Liên minh châu Âu (EU) có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ. Trước 1/11/1993 gọi là Cộng đồng Châu Âu (EC). Tới 1/1/1995, EU có 15 nước thành viên gồm : Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Anh, Ailen, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thuỵ Điển và Phần Lan. Kể từ tháng 1/5/2004, EU đã chính thức kết nạp thêm 10 thành viên mới là Cộng hoà Czech, Hungaria, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Síp. Hiện nay, EU có diện tích là 4.422.773 km² với dân số là 492,9 triệu người (2006) ; với tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ euro (~15.7 nghìn tỉ USD) trong năm.
EU là khối kinh tế hùng mạnh và là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế quan trọng của thế giới. Kinh tế của EU đạt trình độ phát triển cao, đặc biệt là ngành chế tạo cơ khí, hóa chất, dược phẩm, dệt, điện tử, nguyên tử, năng lượng, khai khoáng dầu khí,chế biến nông sản. EU cũng là một trung tâm buôn bán hàng đầu thế giới, chiếm 1/5 kim ngạch toàn cầu. Từ năm 1997, trong khi nhiều nước chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á thì kinh tế EU vẫn giữ sự ổn định và duy trì được mức mức tăng trưởng tương đối cao. Trong năm 2000, kinh tế EU có mức tăng trưởng cao hơn hẳn các năm trước (3,4%) ở cả khối cũng như ở từng nước. Hiện nay EU đang thực hiện mở rộng liên minh sang phía đông, mở rộng thị trường nội bộ khối đồng thời với việc tiến hành cải tổ mạnh mẽ cơ cấu điều hành.
EU là một tổ chức có tiềm lực vốn, tài chính mạnh. Vì thế EU có khả năng chi nhưng khoản tiền khổng lồ vào các dự án nghiên cứu hay đầu tư. Ví dụ như trong chương trình chi tiêu đến cuối năm 2006, Nghị viện châu Âu và Hội đồng bộ trưởng châu Âu đã quyết định chi mỗi năm từ 90.660 triệu Euro đến 93.955 triệu Euro cho các hoạt động của liên minh.
25 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1608 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường EU trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thảo luận:Kinh tế quốc tế
Nhóm 1
Đề tài: Phân tích cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường EU trong giai đoạn hiện nay.
Thành viên:
1, Ngô Thị An
2, Đỗ Thị Hải Anh
3,Trịnh Thị Lan Anh
4, Hoàng Ngọc Ánh _ NT
5, Nguyễn Thị Ngọc Ánh
6, Lê Thanh Ba
7, Nguyễn Thị Bích
8, Nguyễn Thanh Bình
9, Trần Thanh Bình
10, Nguyễn Thị Thu Giang
Đề cương:
I, Sơ lược chung:
1, Vị thế của liên minh EU (liên minh châu Âu) trong giai đoạn hiện nay.
2, Những chính sách của EU đối với hàng nông sản.
3, Tình hình quan hệ thương mại của VN và EU.
II, Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của VN sang thị trường EU.
1, Thực trạng hàng nông sản xuất khẩu của VN
2, Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của VN sang thị trường EU.
3,Những thuận lợi và khó khăn của việc xuất khẩu hàng nông sản của VN sang thị trường EU.
a, thuận lợi.
b, khó khăn.
III, Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản của VN sang thị trường EU.
1, Giải pháp cấp nhà nước.
2, Giải pháp cấp doanh nghiệp.
SƠ LƯỢC CHUNG.
I, Vị thế của liên minh EU trong giai đoạn hiện nay.
Liên minh châu Âu (EU) có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ. Trước 1/11/1993 gọi là Cộng đồng Châu Âu (EC). Tới 1/1/1995, EU có 15 nước thành viên gồm : Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Anh, Ailen, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thuỵ Điển và Phần Lan. Kể từ tháng 1/5/2004, EU đã chính thức kết nạp thêm 10 thành viên mới là Cộng hoà Czech, Hungaria, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Síp. Hiện nay, EU có diện tích là 4.422.773 km² với dân số là 492,9 triệu người (2006) ; với tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ euro (~15.7 nghìn tỉ USD) trong năm.
