Đề tài Phân tích chiến lược kinh doanh của Hilton Hanoi Opera

Khách sạn Hilton Hanoi Opera là một khu nhà cao tầng gồm 269 phòng với đầy đủ tiện nghi, trong khách sạn có nhà hàng nhỏ, một số văn phòng cho thuê cùng với các cơ sở dịch vụ khác như massage Sauna, vật lý trị liệu, các dịch vụ hỗ trợ giặt là, điện thoại, fax

doc26 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 6289 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích chiến lược kinh doanh của Hilton Hanoi Opera, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Khái quát về khách sạn HIltoN hanoi opera 1.1. Giới thiệu chung về Hilton Hanoi Opera Khách sạn Hilton Hanoi Opera là một khu nhà cao tầng gồm 269 phòng với đầy đủ tiện nghi, trong khách sạn có nhà hàng nhỏ, một số văn phòng cho thuê cùng với các cơ sở dịch vụ khác như massage Sauna, vật lý trị liệu, các dịch vụ hỗ trợ giặt là, điện thoại, fax… Với sự bố trí các phòng tương đối hợp lý và hài hoà, các trang thiết bị trong khách sạn được trang bị một cách đồng bộ hơn. Khu vực đón tiếp bao gồm gian tiếp tân, quầy thu tiền.. Phòng ngủ bao gồm trang thiết bị tủ, máy điện thoại, tivi, giường, bàn tiếp khách, máy điều hoà… Các khu vực dịch vụ bổ trợ: dịch vụ giặt là, điện nước. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, do sự bùng nổ quá nhiều khách sạn và những biến động kinh tế nên lượng khách du lịch, khách công vụ lưu trú trong khách sạn giảm mạnh dẫn đến doanh thu giảm kéo theo đó là lợi nhuận của khách sạn giảm theo và lỗ. Để khắc phục tình trạng khó khăn như hiện nay, khách sạn có những biện pháp khắc phục tạm thời cũng như lâu dài có thể tồn tại và phát triển như tinh giảm bộ máy, giảm giá thuê phòng, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng các hình thức phục vụ khác. 1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban trong khách sạn: Dựa vào đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách sạn mà bộ máy quản lý của khách sạn được bố trí như sau: Sơ đồ : Cơ cấu tổ chức Giám đốc Phó giám đốc Bàn bar Bếp Bảo vệ Dịch vụ khác Tài chính kế hoạch Tổng hợp lao động tiền lương Phòng Marke-ting Tổ lễ tân Tổ buồng Dịch vụ sauna Dịch vụ bổ trợ khác Đón tiếp Dịch vụ giặt là Dịch vụ lưu trú Do cơ cấu tổ chức của khách sạn, phương pháp quản lý chủ yếu thông qua giám đốc bộ phận cùng nhau kết hợp để có thông tin phản hồi. Giám đốc chỉ thị công việc cho các bộ phận thực hiện sau đó báo cáo kết quả lại cho giám đốc. Ban giám đốc gồm một giám đốc, một phó giám đốc đều có quyền hạn và trách nhiệm theo sự phân công, chịu trách nhiệm chung về mọi mặt hoạt động của khách sạn. Bộ phận marketing chuyên nghiên cứu thị trường để làm sao có thể thu hút ngày càng nhiều khách về cho khách sạn. Tiếp xúc với các tổ chức du lịch, các công ty, văn phòng đại diện của các cơ quan trong và ngoài nước nhằm ký kết hợp đồng. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh đề ra các chiến lược kinh doanh nhằm ký kết hợp đồng. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh đề ra các chiến lược kinh doanh thích hợp với sự biến động của thị trường du lịch. Bộ phận lễ tân - buồng: Bộ phận lễ tân có chức năng trực tiếp quan hệ với khách hàng để đáp ứng nhu cầu của khách, là cầu nối giữa khách với các dịch vụ khác trong và ngoài khách sạn. Nhiệm vụ là điều phối các phòng cho thuê ở dài hạn và ngắn hạn, làm thủ tục cho khách đến và khách đi , nhận hợp đồng lưu trú, tổ chức chuyển giao các yêu cầu dịch vụ của khách. Còn bộ phận buồng chăm lo nơi nghỉ của khách trong thời gian lưu trú tại khách