Công nghiệp chế biến gỗ là một ngành nghề quan trọng của nền công nghiệp nước ta .Các nhà máy xí nghiệp gỗ đã thu hút một lượng lớn lực lượng lao động,góp phần làm cho phong phú các mặt hàng xuất khẩu của đất nước,tăng giá thu ngoại tệ ,kích thích sự phát triển của các ngành nghề khác,đặc biệt là các ngành trang trí nội thất, giao thông vận tải ,cơ khí chế tạo máy
Sản phẩm của các xí nghiệp gỗ là ván ghép cao su và các loại mặt hàng mộc gia dụng như Salon ghế , tủ ,bàn Tuy nhiên ngành công ngiệp này cũng gây ra các tác hại lên cộng đồng do ô nhiễm bụi ,khói thải , hơi dung môi
10 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ô nhiễm không khí trong công nghiệp chế biến gỗ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
TRONG CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ
1. GIỚI THIỆU :
Công nghiệp chế biến gỗ là một ngành nghề quan trọng của nền công nghiệp nước ta .Các nhà máy xí nghiệp gỗ đã thu hút một lượng lớn lực lượng lao động,góp phần làm cho phong phú các mặt hàng xuất khẩu của đất nước,tăng giá thu ngoại tệ ,kích thích sự phát triển của các ngành nghề khác,đặc biệt là các ngành trang trí nội thất, giao thông vận tải ,cơ khí chế tạo máy …
Sản phẩm của các xí nghiệp gỗ là ván ghép cao su và các loại mặt hàng mộc gia dụng như Salon ghế , tủ ,bàn …Tuy nhiên ngành công ngiệp này cũng gây ra các tác hại lên cộng đồng do ô nhiễm bụi ,khói thải , hơi dung môi …
Sơ đồ công nghệ chế biến gỗ như sau:
Gỗ tròn
Cưa xẻ
Tẩm
Sấy
Gia công thô
Gia công tinh
Phun sơn vẹc ni
Thành phẩm
Đóng gói
2. CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU :
2.1 Nhiệt độ không khí :
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát tán và chuyển hoá các chất ô nhiễm trong khí quyển .Nhiệt độ càng cao thì thì tốc độ các phản ứng hóa học trong khí quyển càng lớn và thời gian lưu các chất ô nhiễm không khí càng nhỏ. Sự biến thiên của giá trị nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến các quá trình bay hơi của dung môi hữu cơ, các chất gây mùi hôi là yếu tố quan trọng tác động đến sức khoẻ công nhân trong quá trình lao động .Do đó trong quá trình tính toán ,dự báo ô nhiễm không khí và thiết kế hệ thống khống chế ô nhiễm cần phân tích yếu tố nhiệt độ .
2.2 Độ ẩm không khí :
Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hoá và phát tán các chất ô nhiễm không khí và là yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng lên sức khoẻ người lao động.
2.3 Bức xạ mặt trời:
Bức xạ mặt trời là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt trong vùng và qua đó sẽ ảnh hưởng đến mức độ bền vững khí quyển và quá trình phát tán –biến đổi các chất gây ô nhiễm .Bức xạ mặt trời sẽ làm thay đổi trực tiếp nhiệt độ của vật thể tuỳ thuộc vào khả năng phản xạ của nó như bề mặt lớp phủ ,màu sơn , tính chất bề mặt … Hằng ngày có 12-13 giờ có nắng và cường độ chiếu sáng vào giữa trưa ,mùa khô có thể lên đến 100.000lux.
2.4 Độ bốc hơi :
Bốc hơi nước làm tăng độ ẩm và mang theo một số dung môi hữu cơ ,các chất có mùi hôi và không khí.
2.5 Lượng mưa:
Mưa có tác dụng lám thanh lọc các chất ô nhiễm trong không khí và pha loãng các chất ô nhiễm trong nước ,nước mưa còn cuốn theo các chất ô nhiễm rơi vãi từ mặt đất xuống nguồn nước. Khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải cần quan tâm đến lượng nước mưa.
2.5 Gió và hướng gió :
Gió là một chất quan trọng trong quá trình phát tán và lan truyền các chất ô nhiễm không khí vào trong khí quyển .Khi vận tốc gió càng lớn ,khả năng lan truyền bụi và chất ô nhiễm càng xa, khả năng pha loãng với không khí sạch càng lớn. Hướng gió chủ đạo từ tháng 7 đến tháng 10 là hướng Tây – Tây Nam. Hướng gió chủ đạo từ tháng 11 đến tháng 2 là Bắc –Đông Bắc.
3. NGUỒN GÂY Ô NHIỄM
Qui trình công nghệ sản xuất của xí nghiệp có thể tóm tắt lại như sau:
Gỗ tròn ---> cưa xẻ ---> tẩm --->sấy ---> gia công thô --->gia công tinh --->phun sơn vẹc ni ---> thành phẩm ---> đóng gói.
Trong quá trình sản xuất nguồn gây ra ô nhiễm không khí chủ yếu của xí nghiệp là khí thải ,bụi ,tiếng ồn.
Các công đoạn phát sinh bụi :
Hầu như các công đoạn sản xuất trong dây chuyền đều phát sinh ra bụi:
Công đoạn chưa định hình
Công đoạn chà nhám
Công đoạn khoan …
Tuy nhiên có sự khác biệt đáng kể về kich thước cỡ hạt bụi và tải lượng bụi sinh ra ở những công đoạn khác nhau. Tại các công đoạn gia công thô như cưa cắt , bào, tiện , phay …phần lớn các chất thải đều có kích thước lớn có khi có tới hàng ngàn mm với tải lượng chất thải bình quân từ 30-300 kg /tấn gỗ nguyên liệu. Tại các công đoạn gia công tinh như chà nhám , đánh bóng tuy tải lượng không lớn nhưng kích cỡ hạt bụi rất nhỏ, thường nằm trong khoảng từ 2-20 mm cho nên khó thu hồi và dễ phát tán trong không khí.
Trên đây là các công đoạn chủ yếu phát sinh bụi trong quá trình sản xuất. Ngoài ra tại các công đoạn khác như vận chuyển gỗ, lắp ghép … đều có phát sinh bụi tuy nhiên mức độ không đáng kể.
b.Nguồn gây ô nhiễm tại công đoạn tẩm gỗ
Hoá chất được sử dụng trong công đoạn tẩm gỗ là Acid Boric , Soda, Borac, Bicromatkali và một số phụ gia khác với nồng độ 2%. Người ta thường áp dụng biện pháp tẩm chân không do đó toàn bộ hoá chất được ngấm vào gỗ , phần nhỏ lớn hoá chất không ngấm hết sẽ được triệt để tuần hoàn sử dụng lại. Quá trình này được thực hiện trong bồn kín cho nên ảnh hưởng đến môi trường xem như không đáng kể.
Nguồn gây ô nhiễm tại khâu phun sơn
Các chất gây ô nhiễm tại khu vực sơn bóng gồm có bụi sơn và hơi dung môi hữu cơ . Đó là các hạt chất lỏng và hơi dung môi có kích thước từ 20 –500 mm.
Trong dây chuyền công nghệ tại khu phun sơn này có hệ thống quạt hút thông gió và ống thải ra ngoài.
Ô nhiễm do khói thải
Ở các công đoạn sấy gỗ , nhiên liệu được sử dụng là các chất thải rắn của quá trình sản xuất như gỗ vụn ,mạt cưa, dăm bào .Khi đốt cháy các loại nhiên liệu này sinh ra khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí như bụi tro, khí CO, NOx, Hydrocacbon trong đó chủ yếu là bụi tro với hệ số ô nhiễm là 15g/1kg nhiên liệu và NO2 với hệ số ô nhiễm là 5g/1kg nhiên liệu sử dụng. Dựa vào lượng nhiên liệu tiêu thụ của xí nghiệp có thể tính được tải lượng của các chất ô nhiễm :
Chất ô nhiễm
Tải lượng (tấn/ năm)
Bụi
72,7
NO2
24,23
Nguồn gây ô nhiễm do tiếng ồn
Sau ô nhiễm không khí , ô nhiễm do tiếng ồn là loại ô nhiễm đáng chú ý ở những nhà máy chế biến gỗ. Đặc điểm chung của hầu hết các máy móc công nghệ của ngành này là có mức ồn cao , những máy móc gây ồn chính
Máy cưa
Máy chà nhám
Máy phay
Máy bào
Máy cắt
Ô nhiễm do nhiệt
Nhiệt độ không khí cao trong hầu hết các phân xưởng sản xuất cũng đáng quan tâm. Nhà xưởng trong xí nghiệp thường có nhiệt độ cao là do tập trung nhiều máy móc hoặc có nhu cầu tiêu thụ điện lớn. Ngoài ra tuỳ vào cấu tạo mái nhà xưởng mà lượng nhiệt tăng lên trong nhà xưởng còn do thu nhiệt từ bức xạ mặt trời .
4. CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG DO CÁC CHẤT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
4.1 Tác động đến môi trường không khí xung quanh:
Nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi phát sinh từ các công đoạn sản xuất , hơi dung môi từ khâu phun sơn , khói thải từ lò sấy và tiếng ồn ,còn các ô nhiễm khác thì không đáng kể. Tuy nhiên nếu không có biện pháp xử lí thì nó ảnh hưởng đáng kể đến môi trường không khí xung quanh.
4.2 Tác động đến môi trường không khí bên trong xí nghiệp:
Có thể nói môi trường lao động trong xí nghiệp bị tác động chủ yếu bởi yếu tố bụi, hơi dung môi, khói thải từ lò xấy, tiếng ồn
Vị trí đo
Bụi
(mg/m3)
SO2
(mg/m3)
NO2
(mg/m3)
CO
(mg/m3)
CxHy
(mg/m3)
Khu văn phòng
0,3
0,017
0,231
2,32
-
Xưởng ván ghép
3,4
0,034
0,127
1,43
-
Xưởng mộc 2
8,6
0,021
0,043
0,59
-
Xưởng mộc gia dụng
2,3
0,011
0,133
1,36
-
Xưởng phun sơn
0,5
-
-
-
189,65
Khu vực sấy
2,8
0,040
0,28
1,88
-
Tiêu chuẩn cho phép
(1)
(2)
0,3
6,0
0,5
20
0,4
-
40
30
-
300
Bảng: Nồng độ bụi và các khí độc hại tại xí nghiệp gỗ Long Bình (11/06/1996)
Ghi chú :
(1) :Tiêu chuẩn cho phép của không khí xung quanh ,TCVN-1995
(2): Tiêu chuẩn cho phép ở môi trường lao động
4.3 Tác động đến hệ sinh thái
Bụi là một trong những nhân tố gây ra ảnh hưởng xấu cho thực vật , biểu hiện dễ thấy nhất là các cây trồng khi bị phủ một lớp bụi sẽ làm chậm quá trình quang hợp , hô hấp của thực vật dẫn đến ngăn trở sự phát triển ,cây cối trở nên còi cọc . Hoạt động của xí nghiệp không ít thì nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong vùng. Tuy nhiên do tải lượng các chất ô nhiễm không khí (CO,SO2,NO2 …)la økhông đáng kể nên ảnh hưởng rất nhỏ và chưa được đánh giá cụ thể.
4.4 Tác động đến sức khoẻ cộng đồng
Các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình hoạt động của xí nghiệp đáng kể nhất là bụigỗ ,nhiệt và tiếng ồn .Các tác nhân ôn nhiễm này có khả năng gây ra một số tác động lên sức khoẻ cộng đồng trong vùng bị ảnh hưởng của nguồn thải từ xí nghiệp, đặc biệt đối với những công nhân trực tiếp sản xuất tại những khu gây ô nhiễm .Tuỳ thuộc vào nồnh độ ,mức độ độc hại của các chất gây ô nhiễm mà ảnh hưởng của nó đến sức khoẻ cộng đồng khác nhau .
Ô nhiễm không khí nói chung sẽ tác động đến cơ thể con người và động vật trước hết qua đường hô hấp ,tác động trực tiếp lên mặt ,da của cơ thể . Chúng thường gây ra các bệnh như ngạt thở ,viêm phù phổi , một số chất khác sẽ gây kích thích một số bệnh như ho, lao, xuyễn…
Tác hại của bụi
Bụi trong khí thải và từ các hoạt động khác của xí nghiệp có khả năng gây bệnh cho người và động vật .Bụi có thể gây tổn thương tới mắt ,da , hệ tiêu hoá (một cách ngẫu nhiên) ,nhưng chủ yếu là sự thâm nhập của bụi là do hít thở . Các hạt bụi có kích thước <10 mm còn lại sau khi bị giữ phần lớn ở mũi tiếp tục đi sâu vào ống khí quản. Tại đây các hạt bụi lớn bị lắng đọng hoặc dính vào thành dẫn do va đập rồi nhờ chất nhấy và lớp lông và lớp lông của tế bào biểu bì chúng bị chuyển dần lên phía trên cuối cùng bị khạc ra ngoài hoặc bị nuốt chửng vào đường tiêu hoá. Các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn (1- 2 mm) đi sâu vào tận cùng vùng thở của phổi và hầu như bị lắng đọng toàn bộ ở đó. Các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn nữa < 0,5 mm thì tránh được sự lắng đọng ngay cả trong không gian thở của phổi và lại được thở ra. Nếu kích thước hạt bụi tiếp tục giảm xuống thì đến một cấp nào đó sự khếch tán nguyên tử cộng với chuyển động Brown của những hạt rất nhỏ trở thành có ý nghĩa và sự lắng đọng lại tăng lên .Bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh các phản ứng gây xơ hoá phổi,gây nên những đường hô hấp như bệnh bụi phổi. Nó cũng có khả năng gây nhiễm bẩn nguồn nước ,làm ảnh hưởng đến con người và động vật sử dụng trực tiếp hay gián tiếp nguồn nước bị ô nhiễm.
Tác hại của hơi dung môi hữu cơ và các khí độc
Hơi dung môi có mùi dễ chịu và không có tác dụng kích thích đường hô hấp nên dễ nhiễm độc. Tác động của hơi dung môi vào các nội tạng khác nhau gây các thể lâm sàng khác nhau : tác động vào tuỷ xương gây nhiễm độc mãn tính, tác động vào não gây nhiễm độc cấp tính.
Benzen tác động trực tiếp lên các tủy xương theo kiểu các chất độc phá hủy nhân tế bào, gây nên tình trạng bạch cầu tăng tạm thời
Liên kết Sun fo của các phenol làm giảm sút axit ascocbic, gây nên sự oxi hóa – khử tế bào , trực tiếp dẫn đến tình trạng xuất huyết
Khí độc:
SO2 dùng làm để chống mối mọt và được sử dụng trong chế biến gỗ, nếu ở nống dộ cao có thể gây tiết nước nhầy và viêm tấy thành khí quản làm tăng sức cản đối với sự lưu thông không khí của đường hô hấp tức gây khó thở. Ở động vật SO2 có thể gây ra tổn thương lớp mô trên cùng của bộ máy hô hấp ,gây suy tim và khí thũng. SO2 cũng làm giảm khả năng quang hợp của cây trồng do kết hợp với nước tạo thành H2SO3.Tuy nhiên nồng độ SO2 thường thấp, chưa vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Tác hại của nhiệt thừa:
Nhiệt thừa gây nên nhiệt độ cao trong phân xưởng là nguyên nhân của một số bệnh nghề nghiệp. Ô nhiễm nhiệt làm cho quá trình phản ứng các chất tăng cũng như mức độ độc tố ảnh hưởng đến con người tăng theo. Ô nhiễm nhiệt còn ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá, sinh lý … của ngườ và động ,thực vật .
Công nhân làm việc ở những nơi có nhiệt độ cao thường có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn so với nhóm làm chung : bệnh tiêu hoá 15% so với 7,5%, bệnh ngoài ra 6,3% so với 1,6%,bệnh tim mạch 1% so với 0,6% … Rối loạn bệnh lý thường gặp là khi làm việc ở nhiệt độ cao là chứng say nóng và chứng co giật. Chứng say nóng có triệu chứng chóng mặt, đau đầu, đau thắt nhực, buồn nôn ,mạch nhanh, nhịp thở mạnh và suy nhược cơ thể …Chứng co giật gây nên do sự mất nước của cơ thể ,thường bị giãn mạch, đặc biệt có các cơn co giật rất lâu kéo dài từ 1-2 phút.
Tác hại của tiếng ồn
Tác hại của tiếng ồn gây nên những tổn thương cơ quan thính giác ,tiếp xúc với tiếng ồn lâu có thể sẽ làm độ nhạy của tai, thính lực giảm sút gây nên bệnh điếc nghề nghiệp .Tiếng ồn cũng gây nên các bệnh như rối loạn thần kinh, rối loạn tim mạch và các bệnh về hệ thống tiêu hoá.
5 CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ:
Đối với bụi gỗ:
Trong qúa trình sản xuất, bụi gỗ phát sinh từ các công đoạn cưa, mài, bào, đánh nhám …Để lựa chọn phương án xử lý bụi khả thi cho từng nhà máy, xí nghiệp cần xem xét nguyên lý, tính năng kỹ thuật, ưu khuyết điểm của từng phương án xử lý bụi.
Buồng lắng bụi :
Buồng lắng bụi có kích thước hạ từ 100 –200 mm được lắng dưới tác dụng của trọng lực . mặc dù hiệu suất của phương án này thấp (40 – 70%) nhưng buồng lắng có cấu tạo đơn giản, tiêu tốn ít năng lượng .
Xyclon
Khí thải có chứa bụi có kích thước hạ từ 5 –100 mm được đưa vào xyclon theo phương tiếp tuyến với vỏ xyclon. Dưới tác dụng của lực ly tâm bụi được lắng xuống phần hình phễu của xyclon. Phương pháp náy đạt hiệu suất từ 45-85%… Nếu ghép nhiều xyclon lại với nhau thành tổ hợp thì hiệu suất có thể đạt đến 95%.
Lọc tay áo
Khí thải có chứa bụi được đưa qua các túi vải lọc. Bụi được giữ lại trên bề mặt túi vải, còn khí sạch được thoát ra ngoài. Phương án này cho phép lọc các túi bụi có kích thước nhỏ (từ 2-10 mm) hoặc bụi thô sơ với hiệu suất cao 85- 99,5%. Tuy nhiên phương pháp này có trở lực cao và chỉ dùng được với loại bụi khô, nhiệt độ tương đối thấp không bám dính.
Lọc tĩnh điện
Bụi được đưa quahệ thống tạo điện trường mạnh. Các hạt bụi được tích điện và được giữ lại trên các điện cực có điện tích trái dấu. Phương pháp này lọc được các hạt bụi có kích cỡ khác nhau, thâm chí các hạt bụi có kích thước rất nhỏ (từ 0,005 –10 mm ) với hiệu suất cao (85 – 99%) . Tuy nhiên phương pháp này tiêu hao nhiều năng lượng điện , nước không áp dụng được các loại bụi có giải phóng ra khí gặp nước, phải giải quyết thêm phần khí thải.
Sơ đồ sau đây là công nghệ xử lý bụi ở các nhá máy chế biến gỗ :
Ống khói
Quạt hút
Lọc túi vải
Xyclon
Ống dẫn
Chụp hút
Bụi
ụi
Đối với khói thải từ lò hơi :
Đối với khói thải do đốt gỗ vụn, mọt dăm bào để chạy lò hơi, người ta lắp đặt các hệ thống xử lý khói thải này, nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý bụi này như sau : khói có chứa bụi được hút dẫn vào buồng xử lý khói thải sẽ được hòa trộn với bọt nước và bụi sẽ được giữ lại còn khí sạch tiếp tục được hút ra ngoài qua ống khói cao khoảng 12m.
Đối với khí thải từ buồng phun sơn:
Trong buồng phun sơn chủ yếâu là hơi dung môi, thu hồi hơi dung môi vừa có lợi ích kinh tế vứa có ý nghĩa sinh thái ta có thể dùng phương pháp hấp phụ như:
Phương pháp dùng các thiết bị tầng sôi và lớp hạt chuyển động ,ưu điểm của thiết bị này là hệ số sử dụng chất hấp phụ lớn, không cần đun nóng hoặc làm nguội thiết bị, vận hành đơn giản.
Dùng vải và sợi than hoạt tính có khả năng hấp phụ tốt và bền nhiệt, ưu điểm là than hoạt tính đảm bảo hiệu quả thu hồi cao, trên 99% ;giảm thất thoát dung môi do phân huỷ nhiệt của dung môi khi có than hoạt tính làm xúc tác ,thiết bị gọn ,ứng dụng để thu hồi dung môi có nhiệt độ sôi cao.
Dùng các phương pháp tổ hợp kết hợp nhiều quá trình khác nhau với mục đích đạt độ sạch cao. Phương pháp này rất đa dạng . Ví dụ : để thu hồi hơi dung môi người ta cho nén khí đến áp suất không cao lắm rối cho nó qua tháp hấp thụ được tưới bằng dung môi , hơi dung môi được hấp phụ phần lớn trong tháp này, sau đó cho khí đi qua tháp hấp phụ, trong tháp này phần hơi còn lại được hấp phụ bởi hydrocacbon cao phân tử.
Sau khi hấp phụ các hơi dung môi hữu cơ ta phải dùng phương pháp tái sinh để phục hồi các chất hấp phụ . Tái sinh được tiến hành bằng phương pháp bằng cách tăng nhiệt độ, hút các cấu tử bằng các hợp chất hấp phụ mạnh hơn , giảm áp suất ( bao gồm tạo chân không ) hoặc tổ hợp các phương pháp này.
Đối với nhiệt độ cao :
Sử dụng hệ thống thông gió tự nhiên hoặc nhân tạo để hút nhiệt thừa ra ngoài.
Bố trí hệ thống thổi cục bộ để cung cấp khí mát và sạch cho công nhân tại nơi làm việc
Các giải pháp công nghệ đặc biệt hơn làm mát nhiệt không khí sau đó cung cấp cho công nhân tại vị trí thao tác ở những khu vực có nhiệt độ cao.
Có phòng nghỉ ngơi thích hợp cho công nhân nghỉ ngơi phục hồi sức khoẻ giữa ca cho công nhân.
Có chế độ ăn uống hợp lý để bù đắp sự mất nước, các muối khoáng và vitamin.
Đối với tiếng ồn :
Giảm tối đa tiếng ồn tại nguồn : thiết kế các bộ phận giảm âm, trang bị thiết bị tránh tiếng ồn cho công nhân .
Cách ly hợp lý các nguồn ồn ra các vị trí riêng biệt , cách xa nơi sản xuất.
Các giải pháp kỹ thuật để xử lý lan truyền tiếng ồn :buồng cách âm, tấm cách âm cho thiết bị gây ồn nhiều như máy bào, cưa …
Thường xuyên bảo dưỡng máy móc thiết bị để máy móc hoạt động tốt, cải tiến qui trình công nghệ theo hướng giảm tiếng ồn .
6. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
Việc giám sát môi trường là một trong những chức năng hàng đầu vô cùng quan trọng của công tác quản lý chất lượng môi trường và cũng là một trong những phần quan trọng cuả công tác đánh giá tác động môi trường
Đối với xí nghiệp chế biến gỗ công tác giám sát nhằm vào những mặt chính sau đây :
Giám sát khả năng làm việc của hệ thống xử lý khí thải : Cụ thể là giám sát chỉ tiêu chất lượng bụi đầu ra của hệ thống xử lý, các chỉ tiêu SO2, NO2, CO, bụi , hơi dung môi hữu cơ tại cuối hướng gió xí nghiệp khoảng 100m.
Chất lượng vi khí hậu và mức ồn trong xí nghiệp
Chu kỳ lấy mẫu và xét nghiệm được thực hiện hàng tháng , hay nói cách khác các số liệu trên phải thường xuyên được cập nhật hoá, đánh giá và ghi nhận kết quả .Nếu có phát sinh rò rỉ xí nghiệp phải báo cáo ngay cho các cấp có thẩm quyền để có biện pháp xử lý thích hợp.
Bên cạnh đó các xí nghiệp cũng phải tiến hành các đợt khám sức khoẻ định ký cho cán bộ công nhân viên chức và đặc biệt có chế độ lương thưởng hợp lý cho công nhân nhất là với những người có khả năng về sự cố an toàn lao động trong quá trình sản xuất .
7. KẾT LUẬN
Các nhà máy xí nghiệp chế biến gỗ có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển của đất nước. Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta. Các công ty chế biến gỗ hàng năm đóng góp cho nhá nước nhiều tỉ đồng. Tuy nhiên quá trình hoạt động của xí nghiệp còn thải ra một số chất gây ô nhiễm như :
Bụi từ các công đoạn sản xuất.
Khói thải từ lò hơi
Hơi dung môi
Tiếng ồn.
Do đó vừa duy trì phát triển sản xuất vừa bảo vệ môi trường chúng ta cần thường xuyên giám sát các hệ thống xử lý ô nhiễm nhằm giảm nhẹ các tác động tiêu cực đến môi trường do các nhà máy xí nghiệp gỗ gây ra.
Tài liệu tham khảo:
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của xí nghiệp gỗ xuất khẩu Long Bình.
Luân án tốt nghiệp đề ra biện pháp xử lý bụi của nhà mày chế biến gỗ Mêkông.
Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải - Trần Ngọc Chấn.
Môi trường - Lê Huy Bá.
Kỹ thuật xử lý chất thải công nghiệp ,tập 13 – Nguyễn Văn Phước.