Đề tài Nội dung của công tác CSSK thai sản và trẻ sơ sinh

Trong những năm gần đây, sức khoẻ sinh sản (SKSS) đã trở thành một trong các lĩnh vực quan trọng được Đảng, Nhà nước và nhiều tổ chức quan tâm. Điều này không chỉ bởi SKSS có liên quan trên phạm vi dân số khá lớn mà còn do tác động của nó tới suốt cuộc đời mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội Chương trình SKSS của Liên hiệp quốc họp tại Cairo- Ai Cập năm 1994 trong đố Việt Nam có tham dự đã xác định SKSS bao gồm mười nội dung cơ bản trong đó CSSK bà mẹ trước, trong, sau khi sinh và trẻ sơ sinh là nội dung quan trọng bậc nhất [9]. Với những cố gắng, nỗ lực trong nhiều năm qua, ngành y tế Việt Nam đã thu được những thành tựu đáng kể trong công tác chăm sóc SKSS. Tuy nhiên Báo cáo chiến lược quốc gia về chăm sóc SKSS tại hội nghị quốc gia về dân số và phát triển bền vững cho thấy tỷ lệ các bà mẹ được khám thai và khi đẻ được cán bộ chuyên môn giúp còn thấp, việc chăm sóc sau sinh, việc hướng dẫn cho bú và cách nuôi con chưa được chú ý làm tốt. Nguyên nhân là do sự yếu kém của hệ thống cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em (CSSKBMTE) và sự thiếu hiểu biết của người dân trong cộng đồng, đặc biệt là ở một số vùng khó khăn. Do đó, tỷ lệ tử vong mẹ do những nguyên nhân liên quan tới quá trình sinh đẻ, mà chủ yếu là các tai biến sản khoa, cũng như tỷ lệ tử vong chu sinh còn cao, năm 2003 tỷ lệ tử vong mẹ là 85 trên 100.000 trẻ đẻ sống, tỷ lệ tử vong chu sinh là 21‰ [4]. Giáo dục sức khoẻ (GDSK) nâng cao nhận thức của người dân cũng như củng cố hệ thống y tế

doc53 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 8491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nội dung của công tác CSSK thai sản và trẻ sơ sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, sức khoẻ sinh sản (SKSS) đã trở thành một trong các lĩnh vực quan trọng được Đảng, Nhà nước và nhiều tổ chức quan tâm. Điều này không chỉ bởi SKSS có liên quan trên phạm vi dân số khá lớn mà còn do tác động của nó tới suốt cuộc đời mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội Chương trình SKSS của Liên hiệp quốc họp tại Cairo- Ai Cập năm 1994 trong đố Việt Nam có tham dự đã xác định SKSS bao gồm mười nội dung cơ bản trong đó CSSK bà mẹ trước, trong, sau khi sinh và trẻ sơ sinh là nội dung quan trọng bậc nhất [9]. Với những cố gắng, nỗ lực trong nhiều năm qua, ngành y tế Việt Nam đã thu được những thành tựu đáng kể trong công tác chăm sóc SKSS. Tuy nhiên Báo cáo chiến lược quốc gia về chăm sóc SKSS tại hội nghị quốc gia về dân số và phát triển bền vững cho thấy tỷ lệ các bà mẹ được khám thai và khi đẻ được cán bộ chuyên môn giúp còn thấp, việc chăm sóc sau sinh, việc hướng dẫn cho bú và cách nuôi con chưa được chú ý làm tốt. Nguyên nhân là do sự yếu kém của hệ thống cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em (CSSKBMTE) và sự thiếu hiểu biết của người dân trong cộng đồng, đặc biệt là ở một số vùng khó khăn. Do đó, tỷ lệ tử vong mẹ do những nguyên nhân liên quan tới quá trình sinh đẻ, mà chủ yếu là các tai biến sản khoa, cũng như tỷ lệ tử vong chu sinh còn cao, năm 2003 tỷ lệ tử vong mẹ là 85 trên 100.000 trẻ đẻ sống, tỷ lệ tử vong chu sinh là 21‰ [4]. Giáo dục sức khoẻ (GDSK) nâng cao nhận thức của