Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mục đích cuối cùng của các công ty đều là lợi nhuận. Thật vậy, lợi nhuận luôn là mối quan tâm hàng đầu, nó quyết định đến sự tồn tại và sống còn của một công ty. Lợi nhuận càng cao, công ty sẽ càng vững mạnh về tài chính, có điều kiện mở rộng về quy mô đồng thời tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Và trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hoá hiện nay, các công ty ngày càng phải đối mặt với sức ép đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
44 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích biến động chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Việt An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mục đích cuối cùng của các công ty đều là lợi nhuận. Thật vậy, lợi nhuận luôn là mối quan tâm hàng đầu, nó quyết định đến sự tồn tại và sống còn của một công ty. Lợi nhuận càng cao, công ty sẽ càng vững mạnh về tài chính, có điều kiện mở rộng về quy mô đồng thời tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Và trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hoá hiện nay, các công ty ngày càng phải đối mặt với sức ép đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vì vậy, đòi hỏi các nhà quản trị phải có một tầm nhìn chiến lược cũng như đường lối, chính sách kinh doanh đúng đắn nhằm đảm bảo cho hướng phát triển của công ty.
Riêng đối với ngành chế biến thủy sản của nước ta hiện nay nói chung, Việt Nam đã và đang từng bước tạo được thương hiệu của mình với hai loại sản phẩm cá Tra, cá Ba Sa đến với nhiều nước trên thế giới mà đặc biệt là ở thị trường Châu Âu và Mỹ. Ở An Giang, một số nhà máy chế biến thủy sản như Agifish, Afiex, Nam Việt, Việt An...cũng đang dần khẳng định thương hiệu của mình. Và hiện nay, sự cạnh tranh không chỉ đơn thuần diễn ra riêng đối với các nước bên ngoài mà ngay cả trong nước.
Đặc biệt trong thời gian gần đây, khi thị trường tiêu thụ sản phẩm cá Tra, cá Ba Sa của Việt Nam ngày càng mở rộng, các công ty chế biến thủy sản đều có xu hướng mở quy mô sản xuất, giá nguyên liệu đầu vào có nhiều biến động và có chiều hướng gia tăng, gây ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của nhiều công ty và lẽ dĩ nhiên điều này sẽ tác động trực tiếp đến lợi nhuận.
Trong lĩnh vực kế toán quản trị, xét về sự liên hệ giữa chi phí và lợi nhuận thì giữa chúng có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Muốn đạt lợi nhuận cao thì đòi hỏi các công ty phải kiểm soát tốt chi phí để hạ giá thành, phải nắm được tình hình biến động của chi phí, ảnh huởng của sự biến động chi phí đến kết quả hoạt động, tìm hiểu nguyên nhân để từ đó đề ra biện pháp khắc phục kịp thời. Cũng chính vì lý do này nên tôi chọn đề tài “ Phân tích biến động chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Việt An “ với mục tiêu là giúp công ty kiểm soát tốt hơn về chi phí, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí.
- Đưa ra giải pháp khắc phục đối với những biến động xấu về chi phí nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh cho các kỳ sau.
1.3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu sự biến động của chi phí qua hai năm hoạt động để thấy ảnh hưởng của nó đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Việt An.
- Phân tích ảnh hưởng sự biến động chi phí đến kết quả hoạt động kinh doanh.
- Đưa ra giải pháp.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu qua thực tế thực tập tại công ty.
+ Sơ cấp: phỏng vấn kế toán trưởng và nhân viên công ty.
+ Thứ cấp: số liệu thu thập từ bộ phận kế toán tại công ty.
- Xử lý và phân tích số liệu.
+ Tổng hợp số liệu.
+ Phân tích.
+ So sánh.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
- Các vấn đề liên quan đến chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
- Sử dụng số liệu từ bảng tổng hợp chi phí, bảng cân đối phát sinh và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua hai năm 2005 – 2006.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Chi phí và phân loại chi phí
2.1.1. Khái niệm
Chi phí là phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa. Chi phí nói chung là sự tiêu hao các nguồn lực đã sử dụng cho một mục đích sản xuất kinh doanh biểu hiện bằng tiền.
2.1.2. Phân loại
* Theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí
Gồm có 5 loại chi phí
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, nhiên liệu...sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: là tiền lương chính, phụ cấp, các khoản trích theo lương (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn) và các khoản phải trả khác cho công nhân viên trực tiếp sản xuất.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là giá trị hao mòn tài sản cố định sử dụng trong kỳ kinh doanh.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: tiền điện, nước, điện thoại, thuê mặt bằng...sử dụng cho kỳ kinh doanh.
- Chi phí khác bằng tiền: chi phí tiếp khách, hội nghị...
* Phân loại theo chức năng hoạt động
- Chi phí sản xuất: chi phí liên quan đến chế tạo sản phẩm, dịch vụ trong kỳ.Gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp để chế tạo sản phẩm.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: tiền lương, các khoản trích theo lương..
+ Chi phí sản xuất chung: bao gồm những chi phí sản xuất còn lại tại phân xưởng như: chi phí nhân công gián tiếp, nhiên liệu gián tiếp, chi phí khấu hao, chi phí khác bằng tiền, công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất.
- Chi phí ngoài sản xuất: là những khoản chi phí liên quan đến tiêu thụ sản phẩm và quản lý chung toàn doanh nghiệp. Gồm:
+ Chi phí bán hàng: chi phí bán hàng còn được gọi là chi phí lưu thông, là những phí tổn cần thiết cho chính sách bán hàng như: chi phí về lương và khoản trích theo lương tính vào chi phí của toàn bộ lao động trực tiếp hay quản lý bán hàng, chi vận chuyển hàng tiêu thụ, bao bì luân chuỵển, chi phí thuê ngoài như: quảng cáo, hội chợ, tiếp thị, bảo trì...
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm toàn bộ những khoản chi phí chi ra cho việc tổ chức và quản lý sản xuất chung trong toàn doanh nghiệp. Đó là những chi phí như chi phí vật liệu, công cụ, đồ dùng quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng chung trong toàn doanh nghiệp, chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước, điện thoại, sửa chữa tài sản, chi phí văn phòng, tiếp tân, hội nghị, đào tạo...
Chi phí nguyên liệu
Chi phí nhân công
CP nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Chi phí khác
Trực tiếp
Gián tiếp
Chi phí ban đầu
CP nguyên liệu trực tiếp
Chi phí chuyển đổi
Gián tiếp
Trực tiếp
Mối quan hệ giữa các loại chi phí theo cách phân loại dựa vào chức năng chi phí được minh họa ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Tóm tắt chi phí sản xuất
* Phân loại theo mối quan hệ với thời kỳ xác định lợi nhuận
- Chi phí sản phẩm: là chi phí liên quan đến việc sản xuất hoặc mua sản phẩm. Đối với các sản phẩm sản xuất công nghiệp thì các chi phí này gồm chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
- Chi phí thời kỳ: là chi phí phát sinh trong một thời kỳ và được tính hết thành phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh của đơn vị (chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng).
* Phân loại theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí
- Chi phí trực tiếp: chi phí liên quan đến một đối tượng.
- Chi phí gián tiếp: chi phí liên quan đến nhiều đối tượng.
* Phân loại theo ứng xử của chi phí. Có 3 loại
- Biến phí: là chi phí thay đổi cùng với thay đổi của khối lượng hoạt động theo một tỷ lệ thuận. Khi khối lượng hoạt động tăng sẽ làm cho biến phí tăng và ngược lại. Đối sản xuất công nghiệp hàng loạt thì biến phí của một đơn vị hoạt động không đổi .
- Định phí: chi phí không thay đổi cùng với mức độ hoạt động. Vì tổng số định phí không thay đổi nên khi mức độ hoạt động tăng thì phần chi phí bất biến tính trên một đơn vị hoạt động sẽ giảm đi và ngược lại.
Có 2 loại định phí
+ Định phí bắt buộc: gồm những chi phí liên quan đến máy móc thiết bị, cấu trúc tổ chức (chi phí khấu hao, tiền lương nhân viên quản lý doanh nghiệp của các nhà quản trị).Yêu cầu quản lý loại chi phí này là phải thận trọng khi quyết định đầu tư, tăng cường sử dụng những phương tiện sẵn có để giảm thiểu chi phí.
+ Định phí không bắt buộc: chi phí này phát sinh từ quyết định hàng năm của doanh nghiệp (Chi phí quảng cáo, đào tạo).
- Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí bao gồm cả yếu tố định phí và biến phí như: chi phí điện thoại, chi phí nhân công trực tiếp vừa trả lương theo thời gian vừa trả theo sản phẩm...
+ Định phí: phần chi phí tối thiểu (chi phí nhân công theo thời gian...).
+ Biến phí: chi phí theo mức sử dụng (chi phí nhân công theo sản phẩm).
2.2. Vai trò của chi phí và quá trình vận động của chi phí
2.2.1. Vai trò của chi phí
Chi phí được xem là một nguồn lực cần có trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả các khâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ chuẩn bị đầu tư sản xuất, tồn trữ, tiêu thụ đều cần phải tiêu hao chi phí. Nói cách khác chi phí là khoản tiêu hao bắt buộc để tạo ra lợi nhuận và doanh thu.
2.2.2. Quá trình vận động của chi phí
Quá trình
Chuẩn bị
Đầu tư
Sản xuất
Tồn trữ
Tiêu thụ
Nội dung
Vận động của chi phí
Nghiên cứu, xây dựng dự án.
Mua sắm các nguồn lực:nhà xưởng, máy móc thiết bị…
Chế tạo nguyên liệu thành thành phẩm.
Bán sản phẩm.
Sản phẩm tồn trữ đáp ứng cho tiêu thụ.
Chi phí chuyển thành giá trị tài sản hoặc chi phí hoạt động.
Chi phí mua sắm chuyển thành giá trị đầu tư.
Giá trị nguồn lực tiêu hao chuyển thành giá trị sản xuất.
Giá trị thành phẩm chuyển thành giá vốn chi phí hàng bán (chi phí)
Chi phí sản xuất chuyển thành giá trị thành phẩm.
2.3. Một số phương pháp phân tích chi phí
2.3.1. Phân tích chi phí dựa theo các chỉ tiêu tài chính
2.3.1.1. Tỷ suất chi phí
Tổng chi phí
Là tỷ số giữa tổng chi phí so với doanh thu. Tỷ suất này nói lên trình độ và chất lượng quản lý kinh doanh của công ty. Tỷ suất chi phí càng thấp thì cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả.
Tổng doanh thu
- Công thức: Tỷ suất chi phí = X 100
Hay Pcp =
- Trong đó:
+ Pcp: tỷ suất chi phí
+ TCP: tổng chi phí
+ DT: doanh thu
- Ý nghĩa
Tỷ suất chi phí cho biết từ một đồng doanh thu được tạo ra sẽ tiêu hao bao nhiêu đồng chi phí. Chỉ tiêu này được tính từ tổng chi phí và doanh thu bán hàng nên chịu tác động nên nhiều yếu tố như: khối lương tiêu thụ, giá cả hàng hóa và chi phí đầu vào, chất lượng quản lý…
Đối với doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng, dựa vào chỉ tiêu này nhà quản trị có thể chọn kết cấu sản xuất. Cụ thể đẩy mạnh sản xuất mặt hàng nào có tỷ suất chi phí thấp để tăng hiệu quả kinh doanh.
2.3.1.2. Tỷ trọng chi phí
Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng của từng khoản mục chi phí chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng chi phí. Dựa vào quy mô và đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp sẽ xem xét mức độ hợp lý tỷ trọng chi phí của từng khoản mục mà có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.
