Đề tài Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và không để học sinh ngồi nhầm lớp

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định : “ Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Đây là yêu cầu cấp bách đối với toàn xã hội. Trong các nguồn lực để phát triển đất nước nhanh, hiệu quả, bền vững, đúng hướng thì nguồn lực con người là yếu tố cơ bản. Muốn xây dựng nguồn lực con người phải đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Vì vậy Đảng ta khẳng định phát triển giáo dục đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để đảm bảo thắng lợi mục tiêu do Đảng đề ra, ngành Giáo dục và Đào tạo đóng một vai trò vô cùng quan trọng, uy tín của ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung và uy tín của đội ngũ cán bộ lao động quản lý ngành giáo dục đào tạo nói riêng là nhân tố cơ bản góp phần thúc đẩy thành công của sự nghiệp đổi mới, đó chính là yêu cầu cao và khách quan cần phải quan tâm để đào tạo bồi dưỡng được một đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý có đủ năng lực và phẩm chất, có đủ uy tín cần thiết cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo. Muốn quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo có hiệu quả thì cán bộ quản lý nhất thiết phải có uy tín, phải được mọi người tiếp nhận, tín nhiệm và tôn vinh, uy tín là một tiêu chuẩn có tính tổng hợp, có tính quan trọng bậc nhất của người lãnh đạo quản lý, có tính quyết định chất lượng, hiệu quả công tác Giáo dục và Đào tạo ở nước ta hiện nay. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo để thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục toàn diện, uy tín của người quản lý cán bộ ngành Giáo dục Đào tạo và uy tín của hiệu trưởng nhà trường được mọi người hết sức quan tâm. Trong nhà trường, hiệu trưởng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về chất lượng các hoạt động giáo dục toàn diện. Nhiệm vụ của nhà trường được thực hiện có hiệu quả hay không, ảnh hưởng của nhà trường đối với xã hội mức nào, phụ thuộc rất lớn vào chất lượng, nguồn lực và uy tín của hiệu trưởng. Do vậy hiệu trưởng phải tạo được cho mình uy tín với tập thể cán bộ giáo viên, học sinh, với các tầng lớp nhân dân địa phương. Khi hiệu trưởng có uy tín thì có thể thực hiện được các chức năng, quản lý, một cách thuận lợi và đạt hiệu quả. Uy tín là tiền đề đảm bảo chắc chắn cho thành công trong công tác quản lý của hiệu trưởng. Nhờ có uy tín mà hiệu trưởng lôi cuốn mọi thành viên trong tập thể nhà trường thực hiện nhiệm vụ một cách tự giác và đáp ứng được những yêu cầu đề ra. Uy tín của cán bộ lãnh đạo quản lý ngành giáo dục và đào tạo và uy tín của hiệu trưởng là tài sản vô cùng quý giá, vì vậy việc củng cố nâng cao uy tín là yêu cầu thường xuyên đối với hiệu trưởng. Việc nắm vững bản chất uy tín, các yếu tố hợp thành uy tín, những yêu cầu của uy tín thực chất, những nguyên nhân làm giảm sút uy tín là những vấn đề hiệu trưởng cần hết sức quan tâm. Nâng cao nhận thức, ra sức học tập tu dưỡng, rèn luyện củng cố và nâng cao uy tín là con đường đầy gian nan, lâu dài và không ít khó khăn thử thách. Đó là con đường tự rèn luyện, bồi dưỡng tích lũy những phẩm chất, năng lực và kinh nghiệm của hiệu trưởng nhà trường trong thời kỳ đổi mới của đất nước. Hoàn thiện, củng cố và nâng cao uy tín của hiệu trưởng là một yêu cầu cấp thiết. Đó là tiền đề, là điều kiện để đảm bảo chắc chắn cho sự thành công trong công tác quản lý của hiệu trưởng nhằm góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp Giáo dục- Đào tạo trong thời kỳ đổi mới.