người dân cũng như củng cố hệ thống y tế được coi là những giải pháp hữu hiệu để cải thiện tình trạng trên đây. Phủ Lý, Hợp Thành, Ôn Lương là ba xã nghèo ở phía Bắc huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Đây là địa bàn sơ tán của Trường Đại học Y Hà Nội trong những năm chiến tranh, và hiện nay là địa bàn của sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội thực hành về y tế cộng đồng. Thực hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, trong những năm vừa qua, Trường đã phối hợp với tổ chức Thầy thuốc thế giới hỗ trợ một dự án Chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong đó hoạt động trọng tâm là hỗ trợ cải thiện vệ sinh môi trường và bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên theo đánh giá cuối dự án và báo cáo năm 2002 của trung tâm y tế huyện, tình hình sức khỏe sinh sản cho phụ nữ các dân tộc thiểu số tại đây hiện là một trong các vấn đề nổi cộm: chỉ có 75% phụ nữ có thai đi khám thai 3 lần, số ca đẻ tại nhà chiếm đến 33%, ở một số xóm xa xôi, tỷ lệ đẻ tại nhà có thể đạt tới mức 50%. Các hoạt động y tế trong lĩnh vực này còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là việc chăm sóc thai nghén, sinh đẻ và sau sinh do điều kiện địa lý của vùng miền núi, địa hình không thuận tiện cho đi lại và tiếp cận các dịch vụ y tế. Việc chăm sóc sức khỏe (CSSK) khi thai nghén, sinh đẻ và sau sinh phần lớn được thực hiện tại nhà theo phong tục và kinh nghiệm địa phương [11]. Một trong những hoạt động Nhà Trường dự định hỗ trợ tiếp cho địa phương trong thời gian tới là đào tạo một số kiến thức và kỹ năng GDSK sinh sản cho các cán bộ y tế thôn bản và qua họ kết hợp tiến hành các GDSK sinh sản cho các nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số tại đây. Để có một chương trình đào tạo và GDSK sinh sản phù hợp, hiệu quả và theo hướng hợp tác cộng đồng phải dựa trên thực tiễn của cộng đồng. Do đó, một nghiên cứu về kiến thức chăm sóc SKSS, đặc biệt chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trong thời kỳ mang thai, trong cuộc đẻ, sau đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh được tiến hành, mà trong đề tài này tập trung ở nhóm các bà mẹ có con dưới 1 tuổi, qua đó giúp cung cấp các thông tin cần thiết cho việc xây dựng một chương trình can thiệp phù hợp và hiệu quả trên nhóm đối tượng này. Mục tiêu nghiên cứu : *Mô tả thực trạng một số kiến thức, thực hành về chăm sóc sức khoẻ mẹ trước, trong, sau sinh và chăm sóc trẻ sơ sinh của bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại 3 xã Phủ Lý, Hợp Thành, Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, năm 2003. *Phân tích một số ưu điểm và tồn tại trong nhận thức và thực hành của các đối tượng về những nội dung nêu trên và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm cải thiện tình hình sức khoẻ bà mẹ và trẻ em tại 3 xã trên đây. Chương 1 Tổng quan 1.1. nội dung của công tác cssk thai sản Và TRẻ SƠ SINH: 1.1.1. Một số nội dung CSSK thai sản: Thai nghén với người phụ nữ là một hiện tượng sinh lý mang nhiều tính chất đặc biệt rất dễ chuyển thành bệnh lý vì thế chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trong quá trình thai nghén là một công việc quan trọng. Qúa trình này, theo quy định của Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản [3], gồm 3 thời kỳ : 1.1.1.1. Trước sinh : thời kỳ trước sinh được tính từ khi bắt đầu có thai đến trước khi có dấu hiệu chuyển dạ, trung bình kéo dài 38-40 tuần. Thời kỳ này, về chăm sóc y tế, bà mẹ cần được khám thai ít nhất 3 lần vào 3 quí của thai kỳ, được tiêm vắc xin phòng uốn ván, uống bổ sung viên sắt phòng thiếu máu. Việc khám và quản lý thai nghén là rất cần thiết để phát hiện kịp thời các nguy cơ như thể trạng mẹ không đảm bảo, các bệnh lý của người mẹ có sẵn cũng như mới xuất hiện do thai nghén lần này như thiếu máu, nhiễm độc thai nghén. Về nội dung uống bổ sung viên sắt phòng thiếu máu: - Bà mẹ mang thai cần uống 1 viên/ ngày trong suốt thời gian có thai đến hết 6 tuần sau đẻ. Tối thiểu phải uống ít nhất trước đẻ 90 ngày. - Việc cung cấp viên sắt cần được thực hiện ngay từ lần khám thai đầu. Để phòng uốn ván cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, có 2 nội dung phải làm : - Tiêm vắc xin phòng uốn ván: mũi thứ nhất từ tháng thứ tư trở đi, mũi thứ hai cách mũi đầu ít nhất 1 tháng và chậm nhất là trước khi đẻ 1 tháng. - Làm rốn vô khuẩn. Ngoài những lần khám thai theo quy định, các bà mẹ mang thai cần đi khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường như đau đầu dữ dội; nhìn mờ; rối loạn thị lực; phù mặt, tay chân; co giật; thai cử động không bình thường; ra máu âm đạo; sốt cao; đau bụng...[6] Về chề độ lao động, sinh hoạt, dinh dưỡng, bà mẹ cần được: Ăn tăng cả về lượng và chất. Làm việc theo khả năng, xen kẽ nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng, nghỉ ngơi hoàn toàn trong tháng cuối. 1.1.1.2. Thời kỳ chuyển dạ: Chuyển dạ đẻ là quá trình từ khi có dấu hiệu chuyển dạ như ra nhầy hồng, đau bụng, ra nước ối đến khi thai và rau thai được đưa ra khỏi đường sinh dục của người mẹ. Một cuộc chuyển dạ đẻ kéo dài trung bình 12 giờ. Cuộc đẻ cần được thực hiện ở cơ sở y tế có nhân viên y tế có chuyên môn ( bác sỹ, y sỹ sản nhi, nữ hộ sinh ), đảm bảo đỡ đẻ sạch, an toàn. Có rất nhiều nguy cơ cho cả bà mẹ và trẻ được sinh trong khi chuyển dạ đẻ. Bên cạnh là đó các nguy cơ do bệnh có sẵn trong khi mang thai đã nêu ở trên. Chuyển dạ kéo dài (trên 12 giờ); nhiễm khuẩn ối (nước ối xanh,nâu,vàng bẩn); ra máu âm đạo nhiều; sốt cao, ngôi thai bất thường, không sổ rau trên 30 phút, co giật là những dấu hiệu nguy hiểm trong thời kỳ chuyển dạ cần được phát hiện và xử trí kịp thời để tránh tử vong mẹ và thai nhi [14]. Tử vong mẹ trong thời kỳ này phần lớn do các tai biến sản khoa: băng huyết; nhiễm trùng, đặc biệt nguy hiểm là uốn ván, nhiễm trùng nước ối; vỡ tử cung; sản giật...[9] . 1.1.1.3. Thời kỳ hậu sản được tính từ khi thai nhi được đẻ ra cho đến 6 tuần sau đẻ, và quan trọng nhất là 2 tuần đầu. Thời kỳ này các nguy cơ cho mẹ, liên quan đến cuộc đẻ vẫn tồn tại như nhiễm khuẩn hậu sản; băng huyết; nhiễm độc thai nghén. Thêm vào đó xuất hiện những vấn đề mới liên quan tới dinh dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh [14].Thời kỳ này bà mẹ cần được nghỉ ngơi và ăn uống bồi dưỡng để phục hồi sức khoẻ và có nhiều sữa cho con bú. 1.2.2. Một số vấn đề chăm sóc trẻ sơ sinh : Thời kỳ sơ sinh được tính từ khi trẻ ra đời cho tới hết tuần thứ 4 sau đẻ. Ngay sau khi sinh, trẻ cần được ủ ấm, cho bú sớm và bú