Chi phí từng khoản mục
Công thức:
Tổng chi phí
+ Tỷ trọng chi phí = X 100
Hay: Pi =
+ Trong đó:
TCP: tổng chi phí
tcpi: chi phí từng khoản mục
PI : tỷ trọng chi phí
2.3.2. Sử dụng phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh chủ yếu sử dụng số liệu giữa các kỳ kinh doanh để so sánh chúng với nhau, từ đó thấy được sự biến động chi phí giữa các kỳ kinh doanh là tăng hay giảm, để tìm nguyên nhân để khắc phục. Có 2 cách so sánh:
- Lấy hiệu của chi phí giữa hai kỳ kinh doanh rồi so sánh. (So sánh tuyệt đối)
- So sánh tỷ số phần trăm thực hiện (so sánh tương đối): chỉ số % thực hiện dùng để so sánh mức độ tăng (giảm) của chi phí giữa các năm tính theo tỷ lệ phần trăm. Chỉ số này cho biết chi phí của kỳ sau là tăng (giảm) hay đạt bao nhiêu phần trăm so với kỳ kinh doanh trước.
Tuy nhiên để đánh giá chính xác sự biến động chi phí, ngoài sự so sánh chi phí giữa hai thời kỳ cũng cần xem xét đến yếu tố quy mô, khối lượng hoạt động theo từng kỳ kinh doanh vì có khi chi phí tăng hay giảm là do quy mô hay khối lượng hoạt động của đơn vị kinh doanh tăng lên hoặc giảm xuống, do đó cần phải xem xét đến yếu tố này để kết quả phân tích đánh giá chính xác hơn.
2.3.2.1. Phân tích chung toàn bộ chi phí
- Công thức chung
=
-
kỳ sau
kỳ trước
chi phí
tổng chi phi
tổng chi phí
Chênh lệch
+
Hay rtcp = tcp2 - tcp1
Chi phí kỳ trước
Chi phí kỳ sau
+ % thực hiện chi phí = X 100
Hay % thực hiện tcp2-1 =
-
=
X
Sản lượng kỳ sau
Sản lượng kỳ trước
tổng chi phí
kỳ trước
kỳ sau
tổng chi phí
Chi phí
- Xét đến yếu tố khối lượng
+ Chênh lệch
Hay rtcp = tcp2- tcp1 X
Tổng chi phí kỳ sau
Tổng chi phí kỳ trước X
Sản lượng kỳ sau
+ % thực hiện chi phí = X 100
Sản lượng kỳ trước
Hay % thực hiện =
Trong đó:
tcp1, tcp2 : lần lượt là tổng chi phí kỳ trước và kỳ sau.
Q1, Q2 : sản lượng kỳ trước, kỳ sau.
2.3.2.2. Phân tích từng khoản mục chi phí
Mục đích: thấy được chi tiết biến động của từng khoản mục (loại) chi phí để tìm nguyên nhân và hướng khắc phục.
- Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Công thức:
rtcpNVL = tcpNVL2-tcpNVL1
% thực hiện tcpNVL2-1 =
+ Xét đến yếu tố khối lượng
rtcpNVL = tcpNVL2-tcpNVL1 X
% thực hiện =
- Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
+ Công thức:
rtcp NCTT = tcp NCTT2 - tcp NCTT1
% thực hiện tcp NCTT 2-1 =
+ Xét đến yếu tố khối lượng hoạt động
r tcpNVL = tcp NCTT2 – tcp NCTT 1 X
% thực hiện =
- Khoản mục chi phí sản xuất chung
+ Công thức:
rtcp SXC = tcp SXC2 - tcp SXC1
% thực hiện tcp SXC 2-1 =
+ Xét đến yếu tố khối lượng hoạt động
rtcp NVL = tcp SXC2-tcp SXC1 X
% thực hiện =
2.4. Các nhân tố ảnh huởng đến chi phí và biện pháp khắc phục
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí, nhưng có thể khái quát lại gồm 3 yếu tố sau:
- Giá.
- Khối lượng sản phẩm sản xuất.
- Chất lương quản lý.
2.4.1. Ảnh hưởng của nhân tố giá
- Giá các yếu tố đầu vào như: giá nguyên vật liệu trực tiếp, giá thuê nhân công, giá các loại phí dịch vụ...Tất cả giá của các yếu tố đầu vào tăng hay giảm cũng làm tổng chi phí tăng giảm theo. Tuy nhiên, khi xem xét đến sự biến động của nhân tố giá, cần chú ý đến nhiều khía cạnh. Chẳng hạn:
+ Nếu đơn giá nguyên liệu biến động theo chiều hướng giảm, kết quả này sẽ được đánh giá cao nếu như nguyên vật liệu mua vẫn ổn định và đáp ứng yêu cầu chất lượng, đơn giá giảm là do tìm được nhà cung cấp đầu vào có đơn giá thấp hơn, tránh được nhiều khâu trung gian...
