Đề tài: Phân tích bản chất chủ nghĩa tư bản hiện đại - tư bản độc quyền.
1. Bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại:
Chủ nghĩa tư bản được xác lập là một phương thức sản xuất thống trị khi có một nền đại công nghiệp cơ khí. (Từ cuối thế kỷ 18 ở nước Anh bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần I)
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển qua 2 giai đoạn:
ỉ Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh (cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19) Trong thời kỳ tự do cạnh tranh nhà tư bản đồng thời vừa là chủ sở hữu vừa là giám đốc điều hành.
ỉ Chủ nghĩa tư bản độc quyền từ cuối thế kỷ 19.
Đây là hai giai đoạn của cùng một phương thức sản xuất, cùng dựa trên quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, chỉ khác nhau về trình độ xã hội hoá của lực lượng sản xuất.
Tư bản độc quyền là giai đoạn phát triển tất yếu của tư bản tự do cạnh tranh.
a. Tư bản Độc quyền tư nhân:
Cạnh tranh tự do dẫn đến hàng loạt những xí nghiệp qui mô nhỏ bị phá sản, bị thôn tính hoặc một số xí nghiệp qui mô nhỏ tự nguyện xát nhập lại thành xí nghiệp qui mô lớn. Chính cạnh tranh tự do thúc đẩy tập trung sản xuất.
Do sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất dẫn đến mở rộng qui mô sản xuất.
Khủng hoảng kinh tế nổ ra dẫn đến hàng loạt xí nghiệp bị phá sản, còn lại một số xí nghiệp thoát ra khỏi khủng hoảng thì phải đổi mới tư bản cố định. Nó cũng thúc đẩy mở rộng qui mô sản xuất.
Từ những quá trình trên đã đẩy nhanh tích tụ tập trung sản xuất, chỉ còn lại một số những xí nghiệp qui mô lớn và những xí nghiệp có qui mô lớn có khuynh hướng thoả thuận với nhau về qui mô sản xuất, về giá cả sản xuất . dẫn đến ra đời của độc quyền và tổ chức độc quyền.
12 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích bản chất chủ nghĩa tư bản hiện đại - Tư bản độc quyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Phân tích bản chất chủ nghĩa tư bản hiện đại - tư bản độc quyền.
1. Bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại:
Chủ nghĩa tư bản được xác lập là một phương thức sản xuất thống trị khi có một nền đại công nghiệp cơ khí. (Từ cuối thế kỷ 18 ở nước Anh bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần I)
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển qua 2 giai đoạn:
Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh (cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19) Trong thời kỳ tự do cạnh tranh nhà tư bản đồng thời vừa là chủ sở hữu vừa là giám đốc điều hành.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền từ cuối thế kỷ 19.
Đây là hai giai đoạn của cùng một phương thức sản xuất, cùng dựa trên quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, chỉ khác nhau về trình độ xã hội hoá của lực lượng sản xuất.
Tư bản độc quyền là giai đoạn phát triển tất yếu của tư bản tự do cạnh tranh.
a. Tư bản Độc quyền tư nhân:
Cạnh tranh tự do dẫn đến hàng loạt những xí nghiệp qui mô nhỏ bị phá sản, bị thôn tính hoặc một số xí nghiệp qui mô nhỏ tự nguyện xát nhập lại thành xí nghiệp qui mô lớn. Chính cạnh tranh tự do thúc đẩy tập trung sản xuất.
Do sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất dẫn đến mở rộng qui mô sản xuất.
Khủng hoảng kinh tế nổ ra dẫn đến hàng loạt xí nghiệp bị phá sản, còn lại một số xí nghiệp thoát ra khỏi khủng hoảng thì phải đổi mới tư bản cố định. Nó cũng thúc đẩy mở rộng qui mô sản xuất.
Từ những quá trình trên đã đẩy nhanh tích tụ tập trung sản xuất, chỉ còn lại một số những xí nghiệp qui mô lớn và những xí nghiệp có qui mô lớn có khuynh hướng thoả thuận với nhau về qui mô sản xuất, về giá cả sản xuất .... dẫn đến ra đời của độc quyền và tổ chức độc quyền.
Tổ chức độc quyền là những xí nghiệp hoặc liên hiệp xí nghiệp qui mô lớn nắm trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ 1 hoặc một số loại mặt hàng. Chúng có thể qui định được giá cả độc quyền đển thu lợi nhuận độc quyền cao.