doc30 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2744 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và không để học sinh ngồi nhầm lớp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang Phần I: Mở đầu I. Lý do chọn đề tài II. Mục đích yêu cầu III. Nhiệm vụ nghiên cứu IV. Đối tượng và khánh thể nghiên cứu Phần II. Nội dung I. Cơ sở lý luận 1. Khái niệm uy tín 2. Vai trò uy tín của người hiệu trưởng trong công tác quản lý 3. Biện pháp nâng cao uy tín của hiệu trưởng THCS. II. Đề xuất biện pháp nâng cao uy tín của hiệu trưởng ở trường THCS Nguyễn Khuyến, huyện Eakarr, tỉnh ĐăkLăk, năm học 2009 – 2010. 1. Đặc điểm tình hình nhà trường. 2. Thực trạng uy tín của hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Khuyến, huyện Eakar, tỉnh ĐăkLăk. 3. Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm củng cố nâng cao uy tín của Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Khuyến, huyện Eakar, tỉnh ĐăkLăk. Phần III. Kết luận 1. Kết luận chung 2. Lời kết PHẦN 1 : MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài : Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định : “ Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Đây là yêu cầu cấp bách đối với toàn xã hội. Trong các nguồn lực để phát triển đất nước nhanh, hiệu quả, bền vững, đúng hướng thì nguồn lực con người là yếu tố cơ bản. Muốn xây dựng nguồn lực con người phải đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Vì vậy Đảng ta khẳng định phát triển giáo dục đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để đảm bảo thắng lợi mục tiêu do Đảng đề ra, ngành Giáo dục và Đào tạo đóng một vai trò vô cùng quan trọng, uy tín của ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung và uy tín của đội ngũ cán bộ lao động quản lý ngành giáo dục đào tạo nói riêng là nhân tố cơ bản góp phần thúc đẩy thành công của sự nghiệp đổi mới, đó chính là yêu cầu cao và khách quan cần phải quan tâm để đào tạo bồi dưỡng được một đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý có đủ năng lực và phẩm chất, có đủ uy tín cần thiết cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo. Muốn quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo có hiệu quả thì cán bộ quản lý nhất thiết phải có uy tín, phải được mọi người tiếp nhận, tín nhiệm và tôn vinh, uy tín là một tiêu chuẩn có tính tổng hợp, có tính quan trọng bậc nhất của người lãnh đạo quản lý, có tính quyết định chất lượng, hiệu quả công tác Giáo dục và Đào tạo ở nước ta hiện nay. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo để thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục toàn diện, uy tín của người quản lý cán bộ ngành Giáo dục Đào tạo và uy tín của hiệu trưởng nhà trường được mọi người hết sức quan tâm. Trong nhà trường, hiệu trưởng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về chất lượng các hoạt động giáo dục toàn diện. Nhiệm vụ của nhà trường được thực hiện có hiệu quả hay không, ảnh hưởng của nhà trường đối với xã hội mức nào, phụ thuộc rất lớn vào chất lượng, nguồn lực và uy tín của hiệu trưởng. Do vậy hiệu trưởng phải tạo được cho mình uy tín với tập thể cán bộ giáo viên, học sinh, với các tầng lớp nhân dân địa phương. Khi hiệu trưởng có uy tín thì có thể thực hiện được các chức năng, quản lý, một cách thuận lợi