EU là khối kinh tế hùng mạnh và là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế quan trọng của thế giới. Kinh tế của EU đạt trình độ phát triển cao, đặc biệt là ngành chế tạo cơ khí, hóa chất, dược phẩm, dệt, điện tử, nguyên tử, năng lượng, khai khoáng dầu khí,chế biến nông sản. EU cũng là một trung tâm buôn bán hàng đầu thế giới, chiếm 1/5 kim ngạch toàn cầu. Từ năm 1997, trong khi nhiều nước chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á thì kinh tế EU vẫn giữ sự ổn định và duy trì được mức mức tăng trưởng tương đối cao. Trong năm 2000, kinh tế EU có mức tăng trưởng cao hơn hẳn các năm trước (3,4%) ở cả khối cũng như ở từng nước. Hiện nay EU đang thực hiện mở rộng liên minh sang phía đông, mở rộng thị trường nội bộ khối đồng thời với việc tiến hành cải tổ mạnh mẽ cơ cấu điều hành.
EU là một tổ chức có tiềm lực vốn, tài chính mạnh. Vì thế EU có khả năng chi nhưng khoản tiền khổng lồ vào các dự án nghiên cứu hay đầu tư. Ví dụ như trong chương trình chi tiêu đến cuối năm 2006, Nghị viện châu Âu và Hội đồng bộ trưởng châu Âu đã quyết định chi mỗi năm từ 90.660 triệu Euro đến 93.955 triệu Euro cho các hoạt động của liên minh.
II, Những chính sách của EU đối với hàng nông sản.
Tất cả các nước thành viên của EU đều áp dụng hính sách thương mại chung đối với các nước ngoài liên minh. Để thực thi chính sách thương mại, EU áp dụng các biện pháp thuế và phi thuế.
Hệ thống thuế được sử dụng bao gồm: thuế nhập khẩu; thuế bảo hộ các sản phẩm thực phẩm; thuế chống bán phá giá; thuế tiêu thụ;thuế giá trị gia tăng.
Các biện pháp phi thuế được sử dụng gồm: hạn ngạch; giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật; rào cản kỹ thuật; lệnh cấm.
Hiện nay nông nghiệp chỉ chiếm trung bình 5% lực lượng lao động là 3% GDP của các nước EU (thấp nhất là ở Anh: 2,1% và cao nhất là ở Hi Lạp: 20,4% lực lượng lao động) nhưng đây vẫn là lĩnh vực quan trọng với các chính sách gây tốn kém và đôi khi gây tranh cãi nhiều nhất của EU. Đây cũng là lĩnh vực được EU ban hành nhiều luật lệ và thu hút nhiều khoản chi ngân sách nhất. Nhận thức được tầm quan trọng của nó, các nước thành viên sáng lập ra khu mậu dịch các nước châu Âu ( European Economic Community_EEC ) đã chủ trương thực hiện chính sách nông nghiệp chung của liên minh. Chính sách nông nghiệp chung (the common Agricultural Policy – CAP) đã được hình thành ngay từ tháng 3 năm 1957 trong hiệp ước Rome về việc thành lập cộng đồng kinh tế châu Âu với mục tiêu chính được đưa ra tại điều 39 của hiệp ước này đó là:
+ Tăng năng suất nông nghiệp
+ Bảo đảm chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người nông dân
+ Ổn định thị trường nông nghiệp nhằm đáp ứng đầy đủ nông sản cho người tiêu dùng với giá cả hợp lý.
Chính sách nông nghiệp chung của EU được xây dựng dựa trên ba nguyên tắc cơ bản là: + Tạo lập và duy trì một thị trường nông sản chung của cộng đồng.
+ Coi trọng lợi ích của cộng đồng.
+ Đảm bảo liên kết về mặt tài chính.
Chính sách nông nghiệp chung là một chính sách được cộng đồng hóa nhất và là một yếu tố trung tâm trong các chính sách của EU. Nó là bước khởi đầu cho thị trường thống nhất và là một phần trong liên kết về kinh tế và chính trị, là hai yếu tố gắn các phần khác nhau của cộng đồng.
Kết quả bước đầu của chính sách nông nghiệp chung là năm 1962, những sản phẩm nông nghiệp đầu tiên được đưa ra thị trường EEC theo nguyên tắc của một thị trường nông sản chung với một cơ chế giá thống nhất. Đó là giá sản phẩm cao nhất, nhằm đảm bảo lợi ích của người nông dân. Chính vì vậy mà giá nông sản của EEC và thi trường thế giới có mức chênh lệch khá lớn.
III, Tình hình quan hệ thương mại của VN và EU.