sạn, đảm bảo nhu cầu cho khách: ăn, uống, nghỉ ngơi… kiểm tra trang thiết bị trong phòng, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về toàn bộ tài sản trong phòng ngủ, phản ánh ý kiến của khách cho cán bộ liên quan đến chất lượng phục vụ và tăng doanh số cho khách sạn. Bộ phận nhà hàng ăn: Phục vụ nhu cầu về ăn uống cho khách. Phòng tài chính kế hoạch: Tổ chức hạch toán kinh doanh, theo dõi và thực hiện công nợ phải trả, đôn đốc nhắc nhở việc thu hồi công nợ phải thu của khách sạn. Căn cứ vào các hoá đơn chứng từ để có kế hoạch xuất tiền trang trải mọi chi phí của khách sạn, theo dõi việc huy động và sử dụng các nguồn vốn cũng như sự vận động của nguồn vốn, định kỳ lập báo cáo tài chính toàn công ty, phân tích và đánh giá các kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn giúp ban giám đốc có những thông tin trong quá trình ra các quyết định quản lý khách sạn Phòng tổng hợp lao động tiền lương: Hỗ trợ các phòng ban tuyển dụng đề bạt vào tổ chức lao động phù hợp với vị trí công tác nhằm đạt được hiệu quả tối ưu. Bộ phận vui chơi giải trí: Tạo cho khách cảm giác thoải mái khi vui chơi. 1.3. Đánh giá về hoạt động kinh doanh của khách sạn 1.3.1 Đánh giá về mặt hoạt động kinh doanh lưu trú. * Hoạt động kinh doanh lưu trú chiếm tỷ trọng vốn đầu tư lớn và là nghiệp vụ kinh doanh chính trong khách sạn, hoạt động kinh doanh của khách sạn chịu nhiều sự chi phối của bộ phận này. Khách sạn Hilton Hanoi Opera đầu tư thiết bị cơ sở vật chất, trang thiết bị cho 269 phòng ngủ. Mỗi loại phòng có các phòng đôi, phòng đơn với mức giá khác nhau và trang thiết bị trong phòng khác nhau. Tuỳ theo mức giá thuê phòng mà khách thuê nhiều hay ít mà khách sạn bố trí các dịch vụ, các dịch vụ bổ sung. chẳng hạn với các phòng loại 1, khách sạn luôn đặt sẵn hoa tươi và trang thiết bị đắt tiền hơn. Các trang thiết bị trong phòng ngủ đều đạt tiêu chuẩn quốc tế, đầy đủ tiện nghi, sạch đẹp, thoải mái và sang trọng. Hàng ngày nhân viên ở bộ phận này phải hút bụi, lau cọ, rửa phòng khách đã dùng đến. Để đảm bảo vệ sinh và thoả mãn nhu cầu cho khách ở, trong khách sạn có một bộ phận kỹ thuật luôn theo dõi và bảo dưỡng, sửa chữa các trang thị trường trong phòng ở của khách cũng như toàn bộ khách sạn, tránh được tình trạng hỏng hóc gây bất lợi cho khách. Với việc đầu tư trang thiết bị và tăng cường các dịch vụ bổ sung nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách đã làm cho chi phí kinh doanh của khách sạn tăng lên.. Thực chất khách sạn rất linh hoạt trong việc tăng thường giảm giá khá nhiều so với bảng giá quy định 40-60 USD. Và trong tương lai khách sạn Hilton Hanoi Opera không thể cho phép mình duy trì mức giá đó. Đối tượng khách hàng đến với khách sạn chủ yếu là khách VIP của quốc tế, khách Nhật Bản, Việt kiều về thăm quê hương với mục đích khác nhau. Vào mùa du lịch thì khách du lịch khá đông và thường khách công vụ nhiều hơn người ta chấp nhận được mức giá cao hơn vì chỗ ở thuận lợi là điều kiện kích thích công việc của họ. Sau một ngày hội họp, công việc mệt mỏi họ cần được nghỉ ngơi thoải mái. Vì vậy họ cần được tăng cường một số dịch vụ bổ sung và trang thiết bị tiện nghi. Còn khách du lịch mục đích chính của họ là đi du lịch, nhu cầu về nghỉ ngơi của họ không quan trọng lắm, họ thuê phòng với giá rẻ hơn và thường thiếu một số dịch vụ bổ sung. Họ chỉ thường tiêu dùng sản phẩm dịch vụ lưu trú trong khách sạn là chính. Ban ngày họ thường đi du lịch và buổi tối họ trở về khách sạn để nghỉ ngơi do đó nhu cầu về ăn uống của họ gồm có bữa sáng và bữa tối trong khách sạn. 1.3.2. Đánh giá về mặt kinh doanh ăn uống của khách sạn Dịch vụ kinh doanh ăn uống không phải là hoạt động chính của khách sạn. Sản phẩm ăn uống là một trong những dịch vụ ngoại vi nhằm làm phong phú thêm cho một số dịch vụ cơ bản, nhưng không phải vì thế mà không quan trọng đối với khách sạn. Để phục vụ nhu cầu ăn uống của khách du lịch, khách sạn đã đưa vào sử dụng thêm một nhà hàng ăn nhỏ cùng với một bếp. Nhà hàng ăn trong khách sạn được xây dựng thoáng mát trang trí nhã nhặn, có hệ thống chiếu sáng của ánh sáng tự nhiên để khách thưởng thức được màu thực của món ăn. Trên tường được trang trí bằng các bức tranh phong cảnh trông rất thoáng mát hợp với màu tường tạo nên sự đồng bộ trong phòng. Bếp ăn gọn gàng sạch sẽ, có chế biến nóng, nguội riêng, nhân viên mặc đồng phục và có trình độ tay nghề cao có thể chế biến được các món ăn đáp ứng được mọi nhu cầu của khách. Ngoài ra nhà hàng còn có một hệ thống thực đơn khá phong phú bao gồm món ăn Việt Nam phù hợp với khẩu vị của khách. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh ăn uống lại giảm doanh thu mà nguyên nhân do có sự cạnh tranh cung vượt quá cầu trong hoạt động kinh doanh lưu trú và ăn uống trên thị trường khách sạn. 1.3.3. Dịch vụ bổ sung Hoạt động kinh doanh văn phòng. Hoạt động kinh doanh văn phòng là hoạt động chủ yếu đem lại doanh thu cho khách sạn. Điều này cho thấy khách sạn đã và đang thực hiện chủ trương nâng cao hệ số sử dụng văn phòng, tận dụng diện tích mặt bằng cho thuê, không đầu tư cải tạo gì lớn, có chính sách giá cả phù hợp cho khách thuê 100% diện tích và cho thuê 100% thời gian. Nhưng đó chỉ là hoạt động kinh doanh mang tính tạm thời để đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên của khách sạn. Trong bối cảnh hiện nay khi có sự đầu tư tràn lan về khách sạn trên địa bàn Hà nội và buộc khách sạn Hilton Hanoi Opera phải chuyển hướng kinh doanh sang hình thức kinh doanh văn phòng mặc dù đó không phải là chức năng kinh doanh chính của khách sạn mà ở đây chức năng kinh doanh của khách sạn là kinh doanh các sản phẩm dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ bổ sung và các dịch vụ khác chứ không phải là ngành kinh doanh đĩa ốc. Về các mặt công tác khác Về công tác đời sống ban lãnh đạo đã phối hợp thường xuyên chăm lo bảo đảm vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Trên cơ sở kinh doanh đặt được, mức thu nhập của nhân viên được nâng cao, bảo đảm tốt các chế độ và chính sách đối với người lao động. Nhìn chung các hoạt động phục vụ cho kinh doanh của khách sạn được thực hiện trong điều kiện còn nhiều khó khăn do đó hiệu quả kinh doanh của khách sạn giảm. II. Phân tích môi trường kinh doanh 1.1. Phân tích môi trường bên ngoài 1.1.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô. Yếu tố Kinh tế: biến động kinh tế đã làm cho cạnh tranh về giá cả sản phẩm dịch vụ du lịch giữa các khách sạn trên địa bàn Hà nội trở nên gay gắt và việc thu hút khách đến với khách sạn gặp nhiều khó khăn hơn. Đối với khách sạn Hilton Hanoi Opera sự tác động trực tiếp có hại lớn nhất là nguồn khách lưu trú bị giảm, giá bán dịch vụ cũng giảm một cách đáng kể trong khi đó chất lượng phục vụ phải nâng cao hơn. Đó là vấn đề khó khăn cho khách sạn. Yếu tố chính trị: Trong xu thế hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới (Việt Nam là thành viên của các tổ chức trên thế giới và đã gia nhập WTO), đây thực sự là một cơ hội cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và khách sạn Hilton Hanoi Opera nói riêng. Giá cả thị trường biến động theo chiều hướng gia tăng làm chi phí kinh doanh và dịch vụ tăng mà giá thành sản phẩm dịch vụ lại phải giảm do sự cạnh tranh gay gắt ở một số khách sạn (khách sạn Deawoo, Foturna..) trên cùng địa bàn và do đó ảnh hưởng giảm đến doanh thu và lợi nhuận của khách sạn Hilton Hanoi Opera. Yếu tố văn hoá xã hội: Trong những năm gần đây nhờ chuyển sang nền kinh tế thị trường, đời sống dân cư ngày càng được nâng cao, nhu cầu đi du lịch của người lao động và các đối tượng khác trong xã hội ngày càng phổ biến. Đây chính là vấn đề mà khách sạn cần quan tâm. Ngoài ra yếu tố khoa học công nghệ và yếu tố tự nhiên cũng góp phần làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách của khách sạn Hilton Hanoi Opera. 1.1.2. Các yếu tố môi trường ngành. Mối đe doạ của đối thủ và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện nay trên địa bàn Hà nội có 350 khách sạn tham gia cạnh tranh trên thị trường khách sạn du lịch. Đối thủ cạnh tranh chính là Deawoo hotel, Metropole hotel… Với một số lượng doanh nghiệp khách sạn tham gia và cạnh tranh đông như vậy cùng với tình trạng mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung câù và khách sạn gây ra tình trạng các doanh nghiệp hạ giá xuống thấp để cạnh tranh. Cho nên việc hạ giá dịch vụ để thu hút khách sẽ làm ảnh hưởng chung đến việc giảm hiệu quả kinh doanh của khách sạn trên địa bàn nói chung và với khách sạn Hilton Hanoi Opera nói riêng. áp lực sản phẩm dịch vụ thay thế Các sản phẩm thay thế sẽ làm ảnh hưởng tới mức giá, tới thị trường sản phẩm dịch vụ hiện có của khách sạn. Khi giá cả của sản phẩm dịch vụ hiện tại của khách sạn tăng lên thì khách hàng có xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế. Do nhu cầu đi du lịch, việc mua sắm sản phẩm dịch vụ của khách hàng được lựa chọn kỹ hơn, thực tế khách sạn Hilton Hanoi Opera chưa chú ý đến việc phát triển các sản phẩm dịch vụ thay thế để phục vụ khách một cách tốt hơn dẫn đến việc giảm doanh thu của khách sạn. áp lực từ phía khách hàng Hiện nay cung lớn hơn cầu về khách sạn, để giữ được khách hàng truyền thống thì khách sạn Hilton Hanoi Opera đã tạo sự quan tâm, thiết lập mối quan hệ thân thiết với khách bằng cách có quà tặng hay thư chúc mừng đến sinh nhật của khách làm cho mối quan hệ giữa khách hàng và khách sạn càng thêm bền chặt. Khi khách rời khỏi khách sạn thì khách sạn Hilton Hanoi Opera tặng cho du khách quà lưu niệm in biểu tượng của khách sạn như chiếc khăn tay bằng thổ cẩm, chiếc giỏ… rất có ý nghĩa làm cho du khách thích thú. Bên cạnh việc lưu giữ khách hàng hiện tại thì việc thu hút khách hàng tiềm năng cũng là vấn đề mà khách sạn đang quan tâm. Do có sự cạnh tranh giữa các khách sạn về chất lượng sản phẩm và giá dịch vụ, việc thu hút khách ngày càng trở lên khó khăn hơn đối với khách sạn Hilton Hanoi Opera. Hiện nay nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ là quan trọng, họ đòi hỏi chất lượng sản phẩm dịch vụ phải hoàn hảo hơn và giá cả phù hợp hơn, khách sạn Hilton Hanoi Opera đã và đang cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư mới trang thiết bị buồng phòng, xây dựng hệ thống thực đơn món ăn đa dạng phục vụ nhu cầu của khách ngày một tốt hơn. Để phù hợp với đặc điểm của sản phẩm dịch vụ vốn có tính thời vụ cao và không thể tồn kho được nên biểu giá thuê phòng của khách sạn cũng lên xuống một cách linh hoạt tuỳ theo điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Điều này tránh được sự lãng phí khi vắng khách và tiết kiệm được chi phí cho khách sạn. Để rút ra được một biểu giá thích hợp, khách sạn không những chỉ xét theo điều kiện của chính bản thân mà còn tiến hành tìm hiểu giá của các khách sạn lân cận, nhà khách trên cùng địa bàn. Qua phân tích môi trường của khách sạn ở trên có thể nhận thấy rằng khách sạn đã chú ý phân tích những yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của mình nhưng lại chưa xác định những cơ hội và nguy cơ chính, gần như chưa nêu ra được. Khách sạn phải lợi dụng cơ hội và tránh nguy cơ bằng cách nào. Do đó bước phân tích môi trường của khách sạn mới chỉ dừng lại ở việc phân tích những thuận lợi và khó khăn về khách quan trong kinh doanh của khách sạn Hilton Hanoi Opera. 1.2. Phân tích môi trường bên trong. Đây là một cách nhận ra những cơ hội hấp dẫn trong môi trường đồng thời chuẩn bị những khả năng cần thiết để đảm bảo thành công trong những cơ hội đó. Mỗi doanh nghiệp cần định kỳ đánh giá những mặt mạnh và mặt yếu của mình để kịp thời điều chỉnh phù hợp với các biến động sung quanh. Marketing: Đối với việc tiêu thụ sản phẩm dịch vụ lưu trú, khách sạn áp dụng chính sách bán sản phẩm trực tiếp và gián tiếp thông qua các cá nhân và tổ chức môi giới trung gian. Khách hàng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của khách sạn trực tiếp không qua một bộ phận trung gian nào cả, chủ yếu là khách hàng quen của khách sạn. Việc phân phối này hoàn toàn đơn giản vì khách hàng trực tiếp đến thuê phòng của khách sạn hoặc đặt trước phòng bằng điện thoại, fax hoặc email. Hình thức thứ hai là hình thức bán hàng thông qua các cá nhân và các tổ chức trung gian. Với hình thức này thì khách sạn Hilton Hanoi Opera áp dụng khá tốt do việc quan hệ với các công ty lữ hành đã nhiều năm do vậy lượng khách thường ổn định.Khách sạn Hilton Hanoi Opera có các đại lý ở nước ngoài do đó việc thu hút khách cũng có phần thuận lợi. Khách sạn Hilton Hanoi Opera đã định hướng được cho sự cần thiết ra đời của bộ phận Marketing, xác định được tầm quan trọng của nó, hoạch định được các kế hoạch tiếp thị. Khách sạn đã định hướng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, đã xác định được thị trường khách của mình. Do đó hoạt động marketing của khách sạn Hilton Hanoi Opera mang lại hiệu quả kinh doanh khá cao. Nghiên cứu và phát triển. Khi khách chuẩn bị rời khỏi khách sạn thì khách sạn Hilton Hanoi Opera thường có bán in sẵn để xin ý kiến nhận xét của khách tham gia tour trọn gói, từ đó dựa vào các ý kiến đó để sàng lọc, lựa chọn hình thành ý tưởng và chia ra sản phẩm mới. Tuy nhiên sản phẩm mới của khách sạn chưa thực sự rõ nét, đa số mới theo khía cạnh cải tiến sản phẩm cũ như cải tạo đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị buồng phòng hiện đại hơn, sản phẩm ăn uống đa dạng phong phú hơn, hoạt động vui chơi giải trí và thay đổi giá cả cho phù hợp. Do đó hoạt động nghiên cứu phát triển chưa thực sự mạnh và chưa đem lại hiệu qủa cho hoạt động kinh doanh khách sạn. Hoạt động cung ứng dịch vụ. Trong thời gian du khách sử dụng sản phẩm dịch vụ tại khách sạn, cung cách phục vụ của nhân viên khách sạn tương đối tốt đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Nhân sự tổ chức. Khách sạn Hilton Hanoi Opera có thế mạnh về đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn khá cao và có trình độ quản lý tốt song không còn nhạy bén với thị trường do hậu quả từ thời bao cấp mà không chỉ riêng đối với khách sạn Hilton Hanoi Opera. Hơn nữa chính sách đãi ngộ khuyến khích nhân viên của khách sạn còn thiếu năng động, chưa có chính sách đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên một cách thường xuyên, chưa trẻ hoá được đội ngũ nhân viên làm giảm sức vươn lên của khách sạn. Tài chính kế toán. Nguồn vốn của khách sạn Hilton Hanoi Opera là vốn do Nhà nước cấp (gồm có đất đai, cơ sở hạ tầng chiếm khoảng 20% tổng số vốn) phần còn lại là vốn của đối tác liên doanh. Với nguồn vốn đó giúp cho hoạt động tài chính kế toán của khách sạn hỗ trợ tương đối trong việc đảm bảo cung cấp nguồn tài lực cho từng mục tiêu. Thông tin về tài chính giúp cho ban lãnh đạo ra những quyết định mục tiêu chiến lược và mục tiêu ngắn hạn về doanh thu, thị phần. Song trong báo cáo tài chính hàng năm, khách sạn chưa phân tích chi tiết về chiến lược đó. Dưới đây là chức năng nhiệm vụ và mục tiêu của khách sạn. Chức năng nhiệm vụ và mục tiêu của hoạt động Hilton Hanoi Opera. Chức năng nhiệm vụ Mục tiêu chiến lược Mục tiêu ngắn hạn Kinh doanh vận tải, kinh doanh lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung sao cho có hiệu quả, bù đắp được chi phí và có lợi thuận theo kế hoạch của tập đoàn nước ngoài và chính phủ Việt Nam. 1. Duy trì và tăng trưởng lợi nhuận 41,6%. 2. Nâng cao công suất sử dụng buồng phòng, phát triển rộng dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác. 3. Nâng cao vị thế cạnh tranh bằng sản phẩm dịch vụ, giá, quảng cáo và chất lượng dịch vụ. 4. Thay đổi cơ cấu lao động. 5. Phấn đấu mức tăng trưởng về khách nội địa, khách quốc tế. 6. Giữ vững thị phần và mức doanh thu . 1. Tăng doanh thu và nôp ngân sách 5%. 2. Tăng công suất sử dụng buồng 70%. 3. Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm dịch vụ nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. 4. Tăng 10% khách nội địa. 5. Xây dựng hệ thống thức ăn uóng phong phú với nhiều mức giá thích hợp. 6. Tăng cường quảng cáo bằng các ấn phẩm quảng cáo. 7. Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ. Tính giảm lao động, tuyển dụng nhân viên. 8. Tăng cường hoạt động kinh doanh văn phòng. Trên thực tế các mục tiêu ngắn hạn đã đề ra về doanh thu, về công suất sử dụng buồng phòng, hệ thống thực đơn ăn uống thực mới hơn khách sạn chưa đạt được. Vì vậy khách sạn cần đánh giá lại tình hình môi trường kinh doanh để điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với khả năng thực hiện được. 1.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ của khách sạn (phân tích SWOT). Những kết luận rút ra từ việc phân tích SWOT cung cấp cho khách sạn những thông tin quan trọng sử dụng cho quá trình lập kế hoạch chiến lược của khách sạn, bởi nó dự báo những xu hướng nào trong tương lai có thể chi phối hoạt động của khách sạn và để chuẩn bị những phương án đối mặt với xu hướng đó. Việc phân tích để tìm thứ tự ưu tiên là rất quan trọng, bởi một cơ hội lớn bị bỏ qua có thể trở thành nguy cơ, hoặc không nhận diện đúng mức và không tránh được nguy cơ tiềm ẩn lớn thì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu thậm chí đến cả vị thế của khách sạn. Ma trận SWOT Cơ hội (O) 1.Xu thế hội nhập 2.Các nguồn khách hàng Nguy cơ (S) 1.Đối thủ cạnh tranh 2.Hiệu quả kinh doanh kém 3.Thiếu vốn đầu tư Mặt mạnh (S) 1.Vị trí của khách sạn 2.Kinh nghiệm quản lý Phối hợp S/O Phát huy thế mạnh về vị trí khách sạn và kinh nghiệm quản lý để tăng hiệu quả kinh doanh,mạnh dạn hội nhập khu vực tạo tiền đề để thu hút các nguồn khách đang gia tăng. Phối hợp S/T Nhấn mạnh lợi thế vị trí và kinh nghiệm quản lý để đẩy lùi các đối thủ cạnh tranh và khắc phục hiệu quả kinh doanh yếu kém Mặt yếu (W) 1.Hoạ
Tài liệu liên quan