Linh chi là vị thuốc quý đã được loài người nghiên cứu sử dụng từ lâu đời. Trong sách "Thần nông bản thảo" - một dược thư cổ của Trung Quốc cách đây hơn 2.000 năm cũng ghi lại khá nhiều tác dụng chữa bệnh của linh chi. Linh chi còn có nhiều tên khác như thuốc Thần tiên, nấm Trường thọ, cỏ Trường sinh v.v. Xưa kia linh chi chỉ được khai thác trong thiên nhiên nên nó là loại thuốc quý, hiếm và rất đắt tiền.
32 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1777 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nước linh chi đóng lon, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nước linh chi đóng lon GVHD: PGS. TS Lê Văn Việt Mẫn
Page 1
MỤC LỤC
Trang
1.NGUYÊN LIỆU………………………………………..……………...................3
1.1 Nấm linh chi………………………………………………….………………....3
1.1.1 Nguồn gốc và sự phát triển của nấm linh chi. ............................................... 3
1.1.2 Đặc tính sinh học của nấm linh chi ............................................................... .4
1.1.3 Tiêu chuẩn nấm linh chi ................................................................................ .8
1.2 Nguyên liệu phụ. ................................................................................................. 8
2. QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ. .............................................................................. 10
2.1 Sơ đồ 1. ............................................................................................................. 10
2.1.1 Nấu syrup. ...................................................................................................... 12
2.1.2 Lọc syrup. ....................................................................................................... 13
2.1.3 Làm nguội syrup. ........................................................................................... 14
2.1.4 Nghiền. ........................................................................................................... 15
2.1.5 Trích ly ........................................................................................................... 17
2.1.6 Lọc ................................................................................................................. 18
2.1.7 Làm nguội ...................................................................................................... 18
2.1.8 Phối chế .......................................................................................................... 18
2.1.9 Rót lon ............................................................................................................ 20
2.1.10 Bài khí .......................................................................................................... 20
2.1.11 Ghép mí ........................................................................................................ 21
2.1.12 Thanh trùng .................................................................................................. 22
2.1.13 Bảo ôn .......................................................................................................... 22
2.2 Sơ đồ 2 .............................................................................................................. 24
2.2.1 Ly tâm ............................................................................................................ 25
2.2.2 Thanh trùng ................................................................................................... 26
2.2.3 Rót lon ............................................................................................................ 26
3. SO SÁNH HAI QUY TRÌNH ............................................................................. 27
4. SẢN PHẨM ........................................................................................................ 27
4.1 Chỉ tiêu vi sinh ................................................................................................. 27
4.2 Chỉ tiêu cảm quan ............................................................................................. 28
4.3 Chỉ tiêu hóa lý ................................................................................................... 28
5. THÀNH TỰU CÔNG NGHỆ ............................................................................. 28
Nước linh chi đóng lon GVHD: PGS. TS Lê Văn Việt Mẫn
Page 2
MỤC LỤC: HÌNH VÀ BẢNG
Trang
Hình 1.1.1.1 Cổ linh chi…………………………………………………………………..……3