sữa non. Sữa non được tiết ra trong ba ngầy đầu sau đẻ, có hàm lượng các chất dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của trẻ sơ sinh. Việc cho trẻ bú sớm sẽ kích thích tiết sữa và xuống sữa [7]. Trong thời kỳ sơ sinh, những đặc điểm bệnh lý của trẻ khó nhận biết, dễ bị bỏ qua, bệnh lại dễ chuyển thành nặng, nguy hiểm đến tính mạng. Các dấu hiệu bệnh tật thường gặp là các dấu hiệu khó thở, thở nhanh, yếu, không cử động, màu da bất thường, hạ thân nhiệt hoặc sốt, nhiễm khuẩn mắt (mắt có gỉ). Đảm bảo thân nhiệt và dinh dưỡng là những nguyên tắc cơ bản trong xử trí ban đầu những bệnh thưồng gặp ở trẻ sơ sinh. Các nguyên nhân gây tử vong chủ yếu ở trẻ sơ sinh là nhiễm khuẩn, đặc biệt nhiễm khuẩn rốn; ngạt khi đẻ; chấn thương khi đẻ; đẻ non tháng; nhẹ cân; suy dinh dưỡng; viêm ruột hoại tử; ỉa chảy; xuất huyết não, màng não ... [15] 1.2. công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ- trẻ sơ sinh ở Việt Nam hiện nay: 1.2.1. Thực trạng chăm sóc thai sản và chăm sóc trẻ sơ sinh: Việt Nam là nước có số dân lớn thứ hai trong khu vực Đông Nam á, kết cấu dân số trẻ với tỷ lệ tăng dân cao, khoảng 1,7% mỗi năm, tỷ suất sinh thô 21,5%, số con trung bình của một phụ nữ là 2,33 con. Điều đó có nghĩa là số phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ chiếm tỷ lệ cao mà phần lớn trong số đó sống ở nông thôn, miền núi với những khó khăn trong đời sống cũng như trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế [2]. Nhà nước đã đặt nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em luôn luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu. Với chủ trương đó, công tác CSSKBMTE đã được triển khai rộng khắp trong cả nước. Tại tuyến cơ sở, công tác này được thực hiện bởi cán bộ trạm y tế xã và đội ngũ y tế thôn bản [8]. Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện CSSKBĐ ở Việt Nam năm 1999 cho biết 55% bà mẹ đươc khám thai, 26,5%được khám đủ 3 lần, 83,3% bà mẹ được tiêm phòng uốn ván, 73% bà mẹ đẻ tại trạm y tế xã, phường, bệnh viện [5]. Tuy nhiên tỷ lệ sử dụng các dịch vụ chăm sóc thai sản nhìn chung chưa cao và không đồng đều trong cả nước, cụ thể là những nghiên cứu ở một số vùng đồng bằng cho thấy tỷ lệ bà mẹ được khám thai khá cao. Tại Sóc Sơn, theo nghiên cứu của tác giả Trịnh Thanh Thuỷ năm 1998: 82,4% bà mẹ đươc khám thai, 89,2% bà mẹ được tiêm phòng uốn ván [18]. Một nghiên cứu tại Kim Bảng, Hà Nam năm 1999 của Nguyễn Thế Vỹ và Hoàng Văn Thái cho biết tỷ lệ khám thai của các bà mẹ là 82,1%, tỷ lệ tiêm phòng uốn ván là 65,8% [19]. Điều cần lưu ý là Sóc Sơn và Kim Bảng là địa bàn thực địa của Trường Đại học Y Hà Nội nên được hỗ trợ nhiều chương trình chăm sóc y tế. Cũng như vậy, năm 2000, tại Quảng Xương –Thanh Hoá, nơi triển khai dự án Lam của tổ chức Nhi Đồng Mĩ, theo báo cáo 2 năm sau dự án của tác giả Trần Hùng Minh có đến 95% thai phụ được khám thai, 73,7% được khám từ 3 lần trở lên, 95,8% được tiêm phòng uốn ván và 77,2% được tiêm đủ hai mũi. Tuy nhiên báo cáo này cũng ghi nhận 21,6% ca đẻ tại nhà và tỷ lệ bà mẹ được khám sau đẻ chỉ là 39,5% đồng thời nêu nên thực trạng kiến thức của phụ nữ về các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai, trong chuyển dạ và sau sinh còn rất hạn chế. Có khoảng 25% đến 50% trường hợp