Ủy ban châu Âu (EC) chủ trương tăng cường hợp tác với Việt Nam, nhất là về kinh tế, thương mại và đầu tư, đồng thời duy trì đối thoại với Việt Nam về các vấn đề chính trị. Tiểu ban về hỗ trợ thể chế, cải cách hành chính và nhân quyền đã được thành lập trong khuôn khổ Uỷ ban hỗn hợp về hợp tác Việt Nam-EC. EU cũng tích cực ủng hộ công cuộc Đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, nhà tài trợ ODA lớn thứ ba (sau Nhật Bản và WB). Năm 2006, EU viện trợ ODA cho Việt Nam 936,2 triệu USD nhằm hỗ trợ trên lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, y tế. Từ nay đến năm 2013, EU cam kết sẽ dành viện trợ ODA cho Việt Nam tăng 30% .Điển hình là Viện trợ không hoàn lại của EU tăng từ mức 373 triệu euro năm 2006 lên 375 triệu euro năm 2007, trong khi vốn vay giảm từ 426 triệu euro năm 2006 xuống còn 345 triệu euro cho năm 2007. Trong số các nước EU, Pháp cam kết ODA lớn nhất với 281,10 triệu euro, tiếp theo là Anh với 74,85 triệu euro, Đan Mạch 64,9 triệu euro…
Theo " Chiến lược hợp tác với Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006 " được EC thông qua vào tháng 5/2002 với ngân sách là 162 triệu Euro, các chương trình và dự án hợp tác của EC đều tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam như: Phát triển nông thôn nhằm giảm khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, tập trung vào vùng sâu vùng xa, miền núi; Phát triển nguồn nhân lực; Phát triển y tế giáo dục; Hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp đặc biệt trong các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, quản lý chất lượng, sở hữu trí tuệ…; Hỗ trợ cải cách hành chính, tư pháp, ngân hàng, tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế. Quan hệ kinh tế EU- Việt Nam là một mối quan hệ tốt đẹp và đang phát triển mạnh mẽ. Minh chứng cho điều này là việc: Quan hệ thương mại giữa hai bên đạt 75% kim ngạch xuất nhập khẩu với khu vực châu Âu.
Về thương mại: EU là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Từ năm 1995 đến nay, quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước thành viên của EU tăng nhanh, trung bình khoảng 15-20%/năm.Xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU tăng mạnh (hơn 15%/năm), nhất là với Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển và Hà Lan và đạt 8,1 tỷ USD vào cuối năm 2005.
Về đầu tư: Các nước EU đã đầu tư vào Việt Nam ngay từ những ngày đầu khi Việt Nam mới ban hành Luật đầu tư nước ngoài (12/1987). Anh, Pháp, Hà Lan là những nước đi đầu trong khu vực đầu tư vào Việt Nam. Đầu tư của các nước EU đã có mặt ở 33 địa phương ở Việt Nam. Năm 2009, có 7 nước EU đăng ký dự án mới tại Việt Nam với 94 dự án, tổng giá trị trên 355 triệu USD, chiếm 2,17% tổng số vốn FDI đăng ký mới tại Việt Nam (số liệu do Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cung cấp). Nổi bật trong số này là Vương quốc Anh (đứng thứ 14/81 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam) và đứng thứ 3 tại EU(sau Hà Lan và Pháp) trong số 22 nước EU có đầu tư tại Việt Nam đến năm 2009. Vương quốc Anh có 8 dự án đăng ký mới với số vốn 40,6 triệu USD.
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU.
I, Thực trạng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam.
Trong những năm gần đây, công nghiệp chế biến nông sản Việt Nam có những bước phát triển tích cực. Với hàng chục ngàn cơ sở thuộc các thành phần kinh tế với các quy mô khác nhau, hàng năm công nghiệp chế biến nông sản đã sản xuất nhiều loại hàng hoá phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, chế biến nông sản, trong đó có nông sản xuất khẩu, vẫn là ngành công nghiệp nhỏ bé, công nghệ lạc hậu. Dưới đây là tình hình một số ngành chế biến nông sản xuất khẩu chủ yếu:
Xay sát gạo (dạng chế biến đơn giản): cả nước có hơn 5.000 cơ sở xay sát tập trung với công suất từ 8- 60 tấn/ ca/ cơ sở. Ở miền Bắc, các cơ sở này được xây dựng từ những năm 1960 đến nay đã cũ và hoạt động kém hiệu quả. Ở miền Nam, các cơ sở xay sát chủ yếu do tư nhân quản lý với thiết bị lạc hậu. Gần đây Việt Nam đã đầu tư một số nhà máy lớn tại đồng bằng sông Cửu Long với thiết bị hiện đại của nước ngoài phục vụ xuất khẩu gạo. Nhờ đó tỉ lệ gạo phẩm cấp gạo chất lượng cao (35% tấm) giảm xuống còn 4% .
Chế biến chè: cả nước hiện có 90 cơ sở chế biến chè công nghiệp, trong đó có 13 doanh nghiệp nhà nước, 6 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn lại doanh nghiệp ngoài nhà nước, công suất thiết kế đạt 1.190 tấn chè búp tươi/ ngày, tương ứng với 89.827 tấn chè chế biến/ năm. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu chè đen sang Irag, Anh, Nga và một số nước Đông Âu. Các dây chuyền chế biến chè đen xuất khẩu chủ yếu nhập khẩu từ Liên Xô cũ, những năm gần đây có trang bị một số dây chuyền mới hiện đại hơn, nhưng nhìn chung thiết bị công nghệ chế biến còn lạc hậu, thiếu đồng bộ đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng chè xuất khẩu.
Chế biến cà phê: có 16 doanh nghiệp nhà nước (Tổng Công ty cà phê Việt Nam), một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 14 doanh nghiệp ngoài quốc doanh với 50 dây chuyền chế biến cà phê nhân đạt công suất 100.000 tấn/ năm.Giá trị xuất khẩu duy trì ở mức ổn định,năm 2009 xuất khẩu đạt 718,5 ngàn tấn,giá trị 322 triệu USD giá xuất khẩu bình quân cả năm đạt 449 USD tăng 6,7% so với năm 2008. Chế biến cà phê của Việt Nam có 2 loại: chế biến cà phê hạt; chế biến cà phê rang, xay, hòa tan. Cà phê hạt chủ yếu chế biến bằng phương pháp thô với thiết bị thủ công lạc hậu, vì vậy chất lượng cà phê hạt rất thấp. Theo đánh giá của WB, chỉ có khoảng 2% sản lượng cà phê xuât khẩu của Việt Nam đạt loại 1 (R1), còn lại là loại R2 và R3 (cà phê xô). Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm hiệu quả xuất khẩu cà phê Việt Nam. Cả nước hiện chỉ có 1 doanh nghiệp chế biến cà phê hòa tan phục vụ nhu cầu trong nước.
Chế biến cao su: tổng công suất chế biến mủ cao su đạt khoảng 250.000 tấn.Xuất khẩu cao su của Việt Nam vẫn chưa ổn định phụ thuộc nhiều vào biến động của thị trường .Năm 2009,xuất khẩu đạt 448,6 ngàn tấn,trị giá 267 triệu USD,tăng 46% về lượng và 61% về giá trị so với năm 2008.giá xuất khẩu bình quân đạt 597USD/tấn tăng gần 11% so với năm 2008. Thiết bị và công nghệ chế biến mủ cao su của Việt Nam lạc hậu nên chỉ có khả năng đáp ứng nhu câù cấp thấp (để sản xuất săm lốp) với thị trường chủ yếu là Trung Quốc, chưa có khả năng đáp ứng yêu cầu chất lượng cao của các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản.
Hàng hoa quả : Xu hướng tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau hoa quả vẫn tiếp tục khi giá xuất khẩu các mặt hàng này vẫn còn tăng nhanh. Chưa nằm trong tốp sáu mặt hàng xuất khẩu (trị giá trên 1 tỉ USD) trong bốn tháng đầu năm nhưng nhóm mặt hàng rau hoa quả đã đạt mức tăng kim ngạch bất ngờ: ước tính tháng 4 đạt 45 triệu USD nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong bốn tháng đầu năm đạt khoảng 165 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước (số liệu tổng cục Thống kê). Dấu hiệu tăng mạnh xuất khẩu nhóm mặt hàng rau hoa quả đã khá rõ trong tháng 3, đạt 45,8 triệu USD, tăng 42,6% so với tháng 2.2010 và tăng 32,4% so với cùng kỳ năm 2009. Tháng 3.2010, xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn tăng rất mạnh, trong đó thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc. Riêng tháng 3, xuất khẩu rau hoa quả sang Trung Quốc đạt 4,26 triệu USD, tăng 30,2% so với tháng 2.2010. Luỹ kế quý 