Đề tài Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật

Pháp luật là một trong những công cụ hữu hiệu nhất để nhà nước quản lý xã hội. Vì vậy, xây dựng pháp luật là một hoạt động quan trọng hàng đầu của bất kỳ nước nào. Pháp luật, trước hết là kết quả của việc thể chế hoá các chủ trương đường lối, chính sách, định hướng phát triển của mỗi quốc gia và trở thành qui ước hành xử chung cho mọi người trong xã hội. Là một trong những yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt trong việc bảo đảm sự ổn định và phát triển của mỗi quốc gia.Điều 12 Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Quan điểm này cho thấy, trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật được xác định là một đòi hỏi cấp thiết. Mặt khác, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là điều kiện tối cần thiết bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đồng thời cũng là đòi hỏi khách quan của đời sống xã hội, là nguyên tắc hiến định trong quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung phù hợp với nhu cầu phát triển khách quan của xã hội, nhu cầu quản lý nhà nước là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước. Có thể thấy, chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật và khả năng áp dụng văn bản trên thực tế phụ thuộc rất nhiều vào việc tuân thủ chặt chẽ quy trình soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, một trong những khâu cơ bản của quy trình đó là hoạt động thẩm định, thẩm tra các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Từ khi có Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1999, và được sửa đổi, bổ sung năm 2002; Nghị định 161/ 2005/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và quy chế thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ban hành kèm theo Quyết định số 05/2007/QĐ-TTg ngày 10-01-2007 của Thủ tướng Chính phủ. Việc thẩm định, thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã có bước chuyển biến về chất, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng pháp luật, đồng thời đảm bảo tính thống nhất đồng bộ của hệ thống pháp luật.

doc56 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1489 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên