Đề tài Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang ảnh hưởng hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Điều này được thể hiện bằng những dòng đầu tư tài chính di chuyển mạnh đến các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam nhằm mục đích khai thác nguồn lực tự nhiên cũng như tận dụng được lực lượng lao động với chi phí thấp. Việt Nam có khoảng 13 triệu nông hộ (chiếm gần 80% dân số), trong đó hơn một nửa thuộc diện có thu nhập thấp, 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn cho rằng thiếu vốn là khó khăn lớn nhất. Việt Nam rõ ràng cần có hệ thống tín dụng nông thôn vững mạnh để cải thiện kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh tế nhằm nâng cao đời sống ở nông thôn. Qua 15 năm thực hiện chính sách đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã mang lại nhiều thay đổi ở nông thôn nước ta, các phương thức tập thể hoá nông nghiệp đã được xoá bỏ thay vào đó là các hộ sản xuất gia đình và được xem là những đơn vị kinh tế cơ bản của xã hội. Lĩnh vực nông nghiệp rất được chú trọng với những chính sách khuyến khích đã được áp dụng trong nông thôn, ưa đãi thuế nông nghiệp, các chính sách tín dụng ưu đãi cho các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh đối với các mặt hàng nông sản, từng bước ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp. Chính điều này đã làm tăng giá trị sản xuất, cũng như các hoạt động khác trong nông nghiệp. Do đó, Nhà nước cần cung cấp tín dụng nông thôn với lãi suất thấp là một trong những công cụ góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Theo kết quả khảo sát mức sống năm 2004 tại Việt Nam cho thấy 51% hộ gia đình có vay vốn từ các tổ chức tài chính chính thức. Sóc Trăng là một tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Cửu Long, nằm cuối sông Hậu tiếp giáp Biển Đông với 72 km bờ biển, với dân số trên 1 triệu người và gần 85% dân số và lao động sống ở vùng nông thôn sâu mà phần lớn là nghèo, thiếu vốn hoặc không có vốn đầu tư vào sản xuất. Mặt khác, do điều kiện tự nhiên trên 60% diện tích canh tác đều bị nhiễm phèn, mặn nên một năm chỉ sản xuất một vụ lúa, số người thiếu việc làm thường xuyên chiếm tỷ lệ cao, phải đi làm thuê ở các tỉnh khác. Do đó, cần sự hỗ trợ của nhà nước trong việc cung cấp tín dụng để đảm bảo việc sản xuất của nông hộ. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu trong việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của các nông hộ như thế nào. Điều này đã đặt ra hướng nghiên cứu cho đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách-tỉnh Sóc Trăng” với mục đích tìm ra một số giải pháp giúp nông hộ của huyện sử dụng vốn vay hiệu quả hơn và góp phần phát triển kinh tế địa phương.

doc93 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2037 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN KẾ SÁCH - TỈNH SÓC TRĂNG Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện NGUYỄN VĂN NGÂN HỒNG HOÀNG ANH Mã số SV: 4043400 Lớp: Tài chính Ngân hàng 2 Khóa 30 Cần Thơ – 2008 LỜI CẢM TẠ Trong suốt quá trình học tập tại Khoa Kinh Tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ, em đã được sự hướng dẫn tận tình của Quý thầy cô và đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là trong quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tâm của Thầy Nguyễn Văn Ngân. Thầy đã chỉ dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin cảm ơn sự hỗ trợ Quý thầy cô Khoa Kinh Tế - QTKD trong việc thực hiện đề tài này, cảm ơn các bạn cùng nhóm trong việc thu thập số liệu và trao đổi kinh nghiệm. Sau cùng, em xin gởi lời cám ơn đến gia đình đã khuyến khích, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và sự hỗ trợ, giúp đỡ của các bạn Lớp Tài Chính Ngân hàng khóa 30 trong học tập cũng như lúc em thực