1/2010, xuất khẩu rau hoa quả sang Trung Quốc đạt 14,37 triệu USD, tăng 35,8% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 3.2010, xuất khẩu rau hoa quả sang Hà Lan tăng 182% so với tháng 2.2010, đạt 3,24 triệu USD. Trong khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng 180%; tương ứng luỹ kế hết quý 1/2010, xuất khẩu tăng lần lượt là 108% và 98% so với quý 1/2009. Xuất khẩu sang Ý trong tháng 3 tăng gấp mười lần so với tháng 2. Chủng loại xuất khẩu chính là nấm rơm muối, giá xuất khẩu cao nhất của chủng loại này đạt 2.400 USD/tấn. Một thị trường khá quan trọng là Nga, xuất khẩu rau quả trong tháng 3 chỉ tăng nhẹ: 7% đạt 2,46 triệu USD. Đáng chú ý trong tháng 3.2010 là xuất khẩu sang Nga mặt hàng dưa chuột các loại đạt rất cao với kim ngạch lên đến 1,23 triệu USD, chiếm tới 50% tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này. Ngoài ra, Việt Nam còn xuất khẩu sang thị trường Nga một số mặt hàng như dứa đóng lon, cà chua và chuối sấy khô với kim ngạch đạt khá cao. Nhưng xuất khẩu rau hoa quả sang một số thị trường khá quan trọng khác lại chững lại từ tháng 3 đến nay. Xuất khẩu sang Indonesia đã chậm lại từ tháng 3: đạt 3,27 triệu USD, tương đương với mức xuất khẩu 3,29 triệu USD, của tháng 2.2010. Luỹ kế quý 1/2010, xuất khẩu sang Indonesia đạt 8,2 triệu USD, tăng 55,3% so với quý 1/2009. Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cũng chững lại trong tháng 3.2010 đạt 2,87 triệu USD, tương đương mức xuất khẩu của tháng trước đó. Theo số liệu của bộ Công thương, xuất khẩu một số mặt hàng rau củ quả tăng mạnh trong tháng 3 như: hoa hồng đạt 105.400 USD; hoa cẩm chướng đạt 260.000 USD; nấm rơm đạt 1,51 triệu USD; thanh long đạt khoảng 2,93 triệu USD (trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc lớn nhất đạt 1 triệu USD, chiếm 34% tỷ trọng, xuất khẩu sang Thái Lan cao thứ hai đạt 450.000 USD, chiếm 15,2% tỷ trọng). Đáng chú ý, có doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ với mức giá khá cao đạt 7.000 USD/tấn .
II, Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU.
Hiện nay EU đã trở thành đối tác thương mại lớn của Việt Nam.Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này tăng nhanh và đều qua các năm.Các doanh nghiệp Việt Nam tích cực tìm cách mở rộng thị trường sang Châu Âu và doanh nghiêp các nước EU cũng đến Việt Nam ngày càng nhiều để tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh tai đất nước giàu tiềm năng, văn hóa lâu đời và có hơn 80 triệu khách hàng này. Những nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU ổn định và liên tục tăng từ năm 2000 đến nay như: sản phẩm gỗ 77%/năm, điều nhân 32%/năm, chè 35,8%/năm, cao su sơ chế 44,7%/năm, rau quả 35,5%/năm. Riêng cà phê đã có dấu hiệu phục hồi sau vài năm đi xuống . Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản đang khai thác tốt và có thị phần tương đối lớn ở khu vực này: Tại Bỉ chiếm 10,1% thị trường nhập khẩu, Pháp chiếm 48,5%, Đức chiếm 57%, Italy chiếm 49,6%, Tây Ban Nha chiếm 53,9%, Anh chiếm 64,2%... Có những mặt hàng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nước ta, sản phẩm chè năm 2003 mới chỉ chiếm khoảng 1,8% thị phần nhập khẩu của EU, gỗ chiếm khoảng 1%, rau quả không đáng kể.