Bản chất của tư bản độc quyền: đó là sự thống trị về kinh tế và chính trị của độc quyền
Hình thức của độc quyền: Các ten, Sanh đi ca, Tờ rớt .........
b. CNTB Độc quyền Nhà nước:
Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước bắt đầu xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 ở các nước kinh tế phát triển Tây Âu như: Đức, ý ..... và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước phát triển nhanh chóng trở thành phổ biến từ sau đại chiến thế giới thứ 2.
Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước:
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước nó không phải là một giai đoạn lịch sử mà là một hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện lực lượng sản xuất xã hội hoá cao.
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước đó là sự kết hợp giữa tổ chức độc quyền và Nhà nước tư sản thành một tổ chức thống nhất trong đó Nhà nước phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền, phục vụ lợi ích cho tổ chức độc quyền.
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước là hệ thống các quan hệ kinh tế chính trị mà được biểu hiện ở hệ thống đường lối chính sách: Chính sách kinh tế đối nội , đối ngoại phục vụ cho độc quyền.
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, đó có thể làm dịu đi mâu thuẫn của Chủ nghĩa tư bản nhưng nó không làm thay đổi bản chất của Chủ nghĩa tư bản.
Như vậy chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang một giai đoạn mới với bản chất chính là Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước ra đời trong cách mạng khoa học Công nghệ.
Chủ nghĩa tư bản hiện đại có những biểu hiện mới trong 5 đặc điểm kinh tế Chủ nghĩa tư bản độc quyền:
Tích tụ, tập trung: quá trình tích tụ và tập trung sản xuất được đẩy mạnh hơn nữa, dưới tác động của quy luật cạnh tranh và quy luật kinh tế cơ bản của Chủ nghĩa tư bản, cùng với điều kiện quốc tế hoá sản xuất dẫn đến các tổ chức độc quyền quốc gia đã vượt biên giới quốc gia trở thành các công ty xuyên quốc gia. Khi ra ngoài biên giới quốc gia, các công ty này đã thực hiện sự liên kết để bành trướng thế lực và khai thác tiềm năng của nước chủ nhà. Thông qua con đường đó các công ty xuyên quốc gia ngày càng thâm tóm nhiều tư liệu sản xuất, vốn, trí tuệ quốc tế, tạo ra nhiều hình thức sở hữu hỗn hợp mang tính quốc tế hoá.
Sự hình thành tư bản tài chính chủ yếu phát triển theo hai hướng: khu vực và quốc tế về qui mô và vai trò ngày càng lớn (ví dụ tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ - OPECT)
Xuất khẩu tư bản so với trước đây có sự thay đổi về qui mô và định hướng xuất khẩu. Trước đây xuất khẩu tư bản xảy ra từ nước giàu sang nước nghèo do nhân công rẻ mạt, còn hiện này xuất khẩu tư bản diễn ra giữa nước giàu sang nước giàu.
Phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền: Khác với hai cuộc Đại chiến thế giới thì hiện nay chiến tranh diễn ra không có súng đạn nhưng có sức huỷ diệt, đó là chiến tranh kinh tế. Ngoài ra các cuộc chiến tranh sắc tộc, dân tộc vẫn diễn ra nhằm chiếm lĩnh lãnh thổ quốc gia (thềm lục địa).
Hình thành các khối liên kết kinh tế và các khu vực liên kết kinh tế
2. Nguyên nhân dẫn đến những điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản hiện đại:
Do sự phát triển của các mâu thuẫn nội tại của Chủ nghĩa tư bản mà trước hết là mâu thuẫn cơ bản của Chủ nghĩa tư bản đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất ngày càng xã hội hoá với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn này phát triển gay gắt nó đòi hỏi phải có một hình thức mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phù với trình độ xã hội hoá của lực lượng sản xuất, mà ngay cả sở hữu tập thể của độc quyền tư nhân cũng không còn phù hợp nữa mà cần phải có hình thức sở hữu cao hơn là Nhà nước tư bản. Và các mâu thuẫn khác của Chủ nghĩa tư bản ngày càng quyết liệt như là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản, mâu thuẫn giữa các nước đã phát triển với các nước đang phát triển. Từ các mâu thuẫn trên dẫn đến buộc tổ chức độc quyền nắm lấy bộ máy Nhà nước đển phục vụ lợi ich cho chúng và phải tiến hành những điều chỉnh để có thể tồn tại.
Loài người đã và đang ở vào thời kỳ sôi động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Cuộc cách mạng này là một quá trình đột biến diễn ra dưới tác động nhảy vọt có tính dây chuyền trong tất cả các yếu tố của lực lượng sản xuất. Cách mạng khoa học và công nghệ đang làm biến đổi có tính căn bản toàn bộ nền sản xuất xã hội dựa trên bốn ngành trụ cột:
Công nghệ sinh học: giải mã 3,3 tỷ mã di truyền đề hoàn thành bản đồ gen con người, nhân bản vô tính, kết hợp sinh học và tin học tạo ra ngành liên kết sinh-tin học.
Công nghệ vật liệu với thành công lớn trong việc tạo ra các dạng vật liệu có các tính năng vượt trội những tính năng sẵn có trong vật liệu tự nhiên như: gốm công nghiệp, siêu dẫn Nano...
Công nghệ năng lượng: với những tiến bộ to lớn tỏng lĩnh vực an toàn để sử dụng có hiệu quả năng lượng nguyên tử, năng lượng nhẹ, năng lượng sạch lấy từ mặt trời và các sản phẩm sinh học
Công nghệ thông tin: với sự bùng nổ nhanh chóng trong côngnghệ người máy, vi tính, internet... tạo điều kiện vật chất để chuyển nền sản xuất công nghiệp sang kinh tế tri thức.
Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới làm thay đổi cơ cấu kinh tế. Để xây dựng cơ cấu kinh tế mới hết sức đồ sộ thì cần phải có một lượng tư bản rất lớn mà không thể có một nhà tư bản hoặc tổ chức độc quyền tư nhân nào ứng nổi. Cho nên cần phải có sự đầu tư bằng tư bản Nhà nước.
Sự xuất hiện tính chỉnh thể, tính nhân loại, tính toàn cầu trong mối quan hệ với tính giai cấp và đấu tranh giai cấp, theo đó phương thức giải quyết những vấn đề cấp bách trước mắt và nhằm mục tiêu lâu dài được điều chỉnh theo tư duy mới.
Trung tâm văn minh của loài người đã và đang có những đấu hiệu di chuyển về phương Đông, mở đầu từ Nhật Bản. Khu vực Châu á - Thái Bình Dương là khu vực kinh tế năng động do nền kinh tế thế giới đã và đang chuyển dịch đến khu vực này.
Bầu không khí thế giới vẫn đi theo hướng chung là chuyển từ đối đầu chiến tranh sang đối thoại hoà bình.
Sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu và Liên Xô ảnh hưởng rất lớn đến các nước xã hội chủ nghĩa còn lại và sự thay đổi vai trò của hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới.
Xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế thế giới: EU, khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ - AFTA, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam á -ASEAN...
3. Những điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản hiện đại:
Những nguyên nhân trên đã buộc chủ nghĩa tư bản hiện đại phải có những điều chỉnh trong cấu trúc của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, quan hệ kinh tế quốc tế và trong chu kỳ sản xuất.
a. Điều chỉnh trong cấu trúc của lực lượng sản xuất:
Con người:
Đội ngũ người lao động làm thuê - lực lượng sản xuất cơ bản - cũng đã có sự biến đổi cả về trình độ nghiệp vụ, cơ cấu và các yếu tố cấu thành giá trị hàng hoá sức lao động để phù hợp với bước nhảy vọt mang tính cách mạng của tư liệu sản xuất. Cho đến nay đội ngũ lao động của các nước tư bản phát triển đã đạt được trình độ văn hoá chuyên môn nghiệp vụ cao. Cơ cấu lao động có sự thay đổi theo chiều hướng tiến bộ. Lao động dịch vụ tập trung 70-75%, đồng thời đội ngũ chuyên gia có tay nghề cao tập trung chủ yếu ở khu vực này. Với nền sản xuát dần từng bước chuyển sang nền “sản xuất trí thức”, vai trò nguồn nhân lực càng trở nên quan trọng. Để nâng cao trình độ khoa học, đào tạo đội ngũ lao động lành nghê, các nước tư bản đã tăng cường đầu tư vào việc nghien cứu và triển khai, thực hiện hợp tác quốc tế trong những chương trình nghiên cứu các đề tài mang tính chiến lược, thực hiện cải cách giáo dục... Nhờ vậy chủ nghĩa tư bản đã đạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực này.
Do sự đầu tư vào con người để làm tăng các yếu tố tái sản xuất sức lao động cả về vật chất lẫn tinh thần nhằm khơi dậy sự sáng tạo, phục vụ quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện mới một cách tốt hơn nên tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng, GDP bình quân trên đầu người cao, tuổi thọ bình quân và tỷ lệ người biết chữ tăng biểu hiện qua chỉ số HDI (chỉ số HDI của Nhật Bản: 0,98, Canađa: 0,989).
Cùng với việc nâng cao trình độ nghề nghiệp của người lao động các nước tư bản đã quan tâm đến các yếu tố cấu thành giá trị sức lao động, thực hiện nâng cao chất lượng cuộc sống như thông qua sự điều tiết kinh tế, can thiệp vào các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại, giải trí, thực hiện các chính sách xã hội: việc làm, bảo hiểm, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp gia đình đông con, chăm sóc y tế,...
Có thể nói trong điều kiện hiện nay, chủ nghĩa tư bản hiện đại đã tăng cường điều tiết quá trình phân phối và phân phối lại. Vì vậy mặc dù về cơ bản người lao động vẫn chỉ nhận được phần V, còn nhà tư bản hưởng m, song do quá trình điều tiết của nhà nước nên một phần nhỏ m cũng thuộc về người lao động dưới hình thức quỹ phúc lợi xã hội và hưởng thụ thông qua việc tiêu dùng các giá trị sử dụng của công trình do quỹ phúc lợi xã hội mang lại.
Tư liệu sản xuất
Tư liệu sản xuất truyền thống được thay thế bằng các tư liệu sản xuất hiện đại dựa trên cơ sở những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ qua những thiết bị siêu nhỏ, siêu nhẹ, siêu bền... tác động nhanh, hiệu quả cao, tiêu tốn ít năng lượng. Các tư liệu sản xuất này hết sức đa dạng, phong phú cả về đối tượng lao động lẫn tư liệu lao động. Các công cụ thiết bị tự động hoá ngày càng phát triển thay thế cho các công cụ, thiết bị cơ khí hoá. Có thể nói khái quát là có ba loại thiết bị biểu hiện chức năng tự động hoá. Đó là:
Máy tự động trong quá trình hoạt động
Máy công cụ điều khiển bằng số
Người máy: thay thế cho các công việc nặng nhọc, những công đoạn nguy hiểm, độc hại... cho người lao động
Tính cách mạng của tư liệu sản xuất trước hết thể hiện ở công cụ lao động đã tác động dây chuyền đến tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Do vậy, phương thức sản xuất của cải cũng có bước nhảy vọt từ kỹ thuật cơ khí sang bán tự động và tự động.
Cơ sở vật chất kỹ thuật mới về chất đã có tác động với những mức độ và phương hướng khác nhau đến nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và thế giới. Trước hết với tư liệu sản xuất hiện đại, phương thức sản xuất sản phẩm tiên tiến, chủ nghĩa tư bản đã đạt được năng suất lao động cao, tăng trưởng kinh tế và tạo ra khối lượng của cải khổng lồ có chất lượng cao. Chỉ riêng trong hai thập kỉ 60 và 70 của thể kỷ XX, loài người đã sản xuất được một khối lượng của cải vật chất công nghiệp bằng 270 năm trước đó.
Chính cơ sở vật chất kỹ thuật dựa trên những cơ sở của kinh tế tri thức là kết quả của sự phát triển cả về trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất lại mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo nên những tiền đề vật chất của xã hội mới.
b. Điều chỉnh trong quan hệ sản xuất
Trước đây, tư liệu sản xuất thuộc về nhà tư bản. Chuyển sang giai đoạn mới này, hình thức sở hữu của chủ nghĩa tư bản đã có bước biến đổi hết sức to lớn đó là hình thức sở hữu đa dạng nghĩa là có nhiều chủ thể cùng sở hữu tư liệu sản xuất trong một doanh nghiệp cổ phần với những tỷ lệ khác nhau trong đó có cả các nhà tư bản lớn, nhỏ và kể cả người lao động. Ví dụ, ở Thuỵ Điển 21% dân cư có cổ phần trong các doanh nghiệp, ở Mỹ khoảng 35-40 triệu người là cổ đông. Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng sở hữu của các nhà tư bản vẫn giữ vị trí trọng yếu, còn sở hữu cổ phiếu của người lao động chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ không đáng kể và được chủ nghĩa tư bản sử dụng như một công cụ trong quản lý để thu hút sự quan tâm của người lao động vào quá trình sản xuất.