được hỏi không kể được bất cứ một dấu hiệu hay triệu chứng nguy hiểm nào [13]. Như vậy có thể thấy nơi nào y tế được quan tâm thì chất lượng chăm sóc SKSS được nâng cao rõ rệt, các chương trình can thiệp về SKSS đã có hiệu quả cao và cần được đẩy mạnh và triển khai trên diện rộng. Tuy nhiên, vấn đề còn tồn tại là tình trạng đẻ tại nhà và chăm sóc sau sinh cũng như sự thiếu hụt kiến thức của các bà mẹ về các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai. 1.2.2. Những tồn tại, nguyên nhân: - Tỉ lệ tử vong mẹ liên quan đến thai sản còn cao. ở nước ta tỷ lệ tử vong bà mẹ và các bệnh liên quan đến sinh đẻ tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, khoảng 110- 137/100000 trẻ đẻ sống. Tỷ lệ chết mẹ cũng thay đổi theo từng vùng 107/100000 ở khu vực đồng bằng sông Hồng, 200/100000 ở vùng miền núi phía Bắc, 418/100000 ở Gia Lai. Theo ước tính hàng năm có từ 22000 –28000 bà mẹ tử vong tức là mỗi ngày có 7 bà mẹ chết do các nguyên nhân có liên quan tới thai nghén và sinh đẻ. Suy dinh dưỡng, thiếu máu và các tai biến sản khoa là những nguyên nhân nổi trội trong tử vong mẹ. Theo Báo cáo hội thảo quốc gia về chính sách chăm sóc sản khoa thiết yếu của Bộ Y tế và Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) năm 1999, 35% tổng số các trường hợp chết mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa được và 53% có thể phòng ngừa được nếu có được sự chăm sóc thai sản đầy đủ [5]. - Các dịch vụ chăm sóc mẹ ở Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu sức khỏe của người dân. Khoảng 66% phụ nữ có thai nhận được chăm sóc trước đẻ nhưng chỉ 1/3 được khám thai đủ 3 lần. Số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiêm vắc xin dao động từ 26% ở nông thôn đến 73% ở thành thị. Tỉ lệ thai phụ được khám thai đủ 3 lần và được nhân viên y tế có chuyên môn đỡ đẻ còn thấp. Các tồn tại nói trên chủ yếu ở các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn. Hệ quả của nó là khoảng 80% tử vong mẹ xảy ra ở các vùng nông thôn, miền núi [17]. -Hệ thống cung cấp các dịch vụ bảo vệ sức khoẻ bà mẹ tuy đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh song vẫn còn nhiều nhược điểm và tồn tại. Cơ sở vật chất trang thiết bị dụng cụ còn hạn chế. Phương tiện vận chuyển các cấp cứu sản khoa còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thuốc, thiếu thông tin giáo dục sức khỏe và các phương tiện truyền thông, yếu kém trong xử lý thông tin và thiếu các chính sách phù hợp và các hướng dẫn chi tiết cho chăm sóc trước, trong và sau đẻ. Kinh phí của nhà nước cung cấp cho lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ thai sản rất hạn hẹp, phần lớn dựa vào ngân sách của địa phương. Như vậy, các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn lại càng không thể có được những hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho toàn cộng đồng. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ còn thiếu nghiêm trọng, đặc biệt là y sỹ sản nhi, nữ hộ sinh, cộng thêm trình độ tay nghề chưa được cập nhật nên chưa đáp ứng tốt nhu cầu ngày một cao của các hoạt động này [17]. - Nhận thức về nội dung và ý nghĩa của chăm sóc sức khoẻ bà mẹ khi có thai chưa đầy đủ và chưa được quan tâm một cách chủ động. Sự thiếu hiểu biết về những kiến thức khoa học cùng với những tập tục lạc hậu trong lối sống nhất là ở những vùng dân tộc và các vùng khó khăn về địa lý, kinh tế, văn hoá xã hội đã góp phần tạo nên những tồn tại nói trên [2]. Đặc biệt, ở nước ta nhiều nơi còn phổ biến tình trạng bà mẹ sinh con và chăm sóc trẻ tại nhà, công tác khám sau đẻ không được làm tốt nên vai trò của người mẹ trong việc phát hiện và xử trí những dấu hiệu bệnh tật ở trẻ sơ sinh càng quan trọng. Chính vì vậy, tỷ lệ bệnh và tử vong trong thời kỳ sơ sinh phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức và thực hành của các bà mẹ. 1.3. Một số giải pháp và mục tiêu đến năm 2010 : Hiện nay Bộ Y tế đã thiết lập các chính sách khuyến khích chăm sóc sức khỏe thiết yếu nhằm giảm tỷ lệ tử vong mẹ. Giáo dục và truyền thông về thai nguy cơ cao và các tai biến sản khoa có thể nói là giải pháp hàng đầu, phù hợp với tinh thần và nguyên lý của chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Giáo dục sức khoẻ làm tăng sự nhận thức của các bà mẹ về tầm quan trọng, cách phòng tránh các nguy cơ của thai nghén và các tai biến sản khoa, trên cơ sở đó tác động làm thay đổi thái độ và tăng cường thực hành của các bà mẹ. Đây là giải pháp có hiệu quả cao trong phòng chống bệnh tật nói chung và phòng chống tai biến sản khoa nói riêng. Giải pháp thứ hai là tăng cường hỗ trợ cho phụ nữ khi sinh đẻ tại các vùng sâu, vùng xa và các vùng miền núi, hải đảo. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những tồn tại trong công tác chăm sóc sức khoẻ thai sản tại những vùng nói trên là một phần do điều kiện địa hình phức tạp, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, hệ thống đường giao thông chưa đảm bảo [12]. Vì vậy bên cạnh việc tăng cường công tác giáo dục truyền thông nâng cao nhận thức cần phát triển các chính sách chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em tại nhà như thiết kế, xây dựng mô hình đỡ đẻ và đội chăm sóc bà mẹ trẻ em tại nhà ở những vùng còn khó khăn nói trên. Mục tiêu chiến lược vào năm 2010 là: -Tỷ lệ phụ nữ có thai được khám trước sinh đạt 90%. - Tỷ lệ phụ nữ có thai được khám đủ 3 lần đạt 60% - Tỷ lệ sản phụ được nhân viên y tế trợ giúp khi sinh đạt 97%. - Tỷ lệ sản phụ sinh con tại cơ sở y tế đạt 80%. - Giảm tỷ lệ tử vong mẹ xuống dưới 70/100000 trẻ đẻ sống. - Giảm tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi xuống dưới 20o/oo - Giảm tỷ lệ trẻ mới đẻ có trọng lượng nhỏ hơn 2500g xuống dưới 6% - Giảm tỷ lệ tử vong chu sinh xuống dưới 18‰ [2]. 1.4. Khái quát về bối cảnh địa lý, kinh tế, văn hoá - xã hội và hệ thống y tế của 3 xã nghiên cứu: 1.4.1. Điều kiện kinh tế xã hội: Phủ Lý, Hợp Thành, Ôn Lương là 3 xã ở phía Bắc huyện Phú Lương, một huyện miền núi phía Bắc cách Hà Nội 102 km. Đất đai ở đây chủ yếu là đồi núi, đất rừng, chiếm 65%, đất canh tác nông nghiệp chỉ chiếm 12%. Các ngành kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng chè và lúa nước, lâm nghiệp, khai thác gỗ. Thực trạng ở 3 xã có các vấn đề khó khăn tương tự như những vùng nông thôn miền núi khác ở miền Bắc Việt Nam: tỷ lệ người nghèo cao (20%), cơ sở hạ tầng hạn chế, tình trạng thiếu ăn còn phổ biến (25% số hộ còn thiếu ăn 1 đến 3 tháng trong năm), tỷ lệ SDD và tỷ lệ tử vong trẻ cao (40,2% trẻ dưới 5 tuổi bị SDD), thiếu nguồn vốn tín dụng