Phạm trù giá trị hàng hoá đã được rất nhiều các nhà kinh tế chính trị học tiến hành nghiên cứu và cho đến khi Các Mác tiến hành nghiên cứu phạm trù này thì ông đã tìm ra được bản chất thực sự của giá trị hàng hoá . Hiểu được phạm trù này ta có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất của các doanh nghiệp . Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội và cũng đang ở giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trường chính vì vậy còn gặp nhiều khó khăn , thiếu thốn
26 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phạm trù giá trị hàng hóa với nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phạm trù giá trị hàng hóa với nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay
----------------------------
Mở đầu
Phạm trù giá trị hàng hoá đã được rất nhiều các nhà kinh tế chính trị học tiến hành nghiên cứu và cho đến khi Các Mác tiến hành nghiên cứu phạm trù này thì ông đã tìm ra được bản chất thực sự của giá trị hàng hoá . Hiểu được phạm trù này ta có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất của các doanh nghiệp . Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội và cũng đang ở giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trường chính vì vậy còn gặp nhiều khó khăn , thiếu thốn . Yêu cầu đặt ra đối với chúng ta hiện nay là phải phát triển kinh tế để đạt được mục tiêu mà chúng ta đề ra , nhưng như ta đã biết , các doanh nghiệp nước ta hiện nay chưa đạt được hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất . Muốn vậy , các doanh nghiệp nước ta cần phải tìm cách nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất trên cơ sở những yếu tố ban đầu còn nghèo nàn , lạc hậu . Chính vì vậy , ta cần tìm hiểu , phân tích phạm trù giá trị hàng hoá để thấy được mối liên hệ chặt chẽ của nó với việc nâng cao hiệu quả kinh tế , qua đó đưa ra được các biện pháp cần phải tiến hành để nâng cao hiệu quả kinh tế .
Nội dung
. Lý luận Mác - Lênin và phạm trù giá trị hàng hoá .
. Quan điểm một số trường phái về phạm trù giá trị hàng hoá
Trong lịch sử các học thuyết kinh tế ta có thể phân chia ra thành hai quan điểm về phạm trù giá trị hàng hoá .
Trường phái thứ nhất đã gắn liền giá trị hàng hoá với giá trị sử dụng . Gía trị sử dụng là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người . Quan niệm đó không hoàn toàn đúng vì không phải bất cứ sản phẩm nào có giá trị sử dụng cũng là hàng hoá . Chẳng hạn hàng ngày chúng ta hít thở không khí để duy trì sự sống , như vậy không khí có giá trị sử dụng nhưng không thể coi không khí là hàng hoá vì ta không mua bán không khí để thở , vì không khí có sẵn trong tự nhiên , ta không phải hao phí lao động để có được không khí . Như vậy không khí không phải là sản phẩm của lao động . Qua ví dụ trên ta có thể thấy được thiếu sót trong quan niệm về giá trị hàng hoá của trường phái thứ nhất .
Trường phái thứ hai quan niêm : giá trị là lao động xã hội kết tinh trong hàng hoá . ở đây cho rằng hàng hoá có hai thuộc tính đó là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi . ở đây xuất hiện thêm khái niệm giá trị trao đổi . Giá trị trao đổi trước hết là tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng kia .Theo quan niệm này , hàng hoá được thể hiện như là sự thống nhất chặt chẽ nhưng lại mâu thuẫn . Qua đây đưa ra được kết luận đúng đắn nhất về giá trị hàng hoá .
, Lý luận giá trị lao động của Các Mác :
1.2.1, Chất giá trị :
* Hàng hoá và 2 thuộc tính của hàng hoá :
Trước hết C.Mác định nghĩa : hàng hoá là sản phẩm của lao động mà , một là , nó có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người ; hai là , nó được sản xuất ra không phải để người sản xuất ra nó tiêu dùng , mà để bán .
Hàng hoá có hai thuộc tính : giá trị sử dụng và giá trị .
Giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người .
Ví dụ : cơm để ăn , áo để mặc , máy móc , thiết bị , nguyên nhiên vật liệu để sản xuất ...
Công dụng của sản phẩm do thuộc tính tự nhiên sản phẩm quyết định . Theo đà phát triển của khoa học - kỹ thuật , con người càng phát hiện ra thêm những thuộc tính mới của sản phẩm và phương pháp lợi dụng những thuộc tính đó .
Gía trị sử dụng chỉ thể hiện ở việc sử dụng hàng tiêu dùng . Nó là nội dung của của cải, không kể hình thức xã hội của của cải đó như thế nào . Với ý nghĩa như vậy , giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn .
Một sản phẩm đã là hàng hoá thì nhất thiết phải có giá trị sử dụng . Nhưng không phải bất cứ sản phẩm gì có giá trị sử dụng cũng là hàng hoá . Không khí rất cần thiết cho cuộc sống con người , nhưng không phải là hàng hoá ; quả dại , hoa dại cũng có giá trị sử dụng nhưng không phải là hàng hoá .Trong kinh tế hàng hoá , giá trị sử dụng là cái mang lại giá trị trao đổi .Giá trị trao đổi trước hết là tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng khác .
Ví dụ : một mét vải trao đổi lấy năm kilôgam thóc . Tại sao vải và thóc là hai giá trị sử dụng khác nhau lại có thể trao đổi được với nhau ? Tại sao lại trao đổi theo tỷ lệ một mét vải bằng năm kilôgam thóc ?
Hai giá trị sử dụng khác nhau có thể trao đổi với nhau được khi giữa chúng có một cơ sở chung . Cơ sở chung này không phải là thuộc tính tự nhiên của vải , cũng không phải là thuộc tính tự nhiên của thóc . Song cái chung đó phải nằm ở cả vải và thóc . Nếu không kể đến thuộc tính tự nhiên của sản phẩm , thì vải và thóc đều là sản phẩm của lao động . Để sản xuất ra cả vải và thóc , người thợ thủ công và người nông dân đều phải hao phí lao động . Hao phí lao động là cơ sở chung để so sánh vải và thóc , để trao đổi giữa chúng với nhau .
Sở dĩ phải trao đổi theo một tỷ lệ nhất định , 1mét vải đổi lấy năm kilôgam thóc , vì người ta cho rằng lao động hao phí sản suất ra một mét vải bằng lao động hao phí để sản xuất ra năm kilôgam thóc . Khi chủ vải và chủ thóc đồng ý trao đổi với nhau thì họ cho rằng lao động của họ để sản xuất ra môtj mét vải bằng giá trị của năm kilôgam thóc .
Từ sự phân tích trên chúng ta rút ra kết luận quan trọng : giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá . Sản phẩm nàm mà không chứa đựng lao động của con người thì không có giá trị . Không khí chẳng hạn , mặc dù rất cần thiết , nhưng không có lao động con người kết tinh trong đó , nên không có giá trị . Vàng , kim cương có giá trị cao vì phải tốn nhiều lao động mới sản xuất được chúng . Nhiều hàng hoá lúc đầu đắt nhưng sau nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật làm giảm số lượng lao động hao phí để sản xuất ra chúng thì lại trở nên rẻ hơn . Việc hàng hoá trở nên rẻ hơn phản ánh sự giảm giá trị hàng hoá , giảm bớt số lượng lao động xã hội hao phí để sản xuất hàng hoá . Như vậy cũng có nghĩa là khi giá trị thay đổi giá trị trao đổi cũng thay đổi . Gía trị trao đổi chính là hình thức biểu hiện của giá trị . Phần trên đã nói khi những người sản xuất đồng ý trao đổi hàng hoá với nhau thì điều đó có nghĩa là họ cho rằnglao động hao phí để sản xuất hàng hoá của người này bằng người kia . Thực chất của hoạt động trao đổi là so sánh lao động giữa những người sản xuất với nhau . Vì vậy giá trị biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá . Quan hệ giữa người với người không còn là quan hệ thuần tuý mà nó đã được thay thế bằng quan hệ giữa vật với vật .
Gía trị là một phạm trù lịch sử , nó gắn liền với nền kinh tế hàng hoá . Chừng nào còn sản xuất và trao đổi hàng hoá thì còn tồn tại phạm trù giá trị .
Nội dung khái niệm giá trị hàng hoá như trên khác với khái niệm giá trị mà chúng ta thường gặp trong đời sống . Hàng ngày , chúng ta có thể nói : quyển sách rất có giá trị , tức là quyển sách hay ; không khí rất có giá trị , tức là không khí rất cần thiết cho cuộc sống hay là có giá trị sử dụng . Còn trong kinh tế chính trị học , giá trị là lao động của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá , là quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá .
Gía trị sử dụng và giá trị là hai thuộc tính của hàng hoá . Hàng hoá được thể hiện như là sự thống nhất chặt chẽ nhưng lại mâu thuẫn giữa hai thuộc tính này .
*Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá :
Thoạt tiên chúng ta thấy hàng hoá biểu hiện ra như một cái gì đó có hai mặt : giá trị sử dụng và giá trị trao đổi .Sau đó , chúng ta thấy rằng tất cả những đặc trưng phân biệt lao động sản xuất ra những giá trị sử dụng , đều biến đi hết , khi lao động được biểu hiện trong giá trị , theo nghĩa thường dùng của chữ ấy . Sở dĩ hàng hoá có hai thuộc tính như trên vì lao động sản xuất hàng hoá có tính hai mặt là lao động cụ thể và lao động trừu tượng .
Các Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt này của lao động . Ông khẳng định : “ Tôi là người đầu tiên đã nêu rõ tính chất hai mặt của lao động biểu hiện trong hàng hoá . Vì khoa kinh tế chính trị xoay quanh điểm này nên ở đây chúng ta phải bàn thật chi tiết hơn ”.
Lao động cụ thể là lao động hao phí dưới một hình thức cụ thể của một nghề nghiệp chuyên môn nhất định , có mục đích riêng , đối tượng riêng , thao tác riêng , phương tiện riêng và kết quả riêng .
Ví dụ lao động cụ thể của người trồng lúa và người thợ dệt vải là khác nhau . Người thứ nhất có mục đích là lúa , người thứ hai có mục đích là vải . Đối tượng của người thứ nhất là cây trồng , đối tượng của người thứ hai là sợi . Thao tác của người nông dân là cày cấy , vun trồng ; còn thao tác của người thợ dệt vải là dệt . Một người sử dụng cái cày , con trâu , còn người kia sử dụng khung cửi , máy dệt . Cuối cùng người nông dân thu được lúa , người thợ thu được vải .
Lao động cụ thể càng nhiều loại thì giá trị sử dụng cũng càng nhiều loại . Tất cả lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động trong xã hội ngày càng chi tiết . Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá . Bất cứ giá trị sử dụng nào , nếu không phải do thiên nhiên trực tiếp ban cho , thì đều do một lao động cụ thể nào đó tạo ra . Lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn , là một phạm trù không thể thiếu trong mọi chế độ xã hội .
Đó là mặt thứ nhất của lao động . Vậy còn thế nào là lao động trừu tượng , mặt thứ hai của lao động ? Ta hãy quay trở lại ví dụ một mét vải đổi lấy năm kilôgam thóc . Một mét vải đổi lấy năm kilôgam thóc có nghĩa là lao động làm ra một mét vải bằng lao động sản xuất ra năm kilôgam thóc . Về mặt lao động cụ thể thì lao động làm ra vải hoàn toàn khác với lao động sản xuất ra thóc . Nhưng chúng lại có thể so sánh được với nhau , vì đằng sau các lao động cụ thể có ẩn giấu một cái gì chung mà mọi lao động đều có .Vậy cái chung đó là gì ? Lao động của người thợ dệt vải cũng như lao động của người trồng lúa , tuy về cụ thể thì khác nhau , nhưng đều là sự hao phí sức óc , sức thần kinh và sức bắp thịt của con người . Trên phương diện đó mà xét thì mọi lao động đều là lao động đồng nhất của con người .
Vậy , lao động của người sản xuất hàng hoá nếu coi là sự hao phí sức lực của con người nói chung , không kể hình thức cụ thể của nó như thế nào , thì gọi là lao động trừu tượng .
Lao động bao giờ cũng là sự hao phí sức óc , sưc thần kinh và sức bắp thịt của con người . Nhưng bản thân sự hao phí sức lao động về mặt sinh lý đó chưa phải là lao động trừu tượng . Chỉ trong xã hội có sản xuất hàng hoá mới có sự cần thiết khách quan phải quy các loại lao động cụ thể khác nhau vốn không thể so sánh với nhau được thành một thứ lao động đồng nhất , có thể so sánh với nhau được , tức là phải quy lao động cụ thể thành lao động trừu tượng . Vì vậy lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử riêng có của nền sản xuất hàng hoá .
Chừng nào còn sản xuất và trao đổi hàng hoá thì chừng đó còn phải quy lao động cụ thể thành lao động trừu tượng . Chúng ta hãy xem xét lại ví dụ vải và thóc . Nếu gạt bỏ sự khác nhau về giá trị sử dụng , thì vải và thóc chỉ còn lại là sự kết tinh của một lao động đồng nhất của con người . Làm ra vải và thóc là hai lao động cụ thể khác nhau . Nhưng nếu xét về mặt tạo ra giá trị , thì hai lao động này lại giống nhau về chất : đó đều là sự hao phí sức lao động nói chung của con người .
Như vậy , xét lao động cụ thể là xem lao động đó tiến hành như thế nào , sản xuất ra cái gì ? còn xét lao động trừu tượng là xem lao động đó tốn bao nhiêu sức lực , hao phí bao nhiêu thời gian lao động .
Là lao động cụ thể , thì lao động tạo ra giá trị sử dụng của các hàng hoá . Là lao động trừu tượng , thì lao động tạo ra giá trị của hàng hoá . Chất của giá trị hàng hoá là lao động trừu tượng : “ M ”.
Cần thấy rằng không phải có hai thứ lao động được kết tinh trong một hàng hoá , mà chỉ có lao động của một người sản xuất , nhưng lao động đó có hai mặt : một mặt là lao động cụ thể , và mặt khác là lao động trừu tượng . Hàng hoá phải có ích mới có thể có giá trị , cũng như lao động phải có ích mới được công nhận là lao động của con người , mới được coi là lao động trừu tượng của con người .
Đến đây chúng ta tiếp tục phân tích mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hoá . Như trên đã nói , mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hoá là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội và tính chất tư nhân , cá biệt của lao động sản xuất hàng hoá . Mâu thuẫn đó được biểu hiện thành mâu thuẫn giữa lao động trừu tượng và lao động cụ thể , giữa giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá .
Mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng biểu hiện ở chỗ lao động của người sản xuất hàng hoá , nếu xét về mặt hao phí sức lực nói chung , thì luôn luôn là một bộ phận của lao động xã hội . Nhưng cũng lao động đó , nếu xét về sự hao phí sức lao động dưới một hình thức cụ thể nhất định thì người sản xuất lại không thể biết trước xã hội cần hình thức lao động cụ thể nào , với số lượng bao nhiêu ? Do vậy , có hiện tượng là một bộ phận lao động xã hội có thể bị sử dụng vào những việc không cần thiết của xã hội , không được xã hội thừa nhận . Chỉ có thông qua thị trường mới biết được những lao động cụ thể nào được xã hội thừa nhận hay không .
Mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng thể hiện ở chỗ : hàng hoá là giá trị đối với những người sản xuất ra nó và là giá trị sử dụng đối với những người không sản xuất ra nó , nhưng lại cần nó . Muốn thực hiện giá trị của hàng hoá , người chủ của nó phải mất quyền sở hữu về giá trị sử dụng ,nhường nó cho người khác sử dụng . Ngược lại , người khác muốn có quyền sỏ hữu về nó thì phải trả giá trị của nó cho người đang sở hữu nó . Hàng hoá bán được , có nghĩa là giá trị sử dụng biến thành gia trị , mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng được giải quyết và ngược lại . Mâu thuẫn này thể hiện rõ trong thời kỳ khủng hoảng sản xuất thừa , lúc đó hàng hoá bị ứ đọng , sản xuất ra không tiêu thụ được , giá trị hàng hoá không được thực hiện .
1.2.2 , Lượng giá trị hàng hoá :
*Thời gian lao động xã hội cần thiết :
Trên đây chúng ta đã nghiên cứu giá trị về mặt chất . Bây giờ chúng ta nghiên cứu giá trị về mặt lượng .
Hàng hoá do lao động sản xuất ra . Chất của giá trị hay thực thể của giá trị như đã nói là lao động . Do vậy lượng giá trị hàng hoá do thời gian lao động quyết định .
Gía trị được đo lường như thế nào ? Đo bằng thời gian lao động , và thời gian lao động được chia thành từng khoảng như giờ , ngày tuần tháng ...
Nhưng như thế phải chăng một người lười biếng , vụng về , sản xuất một hàng hoá mất nhiều thời gian , thì hàng hoá của anh ta sẽ có giá trị lớn hơn là hàng hoá do một người thợ giỏi và chăm làm , tốn ít thời gian hơn hay sao ? Tất nhiên là không phải như thế . Thời gian lao động tạo ra giá trị không phải là thời gian cá biệt của từng người sản xuất , mà là thời gian lao động xã hội cần thiết .
Thế nào là thời gian lao động xã hội cần thiết ? Đó là thời gian cần để sản xuất ra một hàng hoá trong điều kiện sản xuất bình thường của xã hội , tức là với trình độ kỹ thuật trung bình , trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình . Thông thường đó là thời gian lao động của những người sản xuất và cung cấp tuyệt đại bộ phận một loại hàng hoá nào đó trên thị trường . Hai loại hàng hoá khác nhau mà thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra chúng ngang nhau , thì có giá trị ngang nhau .
Thời gian lao động xã hội cần thiết thay đổi theo sự thay đổi của năng suất lao động xã hội . Năng suất lao động được đo bằng số lượng sản phẩm tạo ra trong một đơn vị thời gian hay đo bằng số thời gian lao động để sản xuất một đơn vị sản phẩm . Năng suất lao động càng cao , thời gian cần thiết để sản xuất hàng hoá càng ít , khối lượng lao động kết tinh trong một đơn vị sản phẩm càng nhỏ thì giá trị của sản phẩm càng bé . Và ngược lại , năng suất lao động càng thấp , thời gian cần thiết để sản xuất hàng hoá càng lớn thì lao động hao phí càng nhiều và giá trị hàng hoá càng lớn . Như vậy , lượng giá trị của một hàng hoá tỷ lệ thuận với số lượng lao động và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động .
Năng suất lao động phụ thuộc vào nhiều nhân tố , như trình độ khéo léo của người lao động , sự phát triển của khoa học và kỹ thuật , sự kết hợp xã hội trong sản xuất , hiệu quả của công cụ sản xuất , điều kiện tự nhiên ... Phát triển các nhân tố này có nghĩa là tăng năng suất lao động và làm cho giá trị của từng đơn vị hàng hoá giảm xuống .
Cần phân biệt tăng năng suất lao động với tăng cường độ lao động . Cường độ lao động chỉ mật độ hao phí lao động trong một đơn vị thời gian , nói lên mức độ khẩn trương , căng thẳng của lao động . Cường độ lao động tăng lên tức là hao phí lao động trong khoảng thời gian đó tăng lên , do đó trong một đơn vị thời gian , số lượng sản phẩm được tạo ra nhiều hơn , nhưng giá trị của một đơn vị hàng hoá không thay đổi . Tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài thời gian lao động .
*Lao động giản đơn và lao động phức tạp :
Lao động giản đơn là sự hao phí lao động một cách thông thường mà bất kỳ một người lao động bình thương nào không cần phải đào tạo cũng có thể thực hiện được . Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo , huấn luyện thành lao động lành nghề .
Trong một đơn vị thời gian , lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị hơn lao động giản đơn . Lao động phức tạp có nghĩa là lao động giản đơn nhân bội lên .
ở trên chúng ta đã nói lượng giá trị của hàng hoá là do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó quyết định . Nhưng cần hiểu rằng , lao động xã hội ở đây là lao động giản đơn trung bình xã hội cần thiết . Vậy lượng giá trị hàng hoá được đo bằng thời gian lao động giản đơn trung bình xã hội cần thiết . Quá trình trao đổi hàng hoá là quá trình quy mọi lao động phức tạp và giản đơn thành lao động giản đơn trung bình xã hội cần thiết .
*Cấu thành lượng giá trị hàng hoá :
Để sản xuất hàng hoá không những chỉ cần lao động sống ( lao động hiện đại ) , mà còn cần cả các yếu tố sản xuất khác như công cụ , nguyên nhiên vật liệu ( lao động vật hoá ) . Do đó , lượng giá trị hàng hoá bao gồm cả giá trị cũ , tức là giá trị những tư liêu sản xuất được dùng để sản xuất hàng hoá , và giá trị mới , tức là hao phí lao động sống của người sản xuất hàng hoá trong quá trình tạo ra sản phẩm . Nếu ký hiệu giá trị cũ là c , giá trị mới là ( v + m ) thì giá trị hàng hoá = giá trị cũ + giá trị mới ; hay giá trị hàng hoá = c + ( v + m ) .
*Gía cả :
Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị . Gía cả phụ thuộc vào giá trị vì giá trị là cơ sở của giá cả . Hàng hoá nào mà hoa phí lao động để sản xuất ra nó nhiều thì giá trị của nó lớn , và do vậy giá cả thị trường sẽ cao , và ngược lại . Ngoài ra , giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như quan hệ cung cầu , tình trạng độc quyền trên thị trường . Tác độ của các nhân tố trên làm cho giá cả hàng hoá trên thị trường lên xuống xoay quanh giá trị của nó . CáC Mác gọi đó là vẻ đẹp của quy luật giá trị . Trong vẻ đẹp này , giá trị hàng hoá là trục , giá cả hàng hoá trên thị trường lên xuống xoay quanh trục đó . Đối với mỗi hàng hoá riêng biệt , giá cả của nó có thể cao hơn , thấp hơn hoặc phù hợp với giá trị của nó . Nhưng cuối cùng , tổng giá cả phù hợp với tổng giá trị của chúng .
* Quy luật giá trị :
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá . Chừng nào còn sản xuất và trao đổi hàng hoá thì chừng đó còn quy luật giá trị .
Yêu cầu của quy luật giá trị :
Yêu cầu của quy luật giá trị là sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở lượng giá trị hàng hoá hay thơì gian lao động xã hội cần thiết .
Trong kinh tế hàng hoá , vấn đề quan trọng là hàng hoá sản xuất ra có bán được hay không . Để hàng hoá có thể bán được thì lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hoá phải phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết , tức là phù hợp với mức hao phí mà xã hội có thể chấp nhận được . Trong trao đổi hàng hoá cũng phải dựa vào hao phí lao động xã hội cần thiết . Hai hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau có thể