Chính vì hoạt động cho vay trong lĩnh vực ngân hàng là hoạt động mang tính chuyên nghiệp cao nên chủ thể thực hiện hoạt động cho vay là các TCTD phải được thành lập hợp pháp, có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật cụ thể là các quy định của luật các TCTD năm 2010, bộ luật dân sự năm 2005, luật doanh nghiệp năm 2005 vv, và chịu sự giám sát chặt trẽ của ngân hàng nhà nước (NHNN). đối tượng cấp tín dụng trong hoạt động cho vay là vốn (tiền tệ). Khác với hoạt động cho thuê tài chính, đối tượng cấp tín dụng là tài sản; đối với hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá, đối tượng cấp tín dụng là giá trị của các giấy tờ có giá thì đối tượng của hoạt động cho vay luôn luôn là vốn (tiền tệ). Vốn ở đây có thể là đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ. Trong hoạt động cho vay bằng ngoại tệ, tổ chức tín dụng cần đáp ứng thêm một số yêu cầu khác của pháp luật.
16 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4411 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân loại các hình thức cho vay của tổ chức tín dụng, ý nghĩa pháp lý của việc phân loại đó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng và đóng vai trò là một hoạt động quan trọng trong quá trình vận hành của các tổ chức tín dụng. Trong thực tiễn có rất nhiều tiêu chí để phân biệt các hình thức cho vay này. Dưới đây là phân loại cho vay và ý nghĩa pháp lý của việc phân loại đó:
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Khái quát về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng:
1. Một số khái niệm:
- Theo quy định tại khoản 1 điều 4 luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: “Tổ chức tín dụng(TCTD) là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán.”
- Căn cứ vào khoản 16 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.
2. Các đặc trưng cơ bản của hoạt động cho vay của các TCTD:
Để phân biệt cho vay với tư cách là một hoạt động của các TCTD- với giao dịch vay tài sản trong đời sống dân sự thông thường, cũng như phân biệt cho vay với các hình thức cấp tín dụng khác của TCTD chúng ta dựa trên các đặc trưng cơ bản sau đây:
-Thứ nhất về chủ thể thì chủ thể cho vay là TCTD. Khác với các giao dịch vay tài sản thông thường, chủ thể vay có thể là bất kì ai có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và sở hữu tài sản vay, trong hoạt động cho vay, bên cho vay phải là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động hợp pháp, có đủ điều kiện để tiến hành hoạt động cho vay. Ở đây, hoạt động cho vay không phải là một giao dịch dân sự đơn thuần mà thực chất là một hoạt động kinh doanh, trong đó, tổ chức tín dụng muốn có được lợi nhuận thông qua hoạt động cho vay. Bên cạnh yếu tố về mục đích, hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng còn được thực hiện một cách chuyên nghiệp, liên tục và có tính chuyên môn nghiệp vụ sâu sắc.
Chính vì hoạt động cho vay trong lĩnh vực ngân hàng là hoạt động mang tính chuyên nghiệp cao nên chủ thể thực hiện hoạt động cho vay là các TCTD phải được thành lập hợp pháp, có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật cụ thể là các quy định của luật các TCTD năm 2010, bộ luật dân sự năm 2005, luật doanh nghiệp năm 2005…vv, và chịu sự giám sát chặt trẽ của ngân hàng nhà nước (NHNN).
- Thứ hai là: đối tượng cấp tín dụng trong hoạt động cho vay là vốn (tiền tệ). Khác với hoạt động cho thuê tài chính, đối tượng cấp tín dụng là tài sản; đối với hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá, đối tượng cấp tín dụng là giá trị của các giấy tờ có giá thì đối tượng của hoạt động cho vay luôn luôn là vốn (tiền tệ). Vốn ở đây có thể là đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ. Trong hoạt động cho vay bằng ngoại tệ, tổ chức tín dụng cần đáp ứng thêm một số yêu cầu khác của pháp luật.
- Thứ ba: thời hạn trong hoạt động cho vay rất đa dang, có thể là ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trong hoạt động cho vay, mục đích của TCTD là cấp cho bên đi vay một khoản tiền để họ sử dụng vào hoạt động sản suất kinh doanh hoặc tiêu dùng. Yếu tố mà tổ chức tín dụng xem xét để quyết định cho vay chính là tính hiệu quả của việc sử dụng tiền vay và căn cứ vào các biện pháp đảm bảo tiền vay. Nói cách khác, khi tiến hành cho vay TCTTD sẽ không bị phụ thuộc vào thời hạn tối đa hay tối thiểu phải tuân thủ. Căn cứ vào nhu cầu xin vay của bên đi vay, TCTD có thể tiến hành cho vay với nhiều thời hạn khác nhau, thậm chí thời hạn vay có thể chỉ là một vài ngày (trong trường hợp cho vay qua đêm). Đây chính là điểm khác biệt giữa hoạt động cho vay và các hoạt động cấp tín dụng khác của TCTD. Cụ thể, trong hoạt động cho thuê tài chính, thời hạn vay phụ thuộc vào thời gian khấu hao của tài sản thuê. Trong chiết khấu giấy tờ có giá, TCTD phải căn cứ vào thời hạn thanh toán còn lại của giấy tờ có giá để quyết định có nên mua lại hay không. Còn đối với hoạt động bao thanh toán, thời hạn cấp tín dụng phải căn cứ vào thời gian phát sinh các khoản phải thu của bên được cấp tín dụng.
- Thứ tư: quan hệ cho vay được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật ngân hàng. Với bản chất là hoạt động ngân hàng nên quan hệ pháp luật về cho vay giữa TCTD và khách hàng chịu sự điều chỉnh trước tiên và trên hết bởi các quy định của pháp luật ngân hàng . Luật các TCTD đã có nhiều quy định về hoạt động cho vay như điều kiện vay vốn, nội dung hợp đồng tín dụng, các biện pháp bảo đảm tiền vay, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tín dụng.vv… Để cụ thể hóa các quy định này của luật các TCTD, NHNN đã ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (Ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và được sửa đổi bổ xung bởi các quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN và số 738/2005/QĐ-NHNN), điều chỉnh khá chi tiết các nội dung của quan hệ cho vay. Chính vì vậy, mặc dù cũng có bản chất là quan hệ pháp luật dân sự, nhưng bộ luật dân sự chỉ đóng vai trò là luật chung, còn luật các TCTD là luật chuyên ngành. Do đó, chỉ những vấn đề không được luật các TCTD điều chỉnh, các bên mới vận dụng các quy định trong bộ luật dân sự để áp dụng.
3. Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động cho vay của các TCTD:
Để hoạt động cho vay được đảm bảo an toàn, phù hợp với lợi ích của cả bên cho vay và bên vay, hoạt động cho vay của TCTD được thực hiện trên những nguyên tắc nhất định, và các nguyên tắc này có ảnh hưởng quan trọng đến việc xây dựng và ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay. Các nguyên tắc đó là:
- Nguyên tắc hoàn trả: cơ sở lý luận của nguyên tắc này dựa vào đặc điểm, với tư cách là chủ thể trung gian tín dụng, TCTD chủ yếu sử dụng số tiền huy động được từ các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để cho vay. Ở giai đoạn huy động vốn, TCTD tham gia với tư cách là người đi vay, do vậy phải có nghĩa vụ hoàn trả cho người gửi tiền đúng hạn cả gốc và lãi, muốn thực hiện được điều này, với tư cách là chủ thể cho vay, TCTD có quyền yêu cầu bên đi vay hoàn trả cho mình đúng hạn cả gốc và lãi. Ngay cả khi chính TCTD( bên cho vay) là chủ thể vi phạm hợp đồng thì bên vay vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Những vi phạm của bên cho vay sẽ chịu những chế tài sử lý như phạt vi phạm hoặc bồi thường thệt hại chứ không thể bù trừ vào số tiền bên vay phải trả.
Để đảm bảo nguyên tắc hoàn trả, pháp luật có các quy định nhằm yêu cầu TCTD phải đánh giá khả năng của bên vay, xây dựng các phương án phòng ngừa rủi ro cũng như giám sát khoản vay hiệu quả. Bên cạnh đó, pháp luật cũng cho phép các bên có những thỏa thuận sửa đổi hợp đồng phù hợp như gia hạn nợ, điều chỉnh kì hạn trả nợ để bên vay thực hiện tốt nghĩa vụ hoàn trả của mình.
- Nguyên tắc tín nhiệm: tín nhiệm là nền tảng của tín dụng, tức là việc chuyển giao nguồn vốn chỉ được thực hiện khi TCTD( bên cho vay) có niềm tin vào khả năng trả nợ của bên vay. Nguyên tắc tín nhiệm sẽ đảm bảo cho TCTD quyết định cho vay một cách chính xác và hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của TCTD đối với các khoản vốn đã huy động từ nhận tiền gửi và các hình thức huy động khác.
Để đảm bảo nguyên tắc tín nhiệm, pháp luật đã quy định bên vay phải thỏa mãn những điều kiện nhất định mới được quyền vay vốn. Bên cạnh đó, pháp luật cũng cho phép TCTD được quyền đánh giá về khả năng tài chính của khách hàng rồi mới quyết định cho vay. Để có được sự tín nhiệm của TCTD, bên vay cần chứng tỏ năng lực tài chính, khả năng sử dụng vốn vay và có những cam kết chắc chắn về khả năng trả nợ. Để tăng them sự tín nhiệm, trong nhiều trường hợp, các bên có thể thỏa thuận về các biện pháp bảo đảm khả năng trả nợ như cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh.
Tuy nhiên, cơ sở của lòng tin( sự tín nhiệm) này không đơn thuần dựa vào ý chí củ quan của người ra quyết định cho vay mà cần thiết phải có những tiêu chí nhất định. Những tiêu chí này pháp luật cho phép TCTD được quyền quy định trong quy chế cho vay của mình. Do đó trên thực tế có những trường hợp chủ thể có đủ điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật nhưng TCTD vẫn cảm thấy có yếu tố rủi ro thì vẫn có thể bị từ chối cho vay.
II. Phân loại các hình thức cho vay và ý nghĩa pháp lý của từng hình thức phân loại:
Như ta đã biết, vấn đề phân loại cho vay của TCTD cần phải căn cứ vào nhiều tiêu chí cơ bản khác nhau, và mỗi cách phân loại đó lại đem đến những ý nghĩa và mục đích nhất định. Dưới đây là những cách thức phân loại cơ bản nhất và ý nghĩa pháp lý của từng cách phân loại đó:
1. Phân loại cho vay của TCTD dựa vào tiêu chí thời hạn vay:
Căn cứ vào tiêu chí này, hoạt động cho vay của TCTD có thể được chia thành: cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn. Chỉ có các TCTD là ngân hàng được thực hiện tất cả các hình thức cho vay trên, còn các TCTD phi ngân hàng thì chỉ được thực hiện hoạt động cho vay trung và dài hạn. Điều này cho ta thấy phạm vi về thời hạn cho vay của TCTD là ngân hàng thường diễn ra rộng hơn, phổ biến hơn so với các loại hình TCTD khác. Và để đảm bảo khả năng chi trả của TCTD, pháp luật có quy định TCTD không được dành quá nhiều vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Theo quy định mới nhất của NHNN, thông tư số 15/2009/TT-NHNN quy định: đối với ngân hàng thương mại, không được sử dụng quá 30% vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn; đối với quỹ tín dụng nhân dân trung ương là 20%, tỷ lệ này đối với công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính là 30%.
Dưới đây là từng hình thức cho vay cụ thể:
1.1.Hình thức cho vay ngắn hạn:
Theo quy định tại khoản 1 điều 8 của quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của thống đôc NHNN thì “ Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng”. Như vậy ta có thế thấy đây là loại hình cho vay có thời hạn dưới một năm, vì thế mà mục đích của loại hình cho vay này thường là nhằm tài chợ cho việc đầu tư vào tài ản lưu động, đáp ứng nhu cầu về tiêu dùng của khách hàng trong hoạt động kinh doanh hoặc thỏa mãn các nhu cầu về tiêu dùng của khách hàng trong thời gian ngắn mà cụ thể ở đây là không quá 12 tháng.
- Các loại cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của TCTD:
+ Cho vay mua hàng dự trữ : là loại cho vay để tài trợ mua hàng tồn kho như nguyên liệu, bán thành phẩm, giá thành. Đây là loại hình cho vay ngắn hạn chủ yếu của TCTD là ngân hàng. Đặc điểm của loại hình cho vay này là việc ngân hàng sẽ xem xét cho vay từng lần theo từng đối tượng cụ thể, và kì hạn nợ của loại cho vay này bắt đầu từ lúc bỏ tiền mua hàng tồn kho và chấm dứt khi hàng tồn kho đã tiêu thụ và thu được tiền. Phương thức cho vay đối với dự trữ hàng tồn kho được áp dụng là phương pháp cho vay ứng trước, thời hạn cho vay gắn liền với chu kì ngân quỹ của doanh nghiệp.
+ Cho vay vốn lưu động: Là loại cho vay nhằm đáp ứng toàn bộ nhu cầu dự trữ hàng tồn kho và đặc điểm gần giống cho vay mua hàng dự trữ, tuy nhiên đặc điểm của loại hình cho vay này khác ở chỗ đối tượng cho vay là toàn bộ nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt, hạn mức tín dụng là cơ sở để ngân hàng cho vay và giải ngân, và không có kì hạn cụ thể cho từng lần giải ngân mà chỉ có thời hạn cho vay cuối cùng và các điều kiện sử dụng vố vay. Chi phí của món vay gồm có chi phí trả lãi và chi phí ngoài lãi như phí cam kết sử dụng hạn mức. Thời hạn cho vay tùy theo đặc điểm về chu kì sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của từng khách hàng mà thời hạn có thể là vài ngày đến một năm
+ Cho vay dựa trên tài sản có: là loại cho vay dựa trên cơ sở số dư của các khoản phải thu, tồn kho nguyên liệu, thành phẩm. Tài sản bảo đảm cho các khoản vay này là các tài sản được tài trợ. Đối với các khoản phái thu, hoạt động cho vay này được thực hiện thông qua nghiệp vụ triết khấu hoặc nghiệp vụ mua nợ.
+ Cho vay ngắn hạn công trình xây dựng: đối với các doanh nghiệp hoạt đọng trong lĩnh vực xây dựng, sau khi nhận được các công trình xây dựng thì cần phải ứng vốn mua nguyên liệu, thuê thiết bị…để thực hiện thi công và khi công trình, hạn mục công trình hoàn thành thì mới được chủ đầu tư thanh toán theo thỏa thuận ở hợp đồng nhận thầu, vì vậy, cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp xây dựng để đáp ứng nhu cầu vốn trong quá yrinhf thi công thì cần chú ý các đểm sau: Việc xem xét cho vay phải chủ yếu dựa vào từng hợp đồng nhận thầu; đối tượng cho vay là tiền thuê nhân công, thiết bị, …để thực hiện thi công theo hợp đồng nhận thầu; kì hạn nợ được xác định dựa vào kế hoạch thi công theo hợp đồng nhận thầu; nguồn thu nợ là tiền thanh toán của nhà đầu tư; hợp đồng nhận thầu là cơ sở bảo đảm cho khoản tiền vay.
Ngoài ra, hoạt động cho vay ngắn hạn của TCTD còn được áp dụng đối với các loại vay để kinh doanh chứng khoán, vay để kinh daonh bán lẻ và cho vay đối với các định chế tài chính khác.
+ Cho vay chiết khấu giấy tờ có giá: là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn được thực hiện dưới hình thức chuyển nhượng quyền sở hữu chứng từ cho tổ chức tín dụng để nhận một khoản tiền bằng mệnh giá trừ đi mức triết khấu. Chứng từ có giá là những phương tiện chuyển tải và dự trữ giá trị do những đơn vị được phép phát hành hợp pháp và được pháp luật thừa nhận như: kì phiếu, trái phiếu. tín phiếu, thương phiếu…
+ Thấu chi: là một nghiệp vụ cho vay ngắn hạn bổ xung vón lưu động nhằm cân đối ngân quỹ hàng ngày trên tài khoản vãng lai của khách hàng. Nghiệp vụ thấu chi được thực hiện bằng cách cho phép khách hàng được dư nợ tài khoản vãng lai một số tiền nhất định và trong một thời gian nhất định.
1.2. Hình thức cho vay trung hạn và cho vay dài hạn:
Khoản 2 điều 8 quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc NHNN quy định: “ Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng”. Đây là loại hình cho vay trong đó các bên thỏa thuận thời hạn sử dụng vốn vay là từ 1 đến 5 năm. Mục đích của loại cho vay này nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định hay được sử dụng để mua sắm các loại tài sản mà khách hàng( bên vay ) cần trong kinh doanh hoặc thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt, đi học hoặc tiêu dùng…
Tại khoản 2 điều 8 quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN cũng quy định: “ Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên”. Nhưng mục đích của các khoản vay này thường là nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư.
Đối với hai hình thức cho vay là trung và dài hạn của TCTD thì phương thức cho vay chủ yếu là cho vay thông thường và tín dụng tuần hoàn.
- Cho vay thông thường: khoản vay này chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm máy móc, thiết bị, nhu cầu thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, tiền vay được thanh toán dần cho ngân hàng theo định kì. Số tiền thanh toán theo định kì có thể khác nhau.
- Cho vay tuần hoàn: là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cam kết chính thức dành một hạn mức tín dụng trong thời hạn nhất định có thể từ 1 - 3 năm, hay 5 năm, song thời hạn nợ kí kết trong hợp đồng thường ngắn, và nếu khách hàng thực hiện tốt các điều khoản của hợp đồng tín dụng thì cam kết hạn mức sẽ được tiếp tục.
1.3. Ý nghĩa pháp lý của việc phân loại hoạt động cho vay của TCTD theo tiêu chí thời hạn vay:
- Đối với người làm luật thì việc phân loại các hình thức cho vay của các TCTD theo thời hạn vay vốn là một trong các tiêu chí để quy định các biện pháp bảo đảm rủi ro về khả năng chi trả của các TCTD và xây dựng khung lãi xuất cơ bản cho từng hình thức một cách phù hợp.
- Đối với người đi vay thì việc phân loại các hình thức cho vay như trên với các hình thức lãi xuất khác nhau sẽ giúp cho những người có nhu cầu vay vốn lựa chọn được hình thức vay phù hợp nhất với mình cả về thời gian và chi phí.
- Đối với bên cho vay ( TCTD) thì phân loại dựa trên thời gian vay giúp cho TCTD có thể chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn của mình, chọn lựa đối tượng được vay vốn, điều chỉnh hoạt động cho vay một cách hợp lý và đem lại hiệu quả cao nhất.
2. Phân loại hoạt động cho vay của TCTD dựa vào tiêu chí đảm bảo khả năng hoàn trả:
Căn cứ vào tiêu chí này thì hoạt động cho vay của TCTD được chia thành cho vay có bảo đảm bằng tài sản và cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.
2.1. Cho vay có bảo đảm bằng tài sản:
Cho vay có bảo đảm bằng tài sản là loại cho vay mà nghĩa vụ trả nợ vay được bên vay bảo đảm thực hiện bằng những biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh. Trong trường hợp bên vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ, TCTD có quyền xử lí tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo thỏa thuận và phù hợp với quy định của pháp luật. Đây thực chất là hình thức bảo đảm tín dụng, khi cho vay TCTD áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo ra cơ sở kinh tế, pháp lí để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Dưới đây là một số hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản cụ thể:
- Cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp: là việc bên bên vay vốn thế chấp tài sản của mình cho bên cho vay để đảm bảo khả năng chi trả, hoàn trả vốn vay.Như ta đã biết, thế chấp tài sản là viêc bên đi vay sử dụng bất động sản thuộc sở hữu của mình hoặc giá trị quyền sử dụng đất hợp pháp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên bên cho vay.
+ Đối với thế chấp Bất động sản thì tất cả các BĐS thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân hay tổ chức đều có thể sử dụng để thế chấp vay vốn của TCTD. Khi thế chấp thì hai bên,Ngân hàng và khách hàng phải có thỏa thuận với nhau về việc định giá tài sản thế chấp và kí kết hợp đồng thế chấp có sự chứng nhận hợp pháp của Phòng công chứng.
+ Đối với việc thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất, thì do đất đai ở nước ta thuộc quyền sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lí và thực việc giao đất hoặc cho thuê đất đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội ổn định lâu dài. Trong các chủ thể được giao đất và cho thuê đất ở trên thì chỉ có cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức kinh tế mới có thể đem quyền sử dụng đất để làm tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng.
-Cho vay có bảo đảm bằng tài sản cầm cố: là việc bên đi vay giao tài sản là các động sản thuộc sở hữu của mình cho bên cho vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Động sản cầm cố có thể là loại không cần đăng kí quyền sở hữu hoặc loại cần đăng kí quyền sở hữu. Khi cầm cố, tài sản phải được giao nộp cho bên cho vay. Đối với tài sản có đăng kí quyền sở hữu, khi cầm cố hai bên có thể thỏa thuận để bên cầm cố giữ tài sản hoặc giao tài sản cầm cố cho bên thứ ba trông giữ.
- Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay: Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tài sản được tạo ra bởi một phần hoặc toàn bộ khoản cho vay của TCTD. Đây là hình thức mà khách hàng vay dùng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với TCTD. Biện pháp cho vay bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau:
+ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao cho ngân hàng cho vay đối với khách hàng và đối tượng vay.
+ Ngân hàng cho vay trung hạn và dài hạn với các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống nếu khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vay đáp ứng được các điều kiện khách hàng vay có tín nhiệm, có khả năng tài chính để trả nợ, có dự án đầu tư khả thi, có mức vốn tự có tham gia vào dự án và giá trị tài sản bảo đảm tiền vay tối thiểu bằng 50% vốn đầu tư.
- Cho vay bằng hình thức bảo lãnh: bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết với bên cho vay (Người nhận bảo lãnh),sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay (Người được bảo lãnh) nếu khi đến hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. Bảo lãnh có thể chia thành hai loại chính là:
+ Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba: là việc bên thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên đi vay, nếu đến hạ