Ngoài hình thức cổ đông hoá một cách rộng rãi trong tầng lớp dân cư, hiện nay đã bước đầu xuất hiện loại hình xí nghiệp do công nhân tự quản. Song điều này không có nghĩa là các nhà tư bản tự nguyện chuyển quyền sở hữu cho người lao động và càng không có nghĩa là “cuộc cách mạng trong sở hữu tư liệu sản xuất” ở thời đại ngày nay sẽ diễn ra theo cách tiến hoá như một số người đã cố tình nhầm lẫn.
Trong chủ nghĩa tư bản ngày nay, sở hữu không chỉ giới hạn trong việc sở hữu tư liệu sản xuất (tức là sở hữu hiện vật) mà chủ yếu là sở hữu về mặt giá trị (vốn) dưới nhiều hình thức như vốn tự có, vốn cổ phần, vốn cho vay. Nếu như thời kỳ đầu trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, quyền sở hữu, quyền sử dụng quản lý gắn làm một trong một chủ sở hữu và khi xuất hiện tư bản cho vay đã làm hai quyền đó tách rời thì trong chủ nghĩa tư bản hiện đại sự tách rời đó càng được đẩy mạnh và lao động quản lý đã trở thành một nghề.
Ngoài ra còn xuất hiện hình thức sở hữu khác như sở hữu trí tue, sở hữu các công trình khoa học, bằng phát minh sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thông tin.
Sự biến đổi của hình thức sở hữu trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa là một đặc trưng rất cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày nay, bởi vì sở hữu là quan hệ xã hội của nền sản xuất, là tổng thể các quan hệ kinh tế và theo đó là tổng thể các quyền sử dụng, chi phối, quảnlý, định đoạt gắn liền với nó trong một xã hội nhất định. Nó cũng chính là sự thống nhất biện chứng giữa điều kiện cần phải có của cải sản xuất với mặt kế quả thực tế trong quá tình tái sản xuất. Việc biến đổi về hình thức quan hệ sở hữu nêu trên là sự biến đổi dưới tác động của quy luật về sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản, sự hỗ hợp hoá và quốc tế hoá theo kiểu tư bản là một sự đáp ứng đòi hỏi ấy. Đó chính là quá trình kinh tế mang tính khách quan ngoài ý muốn chủ quan của nhà tư bản.
c. Điều chỉnh trong cơ cấu kinh tế
Sự biến đổi và dịch chuyển về cơ cấu kinh tế có thẻ được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Song về cơ bản, đó là sự biến đổi và chuyển dịch về cơ cấu ngành, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu lao động cũng như biến đổi về quản lý và tổ chức đơn vị sản xuất.
Về cơ cấu ngành: các ngành công nghiệp truyền thống như khai thác nguyên nhiên vật liệu, sơ chế... giảm dần ý nghĩa. Còn các ngành mới tiến tiến tiêu biểu cho sự tiến bộ công nghệ, có hàmlượng khoa học công nghệ cao và các ngành dịch vụ cho sản xuất ngày càng có ý nghĩa và chiếm vị trí quan trọng.
Cơ cấu sản phẩm cũng có sự thay đổi tương ứng. Những sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ cao ngày càng chiếm giữ những vị trí quan trọng trong thị trường sản phẩm, với giá cả ổn định hoặc tăng lên. Trái lại, các sản phẩm có hàm lượng lao động cao ngày càng giảm ý nghĩa. Trong đó những sản phẩm thiết yếu mang tính quyết định tới nhu cầu cơ bản của con người tuy vẫn còn giữ vị trí xứng đáng trên thị trường của nhiều quốc gia, song vai trò vẫn bị suy giảm ở một số nước phát triển.