Hình 1.1.1.2 Nấm linh chi thương mại……………………………………………..…..4
Hình 1.1.2.1 Chu trình sống của nấm linh chi................................................................5
Hình 2.1.1 Sơ đồ khối quy trình công nghệ sản xuất nước linh chi đóng lon (1).........11
Hình 2.1.1.1 Thiết bị nấu syrup....................................................................................12
Hình 2.1.2.1 Khung và bản..........................................................................................14
Hình 2.1.3.1 Thiết bị trao đổi nhiệt dạng bản mỏng.....................................................14
Hình 2.1.4.1 Thiết bị nghiền hai dĩa.............................................................................16
Hình 2.1.5.1 Thiết bị trích ly một bậc...........................................................................17
Hình 2.1.8.1 Thiết bị phối chế......................................................................................19
Hình 2.1.9.1 Thiết bị chiết rót......................................................................................20
Hình 2.1.10.1 Thiết bị bài khí bằng chân không .........................................................21
Hình 2.1.11.1 Thiết bị ghép mí tự động......................... ..............................................21
Hình 2.1.12.1 Thiết bị thanh trùng liên tục tunnel.......................................................22
Hình 2.2.1 Sơ đồ khối quy trình công nghệ sản xuất nước linh chi đóng lon (2)........24
Hình 2.2.1.1 Thiết bị ly tâm lọc....................................................................................25
Hình 4.1 Sản phẩm nước linh chi.................................................................................27
Hình 5.1.1 Giản đồ cân bằng pha của một chất .........................................................28
Bảng 1.1.2.1 Thành phần hoá học của nấm linh chi.....................................................6
Bảng1.1.2.2 Thành phần các chất có hoạt tính ở Linh Chi..........................................6
Bảng 1.2.1 Tiêu chuẩn của nước..................................................................................8
Bảng 1.2.2 Tiêu chuẩn đường tinh luyện (TCVN 6958-2001)…………………………..9
Bảng 3.1 So sánh hai quy trình công nghệ……………………….…………….…………27
Bảng 4.1.1 Chỉ tiêu vi sinh của nước linh chi……………………………………………27
Nước linh chi đóng lon GVHD: PGS. TS Lê Văn Việt Mẫn
Page 3
1. NGUYÊN LIỆU:
1.1 Nấm linh chi:
1.1.1 Nguồn gốc và sự phát triển nấm linh chi:
Linh chi là vị thuốc quý đã được loài người nghiên cứu sử dụng từ lâu đời. Trong
sách "Thần nông bản thảo" - một dược thư cổ của Trung Quốc cách đây hơn 2.000 năm
cũng ghi lại khá nhiều tác dụng chữa bệnh của linh chi. Linh chi còn có nhiều tên khác
như thuốc Thần tiên, nấm Trường thọ, cỏ Trường sinh v.v... Xưa kia linh chi chỉ được
khai thác trong thiên nhiên nên nó là loại thuốc quý, hiếm và rất đắt tiền.
Tiếng anh: Ganoderma
Tên khoa học: Ganoderma Lucidum
Linh chi (Ganoderma) có chu trình sống giống các loại nấm khác, vị trí phân loại
như sau:
Ngành: Eumycote
Bộ: Polyporales
Chi: Ganoderma
Lớp: Basidiomycetes
Họ: Ganodermataceae
Loài: Ganoderma lucidum
- Có 2 nhóm lớn là: Cổ linh chi và linh chi.
Cổ linh chi:
Là các loài nấm gỗ không cuống (hoặc cuống rất ngắn) có nhiều tầng (mỗi năm thụ
tầng lại phát triển thêm một lớp mới chồng lên). Mũ nấm hình quạt, màu từ nâu xám đến
đen sẫm, mặt trên sù sì thô ráp. Chúng sống ký sinh và hoại sinh trên cây gỗ trong nhiều
năm (đến khi cây chết thì nấm cũng chết). Vì vậy các nhà bảo vệ thực vật xếp cổ linh chi
vào nhóm các tác nhân gây hại cây rừng, cần khống chế. Cổ linh chi mọc hoang từ đồng
bằng đến miền núi ở khắp nơi trên thế giới. Trong rừng rậm, độ ẩm cao, cây to thì nấm
phát triển mạnh, tán lớn. Ở Việt Nam đã phát hiện trong rừng sâu Tây Nguyên có những
cây nấm cổ linh chi lớn, có cây tán rộng tới hơn 1 mét, nặng hơn 40kg.
Tên khoa học: Ganoderma applanatum (Pers) Past. Cổ linh chi có hàng chục loài
khác nhau.
Hình 1.1.1.1 Cổ linh chi
Nước linh chi đóng lon GVHD: PGS. TS Lê Văn Việt Mẫn
Page 4
Linh chi:
Là các loài nấm gỗ mọc hoang ở những vùng núi cao và lạnh ở các tỉnh Tứ Xuyên,
Quảng Tây, Quảng Ðông (Trung Quốc). Nấm có cuống, cuống nấm có màu (mỗi loài có
một màu riêng như nâu, đỏ vàng, đỏ cam). Thụ tầng màu trắng ngà hoặc màu vàng. Mũ
nấm có nhiều hình dạng, phổ biến là hình thận, hình tròn. Mặt trên bóng. Nấm hơi cứng
và dai.