hiện Luận văn tốt nghiệp. Kính chúc sức khỏe Quý Thầy cô, gia đình và các bạn. Cần Thơ, ngày 15 tháng 05 năm 2008 Sinh viên thực hiện Hồng Hoàng Anh LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện Hồng Hoàng Anh DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long NH CSXH Ngân hàng chính sách xã hội NHNN & PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tiếng Anh NGOs Non-government organizations (các tổ chức phi chính phủ) PCFs People’s credit funds (Quỹ tín dụng nhân dân) RSBs The Rural Shareholding Bank (Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn) VBARD The Vietnam Bank for Agricultural and rural Development (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) VBSP The Vietnam Bank for Social Policies (Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam) VLSS Vietnam Living Standards Survey (Khảo sát mức sống hộ gia đình ở Việt Nam) TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng” có cấu trúc gồm 6 chương với các nội dung như sau: Chương 1: Trình bày các về sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, các giả thuyết cần kiểm định, phạm vi nghiên cứu và các tài liệu liên quan Chương 2: Trình bày phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài. Chương 3: Giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu, các tổ chức tín dụng chính thức đang hoạt động tại huyện Kế Sách và một số thống kê về tình hình vay vốn cũng như sử dụng vốn vay của nông hộ theo kết quả điều tra. Chương 4: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ thông qua mô hình Probit và Tobit Chương 5: Tìm ra một số nguyên nhân tồn tại từ đó đề ra một số giải pháp nhằm giúp nông hộ nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay cũng như hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ. Chương 6: Từ phân tích trên đưa ra kết luận và một số kiến nghị nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ cũng như giúp nông hộ sử dụng vốn vay hiệu quả và góp phần phát triển kinh tế địa phương. MỤC LỤC DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 1: TÓM TẮT NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ QUYẾT ĐỊNH TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC 6 Bảng 2: SỐ XÃ ĐƯỢC CHỌN PHỎNG VẤN VÀ SỐ MẪU TƯƠNG ỨNG 18 Bảng 3: DIỆN TÍCH ĐẤT TRUNG BÌNH/ HỘ 30 Bảng 4: MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ TỪ SỐ LIỆU ĐIỀU TRA 31 Bảng 5: THỐNG KÊ TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA CHỦ HỘ 32 Bảng 6 : THỐNG KÊ TỈ LỆ HỘ CÓ VAY VỐN NGÂN HÀNG 33 Bảng 7: THỊ PHẦN VỐN VAY NGÂN HÀNG 34 Bảng 8: TÌNH HÌNH VAY VỐN, KỲ HẠN NỢ VÀ LÃI SUẤT CHO VAY TRUNG BÌNH 36 Bảng 9: MỤC ĐÍCH XIN VAY VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY 36 Bảng 10: TÌNH HÌNH TƯ VẤN HỔ TRỢ VÀ TRẢ NỢ NGÂN HÀNG 38 Bảng 11: NGUỒN THÔNG TIN VAY 38 Bảng 12: THỜI GIAN CHỜ ĐỢI TRUNG BÌNH 39 Bảng 13: NGUỒN TIỀN TRẢ NỢ VÀ TRẢ LÃI NGÂN HÀNG 39 Bảng 14: TÌNH HÌNH THU NHẬP TRUNG BÌNH CỦA HỘ TRƯỚC VÀ SAU KHI VAY VỐN VÀ PHẦN TRĂM ĐÁP ỨNG NHU CẦU 40 Bảng 15: THU NHẬP TRUNG BÌNH CỦA NÔNG HỘ TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 41 Bảng 16: TÌNH HÌNH LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG 43 Bảng 17: NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NÔNG HỘ KHI VAY VỐN NGÂN HÀNG 43 Bảng 18: TỔNG HỢP NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NÔNG HỘ KHI TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY NGÂN HÀNG 44 Bảng 19: TỔNG HỢP CÁC BIẾN VỚI DẤU KỲ VỌNG XEM XÉT TRONG MÔ HÌNH HỒI QUY PROBIT 47 Bảng 20: KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH PROBIT (1) VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ 48 Bảng 21: KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH PROBIT (2) VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ 50 Bảng 