Đề tài Phân tích ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng tới hoạt động kinh tế và đời sống của người dân tại vùng ven biển Giao Thủy – Nam Định

Hiện nay chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều biến đổi lớn: khí hậu biến đổi, nhiệt độ quả đất đang nóng lên, mực nước biển dâng, dân số tăng nhanh, . Tất cả những thay đổi đó đang ảnh hưởng lớn đến công cuộc phát triển của tất cả các nước trên thế giời và cả nước ta, trong đó có việc làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường Nước biển dâng là một trong số những vấn đề lớn nhất hiện nay đặt ra cho chúng ta, theo các nhà khoa học thì khoảng cuối thế kỉ này mực nước biển sẽ dâng cao thêm từ 0,8 đến 1,5m vì vậy nếu không có các giải pháp và biện pháp kịp thời thì tới cuối thế kỉ này nhiều khu vực của trái đất sẽ bị nhấn chìm trong nước biển. Mặc dù vậy không phải ai cũng nhận thức được vấn đề đặc biệt nguy hiểm này. Giao Thủy là một huyện ven biển tỉnh Nam Định nằm ở hữu ngạn sông Hồng, được bao bọc bởi sông và biển. Trước năm 2005, mực nước biển hầu như không tăng lên, thế nhưng từ năm 2005 biểu mức nước biển dâng đã bộc lộ một cách rõ rệt làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và cuộc sống của người dân trong khu vực. Là một sinh viên chuyên ngành kinh tế tài nguyên và môi trường tôi thấy mình có trách nhiệm trong việc tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề mực nước biển dâng cá ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và cuốc sống của chúng ta trong thời điểm hiện nay. Đó là những lý do tôi lựa chọn đề tài: “Phân tích ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng tới hoạt động kinh tế và đời sống của người dân tại vùng ven biển Giao Thủy – Nam Định”

docx65 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2397 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng tới hoạt động kinh tế và đời sống của người dân tại vùng ven biển Giao Thủy – Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu 1.Lý do chọn đề tài Hiện nay chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều biến đổi lớn: khí hậu biến đổi, nhiệt độ quả đất đang nóng lên, mực nước biển dâng, dân số tăng nhanh, ..... Tất cả những thay đổi đó đang ảnh hưởng lớn đến công cuộc phát triển của tất cả các nước trên thế giời và cả nước ta, trong đó có việc làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường Nước biển dâng là một trong số những vấn đề lớn nhất hiện nay đặt ra cho chúng ta, theo các nhà khoa học thì khoảng cuối thế kỉ này mực nước biển sẽ dâng cao thêm từ 0,8 đến 1,5m vì vậy nếu không có các giải pháp và biện pháp kịp thời thì tới cuối thế kỉ này nhiều khu vực của trái đất sẽ bị nhấn chìm trong nước biển. Mặc dù vậy không phải ai cũng nhận thức được vấn đề đặc biệt nguy hiểm này. Giao Thủy là một huyện ven biển tỉnh Nam Định nằm ở hữu ngạn sông Hồng, được bao bọc bởi sông và biển. Trước năm 2005, mực nước biển hầu như không tăng lên, thế nhưng từ năm 2005 biểu mức nước biển dâng đã bộc lộ một cách rõ rệt làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và cuộc sống của người dân trong khu vực. Là một sinh viên chuyên ngành kinh tế tài nguyên và môi trường tôi thấy mình có trách nhiệm trong việc tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề mực nước biển dâng cá ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và cuốc sống của chúng ta trong thời điểm hiện nay. Đó là những lý do tôi lựa chọn đề tài: “Phân tích ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng tới hoạt động kinh tế và đời sống của người dân tại vùng ven biển Giao Thủy – Nam Định” 2. Mục tiêu của đề tài - Phân tích ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng tới hoạt động kinh tế và đời sống người dân tại Xuân Thủy – Nam Định - Đề xuất các giải pháp duy trì, cải thiện hoạt động kinh tế và đời sồng người dân đồng thời với việc phòng tránh/ giảm thiểu các thiệt hại do nước biển dâng 3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: vườn quốc gia Xuân Thủy và 5 xã vùng đệm gồm Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải. - Phạm vi thời gian: phân tích các ảnh hưởng của mực nước biển chủ yếu từ năm 2005 đến đầu 2008 và dự báo tác động cho thời kỳ đến năm 2015 _ Phạm vi khoa học: nghiên cứu về thiệt hại của giá trị trực tiếp và gián tiếp, bên cạnh đó có rất nhiều các giá trị khác nhưng đề tài không đề cập đến ( ví dụ như giá trị bảo tồn, giá trị môi trường … ) 4. Phương pháp nghiên cứu - Chuyên đề sử dụng phương pháp phân tích trên cơ sở kế thừa các số liệu thống kê và các tài liệu nghiên cứu có liên quan. - Phương pháp khảo sát thực địa: để khảo sát tìm hiểu hiện trạng vùng nghiên cứu - Phương pháp so sánh. - Mô hình hóa hiện tượng nước biển dâng bằng phương pháp GIS 5. Cấu trúc chuyên đề: Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục chuyên đề gồm 3 chương chính Chương I: Những vấn đề chung về tác động của nước biển dâng đối với hoạt động kinh tế và đời sống con người Chương II: Thực trạng hoạt động kinh tế và đời sồng người dân và các ảnh hưởng của nước biển dâng vùng ven biển Giao Thủy – Nam Định. Chương III: Phân tích ảnh hưởng của NBD tới hoạt động kinh tế và đời sống của người dân vùng Giao Thủy – Nam Định. LỜI CẢM ƠN Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn của tôi tới Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thế Chinh khoa Kinh tế - Quản lý Tài nguyên, Môi trường và Đô thị, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, những người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn Thạc sĩ Vũ Tấn Phương, Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, Viện khoa học lâm nghiệp đã góp ý và cung cấp nhiều tài liệu quý báu để tôi có thể hoàn thành chuyên đề của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế - Quản lý Tài nguyên - Môi trường và Đô thị, trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và thực hiện chuyên đề tốt nghiêp. Đồng thời, trong thời gian nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn để hoàn thành chuyên đề, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Viện khoa học khí tượng thủy văn, ban quản lý vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Đinh, gia đình và bạn bè. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Sinh viên KTMT - K46 Bạch Hồng Hải LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả, số liệu nêu trong đề tài là hoàn toàn trung thực và không cắt ghép, sao chép từ báo cáo hoặc luận văn của người khác. Nếu sai tôi xin chịu kỷ luật với nhà trường. Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2008 Bạch Hồng Hải Chương I: Những vấn đề chung về tác động của nước biển dâng đối với hoạt động kinh tế và đời sống con người 1.1 Nhận thức về hiện tượng nước biển dâng Thay đổi khí hậu sẽ có nhiều ảnh hưởng tiêu cực, bao gồm cả việc tần xuất lớn hơn của các dòng nước nóng; tăng cường độ các trận bão, lũ lụt và hạn hán; mực nước biển dâng cao; sự phán tán nhanh hơn của các bệnh; mất đa dạng sinh học. Sự dâng lên của mực nước biển (SLR) gây nên mối đe doạ nghiêm trọng có các quốc gia có mức độ tập trung cao cả dân cư và các hoạt động kinh tế ở các khu vực ven biển. Cho đến gần đây, các nghiên cứu dự đoán Mực nước biển dâng cao (“sea level rise” - viết tắt SLR) sẽ tăng lên 0-1 mét trong thế kỷ 21 (Church và các cộng sự 2001, IPCC Đánh giá thứ ba, 2001). Ba yếu tố cơ bản được đề cập bao gồm: (i) hiện tượng nở vì nhiệt của đại dương; (ii) tan băng ở Greenland và Nam Cực (thêm vào đóng góp của việc tan băng ở các khu vực khác); và (iii) thay đổi khả năng giữ nước ở đất liền. Trong các nhân tố này, hiện tượng nở vì nhiệt của đại dương đã từng được xem là nhân tố chủ yếu đằng sau sự dâng lên của mực nước biển. Tuy nhiên, số liệu mới về tỷ lệ tan băng ở Greenland và Nam Cực cho thấy rằng ảnh hưởng này lớn hơn. Bởi vì các tảng băng ở Greenland và Nam Cực chứa đủ nước để làm tăng mực nước biển lên 70 mét Trong vòng 200 năm trở lại đây, đặc biệt là trong mấy chục năm vừa qua khi công nghiệp hoá phát triển, nhân loại  bắt đầu khai thác than đá, dầu lửa, sử dụng các nhiên liệu hoá thạch...  Cùng với các hoạt động công nghiệp tăng lên, nhân loại bắt đầu thải vào bầu khí quyển một lượng khí CO2, nitơ ôxít, mêtan... khiến cho nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên. Bàng 1.1 Đặc điểm vật lý của băng có trên Trái Đất / Hầu hết giới khoa học đều công nhận biến đổi khí hậu là do nồng độ của khí hiệu ứng nhà kính tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao. Bản thân nó đã làm cho Trái đất ấm lên, nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên, nhiệt độ nóng lên này đã tạo ra các biến đổi trong các vấn đề thời tiết hiện nay. Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, nguyên nhân của hiện tượng biến đổi khí hậu 90% do con người gây ra, 10% là do tự nhiên. Nhiệt độ trái đất nóng lên làm cho băng của các dãy Himalaya và Nam cực, Bắc cực và các vùng khác tan chảy. Những núi băng này tan chảy sẽ làm cho mực nước biển tăng lên. Mực nước biển dâng lên từ 28 - 43 cm. Nhưng có thể mực nước biển này còn cao hơn nữa tùy theo sự phát thải của hiệu ứng nhà kính và tác động của con người gây ra. Hình 1.1 Biểu đồ nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái đất đã tăng lên trong vòng 140 năm qua / (Nguồn: www.combatclimatechange.ie) 1.2. Những tác động tiêu cực của nước biển dâng Hiện tượng nước biển dâng tạo ra những tác động xấu đến kinh tế, xã hội và môi trường tại những khu vực bị ảnh hường. Hiện tượng nước biển dâng sẽ khiến cho các vùng ven biển sẽ bị mất đất, thay đổi đa dạng sinh học, tác động đến đời sống của người dân, gây ra thiệt hại về kinh tế… 1.2.1 Về môi trường Hậu quả của mực nước dâng cao sẽ phá hủy toàn bộ môi trường và cây cối trong khu vực, ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài động, thực vật tại các khu vực ven biển. Nước biển dâng cao sẽ làm thay đổi hệ sinh thái ở khu vực ven biển, gây ra những tác động rất xấu đến môi trường sống của con người. Những bản tường trình của các nhà khoa học đã đề cập đến sự thiệt hại nghiêm trọng dẫn đến tác hại cho các hệ sinh thái như rừng đước, rặng san hô, rừng cây, vùng ngập mặn duyên hải, hệ thực vật, đồi cát, cấu tạo đá, nguồn nước ngầm và tính đa dạng sinh học động vật và thực vật. Hơn nữa, sự phát tán chất thải rắn và lỏng cùng các loại hóa chất, tình trạng ô nhiễm nguồn nước, sự tàn phá hệ thống cống rãnh và những nhà máy đang đe dọa ô nhiễm môi trường theo hướng khó lường. Theo các chuyên gia, tác hại lớn nhất là ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm đất do nước mặn từ biển thâm nhập vào đất liền, cấu tạo một lớp muối trên bề mặt đất trồng trọt. Tại Maldives, có từ 16 - 17 đảo san hô vòng bị tràn ngập bởi sóng biển nên hoàn toàn không còn nước ngọt và được xem như là không thể phục hồi trong vài thập niên tới. Vô số giếng nước bị vùi lấp bởi đất, cát và nước biển. Những tầng nước ngầm bị đá ong xâm lấn. Đất bị ngập nước biển trở nên cằn cỗi, không dễ dàng gì và cũng rất tốn kém nếu muốn phục hồi lại thành đất nông nghiệp. Nước biển làm chết cây cối và hủy diệt các loại vi sinh vật rất cần thiết cho đất. 1.2.2Thiệt hại về kinh tế, xã hội Hiện tượng nước biển dâng sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế của các quốc gia ven biển, đặc biệt là tại một số quốc gia trong đó Việt Nam, Ai Cập và Bahamas hậu quả của SLR có thể là một thảm hoạ (catastrophic). Đối với nhiều nước khác, bao gồm cả một số nước lớn (Trung Quốc), ảnh hưởng tuyệt đối có khả năng là rất lớn. Trong các khu vực, Đông Nam Á và Trung Đồng/Bắc Phi thể hiện ảnh hưởng tương đối là lớn nhất. Mực nước biển dâng cao 30m trên phạm vi rộng lớn có thể sẽ gây ngập lụt 3.7 triệu dặm vuông đất đai trên thế giới, còn với mực nước biển dâng cao 5m đột ngột thì cuộc sống của 669 triệu người và 2 triệu dặm vuông đất đai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Riêng ở Việt Nam, nước biển dâng lên 1 mét sẽ khiến 22 triệu người Việt Nam mất nhà cửa với thiệt hại lên tới 10% GDP (Ông Bernard O’Callaghan .Điều phối viên chương trình của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới.) Đông Á sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi SLR. Tại mức SLR 5 mét, Đông Á là khu vực ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong các khu vực của các nước đang phát triển. Từ mức tăng 1 mét đến 5 mét của SLR, dân số bị ảnh hưởng là 2% đến 8.6%, trong khi ảnh hưởng của GDP là 2.09% đến 10.2%. Khu vực đô thị và diện tích đầm lầy cũng bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng của SLR . Bảng 1.2 Đông Á: Ảnh hưởng của mực nước biển dân cao / (Nguồn: www.combatclimatechange.ie) Việt Nam là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi SLR: khoảng 16% tổng diện tích của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng với mực tăng 5 mét của SLR, làm cho quốc gia này trở thành nước thứ hai sau Bahamas trong số các nước được phân tích trong nghiên cứu này. Đa số ảnh hưởng này tác động đến Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Một phần lớn dân cư Việt Nam và các hoạt động kinh kế nằm ở vị trên vùng đồng bằng của hai con sông này. Như được chỉ ra ở hình 1.3, 10.8% dân số Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng khi mực SLR ở mức 1 mét. Đây là tỷ lệ lớn nhất trong số 84 quốc gia (Ai Cập tiếp theo với 10.56%). Dân số Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng đến 35% với SRL ở mức 5 mét. Ảnh hưởng của SLR đến GDP của Việt Nam và khu vực đô thị gần sát với mức ảnh hưởng đến dân số của Việt Nam. Hình 1.2: Đông Á: Diện tích đất các quốc gia bị ảnh hưởng / Hình 1.3 Đông Á: Dân số bị ảnh hưởng / (Nguồn: www.combatclimatechange.ie) Hình 1.4 Đông Á : Khu vực dân cư bị ảnh hưởng (5mét SLR) / GDP của Thái Lan cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, như được chỉ ra ở hình 1.3, ảnh hưởng này sẽ đáng kể chỉ khi SLR ở mức 4 mét đến 5 mét. Trong tất cả các chỉ tiêu, khu vực nông nghiệp Việt Nam sẽ ảnh hưởng nặng nhất ở các nước Đông Á Đồng thời, nông nghiệp của Myanmar, cũng như các vùng đầm lầy cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Hầu hết đầm lầy của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng của SLR. Hình 1.5 Đông Á: GDP bị ảnh hưởng / Hình 1.6 Đông Á: Khu vực đô thị bị ảnh hưởng / (Nguồn: www.combatclimatechange.ie) Hình 1.7 Đông Á: Khu vực nông nghiệp bị ảnh hưởng / Hình 1.8 Đông Á: Khu vực đầm lầy bị ảnh hưởng / (Nguồn: www.combatclimatechange.ie) 1.2. Những tác động tích cực của NBD Hiện tại chưa có bất cứ số liệu thống kê hay các bằng chứng khoa học cho thấy NBD có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh tế và đời sống của người dân. Chương II: Thực trạng hoạt động kinh tê và đời sồng người dân và các ảnh hưởng của NBD vùng ven viển Giao Thủy –Nam Định 2.1. Giới thiệu chung về vùng ven biển Giao Thủy 2.1.1. Các đặc điểm tự nhiên vùng ven biển Giao Thủy 2.1.1.1 Vị trí địa lý Cách thành phố Nam định 50 km về phía Đông, dọc theo quốc lộ 1 và quốc lộ 21 theo dòng sông Hồng, dừng chân tại cửa Ba Lạt, cửa sông rộng lớn của huyện Giao Thủy là vùng bãi triều ngập nước mênh mông với hệ sinh thái rừng ngập mặn xanh tốt ngăn cách giữa sóng biển ồn ào và dải cát bờ biển. Đó chính là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy tỉnh Nam Định. Về tọa độ địa lý: Vĩ độ 20021’ Bắc Kinh độ 106031’ Đông Là vùng bão triều rộng lớn chia làm 3 cồn được quy hoạch thành 2 vùng là vùng lõi và vùng đệm. Phía Tây khu bảo tồn giáp với 4 xã ven biển huyện Giao Thủy là : Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Thiện. Phía Bắc có cửa Ba Lạt là nơi tiếp giáp giữa sông Hồng và Biển Đông. Phía Đông và phía Nam giáp với biển Đông và các cửa sông nhỏ khác. 2.1.1.2 Địa hình và cảnh quan toàn vùng Vùng bãi triều cửa sông ven biển huyện Giao Thuỷ có diện tích khoảng 11.000 ha, gồm : Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu & Cồn Xanh a- Đặc điểm chung : Vùng bãi bồi Huyện Giao