Tên khoa học: Ganoderma lucidum (Linh chi có rất nhiều loài khác nhau). Sách Bản
thảo cương mục (in năm 1595) của Lý Thời Trân, đại danh y Trung Quốc đã phân loại
linh chi theo màu sắc thành 6 loại, mỗi loại có công dụng chữa bệnh khác nhau:
- Loại có màu vàng gọi là Hoàng chi hoặc Kim chi.
- Loại có màu xanh gọi là Thanh chi.
- Loại có màu trắng gọi là Bạch chi hay Ngọc chi.
- Loại có màu hồng, màu đỏ gọi là Hồng chi hay Ðơn chi hoặc Xích chi.
- Loại có màu đen gọi là Huyền chi hay Hắc chi.
- Loại có màu tím gọi là Tử chi.
Nấm Linh Chi được nuôi trồng ở nước ta là Ganoderic lucidum (Xích Chi) với
nguồn giống của Việt Nam hoặc nhập giống của Hàn Quốc, Nhật Bản. Nhìn chung, thành
phần các chất có hoạt tính sinh học ở 3 chủng nấm trên đều không có sự khác biệt đáng
kể.Về kích thước, các giống nhập ngoại cho tai nấm lớn hơn. Tuy vậy, giá thành của các
nấm từ giống nhập lại cao hơn.
Hình 1.1.1.2 Nấm linh chi thương mại
1.1.2 Đặc tính sinh học của nấm linh chi:
1.1.2.1 Chu trình sống:
Chu trình sống của nấm linh chi cũng bắt đầu từ các đảm bào tử. Bào tử nẩy mầm
Nước linh chi đóng lon GVHD: PGS. TS Lê Văn Việt Mẫn
Page 5
hình thành hệ sợi sơ cấp và thứ cấp. Hệ sợi thứ cấp tích lũy đủ dinh dưỡng hình thành quả
thể hoàn chỉnh mang đảm bào tử mới.
Hình 1.1.2.1 Chu trình sống của nấm linh chi
1.1.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm linh chi:
- Nhiệt độ: giai đoạn nuôi sợi, nấm linh chi sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 20 - 300C.
Giai đoạn hình thành quả thể thích hợp ở nhiệt độ 22 - 280C.
- Độ ẩm: độ ẩm của giá thể khoảng 60 - 65%. Độ ẩm không khí của nhà nuôi trồng
khoảng 80 - 95%.
- Ánh sáng: giai đoạn nuôi sợi, nấm linh chi không cần ánh sáng. Giai đoạn hình
thành qủa thể cần ánh sáng tán xạ (ánh sáng có thể đọc sách được) và cường độ ánh phải
cân đối từ mọi phía.
- pH: nấm linh chi thích hợp trong môi trường có pH từ 5,5 - 7.
- Độ thông thoáng: trong suốt quá trình nuôi sợi và phát triển quả thể, nấm linh chi
cần độ thông thoáng tốt.
Nước linh chi đóng lon GVHD: PGS. TS Lê Văn Việt Mẫn
Page 6
Bảng 1.1.2.1 Thành phần hoá học của nấm linh chi
Thaønh phaàn Haøm löôïng (%)
Nước 12-13
Cellulose 54-56
Lignin 13-14
Đạm tổng số 1,6-2,1
Chất béo 1,9-2
Hợp chất phenol 0,08-0,1
Hợp chất steroid 0,11-0,16
Saponin toàn phần 0,3-1,23
Tro 0,022
Chất khử 4-5
Bảng1.1.2.2 Thành phần các chất có hoạt tính ở Linh Chi
NHÓM CHẤT HOẠT CHẤT HOẠT TÍNH
Alkaloid *** Trợ tim
Polysaccharid
b-D-glucan
Ganoderan A, B, C
D- 6
Chống ung thư, tăng tính
miễn dịch
Hạ đường huyết
Tăng tổng hợp protein, tăng
chuyển hoá acid nucleic
Steroid
Ganodosteron
Lanosporeric acid A
Lonosterol
Giải độc gan
Ức chế sinh tổng hợp
Cholesterol
Triterpenoid
Ganodermic acid Mf,T-O
Ganodermic acid R, S
Ức chế sinh tổng hợp
Cholesterol
Ức chế giải phóng
Histamin*
Nước linh chi đóng lon GVHD: PGS. TS Lê Văn Việt Mẫn
Page 7
Ganoderic acid B,D,F,H,
K,S,Y...
