ASEAN tăng cường được năng lực kinh tế của mình. ASEAN gồm nhiều quốc gia đang phát triển, có nhu cầu về phát triển công nghệ sản xuất, vì thế EU coi ASEAN là thị trường tiềm năng về thiết bị sản xuất công nghiệp. Trong cơ cấu kinh tế của EU thì những ngành đòi hỏi nhiều nhân công như may mặc, giày da, chế biến thuỷ hải sản,.. không chiếm vị trí quan trọng, trong khi đó với dân số hơn 530 triệu dân, trình độ chưa cao thì ASEAN có thể trở thành thị trường lao động tiềm năng cho EU, cũng như là nơi cung cấp các sản phẩm công nghệ thấp cho EU. Ngược lại, ASEAN cũng là một thị trường lớn cho các sản phẩm thế mạnh của EU như công nghiệp, điện tử, viễn thông, hàng không... Đầu tư là một trong những thế mạnh của EU nhất là khi EU cho lưu hành đông tiền chung Euro. EU muốn thông qua sức mạnh tài chính thể hiện ở đầu tư nước ngoài để tìm kiếm cơ hội mới cho phát triển kinh tế. Trong khi đó với ASEAN dòng vỗn đầu tư quốc tế là một trong những nhân tố góp phần thúc đẩy nền kinh tế khối phát triển. Mặc dù kinh tế Châu Á, trong đó có ASEAN trong những năm qua trải qua nhiêu đợt khủng hoảng, khó khăn, đặc biệt là khủng hoảng tài chính năm 1997, và mới đây là do đại dịch SARS nhưng thông qua những nghiên cứu phát triển ngắn hạn và dài hạn trong thương mại thế giới, EU dễ dàng để nhận thấy cho đến 2050 Châu Á- Thái Bình Dương vẫn là nơi hấp dẫn nhất của nền kinh tế thế giới, trong đó ASEAN nổi lên như một nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới. Một ASEAN nhiều tiềm năng và ảnh hưởng kinh tế trên bản đồ kinh tế Thế giới ngày càng tăng là lý do để EU có sự hợp tác kinh tế với ASEAN. Nói chung quan hệ giữa EU và ASEAN đó là quan hệ giữa một khối kinh tế mạnh nhất thế giới với một nên kinh tế khu vực còn đang trên đà phát triển tuy vậy EU vẫn coi trọng quan hệ này bởi nó đem lại lợi ích cho nền kinh tế EU. 3. Với ASEAN ASEAN là nhóm các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có những quốc gia phát triển như Singapore, Thái Lan, Indonesia, cũng có những nước kém phát triển hơn hầu hết là các nước thành viên mới. Mức độ phát triển kinh tế của ASEAN không chỉ không đồng đều mà còn ở mức thấp so với các khối kinh tế khác, chẳng hạn như với EU, vì thế phát triển kinh tế là một trọng tâm trong hợp tác của ASEAN. Hợp tác với EU là sự hợp tác “được” nhiều cho ASEAN. Phát triển quan hệ kinh tế với EU sẽ tạo điều kiện cho ASEAN dễ dàng tiếp cận thị trường EU, một thị trường có mức độ tiêu dùng cao, với dân số hiện nay khoảng 450 triệu người. Điều này càng có ý nghĩa với ASEAN khi là một nhà xuất khẩu lớn của thế giới trong tương lai và hiện đang duy trì nền kinh tế lấy xuất khẩu là trọng tâm. Nhiều lĩnh vực kinh tế ASEAN còn yếu thì hiện là thế mạnh của EU đặc biệt là ngành tài chính, ngân hàng. Trong đợt khủng hoảng tài chính năm 1997, một trong những yếu tố giúp các nước ASEAN khắc phục được hậu quả và phục hồi nhanh hơn là do có sự hợp tác mạnh mẽ với các nền kinh tế của EU. EU là một trong những nhà đầu tư quốc tế lớn nhất thế giới với khoảng 500 tỷ USD đầu tư trực tiếp ra nước ngoài hàng năm sẽ là một hấp dẫn không thể bỏ qua với khu vực đang cần vốn đầu tư như ASEAN. Hầu hết các nước ASEAN đều coi FDI là một trong những động lực phát triển của nền kinh tế, là nguồn cung cấp chủ yếu cho các kế hoạch phát triển kinh tế ở cả tầm vi mô hay vĩ mô. Hợp tác với EU - một nền kinh tế có nhiều kinh nghiệm trong phát triển sẽ giúp ASEAN học hỏi được nhiều cho quá trình đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của mình. Quan hệ này càng quan trọng hơn đối với ASEAN khi ASEAN muốn học tập mô hình liên kết kinh tế của EU, mong muốn EU giúp thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN. Tiềm năng lớn về nguồn lao động của ASEAN sẽ phục vụ tốt cho phát triển kinh tế khi được sử dụng vào các ngành đòi hỏi nhiều nhân công, cung cấp những mặt hàng thiết yếu cho thị trường EU. Quan hệ với EU sẽ là thuận lợi cho ASEAN tận dụng những ưu điểm về lao động, về tài nguyên thiên nhiên, về vị trí địa lý cho việc phát triển kinh tế khu vực Đông Nam Á. Việc quan hệ kinh tế với một đối tác lớn mạnh như EU sẽ giúp cho ASEAN nâng cao được vị trí của mình trên bản đồ kinh tế thế giới, giảm bớt sự phụ thuộc vào một số nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ. Quả đúng là có vẻ như ASEAN cần EU hơn vì ASEAN có được nhiều từ quan hệ với EU nhưng thực tế cho thấy, ASEAN gặp phải không ít khó khăn khi duy trì mối quan hệ với EU-một nền kinh tế phát triển cao và rất nhiều kinh nghiệm. Vậy nên muốn cho quan hệ này có mang lại giá trị tích cực cho kinh tế ASEAN thì ASEAN phải biết khắc phục những hạn chế này. Tóm lại quan hệ kinh tế EU- ASEAN có ý nghĩa nhất định với cả hai bên, tuy rằng mỗi bên tìm được những lợi ích riêng cho mình nhưng lợi ích chung lớn nhất đối với cả hai bên là phát triển kinh tế, tận dụng triệt để những điểm mạnh và hạn chế và khắc phục những mặt yếu. Đây cũng chính là cơ sở giúp hình thành quan hệ hợp tác kinh tế EU- ASEAN. II. QUAN HỆ KIN TẾ EU - ASEAN Sáng kiến hợp tác thương mại khu vực EU-ASEAN (TREATI), đã góp phần tích cực vào mở rộng thương mại, tăng dòng đầu tư vào ASEAN cũng như thiết lập cơ chế đối thoại có hiệu quả về hợp tác trên lĩnh vực thương mại, thị trường, đầu tư giữa hai khu vực. TREATI cũng là một trong những điều kiện quan trọng để hai bên tiến đến hiệp định thương mại tự do song phương. Về thương mại, năm 2002, thương mại hai chiều EU-ASEAN chiếm 5,1% tổng thương mại thế giới. EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của ASEAN chiếm 14% thương mại của ASEAN. Đáng kể tới là 16% giá trị xuất khẩu của ASEAN là nằm ở EU, chính EU đã góp phần đáng kể đưa ASEAN trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Do trước khi EU mở rộng, phần nhiều thương mại của EU với nước ngoài là của các nước sắp gia nhập, vậy nên khi EU mở rộng ASEAN bớt một đổi thủ trên “danh nghĩa” và trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của EU, trước cả Mỹ. Một trong những quan tâm của EU ở Châu Á đó là phát triển ngành ngân hàng, một ngành cần cho nhu cầu đang phát triển của Châu Á nhưng các nước Châu Á lại chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì lẽ đó mà trong đợt khủng hoảng tài chính năm 1997, EU là đối tác chịu nhiều tổn thất nhất, nhưng cũng chính nhờ sự hợp tác với một đối tác nhiều tiềm lực như EU mà kinh tế Châu Á, các nước ASEAN mới nhanh được phục hồi hơn. Thương mại giữa EU và ASEAN đã có chiều hướng giảm vào năm 2003, do những nguyên từ phía EU đang chuẩn bị kết nạp thành viên mới, đẩy mạnh thương mại với các nước này thông qua hiệp định thương mại ặư do ký trước đó với một số nước. ASEAN cũng gặp phải một số vấn đề về an ninh khu vực, chịu hệ quả lan chuyền của vụ khủng bố 11 tháng 9. Năm 2003, thương mại hai chiều giảm 3,3% so với năm 2002 trong khi so với năm 2000-năm thương mại hai chiều đạt mức cao nhất thì vẫn sụt giảm đáng kể.  Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, hầu hết các đối tác và đối thủ kinh tế chính của EU đều tìm kiếm những con đường để phát triển kinh tế của cả khối hoặc riêng từng nền kinh tế thành viên. Với ASEAN cũng vậy, để không bị phụ thuộc hoàn toàn vào một đối tác, ASEAN cũng có những hợp tác đồng thời với nhiều đối tác tiềm năng khác như Trung Quốc, Mỹ. ASEAN và Trung Quốc ký hiệp định thương thương mại tự do đến 2010, Singapore ký với Mỹ hiệp định tự do thương mại năm 2002, điều này khiến EU phải có chiến lược mới trong quan hệ kinh tế với ASEAN và với từng thành viên ASEAN để vừa nâng cao được vị trí của mình với đối tác tiềm năng ASEAN, vừa bảo đảm được những lợi ích hiện có ở khu vực này. Những chỉ số tăng trưởng gần đây của kinh tế ASEAN cũng như những nỗ lực của các nền kinh tế thành viên trong việc cải thiện môi trường đầu tư đã khiến ASEAN trở thành địa chỉ hấp dẫn không chỉ đối với các nhà đầu tư của EU.  Tuy nhiên trong tổng lượng đầu tư gần 500 tỷ USD hàng năm của EU ra nước ngoài, ASEAN chỉ giành được số ít và lại có xu hướng giảm từ sau khủng hoảng tài chính. Nếu như FDI đạt đỉnh cao vào năm 2000 thì đã sụt giảm mạnh trọng năm tiếp theo. Nảm 2003, lượng FDI vào ASEAN tăng trở lại, tăng gần 48% so với 2002, đạt 16,8 tỷ euro, trong đó EU đóng góp 35% tương đương 5,9 tỷ euro nhỉnh hơn một chút so với FDI vào ASEAN năm 2000. Một trong những nguyên nhân dẫn đến lượng FDI vào ASEAN sụt giảm đó là mặc dù FDI vào Châu Á tăng nhưng lại tập trung nhiều vào Trung Quốc, với cơ chế khuyến khích đầu tư hiệu quả, Trung Quốc hiện chỉ đứng sau Mỹ về lĩnh vực thu hút vốn đầu tư. Trung Quốc hiện là thách thức lớn đối cho ASEAN trong thu hút vốn đầu tư từ EU cũng như từ các đối tác thương mại khác cũng có quan hệ với Trung Quốc. Để giải quyết được khó khăn này, ASEAN đang nỗ lực tăng cường đối thoại với các đại diện kinh tế của EU thông qua các diễn đàn đa phương, chính phủ các nước cũng đang tạo những thuận lợi to lớn cho các nhà đầu tư EU thông qua cải cách luật, thủ tục hành chính, các chín sách ưu tiên cụ thể với EU. Đặc biệt việc ASEAN thành lập được khu vực thương mại tự do AFTA vào tháng 1 năm 2003 đã chứng tỏ cho nỗ lực của ASEAN trong tăng cường mức độ hội nhập cảu các nền kinh tế thành viên, tạo môi trường tự do kinh tế cho sự phát triển hợp tác quốc tế. Đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng dòng FDI vào ASEAN đã tăng trở lại, thương mại của ASEAN sang EU cũng tăng 3,3% trong quý I của 2004, cùng với đó là những chỉ số kinh tế tăng trưởng khả quan của ASEAN khiến đây vẫn được EU coi là đối tác quan trọng, chiến lược ở Châu Á. Tuy nhiên để cho ASEAN trở thành khu vực thương mại tự do thực sự, theo đúng nghĩa của nó thì cần phải nỗ lực nhiều hơn, hiện EU đang sẵn sàng trao đổi những kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực này cho ASEAN thông qua các hội nghị, diễn đàn khu vực và song phương, thông qua các chương trình hợp tác về luật, kinh tế, giáo dục, các chương trình phát triển năng lực làm việc của các ngân hàng ở khu vực ASEAN.  Từ 2003, TREATI được khởi động và được cả EU và ASEAN nỗ lực đưa vào thực hiện. Có thể nói, TREAETI là mốc lớn trong quan hệ kinh tế EU- ASEAN, tạo cơ sở để xây dựng một quan hệ bền chặt và hiệu quả hơn trong tương lai, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại đầu tư. Đây cũng là bước đi cần thiết để tiến đến việc xây dựng hiệp định thương mại tự do. Ngoài những hợp tác cụ thể ở lĩnh vực thương mại, đầu tư giữa EU và ASEAN còn có các chương trình hợp tác khác cũng rất có ý nghĩa, như : Chương trình hợp tác EU-ASEAN về vấn đề tiêu chuẩn, chứng chỉ quản lý chất lượng bắt đầu từ 2004 đến 2005, với vốn đầu tư khoảng 9 tỷ euro; hợp tác trong lĩnh vực phát triển năng lượng sạch từ 2002 đến 2006, tổng giá trị 18 tỷ euro; hợp tác trong lĩnh vực về quyền sở hữu trí tuệ từ 1999 đến 2005, tổng dự án là 8 tỷ euro.. Với Việt Nam, quan hệ với EU đặc biệt có ý nghĩa. Những vụ tranh chấp về hải sản chế biến giữa Việt Nam và Bộ thương mại Hoa Kỳ đã cho thấy không thể chỉ dựa vào một thị trường mà phải luôn mở rộng và tìm kiếm thị trường mới. EU tuy không phải là thị trường mới nhưng việc EU kết nạp thêm 10 thành viên đã khiến EU trở thành một thị trường đầy tiềm năng mới đối với xuất khẩu của Việt Nam. Các nhà đầu tư uy tín của EU như: Pháp, Đức, Thuỵ Điển, Anh, Hà Lan,.. đã trở nên quen thuộc với Việt Nam thông qua các hình thức hợp tác, đầu tư rất đa dạng. Chính phủ Việt Nam cũng có những chính sách cụ thể để khuyến khích các nhà đầu tư từ EU, tăng cường các cơ chế hợp tác thông qua các diễn đàn khu vực, quốc tế như ASEAM, APEC,.. để giúp hai nền kinh tế hiểu nhau và hợp tác có hiệu quả hơn. Sau những bất ổn an ninh ở khu vực Đông Nam Á, việc Việt Nam vẫn có nền chính trị và an ninh ổn định đã tạo sức hấp dẫn không nhỏ đối với các nhà đầu tư EU. Ngoài ra những nỗ lực ở tầm vĩ mô của chính phủ Việt Nam cùng những chỉ số tăng trưởng kinh tế rất khả quan đã khiến cho không chỉ EU mà cácđốitáckhác của Việt Nam cũng thấy yên tâm để tiếp tục hợp tác và phát triển hoạt động ở ViệtNam. Tóm lại quan hệ kinh tế EU- ASEAN trong thời gian qua đã trải qua nhiều thăng trầm. Sau năm 2000 đỉnh cao về hợp tác, đầu tư và thương m