Ngoài những nguyên nhân khách quan như chính sách của EU đối với Việt Nam mới được hình thành, đang trong quá trình hoàn thiện, nhận thức về thị trường EU của doanh nghiệp chưa đầy đủ, việc sản xuất chế biến và tiêu thụ hàng nông sản chưa đa dạng, chưa chuyên sâu, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng còn yếu. Những quốc gia thuộc EU chưa có nhiều thông tin về hàng hóa Việt Nam, ngược lại các doanh nghiệp xuất khẩu của chúng ta cũng thiếu thông tin, chưa nói là không cập nhật được thông tin ngay ở thị trường mà doanh nghiệp đã xuất khẩu. Đã xảy ra những vấn đề trên là do các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đầu tư cho chiến lược chất lượng sản phẩm gắn liền với xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm. Mẫu mã, bao bì hàng nông sản của Việt Nam vẫn còn quá sơ sài, đơn điệu. Mặt khác, ý thức về tầm quan trọng của công tác xúc tiến thương mại chưa cao, giới thiệu quảng bá hàng hóa của các doanh nghiệp nước ta nói chung, doanh nghiệp ngành nông nghiệp nói riêng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Tuy chúng ta có cộng đồng người Việt ở các nước EU khá đông, nhưng chưa tận dụng được lợi thế này để xây dựng mạng lưới thương mại cho hàng nông sản. Khả năng thu thập thông tin, phân tích thị trường của các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp còn rất hạn chế. Các nghiên cứu sâu về thị trường EU đối với hàng nông sản mới chỉ được triển khai có tính chất đơn lẻ, chưa được tập hợp thành các tài liệu tham khảo. Muốn hàng nông sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh tại thị trường EU, các doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu hàng nông sản, coi trọng đăng ký thương hiệu, thiết kế nhãn mác và mẫu mã, bao bì cho sản phẩm, liên kết với người sản xuất nguyên liệu đăng ký xuất xứ hàng hóa, đảm bảo các chứng chỉ cần thiết khi xuất khẩu vào thị trường EU. Thương hiệu không chỉ là của doanh nghiệp mà còn là của cả nhà nông. Cần liên kết với nông dân, trong đó nông dân có trách nhiệm đảm bảo chất lượng và được chung chia lợi nhuận từ doanh nghiệp. Đối với rau quả, đây là giải pháp có tính quyết định đến việc tiêu thụ và xuất khẩu trái cây tươi. Đối với cà phê nhân, việc liên kết giữa cơ sở chế biến với nông dân sẽ tăng thêm thu nhập cho cả hai, nhờ tăng sản lượng và chất lượng cà phê, đồng thời còn đảm bảo sự phát triển hợp với tự nhiên và bền vững hơn của cây cà phê. Sự liên kết các doanh nghiệp để điều tiết giá mua, giá bán hợp lý, chia sẻ thông tin thị trường sẽ đảm bảo hiệu quả ổn định cho cả nông dân và doanh nghiệp. Trong đó các nhà máy, các công ty lớn có thể sử dụng thương hiệu của mình để tiêu thụ sản phẩm cho các đơn vị nhỏ trên cơ sở kiểm soát công nghệ, chất lượng sản phẩm, đào tạo và hướng dẫn họ sản xuất để tạo ra nguồn hàng hóa đồng nhất, ổn định. 6 - 7 tỷ USD là mục tiêu xuất khẩu vào EU của ngành nông nghiệp nước ta vào năm 2010. Hiện nay thị trường EU mới chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch nâng tỷ lệ này lên 30% với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như cao su, cà phê, chè, rau quả, hạt có dầu...
Theo Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối, nên thành lập một số trung tâm thương mại (có kho ngoại quan, phòng trưng bày, giao dịch nông sản...) tại các nước EU; cần có các hình thức thưởng xuất khẩu mạnh hơn đối với mặt hàng phải cạnh tranh và đang gặp khó khăn như rau quả, chè; đồng thời mở rộng các hoạt động xúc tiến thương mại ở các địa phương. Bộ Nông Nghiệp và PTNT đề nghị Bộ Thương mại hỗ trợ xây dựng một chương trình tôn vinh nông sản Việt Nam đối với cả thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu... Do vậy các doanh nghiệp phải nhận thức đúng và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý và quảng bá cho sản phẩm của mình.
III, Những thuận lợi và khó khăn của việc xuất khẩu hàng nông sản của VN sang thị trường EU.
1, Thuận lợi:
Trước hết việc duy trì và cải thiện mối quan hệ Việt Nam – EU trong những năm qua đã và sẽ mang lại những cơ hội cho quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam, không những chỉ trong hoạt động xuất khẩu mà còn mở rộng sang các lĩnh vự khác như : ODA, du lịch… Một trong những thuận lợi cho việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam sang EU là cơ sở pháp lý vững chắc. Điều đó thể hiện bằng hiệp định khung giữa EU và Việt Nam. Bằng việc kí kết này EU đã thể hiện mối quan tâm thực sự của mình đối với Việt Nam và có chiến lược phát triển lâu dài không những trên phương diện thương mại mà còn nhiều lĩnh vực khác như quan hệ chính trị, văn hoá…
Việt Nam cũng đã có mối quan hệ lâu dài với c