Ganodermadiol
Ganosporelacton A, B
Lucidon A
Lucidol
Hạ huyết áp, ức chế ACE**
Chống khối u
Bảo vệ gan
Nucleosid
Adenosin dẫn suất Ức chế kết dính tiểu cầu,
thư giản cơ, giãm đau
Protein
Lingzhi - 8 Chống dị ứng phổ rộng,
điều hoà miễn dịch
Acid béo
Oleic acid Ưc chế giải phóng Histamin
Trong đó, hai nhóm được quan tâm nhiều nhất là polysaccharid và triterpenoid.
Polysaccharid gồm 2 loại chính :
- GL-A: Gal: Glu: Rham: Xyl (3,2: 2,7: 1,8; 1,0) M= 23.000 Da
- GL-B: Glu: Rham: Xyl (6,8: 2,0: 1,0) M= 25.000 Da
GL-A có thành phần chính là Gal, nên gọi là Galactan, còn GL-B có thành phần
chính là Glu, nên gọi là Glucan.
b (1-3) -D-glucan, khi phức hợp với một protein, có tác dụng chống ung thư rõ rệt
(Kishida & al., 1988).
- Polysaccharid có nguồn gốc từ Linh Chi dùng điều trị ung thư đã được công
nhận sáng chế (patent) ở Nhật. Năm 1976, Cty Kureha Chemical Industry sản xuất chế
phẩm trích từ Linh Chi có tác dụng kháng carcinogen. Năm 1982, Cty Teikoko Chemical
Nước linh chi đóng lon GVHD: PGS. TS Lê Văn Việt Mẫn
Page 8
Industry sản xuất sản phẩm từ Linh Chi có gốc glucoprotein làm chất ức chế neoplasm.
Bằng sáng chế Mỹ 4051314, do Ohtsuka & al. (1977), sản xuất từ Linh Chi chất
mucopolysaccharid dùng chống ung thư.
- Triterpenoid đặc biệt là acid ganoderic có tác dụng chống dị ứng, ức chế sự giải
phóng histamin, tăng cường sử dụng oxy và cải thiện chức năng gan. Hiện nay, đã tìm
thấy trên 80 dẫn xuất từ acid ganoderic. Trong đó ganodosteron được xem là chất kích
thích hoạt động của gan và bảo vệ gan.
Theo B. K. Kim, H. W. Kim & E. C. Choi (1994), thì dịch chiết nước và ethanol
của quả thể Linh Chi ức chế sự nhân lên của virus. Hiệu quả cũng nhận thấy trên tế bào
lympho T của người nhiễm HIV-1. Phân đoạn hổn hợp methanol (A) kháng virus rất
mạnh. Các phân đoạn khác, như hexan (B), etyl acetat (C), trung tính (E), kiềm (G)... đều
có tác dụng kháng virus tốt.
Phân tích thành phần nguyên tố của nấm Linh Chi, còn phát hiện thấy có rất nhiều
nguyên tố (khoảng 40), trong đó phải kể đến germanium. Germanium có liên quan chặt
chẻ với hiệu quả lưu thông khí huyết, tăng cường chuyển vận oxy vào mô, đặc biệt là
giảm bớt đau đớn cho người bệnh bị ung thư ở giai đoạn cuối.
1.1.3 Tiêu chuẩn nguyên liệu:
- Kích thước đồng đều
- Màu sắc: thường chọn nấm linh chi đỏ và đen vì hai loại này có hàm lượng các chất
có hoạt tính sinh học cao.
1.2 Nguyên liệu Phụ:
Các nguyên liệu phụ gồm:
- Nước: tiêu chuẩn nước dùng trong công nghệ thực phẩm
Bảng 1.2.1 Tiêu chuẩn của nước
Chỉ tiêu Tiêu chuẩn
Chỉ tiêu vật lý
Mùi vị
Độ trong (ống Dienert)
Màu sắc (thang màu coban)
Không có
100 mL
5o
Nước linh chi đóng lon GVHD: PGS. TS Lê Văn Việt Mẫn
Page 9
Chỉ tiêu hóa học
pH
CaO
MgO
Fe2O3
MnO
BO43-
SO42-
NH4+
NO2-
NO3-
Pb
As
Cu
Zn
F
6.0 - 7.8
50 - 100 mg/L
50 mg/L
0.3 mg/L
0.2 mg/L
1.2 - 2.5 mg/L
0.5 mg/L
0.1 - 0.3 mg/L
không
không
0.1 mg/L
0.05 mg/L
2 mg/L
5 mg/L
0.3 - 0.5 mg/L
Chỉ tiêu vi sinh
Tổng số vi sinh vật hiếu khí
Chỉ số Coli (số Coli/1 lít nước)
Chuẩn số Coli (số mL nước có
1Coli)
Vi sinh vật gây bệnh
< 100 cfu/mL
< 20
>50
Không có
- Đường : Ta sử dụng đường RE đạt tiêu chuẩn nêu trong bảng dưới đây
Bảng 1.2.2 Tiêu chuẩn đường tinh luyện (TCVN 6958-2001)
Chỉ tiêu cảm quan Tiêu chuẩn
Ngoại hình Tinh thể màu trắng, kích thước tương đối
đồng đều, tơi khô không vón cục.
Mùi vị Tinh thể đường hoặc dung dịch đường
trong nước có vị ngọt, không có mùi vị lạ.
Màu sắc Tinh thể trắng óng ánh. Khi pha vào nước
cất cho dung dịch trong suốt.
Chỉ tiêu hóa lý Tiêu chuẩn
Độ Pol, (oZ) ≥ 99.8
Hàm lượng đường khử, % khối lượng ≤ 0.03
Tro dẫn điện, % khối lượng ≤ 0.03
Sự giảm khối lượng khi sấy ở 105oC trong
3h, % khối lượng
≤ 0.05
Nước linh chi đóng lon GVHD: PGS. TS Lê Văn Việt Mẫn
Page 10
Độ màu, đơn vị ICUMSA ≤ 30
Dư lượng SO2 (mg/kg) ≤ 70
As(mg/kg) ≤ 1
Cu(mg/kg) ≤ 2
Pd(mg/kg) ≤ 0.5
Chỉ tiêu vi sinh Tiêu chuẩn
Tổng số VSV hiếu khí, CFU/10g ≤ 200
Nấm men, CFU/10g ≤ 10
Nấm mốc, CFU/10g ≤ 10
- Acid citric:
Yêu cầu acid citric trong sản xuất (TCVN 5516-1991)
Cảm quan:
+ Tinh thể không màu hay bột trắng, rời và khô
+ Vị: chua, không có vị lạ
+ Mùi: không có mùi
+ Không được có tạp chất cơ học
Hóa lý:
+ Acid citric monohydrat > 99,5%
+ Tro (%) < 0,1 (thượng hạng) – 0,3 (hạng 1)
+ H2SO4 tự do (%) < 0,01(thượng hạng) – 0,03 (hạng 1)
+ As (%)< 0,00007
- Vitamin C: sử dụng loại L- ascorbic acid dạng bột, màu trắng.
+ Độ tinh khiết : 99.7%
+ Trọng lượng phân tử : 176.13
- Mật ong:
+ Nước: 21%
+ Đường khử: ≥ 60%
+ Saccharose: ≤ 5%
+ Độ acid: ≤ 40% ml NaOH 1N/kg mật ong
+ Tạp chất: 0,1%
2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ:
2.1 Sơ đồ 1:
Nước linh chi đóng lon GVHD: PGS. TS Lê Văn Việt Mẫn
Page 11
Hình 2.1.1 sơ đồ khối quy trình công nghệ sản xuất nước linh chi đóng lon (1)
Nấm linh chi
Trích ly lần 1
Trích ly lần 2
Phối chế
Làm nguội
Bài khí
Rót lon
Ghép mí
Bảo ôn
Nước linh chi
Cắt nghiền
bã
Phụ gia
Nước
Nấu syrup
Than hoạt
tính
Saccharose
Bột trợ
lọc
Nước
Acid citric
Lọc
Làm nguội
bã
Lọc
Nước
Thanh trùng
Nước linh chi đóng lon GVHD: PGS. TS Lê Văn Việt Mẫn
Page 12
Thuyết minh quy trình:
2.1.1 Nấu syrup:
Mục đích công nghệ:
- Chế biến: quá trình nấu syrup sẽ làm thay đổi thành phần hóa học của syrup, làm tăng
hàm lượng chất khô, tăng độ ngọt và cải thiện độ trong.