22: TỔNG HỢP CÁC BIẾN VỚI DẤU KỲ VỌNG XEM XÉT TRONG MÔ HÌNH HỒI QUY TOBIT 55 Bảng 23: KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH TOBIT VỀ LƯỢNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ 56 Bảng 24: BẢNG THỂ HIỆN TÌNH HÌNH TRẢ NỢ VÀ NGUỒN TIỀN TRẢ NỢ 59 Bảng 25: KẾT QUẢ XỬ LÝ KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC NHAU CỦA HAI TRUNG BÌNH TỔNG THỂ 61 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Hệ thống các tổ chức tín dụng chính thức đang hoạt động tại huyện Kế Sách 29 Hình 2: Trình độ học vấn của chủ hộ 32 Hình 3: Tỷ lệ hộ có vay và không vay vốn theo kết quả điều tra 33 Hình 5: Tình hình xin vay và thực tế sử dụng vốn vay của nông hộ 37 Hình 6: Thống kê nguồn tiền trả nợ và trả lãi ngân hàng 40 Hình 7: Thu nhập trung bình của nông hộ từ hoạt động sản xuất 42 Chương 1 GIỚI THIỆU ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Sự cần thiết nghiên cứu Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang ảnh hưởng hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Điều này được thể hiện bằng những dòng đầu tư tài chính di chuyển mạnh đến các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam nhằm mục đích khai thác nguồn lực tự nhiên cũng như tận dụng được lực lượng lao động với chi phí thấp. Việt Nam có khoảng 13 triệu nông hộ (chiếm gần 80% dân số), trong đó hơn một nửa thuộc diện có thu nhập thấp, 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn cho rằng thiếu vốn là khó khăn lớn nhất. Việt Nam rõ ràng cần có hệ thống tín dụng nông thôn vững mạnh để cải thiện kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh tế nhằm nâng cao đời sống ở nông thôn. Qua 15 năm thực hiện chính sách đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã mang lại nhiều thay đổi ở nông thôn nước ta, các phương thức tập thể hoá nông nghiệp đã được xoá bỏ thay vào đó là các hộ sản xuất gia đình và được xem là những đơn vị kinh tế cơ bản của xã hội. Lĩnh vực nông nghiệp rất được chú trọng với những chính sách khuyến khích đã được áp dụng trong nông thôn, ưa đãi thuế nông nghiệp, các chính sách tín dụng ưu đãi cho các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh đối với các mặt hàng nông sản, từng bước ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp. Chính điều này đã làm tăng giá trị sản xuất, cũng như các hoạt động khác trong nông nghiệp. Do đó, Nhà nước cần cung cấp tín dụng nông thôn với lãi suất thấp là một trong những công cụ góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Theo kết quả khảo sát mức sống năm 2004 tại Việt Nam cho thấy 51% hộ gia đình có vay vốn từ các tổ chức tài chính chính thức. Sóc Trăng là một tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Cửu Long, nằm cuối sông Hậu tiếp giáp Biển Đông với 72 km bờ biển, với dân số trên 1 triệu người và gần 85% dân số và lao động sống ở vùng nông thôn sâu mà phần lớn là nghèo, thiếu vốn hoặc không có vốn đầu tư vào sản xuất. Mặt khác, do điều kiện tự nhiên trên 60% diện tích canh tác đều bị nhiễm phèn, mặn nên một năm chỉ sản xuất một vụ lúa, số người thiếu việc làm thường xuyên chiếm tỷ lệ cao, phải đi làm thuê ở các tỉnh khác. Do đó, cần sự hỗ trợ của nhà nước trong việc cung cấp tín dụng để đảm bảo việc sản xuất của nông hộ. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu trong việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của các nông hộ như thế nào. Điều này đã đặt ra hướng nghiên cứu cho đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách-tỉnh Sóc Trăng” với mục đích tìm ra một số giải pháp giúp nông hộ của huyện sử dụng vốn vay hiệu quả hơn và góp phần phát triển kinh tế địa phương. Căn cứ khoa học và thực tiễn Nhìn chung, vấn đề tín dụng nông thôn đã được nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nội dung của những nghiên cứu trước đây chủ yếu tìm hiểu về các đặc điểm của thị trường tín dụng nông thôn như lãi suất, việc tiếp cận tín dụng…ở các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây cũng có một số tác giả trong và ngoài nước cũng đã thực hiện nghiên cứu về thị trường tín dụng nông thôn. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây chỉ phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng nông hộ, về vấn đề thông tin không hoàn hảo...Nhưng chưa có nghiên cứu sâu về hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ. Vì vậy nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ là hết sức cần thiết. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách - tỉnh Sóc Trăng trong năm 2007, nhằm góp phần tăng thu nhập của hộ cũng như phát triển kinh tế huyện Kế Sách - tỉnh Sóc Trăng. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và thực trạng sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng, - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và lượng vốn vay của nông hộ, - Phân tích đóng góp của vốn vay đối với thu nhập của hộ gia đình, - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần làm tăng hiệu quả của việc sử dụng vốn vay cũng như góp phần phát triển kinh tế huyện. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Các giả thuyết cần kiểm định Nông hộ của huyện Kế Sách sử dụng vốn vay có hiệu quả Đời sống của nông hộ được cải thiện đáng kể sau khi vay được vốn Lượng vốn vay là đáp ứng đủ nhu cầu của nông hộ trong huyện Nông hộ của huyện sử dụng vốn vay đúng mục đích như trong hồ sơ vay vốn của ngân hàng Câu hỏi nghiên cứu Nông hộ của Huyện tiếp cận vốn thông qua các hình thức tín dụng chính thức nào là chủ yếu? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc vay được vốn của nông hộ? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc hộ vay được nhiều hay ít? Nông hộ của huyện Kế Sách có sử dụng vốn đúng mục đích như trong hồ sơ tín dụng vay vốn hay không? Việc vay vốn có làm tăng thu nhập cũng như cải thiện được đời sống của hộ không? Thu nhập của nông hộ sau khi vay vốn có tăng so với trước khi vay được vốn không? Lượng vốn vay có đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất của nông hộ hay không? PHẠM VI NGHIÊN CỨU Không gian Đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyên Kế Sách- tỉnh Sóc Trăng năm 2007” được thực hiện trong phạm vi huyện Kế Sách - tỉnh Sóc Trăng. Thời gian Đề tài được thực hiện trên dữ liệu sơ cấp được phỏng vấn các hộ nông dân ở huyện Kế Sách- tỉnh Sóc Trăng từ tháng 03 năm 2008 đến tháng 4 năm 2008. Đề tài được thực hiện trong thời gian là 3 tháng (từ 01/02/2008 đến 30/04/2008) Đối tượng nghiên cứu Đề tài chủ yếu nghiên cứu về cách tiếp cận vốn vay cũng như cách thức sử dụng vốn vay của nông hộ nên đối tượng cần nghiên cứu là các hộ gia đình có nhu cầu vay vốn và đã vay vốn tín dụng chính thức ở huyện Kế Sách - tỉnh Sóc Trăng. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Đề tài xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách dựa trên việc thu thập thông tin về thu nhập, chi phí và tài sản của nông hộ, cũng như việc sử dụng vốn của nông hộ trong thời gian qua là có hiệu quả hay không? Mục tiêu đầu tiên của đề tài là tìm ra những yếu tố tác động đến quyết định tiếp cận tín dụng chính thức và sau đó là đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ. Để tìm hiểu thêm về đề tài này, những nghiên cứu trước đây về tín dụng được lược khảo và lướt qua về nội dung mà các tác giả trước đã thực hiện. Phần này trình bày những nghiên cứu thực nghiệm về những yếu tố tác động đến quyết định tiếp cận tín dụng và tác động của tín dụng đối với hộ nghèo ở nông thôn. Những nghiên cứu trước đây về những yếu tố tác động đến quyết định tiếp cận tín dụng Cuộc khảo sát của Nathan Okurut (2006) về những nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng đối với người nghèo và người da màu ở Nam Phi trong thị trường tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức. Bằng việc sử dụng mô hình đa thức Logit và mô hình Heckman Probit, tác giả cho rằng người nghèo và người da màu ở Nam Phi có hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng này. Ở phạm vi quốc gia, việc tiếp cận thị trường tín dụng chính thức chịu tác động tích cực và mạnh mẽ bởi tuổi tác, giới tính, số thành viên trong hộ, trình độ học vấn, chi tiêu trên đầu người và chủng tộc. Việc nghèo khó có tác động tiêu cực và mạnh mẽ đến việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức. Ở Việt Nam, tác giả Vũ Thị Thanh Hà đã có một cuộc nghiên cứu (1999) về so sánh sự đóng góp của nguồn tín dụng chính thức và phi chính thức đối với các khoản tín dụng nhỏ cho người nghèo ở Việt Nam. Bằng việc sử dụng mô hình Probit và Logit, tác giả chỉ ra rằng các nhân tố: số thành viên trong hộ và chi tiêu trên đầu người của hộ có tác động mạnh mẽ đến khả năng vay mượn của nông hộ và giá trị của món vay. Tuy nhiên, tuổi tác lại có tác động tiêu cực đến khả năng vay mượn nhưng lại có tác động tích cực đối với giá trị của món vay. Ngoài ra, quy mô của hộ lại có tác động tiêu cực đến khả năng tiếp cận cũng như việc vay mượn. Ngoài ra, trong năm 2001 tác giả Vũ Thị Thanh Hà đã nghiên cứu về việc quyết định tiếp cận tín dụng của nông dân ở vùng Đồng bằng Sông Hồng của Việt Nam. Tác giả đã sử dụng mô hình Probit và phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất và cả hai phương pháp này đều cho kết quả như nhau. Tác giả chỉ ra rằng giá trị tài sản của hộ và khả năng tiếp cận tín dụng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bên cạnh đó, nghiên cứu của tác giả Bell được thực hiện năm 1997 cũng đã đưa ra kết quả tương tự. Một nghiên cứu khác về tiếp cận tín dụng của nông hộ được thực hiện ở Việt Nam vào năm 1998 do tác giả Trần Thơ Đạt thực hiện. Bằng việc áp dụng mô hình Logit và phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất, tác giả đã khẳng định rằng các biến độc lập: quy mô đất, diện tích đất, tổng số thành viên trong hộ, tỷ lệ phụ thuộc, quan hệ họ hàng và địa vị xã hội có tác động mạnh mẽ đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ. Bảng 1: TÓM TẮT NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ QUYẾT ĐỊNH TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC Quyết định tiềp cận nguồn tín dụng chính thức Tác giả Mô hình Nhân tố tích cực Nhân tố tiêu cực Okurut Nathan (2006) Logit and Heckman probit Tuồi, nam giới (người nắm quyền lực trong gia đình), số người trong hộ, trình độ học vấn, chi tiêu trên đầu người và chủng tộc. Mức nghèo khó của hộ Vũ Thị Thanh Hà (1999) Logit/probit model Số người trong hộ, chi tiêu của hộ, độ tuổi Số người trong hộ Vũ Thị Thanh Hà (2001) Probit and OLS models Tài sản của hộ Trần Thơ Đạt (1998) Logit and OLS models Quy mô đất, diện tích đất, số người trong hộ, tỷ lệ phụ thuộc, quan hệ họ hàng và địa vị xã hội Đề tài “Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ ở nông thôn huyện Châu Thành A-tỉnh Cần Thơ” do thầy Nguyễn Văn Ngân thực hiện tháng 06 năm 2004. Đề tài đã nghiên cứu tìm ra một số nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ ở huyện Châu Thành A – tỉnh Cần Thơ thông qua hình thức tín dụng chính thức và phi chính thức như là diện tích đất, chi tiêu của hộ gia đình, tuổi, trình độ học vấn…Tuy nhiên đề tài không xác định nhu cầu vay vốn của nông hộ cũng như hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ. Trong đề tài này có điểm mới đó là tác giả sẽ tìm hiểu về hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng. Đề tài “The impact of credit for the poor on the poverty level of rural households in the Mekong Delta – Viet Nam” do thầy Vương quốc Duy thực hiện. Đề tài đã tìm ra các yếu tố quyết định đến sự tiếp cận tín dụng và đánh giá những tác động của tín dụng đến thu nhập và chi phí của nông hộ, xác định khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ thông qua số liệu khảo sát mức sống của Việt Nam từ 1430 hộ gia đình của 12 tỉnh thành vùng ĐBSCL năm 2004. Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP LUẬN Khái niệm, chức năng và phân loại tín dụng nông thôn Khái niệm tín dụng Tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một khoảng thời gian nhất định từ người sở hữu sang người sử dụng và khi đến hạn người sử dụng phải hoàn trả lại cho người sở hữu với một lượng giá trị lớn hơn. Khoảng giá trị dôi ra này gọi là lợi tức tín dụng. Hay tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả. Tín dụng là một phạm trù của kinh tế hàng hóa, có quá trình ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Tín dụng có những tính chất quan trọng sau: - Tín dụng trước hết chỉ là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền (hiện kim) hoặc tài sản (hiện vật) từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ không làm thay đổi quyền sở hữu chúng. - Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải được “hoàn trả”. - Giá trị của tín dụng không những được bảo tồn mà còn được nâng cao nhờ lợi tức tín dụng. Chức năng của tín dụng Tín dụng có ba chức năng: Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ chức năng này của tín dụng mà nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều hòa từ nơi “thừa” sang nới “thiếu” để sử dụng nhằm phát triển nền kinh tế. Cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn đều được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả vì vậy tín dụng có ưu thế rõ rệt, nó kích thích mặt tập trung vốn nhàn rỗi bằng huy động và thúc đẩy việc sử dụng vốn cho các nhu cầu của sản xuất và đời sống, làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong toàn xã hội tăng. Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội Hoạt động tín dụng tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thông tín dụng như kỳ phiếu, séc, thẻ thanh toán,…thay thế sự lưu thông tiền mặt và làm giảm chi phí in tiền, vận chuyển, bảo quản tiền. Thông qua Ngân hàng các khách hàng có thể giao dịch với nhau bằng hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ và cũng nhờ hoạt động tín dụng mà các nguồn vốn đang nằm trong xã hội được huy động để sử dụng chô sản xuất và lưu thông hàng hóa, làm cho tốc độ chu chuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội tăng lên. Kiểm soát các hoạt động kinh tế Thông qua tín dụng, Nhà nước có thể kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay vốn, mà cụ thể trong tín dụng nông thôn là của các hộ vay vốn qua mục đích vay của hộ và giám sát việc sử dụng vốn. Từ đó có thể theo sát tình hình phát triển của nông thôn và có những điều chỉnh thích hợp khi cần thiết. Phân loại tín dụng nông thôn Phân loại theo hình thức Tín dụng chính thức là hình thức tín dụng hợp pháp, được sự cho phép của Nhà nước. Các tổ chức tín dụng chính thức hoạt động dưới sự giám sát và chi phối của ngân hàng Nhà nước. Các nghiệp vụ hoạt động phải chịu sự quy định của luật Ngân hàng như sự quy định khung lãi suất, huy động vốn, cho vay,…và những dịch vụ mà chỉ có các tổ chức tài chính chính thức mới cung cấp được. Các tổ chức tín dụng chính thức bao gồm các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng phục vụ người nghèo, Quỹ tín dụng nhân dân, các chương trình trợ giúp của chính phủ. Tín dụng phi chính thức là các hình thức tín dụng nằm ngoài sự quản lý của nhà nước. Các hình thức này tồn tại khắp nơi và gồm nhiều nguồn cung vốn như cho vay chuyên nghiệp; t
Tài liệu liên quan