và đạt hiệu quả. Uy tín là tiền đề đảm bảo chắc chắn cho thành công trong công tác quản lý của hiệu trưởng. Nhờ có uy tín mà hiệu trưởng lôi cuốn mọi thành viên trong tập thể nhà trường thực hiện nhiệm vụ một cách tự giác và đáp ứng được những yêu cầu đề ra. Uy tín của cán bộ lãnh đạo quản lý ngành giáo dục và đào tạo và uy tín của hiệu trưởng là tài sản vô cùng quý giá, vì vậy việc củng cố nâng cao uy tín là yêu cầu thường xuyên đối với hiệu trưởng. Việc nắm vững bản chất uy tín, các yếu tố hợp thành uy tín, những yêu cầu của uy tín thực chất, những nguyên nhân làm giảm sút uy tín là những vấn đề hiệu trưởng cần hết sức quan tâm. Nâng cao nhận thức, ra sức học tập tu dưỡng, rèn luyện củng cố và nâng cao uy tín là con đường đầy gian nan, lâu dài và không ít khó khăn thử thách. Đó là con đường tự rèn luyện, bồi dưỡng tích lũy những phẩm chất, năng lực và kinh nghiệm của hiệu trưởng nhà trường trong thời kỳ đổi mới của đất nước. Hoàn thiện, củng cố và nâng cao uy tín của hiệu trưởng là một yêu cầu cấp thiết. Đó là tiền đề, là điều kiện để đảm bảo chắc chắn cho sự thành công trong công tác quản lý của hiệu trưởng nhằm góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp Giáo dục- Đào tạo trong thời kỳ đổi mới. Trường THCS Nguyễn Khuyến nơi chúng tôi đang công tác là trường tiên tiến xuất sắc (trường tiên tiến cấp tỉnh), là trường đạt chuẩn quốc gia bậc THCS đòi hỏi hiệu trưởng phải có đầy đủ phẩm chất, có năng lực chuyên môn tốt mới có thể lãnh đạo được đội ngũ giáo viên. Từ đó mới đáp ứng được yêu cầu chất lượng giáo dục của trường, ngành đề ra, để giữ vững được danh hiệu của trường. Trường đang thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới chương trình sách giáo khoa và tích cực hưởng ứng cuộc vận động “ Hai không” với 4 nội dung do Bộ giáo dục phát động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và không để học sinh ngồi nhầm lớp” không những đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải có phẩm chất đạo đức tốt, tay nghề vững vàng mà đòi hỏi hiệu trưởng cũng phải có uy tín cao, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực quản lý thì mới giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Trường THCS Nguyễn Khuyến là một trường có nhiều phong trào nổi bật. Hơn nữa trong những năm học qua đa số đội ngũ giáo viên yên tâm công tác, yêu nghề, mến trẻ, có lối sống trong sáng lành mạnh, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Bên cạnh đó có một số giáo viên trẻ về tuổi đời, tuổi nghề chuyên môn thật sự chưa tốt, còn bồng bột, nông nổi. Vì vậy đòi hỏi hiệu trưởng phải thật sự có uy tín, phải là tấm gương sáng cho tập thể sư phạm noi theo. Bản thân tôi là người người hiệu trưởng, được trang bị đầy đủ về những lý luận về công tác quản lý trường học. Do đó tôi luôn trăn trở, quan tâm muốn nâng cao được chất lượng giáo dục trong nhà trường thì người quản lý nhất là hiệu trưởng phải làm sao tạo cho mình một uy tín với tập thể CB- GV-CNV, HS với các tầng lớp nhân dân địa phương. Khi hiệu trưởng có uy tín thì mới có thể thực hiện được chức năng quản lý nhà trường một cách thuận lợi và hiệu quả. Chính vì lẽ đó, tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài : “Các biện pháp nâng cao uy tín của người hiệu trưởng ở trường THCS Nguyễn Khuyến, huyện Eakar, tỉnh Đăk Lăk, năm học 2009 – 2010”. Thông qua chuyên đề này tôi hy vọng một lần nữa mình được nghiên cứu kỹ hơn, sâu hơn về cơ sở lý luận và vận dụng những kiến thức thực tế đã học, đã làm để từ đó hiểu rõ hơn về những thuận lợi, khó khăn trong việc nâng cao uy tín của người hiệu trưởng nhà trường. Tìm ra những biện pháp để nâng cao uy tín của người hiệu trưởng. Góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục. II. Mục đích yêu cầu : Nghiên cứu cơ sở lí luận về uy tín và thực trạng uy tín của hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Khuyến, huyện Eakar, tỉnh Đăk Lăknăm học 2009 – 2010. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp gây dựng, củng cố, nâng cao uy tín của người hiệu trưởng nhà trường đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo trong giai đoạn mới. III. Nhiệm vụ nghiên cứu : Nghiên cứu cơ sở lý luận về nâng cao uy tín của người hiệu trưởng trường THCS. Phân tích thực trạng nâng cao uy tín của người hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Khuyến, huyện Eakar, tỉnh Đăk Lăk năm học 2009 – 2010. Đề xuất các biện pháp nhằm gây dựng, củng cố, nâng cao uy tín của người hiệu trưởng ở trường THCS Nguyễn Khuyến, huyện Eakar , tỉnh Đăk Lăk, năm học 2009 – 2010. IV. Đối tượng và khách thể nghiên cứu : Đối tượng : Thực trạng và các biện pháp nâng cao uy tín của người hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Khuyến, huyện Eakar, tỉnh Đăk Lăk, năm học 2009 – 2010. Khách thể : Nâng cao uy tín của người hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Khuyến, huyện Eakar, tỉnh Đăk Lăk, năm học 2009 – 2010. V. Giới hạn đề tài : Giới hạn nghiên cứu : Đề tài chỉ nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao uy tín của người hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Khuyến, huyện Eakar, tỉnh Đăk Lăk, năm học 2009 – 2010. Phạm vi nghiên cứu : Trường THCS Nguyễn Khuyến, huyện Eakar, tỉnh Đăk Lăk, năm học 2009 – 2010. PHẦN II : NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận : 1. Khái niệm uy tín : Uy tín là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và các khoa học khác nhau nghiên cứu uy tín dưới góc độ khác nhau. Bộ môn tâm lý học lãnh đạo, quản lý nghiên cứu uy tín với tính cách là một hiện tượng tâm lý xã hội, coi nó là một thuộc tính tâm lí đặc biệt phản ánh thực chất các mối quan hệ của con người. Uy tín là một trong những tiêu chuẩn có tính tổng hợp, quan hệ bậc nhất đối với người lãnh đạo, quản lý có kết quả. Chủ thể của uy tín lãnh đạo, quản lý là những người làm công tác lãnh đạo, quản lý. Uy tín của người lãnh đạo là khả năng tác động của người đó đến người khác, là sự ảnh hưởng đến người khác, cảm hoá người khác, làm cho người khác tin tưởng, phục tùng và tuân theo mình một cách tự giác. Uy tín của người hiệu trưởng, theo khái niệm đã trình bày, chính là sự thừa nhận của xã hội về nhân cách của người hiệu trưởng; sự đánh giá của tập thể nhà trường về sự phù hợp giữa những phẩm chất và năng lực của người hiệu trưởng đáp ứng những yêu cầu khách quan của công tác quản lý nhà trường đặt ra, do đó mà người giáo viên, công nhân viên, học sinh tin tưởng, mến phục và phục tùng một cách tự giác. Như vậy rõ ràng nếu phẩm chất, năng lực của người hiệu trưởng đáp ứng được sự chờ mong của tập thể sư phạm, của học sinh (cũng tức là đáp ứng được những yêu cầu mà công tác quản lý nhà trường đòi hỏi) thì họ sẽ có uy tín, có được sự kính trọng, yêu mến và tuân phục... Ngược lại thì không có uy tín. Uy tín bao gồm hai mặt : Uy và tín. Theo từ điển Hán Việt của tác giả Đào Duy Anh (NXB KHXH 1992) thì uy tín là có uy quyền mà được người ta tín nhiệm. + Uy quyền: là quyền lực của người hiệu trưởng do nhà nước cấp cho để anh ta thực hiện nhiệm vụ được giao; nó là vốn liếng ban đầu mà nhà nước cấp và là cơ sở để tạo ra cái tín của người hiệu trưởng. + Tín nhiệm: Là ảnh hưởng đến mọi người xung quanh; được mọi người tin tưởng, tôn trọng và tuân phục. Đây là cái vốn mà người hiệu trưởng phải tự tạo ra cho mình trong hoạt động quản lý nhà trường. Rõ ràng có uy mà không có tín thì không thể lãnh đạo được, sớm muộn người hiệu trưởng cũng sẽ bị đào thải. Bởi thế trong việc đề bạt cán bộ quản lý, ta phải chú ý phát hiện những cán bộ có tín rồi giao uy quyền thích hợp cho họ. 2. Vai trò uy tín của người hiệu trưởng trong công tác quản lý : Là tiền đề và điều kiện đảm bảo chắc chắn cho sự thành công trong công tác quản lý của hiệu trưởng. Lê nin nói rằng : “điều quyết định thành công trong việc lãnh đạo quần chúng không phải bởi sức mạnh của uy tín, sức mạnh của nghị lực, của sự hiểu biết phong phú, của tài năng xuất sắc”. Nhờ có uy tín mà hiệu trưởng, bằng những yêu cầu, bằng những gợi ý, bằng những lời thuyết phục, bằng những quyết định quản lý của mình, luôn luôn có khả năng ám thị từng cá nhân và tập thể. Điều đó có nghĩa là họ thực hiện nhiệm vụ được giao một cách tự giác, nhờ đó mà hiệu trưởng thực hiện có kết quả những mục tiêu quản lý đã đề ra. Giúp tăng cường tinh thần và hiệu quả làm việc của cán bộ, công nhân viên, giáo viên; tăng cường nhịp điệu hoạt động tích cực của tập thể sư phạm và của nhà trường. Nhờ có uy tín mà hiệu trưởng mới tạo ra sự tin phục của tập thể và xã hội đối với lời nói và việc làm của mình. Nhờ đó mà : + Giáo dục được tập thể, giáo dục được từng thành viên của tập thể sư phạm và học sinh, góp phần cực kỳ to lớn trong việc ngăn chặn các nhóm và các cá nhân lệch chuẩn trong tập thể, ngăn chặn được xung đột trong tập thể, tạo ra bầu không khí tâm lý lành mạnh trong tập thể. + Giúp cho hiệu trưởng tập hợp, động viên được các lực lượng trong xã hội tham gia thực hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục của nhà trường. + Là động lực bên trong giúp cho tinh thần của hiệu trưởng luôn sảng khoái, bình tĩnh, tự tin, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm bởi vì hiệu trưởng biết rằng tập thể coi mọi quyết định của hiệu trưởng là vì tập thể, cho tập thể chứ không mảy may xen lẫn chút quyền lợi cá nhân nào chi phối quyết định của mình. Ngược lại hiệu trưởng không có uy tín hoặc uy tín thấp luôn luôn gặp phải sự chống đối, tâm trạng luôn luôn u ám nặng nề. 3. Biện pháp nâng cao uy tín của hiệu trưởng trường THCS . Bằng những hành động cụ thể trong quá trình hoạt động quản lý, hiệu trưởng phải luôn luôn thể hiện được những phẩm chất nhân cách sau đây của mình: 3.1/ Những phẩm chất đạo đức cá nhân của người hiệu trưởng. Có lòng yêu nghề, yêu học sinh tha thiết; có trách nhiệm cao với công việc. Sống và làm việc theo nguyên tắc đạo đức đã được xã hội qui định. Đối xử công bằng với mọi người (trong đánh giá phê bình, khen thưởng, bố trí công việc, quan hệ cá nhân...), không thiên vị hoặc ghét bỏ ai. Có sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, lời nói đi đôi với việc làm. Không vụ lợi, không vun vén cho cá nhân, điều gì có lợi cho tập thể thì khó khăn mấy cũng quyết tâm làm, điều gì không có lợi cho tập thể thì phải hết sức tránh. Khiêm tốn, không tự cao tự đại, cố tình phô trương vị trí vai trò của mình. Tôn trọng GV-CNV: gần gũi, quan tâm đến chí hướng, nguyện vọng của họ; lắng nghe và giải quyết các nhu cầu chính đáng của họ một cách hợp lý hợp tình, đối xử nhân ái, vị tha, độ lượng với họ. Tuyệt đối không được làm tổn thương đến nhân cách của họ (quát tháo, cáu gắt, nổi nóng, nói năng cộc lốc, kể cả, không chịu nghe ý kiến của họ mà dùng quyền lực để trấn áp, phê bình nặng nề, qui chụp có tính chất chì trích...) 3.2/ Năng lực chuyên môn: Dạy tốt bộ môn của mình (ít nhất từ khá trở lên), có năng lực am hiểu phương pháp bộ môn khác trong nhà trường. Nhờ đó mà có khả năng phân tích, đánh giá giờ dạy vững vàng nhằm giúp giáo viên nâng cao và hoàn thiện trình độ chuyên môn của mình. Khả năng chuyên môn về giáo dục đào tạo là yếu tố cơ bản tạo nên uy tín của người lãnh đạo, quản lý. Khả năng của hiệu trưởng phải vượt trội so với khả năng của các thành viên trong tập thể và những người cộng sự. Khả năng chuyên môn này được hiểu với nghĩa tổng hợp cả chiều sâu và chiều rộng. Ngày nay, lãnh đạo quản lý được xác định như một nghề nghiệp. Do vậy, khả năng chuyên môn của hiệu trưởng còn phải là chuyên môn của nghề lãnh đạo quản lý. Hiệu trưởng phải có một tầm nhìn bao quát, có kiến thức đầy đủ về những hoạt động chuyên môn và hoạt động lãnh đạo, quản lý của mình. Nhờ vậy mà những chỉ thị đưa ra mới có giá trị. Người càng có nhiều quyền hạn càng phải chứng tỏ sự vững vàng trong chuyên môn. Khả năng đặc biệt của hiệu trưởng là khả năng điều hành công việc, tổ chức, tiên đoán và sắp xếp kiểm tra để đưa tập thể giành được kết quả mong muốn. Từ quản lý công việc, chỉ đạo con người mà khả năng nghiên cứu, tìm hiểu và tác động chuyên môn, trình độ nghiệp vụ của người lãnh đạo, quản lý được hình thành và phát triển. Trình độ chuyên môn giỏi sẽ giúp hiệu trưởng lãnh đạo, quản lý biết đánh giá và giúp đỡ công việc của cấp dưới và các thành viên trong tập thể. V.I Lênin đã chỉ rõ rằng : “Muốn quản lý thì phải thông thạo chuyên môn, phải hiểu rõ và chính xác những điều kiện của sản xuất, phải hiểu được kỹ thuật của nền sản xuất đó theo kịp trình độ khoa học nhất định”. Chính trình độ chuyên môn giỏi thì sẽ có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với tập thể. Hơn nữa, để có trình độ chuyên môn giỏi thì chủ thể phải không ngừng học tập, đi sâu vào khoa học, kỹ thuật và thực tiễn, không thể để kéo dài tình trạng bất cập và tụt hậu. Như thế họ sẽ linh hoạt hơn khi giải quyết những tình huống phức tạp, năng động và sáng tạo hơn trong tư duy và chắc chắn hiệu xuất công việc sẽ tăng lên. Người lãnh đạo, quản lý không nhất thiết phải am tường mọi lĩnh vực nhưng trong phạm vi chuyên môn của mình họ phải thực sự là người xuất sắc. 3.3/ Năng lực tổ chức và quản lý : Có khả năng nhìn thấy trước được chiều hướng phát triển của nhà trường trong tương lai gần và tương lai xa trên cơ sở biết phân tích quan hệ giữa thực trạng của nhà trường với những đòi hỏi mà ngành và xã hội đặt ra cho nhà trường (sĩ số học sinh tương lai, yêu cầu cơ sở vật chất, số lượng và chất lượng đội ngũ...) Từ đó mà xác định được những nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết trong từng năm học, trong từng thời kỳ phát triển của nhà trường cùng những quyết định chiến lược tối ưu để đưa nhà trường đạt đến mục tiêu nhất định. Có đầu óc thực tế, nhạy bén phát hiện được những vấn đề nảy sinh hoặc sắp nảy sinh trong quản lý và đưa ra những quyết định đúng nhằm giải quyết vấn đề có hiệu quả. Năng lực biết đề xuất cái mới (xây dựng cơ cấu tổ chức mới của nhà trường, quy chế hội họp, sinh hoạt chuyên môn, cải tiến phương pháp dạy học..) và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Tin tưởng giao nhiệm vụ và ủy quyền hợp lý cho cấp dưới để buộc họ nâng cao tính chủ động, phát huy hết tinh thần trách nhiệm và khả năng làm việc, còn bản thân thì biết tập trung trí tuệ giải quyết những nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản. Do đó tăng cường được khả năng quản lý của bản thân. Biết sử dụng linh hoạt, hợp lý các phương pháp quản lý: phương pháp tổ chức-hành chính, phương pháp kinh tế (kết hợp việc yêu cầu GV-CNV thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ được giao với việc sử dụng những kích thích vật chất và tinh thần làm đòn bẩy), phương pháp xã hội tâm lý (động viên, thuyết phục, cảm hoá từng cá nhân và tập thể...) nhằm tác động có hiệu quả đến từng cá nhân buộc họ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Năng lực xây dựng tổ chức bộ máy của nhà trường, có hiệu quả như : + Xác định rõ ràng bằng văn bản trách nhiệm và quyền hạn của mỗi người, mỗi bộ phận. Trách nhiệm và quyền hạn đó phải phù hợp và cân đối với nhau. + Qui định rõ các mối quan hệ làm việc theo chiều ngang (giữa những người, tổ, bộ phận cùng cấp) và theo chiều dọc (giữa hiệu trưởng với những người, những bộ phận dưới quyền) sao cho bộ máy nhà trường hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp, không trục trặc và cản trở nhau. + Bố trí người đúng việc, đặt đúng người vào đúng vị trí của mình theo nguyên tắc: phẩm chất, năng lực đến đâu thì bố trí công việc tương xứng với nó, một người không đảm trách nhiều chức vụ. + Biết tổ chức các hoạt động của nhà trường một cách khoa học, hợp lý, thiết thực, hướng vào những nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản. Không làm mất nhiều thời gian, sức lực của giáo viên vào các hoạt động phô trương hình thức. + Có khả năng tư duy vừa sâu vừa rộng, nhạy bén, linh hoạt. Nhờ đó mà có khả năng vận dụng sáng tạo, hợp lý các qui định của cấp trên vào hoàn cảnh thực tế của nhà trường và khả năng phát hiện nhanh, giải quyết có hiệu quả các tình huống xảy ra trong quản lý. Đây là một năng lực cực kỳ quan trọng của hiệu trưởng. Những qui định của cấp trên hoặc của nhà trường dù đúng, nhưng không phải bao giờ cũng phù hợp với mọi đối tượng, mọi thời gian. Do đó trong quá trình quản lý, năng lực tư duy nhạy bén linh hoạt, hợp lý giúp hiệu trưởng tránh được lối làm việc thụ động, rập khuôn, máy móc, cứng nhắc. Nó cho phép hiệu trưởng đưa ra những quyết định thích hợp trong từng giai đoạn phát triển của nhà trường, trong từng tình huống quản lý cụ thể với những con người cụ thể. “Những tiêu chuẩn, những qui định... chỉ đúng nếu nó phù hợp với thực tế của từng cá nhân, từng bộ phận thì nó sẽ không đúng”. Vì vậy mới cần năng lực này để nhạy bén vận dụng đúng đắn cái chung vào cái riêng trong quản lý. + Năng lực thuyết phục, lôi cuốn, tổ chức các lực lượng xã hội tham gia giáo dục học sinh. 3.4/ Phẩm chất ý chí của cá nhân : Người lãnh đạo, quản lý cũng như người thầy phải luôn có lòng dũng cảm, kiên quyết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước tập thể một khi quyết định được cân nhắc thận trọng và bản thân cho là đúng. Đây là một yếu
Tài liệu liên quan