- Bảo quản: các vi sinh vật sẽ bị ức chế hoặc tiêu diệt, nhờ đó mà thời gian bảo quản
syrup sẽ tăng lên.
Các biến đổi của nguyên liệu
- Vật lý:Nhiệt độ tăng, tăng áp lực thẩm thấu, tăng độ nhớt, sự thay đổi khối lượng riêng,
tỉ trọng.
- Hóa học:
+ xảy ra phản ứng nghịch đảo đường
C12H22O11 + H2O H+ C6H12O6 + C6H12O6
Saccharose Glucose Fructose
Cần lưu ý hiệu suất thủy phân không thể đạt đến 100%. Sau quá trình nấu, syrup sẽ
chứa cả ba loại đường: glucose, fructose và saccharose chưa bị thủy phân.
+ Phản ứng caramel hóa đường tạo các hợp chất sậm màu.
- Hóa lý:
+ Có sự hòa tan của đường saccharose vào nước dưới tác dụng của nhiệt.
+Sự hấp phụ của than hoạt tính đối với các tạp chất hữu cơ trong syrup, đặc biệt
là các hợp chất màu.
+ Có sự bay hơi của nước.
- Sinh học và hóa sinh: hệ vi sinh vật và enyme bị lẫn trong nguyên liệu sẽ bị ức chế
hoặc tiêu diệt.
Thiết bị:
Ñöôøng
Boät trôï loïc
Than hoaït tính acid citric
Hôi nöôùc
Hình 2.1.1.1 Thiết bị nấu syrup
Nước linh chi đóng lon GVHD: PGS. TS Lê Văn Việt Mẫn
Page 13
- Thiết bị có dạng hình trụ đứng, đáy cầu, được chế tạo bằng thép không rỉ.
- Xung quanh phần thân dưới và đáy thiết bị có lớp vỏ áo dùng để gia nhiệt bằng
hơi.
- Nguyên liệu sẽ được nạp vào qua cửa nạp trên nắp thiết bị.
- Bên trong thiết bị có cánh khuấy để đảo trộn nguyên liệu, cánh khuấy được truyền
động bởi motor đặt trên nắp thiết bị.
- Sản phẩm được tháo ra qua cửa ở đáy thiết bị.
- Thể tích sử dụng của thiết bị thường là 75%.
Thông số công nghệ:
- Nhiệt độ thực hiện là 70 – 800C
- Thời gian thực hiện không quá 2 giờ
- Lượng acid citric sử dụng là 750g / 150kg cơ chất.
- Lượng than hoạt tính sử dụng là 0,1 - 0,2%
- Giai đoạn tẩy màu syrup được thực hiện ở 700C trong thời gian 20 – 30 phút
2.1.2 Lọc syrup:
Mục đích công nghệ: Hoàn thiện
Quá trình lọc sẽ tách bỏ các tạp chất màu và một số tạp chất khác sau khi đã xử lý
syrup với than hoạt tính nhằm làm tăng độ trong của syrup.
các biến đổi của nguyên liệu:
- Vật lý: khối lượng riêng hỗn hợp giảm, nhiệt độ giảm.
- Hóa lý: giảm thành phần pha phân tán trong dung dịch, giảm lực liên kết giữa hai
pha
- Các biến đổi khác không đáng kể
Thiết bị: thiết bị lọc khung bản
Cấu tạo:
- Đây là loại thiết bị lọc làm việc gián đoạn, nghĩa là nhập liệu vào liên tục, nước
lọc lấy ra liên tục nhưng bã được tháo theo chu kì.
- Thiết bị lọc khung bản được cấu tạo chủ yếu bởi khung và bản.
+ Khung giữ vai trò chứa bã lọc và là nơi nhập huyền phù vào.
+ Bản tạo ra bề mặt lọc với các rãnh dẫn dịch lọc.
-
Nước linh chi đóng lon GVHD: PGS. TS Lê Văn Việt Mẫn
Page 14
Hình 2.1.2.1 Khung và bản
- Khung và bản thường được chế tạo có dạng hình vuông và phải có sự bít kín tốt
khi ghép khung và bản.
- Khung và bản được xếp liên tiếp nhau trên giá đỡ. Giữa khung và