để tăng thu nhập và thiếu cơ hội để cải thiện mức sống. Nhóm dân tộc chính sống ở 3 xã chủ yếu là người Tày ( chiếm 70,1% ), tiếp theo là người Kinh ( chiếm 25,5% ), người Dao, Nùng và Sán Chí chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Người dân giao tiếp bằng tiếng phổ thông là chính, bên cạnh đó họ vẫn dùng tiếng của dân tộc mình. Phụ nữ tuổi 15- 49 chiếm 29% tổng dân số. Trẻ dưới 1 tuổi chiếm 7,1% dân số. Bình quân mỗi hộ gia đình có 4,6 người. Đa số các gia đình có ba thế hệ sống chung [11]. Người dân tiếp nhận thông tin chủ yếu từ đài , ti vi và một phần nhỏ từ báo chí. Mạng lưới điện quốc gia vẫn chưa bao phủ hết cả vùng, người dân có sử dụng thêm các máy thuỷ điện nhỏ để sử dụng trong gia đình nhưng nguồn điện này không đủ cung cấp thường xuyên. Điện thoại đã được lắp ở UBND và trạm y tế các xã, nhưng mới có một số ít nhà dân ở trên trục đường chính có máy điện thoại riêng. Trước đây, người Tày và Sán Chí được phân biệt do một số đặc điểm văn hoá riêng. Với sự phát triển về kinh tế, sự di cư và giao lưu văn hoá nên ngày nay các phong tục tập quán của địa phương đã không còn khác nhiều so với phong tục tập quán của người Kinh [20]. 1.4.2. Y tế địa phương với hoạt động chăm sóc SKSS và làm mẹ an toàn Tại ba xã có ba trạm y tế, mỗi trạm đều có trưởng trạm là bác sĩ đa khoa. Ngoài ra các trạm đều có y sĩ và y tá sản nhi. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ) được thực hiện tới tuyến xã thông qua trạm y tế. Tất cả các chương trình y tế quốc gia được phối hợp ngay tại tuyến này. Do vậy có thể thấy là trạm y tế xã có chức năng thực hiện các hoạt động y tế cơ bản như là dinh dưỡng, CSSKBMTE/ KHHGĐ, TCMR, cung cấp thuốc chữa bệnh, phòng chống các bệnh dịch, giáo dục sức khỏe và vệ sinh môi trường, củng cố mạng lưới y tế. Tại trạm y tế ba xã đã thực hiện 16 chương trình y tế quốc gia. Trong số các chương trình này, TCMR và CSSKBĐ/ KHHGĐ là các hoạt động mạnh nhất và thường xuyên nhất. Với sự hợp tác của Hội phụ nữ, hàng tháng tại các trạm y tế đã tổ chức những buổi khám thai kết hợp với nói chuyện tuyên truyền GDSK cho các bà mẹ có thai. Kết quả của giáo dục sức khỏe tập trung là có thay đổi đáng kể về chăm sóc sức khỏe thai sản. Theo tổng hợp số liệu từ trạm y tế 3 xã, trong năm 2002, 75% phụ nữ có thai đi khám thai 3 lần và 90% phụ nữ có thai đã tiêm vắc xin phòng uốn ván. Số ca đẻ do nhân viên y tế trạm đỡ đã tăng trong những năm vừa qua lên đến gần 90% năm 2002. Tỷ lệ đẻ tại nhà so với đẻ tại trạm y tế xã giảm từ 64% năm 1996 xuống 33% năm 2002. Nhưng ở một số xóm xa xôi, tỷ lệ đẻ tại nhà vẫn có thể đạt tới mức 50%. Văn hóa và khoảng cách địa lý là những trở ngại để phụ nữ đến đẻ tại trạm y tế xã. Chương 2 Đối tượng - phương pháp nghiên cứu 2.1. thiết kế nghiên cứu: Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả căt ngang kết hợp hồi cứu. 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại 3 xã Phủ Lý, Hợp Thành và Ôn Lương, huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, tháng 4/ 2003. 2.3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 105 bà mẹ có con nhỏ dưới 1 tuổi trên địa bàn 3 xã, chiếm 100% tổng số các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại 3 xã ở thời điểm nghiên cứu : 31 tại Phủ Lý
Tài liệu liên quan