+ Nếu như giá giảm do quan hệ cung cầu trên thì trường, hay những thay đổi về các quy định, quy chế, chính sách tác động của Nhà nước... thì đây là nguyên nhân khách quan.
+ Nếu đơn giá giảm do mua hàng hóa, nguyên vật liệu kém chất lượng không phù hợp với yêu cầu sản xuất thì có thể đánh giá không tốt vì điều này có thể làm ảnh hưởng đến uy tính và số lượng sản phẩm bán ra, nó còn làm tăng chi phí sản xuất vì làm tiêu hao nhiên liệu...
- Biện pháp kiểm soát giá
+ Thường xuyên theo dõi thông tin về sự biến động giá của thị trường để mua dự trữ hoặc tránh nhầm lẫn.
+ Có mối quan hệ tốt với nhiều nhà cung cấp để đảm bảo mua hàng đúng giá và đúng chất lượng, giải quyết thiếu hụt nguyên liệu trong trường hợp khan hiếm.
2.4.2. Ảnh hưởng của nhân tố lượng
Khi xét đến quy mô hoạt động, nếu khối lượng hàng hóa sản xuất ra lớn thì kéo theo tổng chi phí cũng tăng theo. Nhưng trong nhiều trường hợp biến động lượng vẫn xảy ra theo chiều hướng xấu mà không phải do quy mô sản xuất trên mà do những nguyên nhân sau:
- Quản lý nguyên vật liệu không tốt.
- Tay nghề của công nhân trực tiếp của công nhân trực tiếp sản xuất kém.
- Tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị không tốt.
- Biện pháp quản lý sản xuất tại phân xưởng kém...
Tất cả 4 nguyên nhân nói trên đều thuộc trách nhiệm của các nhà quản lý ở các bộ phận khác nhau. Tuy nhiên, nếu việc tốn kém tiêu hao nguyên liệu do chất lượng của nguyên liệu kém thì đây là lỗi thuộc về nhà cung ứng nguyên liệu. Vì vậy để kiểm soát biến động lượng cần xem xét kỹ nguyên nhân và trách nhiệm sai sót thuộc về bộ phận nào có biện pháp giải quyết kịp thời.
2.4.3. Ảnh hưởng của nhân tố khác (chất lượng quản lý)
Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn đến chi phí. Nhà quản trị cần hoạch định chính sách tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh như thế nào để đạt hiệu quả cao và giảm nhẹ chi phí (dự trữ hàng tồn kho, tổ chức luân chuyển hàng hóa, các khoản chi công tác hợp lý, sử dụng mức tiêu hao nguyên liệu trong sản xuất cũng như lựa chọn phương án kinh doanh, quản lý...)
2.5. Ý nghĩa của phân tích chi phí
Đối với người quản lý thì chi phí là mối quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của chi phí đã chi ra. Do đó các nhà quản trị phải quan tâm đến chi phí. Cần phải phân tích, hoạch định và kiểm soát chi phí để biết được tình hình biến động của chi phí từ đó có những chính sách chi tiêu cho phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn:
- Trước khi chi tiêu: cần xác định định mức chi phí tiêu hao.
- Trong chi tiêu: chi tiêu theo định mức.
- Sau khi chi tiêu: phải xem xét phân tích sự biến động của chi phí để bíêt nguyên nhân tăng, giảm của chi phí mà tìm biện pháp khắc phục cho kỳ sau.
Chương 3
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH VIỆT AN
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Việt An được thành lập vào 22/07/ 2004 theo giấy chứng nhận kinh doanh số 5202000307 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh An Giang cấp với tên pháp nhân Công ty TNHH An Giang Ba Sa. Trụ sở nằm trên quốc lộ 91, khóm Đông Thạnh, phường Mỹ Xuyên, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Ngày 04 tháng 01 năm 2005, công ty đăng ký thay đổi tên lần 1 với tên gọi Công Ty TNHH Việt An ( viết tắt là ANVIFISH ) và hoạt động đến nay.
Lĩnh vực sản xuất và kinh doanh chính của công ty là chuyên sản xuất và chế biến các mặt hàng thủy hải sản đông lạnh với hai sản phẩm chính là cá Ba Sa và Fillet đông lạnh. Ngoài ra công ty còn sản xuất theo đơn đặt hàng một số loại cá nước ngọt như cá Rô Phi, cá Điêu Hồng…
Mặc dù chỉ mới hơn hai năm đi vào hoạt động, nhưng công ty TNHH Việt An đã tạo được thương hiệu và uy tính của mình đối thị trường nhiều nước ở Châu Âu, Mỹ, Đài Loan…và là một trong hai công ty thủy sản của tỉnh (cùng với công ty cổ phần Agifish) được cấp chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế SQF 1000CM. Với việc ứng dụng dây chuyền sản xuất hiện đại được nhập từ Nhật Bản, vận hành sản xuất theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, người lao động thực hiện các công đoạn sản xuất trên hệ thống băng truyền tự động thu gom các phụ phẩm và thải ra ngoài, đảm bảo vệ sinh và môi trường xung quanh, công ty TNHH Việt An được các cơ quan kiểm dịch vệ sinh thực phẩm đánh giá cao về chất lượng vệ sinh và an toàn thưc phẩm.
Với tổng diện tích nhà xưởng khoản 30.000 m2 và nguồn vốn khoản 87 tỷ đồng (trong đó vốn cố định 32 tỷ, vốn lưu động 30 tỷ, vốn xây dựng cơ bản chưa hoàn thành 35 tỷ. Hiện nay, công ty có hai xí nghiệp sản xuất: Xí nghiệp An Thịnh hoạt động từ tháng 03 năm 2005 và xí nghiệp Việt Thắng hoạt động từ tháng 11 năm 2006. Với quy mô hoạt động như trên, công ty đã góp phần tạo đầu ra cho sản phẩm thủy sản của tỉnh An Giang nói riêng bằng việc tiêu thụ một khối lượng lớn Cá Ba Sa và cá Tra của nông dân, giải quyết công ăn việc làm cho trên 1000 lao động của tỉnh, đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế với cơ quan Nhà nước, góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh An Giang nói chung.
3.2. Đặc điểm sản phẩm, quy trình sản xuất và thị trường tiêu thụ của công ty TNHH Việt An
3.2.1. Đặc điểm sản phẩm
Sản phẩm chủ lực của công ty là cá Tra và cá Ba Sa Fillet đông lạnh và được chia thành 5 dạng thành phẩm sau:
- Thành phẩm loại 1 (T1) : đặc điểm màu trắng.
- Thành phẩm loại 2 (T2) : đặc điểm màu trắng hồng.
- Thành phẩm loại 3 (T3) : đặc điểm màu hồng vàng.
- Thành phẩm loại 4 (T4) : đặc điểm màu vàng.
- Thành phẩm loại 5 (T5) : đặc điểm màu sậm.
Ngoài ra còn các loại thứ phẩm khác như: cá Fillet cắt T5, dè cá, dè cắt miếng, thịt vụn, thịt đỏ, dạt.
3.2.2. Quy trình sản xuất
Với băng chuyền máy móc tự động, việc tổ chức sản xuất của công ty thực hiện theo một quy trình tương đối đơn giản. Tuy nhiên, cần phải phối hợp giữa các khâu một cách đồng bộ và chặt chẽ nhằm đảm bảo cho việc sản xuất được liên tục. Có thể hình dung được quy trình sản xuất qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất
Cắt tiết
Phi Lê
Lạng da
Phân loại
Đông lạnh
Đóng gói
Nhập kho
Sửa cá
Cá Tra,Ba Sa
3.2.3. Thị trường tiêu thụ chủ yếu
Mặc dù chỉ mới hơn hai năm đi vào hoạt động, nhưng công ty đã có được những khách lớn và đang dần mở rộng thị trường tiêu thụ. Hiện nay, sản phẩm của công ty được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Châu Âu, Mỹ, Đài Loan và một số nước Châu Phi.
3.3. Những thuận lợi, khó khă