Thuỷ có độ cao trung bình từ 0,5 - 0,9m. Đặc biệt ở Cồn Lu có nơi cao tới 1,2 - 2,5 m. Nhìn chung vùng bãi triều của huyện Giao Thuỷ thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Địa hình vùng bãi triều bị phân cắt bởi sông Vọp & sông Trà , chia khu vực thành 4 khu là : Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Xanh. - Bãi Trong : Chạy dài từ cửa Ba Lạt đến hết xã Giao Xuân với chiều dài khoảng 12 km, chiều rộng bình quân khoảng 1500m. Phía Bắc khu Bãi Trong là đê quốc gia ( đê Ngự Hàn ) và phiá Nam được giới hạn bởi sông Vọp. Hầu hết diện tích khu Bãi Trong được chia ngăn thành ô thửa, hình thành các đầm nuôi tôm cua & khai thác hải sản. Diện tích Bãi Trong khoảng 2500 ha.Có khoảng 800 ha đất bãi bồi đã được trồng RNM - Cồn Ngạn: Cồn Ngạn nằm giữa sông Vọp và sông Trà có chiều dài khoảng 10 km và chiều rộng bình quân khoảng 2000m. Phần diện tích Cồn Ngạn ( thuộc vùng đệm ) đã được ngăn thành ô thửa để nuôi trồng thuỷ sản. Phần còn lại giới hạn bởi đê Vành lược và sông Trà thuộc vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ vẫn có rừng ngập mặn cùng với một phần đầm tôm ( ở giáp sông Hồng ) và một phần bãi cát pha ở cuối Cồn Ngạn đang được cộng đồng dân địa phương sử dụng nuôi ngao quảnh canh. Tổng diện tích tự nhiên của Cồn Ngạn xấp xỉ 2000 ha. - Cồn Lu : Nằm gần song song với Cồn Ngạn, có chiều dài khoảng 12.000 m và chiều rộng bình quân khoảng 2000m . ở phía Đông và Đông Nam Cồn Lu còn có cồn cát cao ( 1,2m - 2,5 m) không bị ngập triều và địa hình thấp dần về phía sông Trà. Trừ cồn cát, diện tích còn lại của Cồn Lu có nước thuỷ triều lên xuống tự do, có rừng ngập mặn phát triển. Diện tích của Cồn Lu xấp xỉ 2500 ha. - Cồn Mờ ( Cồn Xanh ): Là bãi bồi tiếp giáp với Cồn Lu có độ cao khoảng 0,5 - 0,9 m, diện tích bãi khi triều kiệt khoảng trên 200 ha. Vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ bao gồm bãi trong Cồn Ngạn, toàn bộ Cồn Lu và Cồn Xanh, có diện tích đất nổi khi triều kiệt : 3.100 ha và đất còn ngập nước 4.000 ha. Tổng diện tích tự nhiên 7.100 ha. b-Đặc điểm địa hình cảnh quan hiện tại : Trong khoảng vài chục năm gần đây, vùng bãi triều cửa sông Hồng thuộc Huyện Giao Thuỷ được con người quan tâm nhiều hơn để cố gắng khai thác sử dụng nguồn lợi tự nhiên phục vụ quốc kế dân sinh. Giai đoạn 1960 - 1985 là thời kỳ quai đê lấn biển theo phương châm :" lúa lấn cói, cói lấn vẹt, vẹt lấn biển ". ở giai đoạn này đã quai đê lấn biển được khoảng 300 ha ở sát chân đê Ngự Hàn ( vùng Điện Biên-Xã Giao An ). Từ năm 1985 - 1995 là giai đoạn mở cửa và thay đổi về chiến lược phát triển kinh tế vùng biển. Phương châm " vẹt lấn biển, tôm lấn vẹt " đã tạo ra hàng ngàn ha đầm tôm ở vùng Bãi Trong và Cồn Ngạn. Hai trục đường 1 & 2 nối đê Ngự Hàn và đê Vành lược đã tạo ra một vùng cảnh quan mới ( vùng nuôi trồng thuỷ sản quảng canh cải tiến). Hàng ngàn ha rừng đã bị phá để làm đầm tôm. Gần 2000 ha bãi triều không còn giữ được cảnh quan tự nhiên nữa mà bị ngăn thành nhiều ô thửa để điều tiết nước theo yêu cầu nuôi trồng thuỷ sản ( NTTS ) quảng canh của chủ đầm. Nhà nước địa phương cũng can thiệp khá mạnh bằng cách quy hoạch vùng nuôi, xây dựng các công trình giao thông thuỷ lợi, làm thay đổi đáng kể bộ mặt tự nhiên ở khu vực bãi bồi vùng cửa sông Hồng của Huyện Giao Thuỷ . Cảnh quan hùng vĩ và hoang dã của vùng bãi triều đã nhường chỗ cho các mô hình canh tác mới của con người. Đồng thời kéo theo sự suy giảm về số lượng và chất lượng các loài động vật hoang dã và môi trường sinh thái tự nhiên của khu vực. Tuy nhiên với tầm nhìn xa trông rộng, Chính phủ đã lưu giữ lại một vùng đất ngập nước nguyên sinh, hiện là vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ - Đây là một di sản thiên nhiên quý giá, không gì có thể thay thế được dành cho các thế hệ mai sau . 2.1.1.3 Đặc điểm đất đai Đất đai toàn vùng cửa sông Hồng nói chung được thành tạo từ nguồn sa bồi ( phù sa bồi lắng ) của toàn bộ hệ thống sông Hồng. Vật chất bồi lắng bao gồm 2 loại hình chủ yếu : bùn phù sa ( cố kết dần trở thành lớp đất thịt ) và cát lắng đọng ( tích đọng và di động do ngoại lực trở thành giồng cát ). Mức độ cố kết khác nhau của loại đất thịt và mức độ nâng cao trình giồng cát đã tham gia vào sự khác biệt chi tiết của những loại tầng đất và phân bố đất . Lớp phù sa được dòng chảy vận chuyển và bồi lắng hình thành lớp thổ nhưỡng cửa sông ven biển được xác định bởi lớp thổ nhưỡng ven châu thổ với những loại hình : - Đất nhẹ, cát pha và thịt nhẹ, phần nhỏ cát thuần. - Đất trung bình, thịt trung bình - Đất nặng từ thịt nặng đến đất sét ( sét cố kết ). Những nhóm đất chưa ổn định còn bị ảnh hưởng mạnh mẽ của nhật triều, sóng, dòng lũ và dòng chảy ven bờ, chưa cố kết và ở dạng bùn lỏng. Tầng dưới sâu đã dần dần ổn định và hình thành tầng B, tầng trên không dầy quá 20 cm. Tập đoàn cây thuộc loại hình rừng ngập mặn có vai trò tích cực cố định lớp đất, nâng dần cốt cao trình ven biển. Lượng phù sa ở cửa Ba Lạt trung bình 1,8 gram trong 1 lít nước là cơ sở hình thành những cồn đất bồi lắng kéo dài theo hướng Tây nam (lưỡi đất cửa sông ). Độ PH của lớp đất khá ổn định ( thịt - thịt nặng từ 7,2 - 7,6 ) và mức độ nhiễm mặn với mật độ NH biến động từ 17,2-20 miligam trong 100 gram đất khô lấy mẫu. Đất bùn lỏng hay đất đã cố định giàu dinh dưỡng, thích hợp với nhiều loài cây ngập mặn ( Mangrove ). Thể hiện rất rõ mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng tương tác theo chiều hướng có lợi giữa thổ nhưỡng với quần thể rừng ngập nước, hình thành hệ sinh thái đặc trưng của vùng cửa sông ven biển. Các loại đất cụ thể của khu vực như sau: - Vùng lõi : rộng 7.100 ha,trong đó có 3.100 ha đất nổi,4.100 ha đất còn đang ngập nước, 948 ha đất cát & cát pha ,2.152 ha đất thịt và đất sét,Rừng ngập mặn 1.855ha,rừng phi lao : 93 ha ( Chi tiết xem Bảng 2.1 ) - Vùng đệm : rộng 8.000 ha;trong đó : 1.407 ha còn ngập nước,6.593 ha đất nổi,đất cát pha 220 ha,đất thịt & sét 6.373 ha,đất có rừng ngập mặn 1.724 ha,rừng phi lao 6 ha.( chi tiết ở bảng 2.2 ) Bảng 2.1- Thống kê diện tích các loại đất đai ở VQGXT ĐV tính : ha Loại đất  Đất còn ngập  Đất thịt + sét  Đất cát & cát pha  Tổng số   Khu vực  nước thường xuyên và sông lạch  Có RNM  Đất trống  Tổng  Có phi lao  Đất trống  Tổng  Có rừng  Đất trống  Tổng   Cồn Ngạn  300  644  140  784   200  200  644  640  1284   Cồn Lu  1200  1118  250  1368 
Tài liệu liên quan