Cơ cấu lao động: sự biến đổi cơ cấu ngành, cơ cấu sản phẩm đã tác động làm biến đổi cơ cấu lao động. Hiện nay xu hướng lao động khoa học kỹ thuật (lao động trí tuệ nói chung) ngày càng tăng, lao động giản đơn và lao động có kỹ năng thấp giảm nhanh, suy cho cùng là do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Trong thập kỷ 90 của thể kỷ XX, lao động dịch vụ ở các nước công nghiệp phát triển chiếm 75% tổng số lao động đang làm việc và đóng gop 60-70% GNP. Chính sự biến đổi này khiến đội ngũ lao động có xu hướng từng bước được trí thức hoá trở thành đội ngũ lao động có trình độ khoa học kỹ thuật, tay nghề và thu nhập cao dần. Điều này khiến lao động ở các nước công nghiệp phát triển trở nên đắt đỏ hơn, yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm cao hơn.
Nghiên cứu sự biến đổi cơ cấu kinh tế buộc chúng ta phải suy nghĩ về chiến lược cơ cấu theo tư duy năng động. Một cơ cấu kinh tế thích hợp phải đáp ứng nhiều yêu cầu, trong đó yêu cầu khai thác được tiềm năng trong nước và quốc tế để phát triển kinh tế là mục tiêu bao quát nhất.
d. Điều chỉnh trong quan hệ kinh tế quốc tế:
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, thương mại quốc tế có một số đặc điểm sau:
Tự do hoá thương mại trở thành một xu hướng cơ bản nhất là trong những thập kỷ gần đây.
Thương mại quốc tế phát triển cả bề rộng và bề sâu biểu hiện ở chỗ tốc độ thương mại quốc tế tăng nhanh hơn tốc độ phát triển sản xuất. Năm 2000 tốc độ thương mại toàn cầu tăng 10%, trong đó xuất khẩu tăng 8,8-10,1%, nhập khẩu tăng 10-12%.
Phương thức trao đổi ngày càng hiện đại hoá. Thương mại điện tử tăng nhanh và có vai trò ngày càng lớn.
Vai trò của các công ty xuyên quốc gia ngày càng lớn, chiếm 60% buôn bán quốc tế (trong đó giao dịch nội bộ chiếm 40% trao đổi của công ty)
Chiến tranh kinh tế giữa các trung tâm Mỹ, Nhật, Tây Âu và đặc biệt là sự cạnh tranh giữa các khu vực thuộc nhóm nước đang phát triển ngày càng tăng vì các nước này đều tăng cường mở cửa, tỷ lệ xuất khẩu trong tổng sản phẩm xã hội của quốc gia và khu vực đều tăng.
4. Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản hiện đại
Khi phân tích sự vận động của chủ nghĩa tư bản, Lênin đã chỉ ra rằng chủ nghĩa tư bản đến giai đoạn độc quyền, nền kinh tế của nó vận động theo hai xu hướng: sự phát triển nhanh chóng song song với trì trệ thối nát. Ngày nay, hai xu hướng đó vẫn tác động trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Xu thế phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản biểu hiện rõ rệt trong giai đoạn từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, đặc biệt là vào những năm 1950 và 1960 của thế kỷ XX với tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế, năng suất, chất lượng, hiệu quả tăng rõ rệt.
Sự phát triển đó chính là do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, sự điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia và sự kích thích do cuộc chạy đua giữa hai hệ thống kinh tế thế giới.
Xu thế trì trệ biểu hiện ở chỗ nền kinh tế chủ nghĩa tư bản tăng trưởng chậm so với tiềm năng to lớn của khoa học công nghệ cho phép (ví dụ hiệu suất sử dụng thiết bị máy móc chỉ đạt mức 60-70%), thất nghiệp cao gây nên sự lãng phí về nguồn lực, quân sự hoá nền kinh tế.
Sự tồn tại song song của hai xu thế trong chủ nghĩa tư bản hiện đại một mặt nói lên rằng chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn còn sức sống, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa còn có thể tự điều chỉnh và trong giới hạn nhất định nó còn có thể thích ứng với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất và thúc đẩy xã hội tư bản phát triển. Song mặt khác cũng nói lên rằng chủ nghĩa tư bản đang vấp phải những giới hạn nhất định, mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại và vận động. Đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa