Tại Việt Nam, hệ thống pháp luật về thuế nhìn chung còn khá non trẻ và đi sau các nước trên thế giới một khoảng cách rất lâu dài. Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của đất nước, hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật về thuế nói riêng đã được chú trọng xây dựng, từng bước hoàn thiện, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, động viên mọi nguồn lực tài chính vào ngân sách nhà nước. Mặc dù qua nhiều lần sửa đổi nhưng luật hiện hành vẫn còn một số hạn chế nhất định cần khắc phục kịp thời. Do đó để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong quá trình cải cách hệ thống pháp luật về thuế, cần sửa đổi để bao quát hết các đối tượng nộp thuế, các khoản thu nhập chịu thuế, đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong căn cứ tính thuế và đáp ứng kịp thời những yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Với sự cấp thiết trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế hiện hành, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp - một trong những đạo luật quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sự thu hút cho môi trường đầu tư của một quốc gia đã được quốc hội nước ta thông qua vào năm 2008. Với mục đích đi sâu phân tích, đánh giá những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ban hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 để góp phần nhìn nhận hệ thống pháp luật thuế Việt Nam trong điều kiện phát triển, hội nhập kinh tế hiện nay, nhóm em xin lựa chọn Đề tài số 06 : Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ban hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008.
12 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ban hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Tại Việt Nam, hệ thống pháp luật về thuế nhìn chung còn khá non trẻ và đi sau các nước trên thế giới một khoảng cách rất lâu dài. Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của đất nước, hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật về thuế nói riêng đã được chú trọng xây dựng, từng bước hoàn thiện, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, động viên mọi nguồn lực tài chính vào ngân sách nhà nước. Mặc dù qua nhiều lần sửa đổi nhưng luật hiện hành vẫn còn một số hạn chế nhất định cần khắc phục kịp thời. Do đó để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong quá trình cải cách hệ thống pháp luật về thuế, cần sửa đổi để bao quát hết các đối tượng nộp thuế, các khoản thu nhập chịu thuế, đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong căn cứ tính thuế và đáp ứng kịp thời những yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Với sự cấp thiết trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế hiện hành, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp - một trong những đạo luật quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sự thu hút cho môi trường đầu tư của một quốc gia đã được quốc hội nước ta thông qua vào năm 2008. Với mục đích đi sâu phân tích, đánh giá những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ban hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 để góp phần nhìn nhận hệ thống pháp luật thuế Việt Nam trong điều kiện phát triển, hội nhập kinh tế hiện nay, nhóm em xin lựa chọn Đề tài số 06 : Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ban hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008.
Trong quá trình làm bài tập thể nhóm đã cố gắng nhiều, song với trình độ hiểu biết vấn đề còn hạn chế nên bài viết khó thể tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy, chúng em rất mong có thể nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía thầy cô cũng như các bạn để bài làm của chúng em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
NỘI DUNG
A. TỔNG QUAN PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Có thể nhận thấy rằng pháp luật thuế TNDN được hình thành và phát triển từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Trước năm 1990 có một loại thuế đánh vào thu nhập của các cơ sở sản xuất, kinh doanh gọi là thuế lợi tức chỉ được áp dụng cho kinh tế ngoài quốc doanh. Sau năm 1990, nước ta thực hiện công cuộc cải cách căn bản chính sách thuế và ban hành Luật thuế lợi tức mới để áp dụng thống nhất đối với tất cả các tổ chức, cá nhân kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế có thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngày 10/05/1997, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật Thuế TNDN (có hiệu lực từ ngày 01/01/1999) thay thế cho Luật Thuế lợi tức nhằm khắc phục những nhược điểm cơ bản (như tên gọi chưa phản ánh đầy đủ nội dung kinh tế của loại thuế này, phạm vi điều chỉnh còn hạn hẹp…) và để thực hiện các mục tiêu và yêu cầu hội nhập, phù hợp định hướng cải cách hệ thống chính sách thuế. Sau 4 năm thực hiện, Luật Thuế TNDN 1997 đã đạt được những thành công (góp phần khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư; điều tiết được hầu hết khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh,…) cũng như bộc lộ những hạn chế (một số khoản chi phí chưa được quy định hay chưa phù hợp với thực tiễn, vẫn có quy định khác biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,…).
Để khắc phục một số nhược điểm của Luật Thuế TNDN 1997, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật Thuế TNDN 2003 vào ngày 17/06/2003, có hiệu lực vào ngày 01/01/2004 bao gồm 8 chương với 32 điều.
Đến năm 2008, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế TNDN mới thay thế Luật Thế TNDN 2003 (có hiệu lực vào ngày 01/01/2009) thể hiện một bước tiến mới trong cải cách pháp luật thuế với những thay đổi căn bản và quan trọng. Việc ban hành Luật Thuế TNDN mới này đã góp phần củng cố chính sách về thuế của nước ta nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển hiện nay.
B. CƠ SỞ BAN HÀNH LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NHIỆP 2008
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Cơ sở ra đời thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu đánh giá trên phần thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí được trừ liên quan đến thu nhập của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
Thuế thu nhập doanh nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của thuế . Hiện nay ở các nước phát triển, thuế thu nhập doanh nghiệp giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách Nhà nước và thực hiện phân phối thu nhập. Mức thuế cao hay thấp áp dụng cho các chủ thể thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là khác nhau, điều đó phụ thuộc vào quan điểm điều tiết thu nhập và mục tiêu đặt ra trong phân phối thu nhập của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời bắt nguồn từ các lý do chủ yếu sau:
Thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời bắt nguồn từ yêu cầu thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
Sự ra đời của thuế thu nhập doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu tài chính của Nhà nước.
Thuế thu nhập là công cụ để nhà nước quản lý và điều tiết các hoạt động kinh tế xã hội.
1.2. Mục đích của thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời nhằm mục đích :
Thứ nhất là làm tăng ngân sách nhà nước. Thuế thu nhập doanh nghiệp là một khoản thuế nộp vào ngân sách nhà nước thông qua thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và các hộ kinh doanh…
Thứ hai, điều tiết nền kinh tế. Nhà nước sử dụng sắc thuế để điều tiết vĩ mô cho phù hợp với từng ngành nghề, từng lĩnh vực kinh doanh và từng khu vực.
Thứ ba, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước thông qua các chính sách về thuế suất và miễn giảm thuế.
Thứ tư, tạo sự công bằng cho các doanh nghiệp. Đảm bảo sự bình đẳng trong kinh doanh, giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, và giữa các doanh nghiệp với nhau, phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần mà Đảng đã đề ra.
1.3. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Thứ nhất, thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội:
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đằng trên cơ sở pháp luật. Các doanh nghiệp với lực lượng lao động có tay nghề cao, năng lực tài chính mạnh thì doanh nghiệp đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhận được thu nhập cao; ngược lại các doanh nghiệp với năng lực tài chính, lực lượng lao động bị hạn chế sẽ nhận được thu nhập thấp, thậm chí không có thu nhập. Ðể hạn chế nhược điểm đó, Nhà nước sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà nước được công bằng, hợp lý.
Thư hai, thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước:
Phạm vi áp dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp rất rộng, gồm cá nhân, nhóm kinh doanh, hộ cá thể và các tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh lợi nhuận. Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển và ổn định, tăng trưởng kinh tế được giữ vững ngày càng cao, các chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy động nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp ngày càng dồi dào.
Thứ ba, thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước:
Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vào những ngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà Nhà nước có chiến lược ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn nhất định.
Thứ tư, thuế thu nhập doanh nghiệp còn là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện chứng năng điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định.
Nhà nước sử dụng chính sách thuế để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Vì lợi ích xã hội, Nhà nước có thể tăng thuế hoặc giảm thuế đối với thu nhập của các doanh nghiệp để kích thích hoặc hạn chế sự phát triển các lĩnh vực, các ngành nghề khác nhau của nền kinh tế. Cụ thể trong những năm khủng khoảng hoặc suy thoái kinh tế, nhà nước có thể hạ thấp mức thuế, tạo ra những điều kiện thuận lợi kích thích tiêu dùng, tăng đầu tư và mở rộng sản xuất. Ngược lại trong thời kỳ nền kinh tế phát triển quá mức, có nguy cơ dẫn đến mất cân đối, bằng cách tăng thuế thu hẹp đầu tư, Nhà nước có thể giữ vững nhịp độ tăng trưởng theo mục tiêu đã đặt ra.
Thư năm, thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thông qua khai báo thuế của các doanh nghiệp, công ty và thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát của cơ quan thuế, có thể kiểm tra, kiểm soát và nắm được thực trạng các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó có thể phát hiện ra những vấn đề gian lận thương mại, lậu thuế, khai báo sai tình hình sản xuất kinh doanh trong thực tế, góp phần chấn chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao vai trò giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh trong xã hội của cơ quan thuế.
1.4. Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với thuế thu nhập doanh nghiệp
Để góp phần thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chủ động thực hiện thắng lợi hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ Chính trị đã thông qua chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 201/2004/QĐ-TTg ngày 06/12/2004 về việc phê duyệt chương trình cụ thể để thực hiện chiến lược nêu trên. Theo Quyết định này, thì pháp luật về thuế TNDN cần được hoàn thiện “theo hướng giảm mức thuế suất, giảm diện miễn, giảm thuế; thống nhất mức thuế suất và ưu đãi thuế giữa các thành phần kinh tế để khuyến khích đầu tư và đảm bảo bình đẳng trong cạnh tranh”. Đây cũng là cơ sở lý luận của việc ban hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008.
Hơn nữa, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X ngày 25/4/2006 cũng nêu rõ chính sách cơ bản trong vấn đề về thuế: “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế theo nguyên tắc công bằng, thống nhất và đồng bộ, bảo đảm môi trường thuận lợi, khuyến khích phát t riển sản xuất, kinh doanh”. Quán triệt quan điểm chỉ đạo này, cần sửa đổi Luật Thuế TNDN đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu sau:
- Tiếp tục tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bảo đảm công bằng, bình đẳng trong cạnh tranh;
- Thực hiện giảm mức thuế suất chung theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 để khuyến khích doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích luỹ, tích tụ đổi mới thiết bị, đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh;
- Sắp xếp ưu đãi thuế, bảo đảm tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư có chọn lọc, tác động tích cực đến phân bổ nguồn lực phát triển địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn và lĩnh vực mũi nhọn đặc biệt quan trọng; bảo đảm chính sách rõ ràng, minh bạch, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Những vấn đề đặt ra khi thực hiện Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2003
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2003 ra đời và thay thế cho luật thuế TNDN 1997. Tổng kết, đánh giá qua 4 năm thực hiện cho thấy : Nhìn chung, Luật thuế TNDN 2003 đã đạt được mục tiêu đề ra, đanh dấu bước phát triển quan trọng góp phần cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện và trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn tới, Luật thuế TNDN đã bộc lộ những nhược điểm, hạn chế cần được nghiên cứu, xem xét, bổ sung và sửa đổi.
2.1.1. Những kết quả đạt được
- Thứ nhất, Luật Thuế TNDN đã có tác động tích cực trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Luật thuế TNDN 2003 đã bỏ thu thế bổ sung và hạ mức thuế từ 32% xuống 28% đối với doanh nghiệp trong nước; bãi bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài (3%, 5%, 7%) đối với nhà đầu tư nước ngoài để chuyển từ mức thuế TNDN 25% sang áp dụng chung mức thuế 28% như các doanh nghiệp trong nước. Việc điều chỉnh giảm mức thuế đối với doanh nghiệp mới thành lập mà còn tạo thêm tiềm lực tài chính cho các doanh nghiệp đang hoat động (chủ yếu là doanh nghiệp trong nước) đổi mới thiết bị , bổ sung vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Theo số liêu thống kê năm 2006, chỉ tính riêng 45 tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, vôn kinh doanh đã được tích lũy, bổ sung thêm gần 5.300 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển tăng gần 13.000 tỷ đồng và quỹ dự phòng tài chính để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh tăng khoảng 2000 tỷ đồng. Luật thuế TNDN 2003 cũng quy định chính sách ưu đãi trên cơ sở chọn mức ưu đãi thuế cao nhất của luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để áp dụng chung cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã khắc phục sự khác biệt đối xử trong ưu đãi đầu tư, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài cùng phát triển, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế cao trong những năm vừa qua.
- Thứ hai, góp phần bảo đảm nguồn thu quan trọng của NSNN. Mặc dù đã hạ mức thuế và áp dụng các mức ưu đãi cao nhưng số thu NSNN vể thuế TNDN vẫn bảo đảm tăng trưởng do có tác động cải thiện môi trường đầu tư, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đều phát triển về số lượng, quy mô và hiệu quả kinh doanh, mức thuế hợp lý tác động đến việc tự giác sự tuân thủ tốt hơn…Trong giai đoạn 2004 – 2007, số thu thuế TNDN (không kể thu từ dầu khí) đạt mức bình quân trên 30 nghìn tỷ đồng/năm với mức tăng trưởng bình quân hàng năm gần 17%. Luật thuế TNDN đã góp phần bảo đảm nguồn thu quan trọng của NSNN, đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng về đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước.
- Thứ ba, thúc đẩy cải cách hành chính trong quản lý thuế và ưu đãi đầu tư: Luật thuế TNDN áp dụng cơ chế doanh nghiệp tự tính, tự khai, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của số liệu đã kê khai thay cho cơ chế cơ quan thuế tính thuế, thông báo thuế, quyết toán thuế. Việc ban hành và thực thi luật Thuế TNDN đã đánh dấu một bước tiến về cải cách thủ tục hành chính trong quản lý thuế và đầu tư khi đề cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc lựa chọn, xác định điều kiện và mức ưu đãi thuế mà không cần giấy phép, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. Nhờ việc chuyển cơ chế mới, cơ quan thuế có điều kiện tập trung nguồn lực vào công tác tuyên truyền, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát để giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định của pháp luật.
2.1.2. Những điểm hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2003 cũng đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế như:
Thứ nhất, về mức thuế suất 28% : Năm 2003 nước ta quy định mức thuế 28% khi hầu hết các nước trong khu vực đều có mức thuế khá cao: Malaysia (32%), Thái Lan (30%), Philippines (35%) Indonesia (30%)... vì vậy mức thuế 28% bảo đảm được tính cạnh tranh. Từ năm 2004 trở đi, nhiều nước đã giảm mức thuế TNDN nhằm thực hiện ưu đãi trên diện rộng cho cả nền kinh tế, tăng tính cạnh tranh quốc gia trong thu hút đầu tư. Trong thời gian này, Trung Quốc cũng đã giảm mức thuế TNDN từ 33% xuống còn 25% đồng thời thu hẹp phạm và mức ưu đãi thuế. Động thái này của các nước đặt ra cho chúng ta sự cân nhắc về mức thuế 28% cần được giảm xuống cùng với việc sắp xếp lại ưu đãi thuế.
Thứ hai, Về các quy định ưu đãi thuế quá phức tạp và dàn trải: Do kế thừa lịch sử, các ưu đãi thuế trong Luật thuế TNDN 2003 được tổng hợp từ tất cả các văn bản pháp luật ban hành từ khi nước ta mới mở cửa, môi trường đầu tư kém hấp hẫn, cơ sở hạ tầng còn khó khăn,... Luật thuế TNDN có 3 thuế suất ưu đãi 10%, 15% và 20% cùng với nhiều mức thời gian miễn, giảm thuế (tối đa là 4 năm miễn và 9 năm giảm 50%). Để được hưởng các ưu đãi này, Luật quy định nhiều tiêu chí khác nhau, vừa căn cứ vào ngành nghề, lĩnh vực ưu đãi, vừa căn cứ vào địa bàn đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Theo các chuyên gia tài chính của Ngân hàng Thế giới (WB) thì ưu đãi thuế TNDN của nước ta trong thời kỳ này là phức tạp nhất thế giới. Do đó, tác động của ưu đãi thuế đối với việc phân bổ nguồn lực trong đầu tư còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu về phát triển kinh tế theo vùng và lãnh thổ, nhất là thu hút đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Qua thống kê cho thấy có tới 90% số lượng ngành kinh tế cấp II và 33% ngành kinh tế cấp III được hưởng ưu đãi thuế. Trong khi đó, theo tiêu chí địa bàn thì có tới 32% huyện trong cả nước thuộc diện ưu đãi và 24% số huyện thuộc diện đặc biệt ưu đãi. Bên cạnh đó, còn có gần 200 Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế,... do Trung ương thành lập (bình quân mỗi tỉnh có 3 Khu) và hàng trăm khu công nghiệp nhỏ và vừa, cụm công nghiệp do cấp tỉnh thành lập, chưa kể các điểm công nghiệp cũng thuộc diện ưu đãi. Thực tế quản lý cho thấy các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, tập trung chủ yếu vào các Khu công nghiệp, Khu chế xuất hoặc những địa bàn thuận lợi (TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Vĩnh Yên, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh). Rõ ràng là : khi chúng ta vừa áp dụng các ưu đãi theo địa bàn, lại vừa có ưu đãi thuế theo ngành nghề, lĩnh vực thì các nhà đầu tư không dại gì đầu tư vào địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn. Như vậy, trên giác độ phân bổ nguồn lực thì việc sử dụng các ưu đãi thuế để phục vụ cho chính sách ưu đãi đầu tư đã không đạt được mục tiêu đề ra do các nhà đầu đã lựa chọn tiêu chí ngành nghề để bỏ vốn đầu tư.
Qua tham khảo các nước trong khu vực và trên thế giới cho thấy xu hướng gần đây của các nước đã chuyển từ ưu đãi theo ngành sang ưu đãi theo diện rộng, khuyến khích tổng thể nền kinh tế bằng chính sách điều tiết thuế TNDN hợp lý, thu hẹp phạm vi ngành và chỉ tập trung cho rất ít ngành mũi nhọn và vùng đặc biệt khó khăn. Ví dụ, Trung Quốc đã hạ thuế suất 33% xuống còn 25% đồng thời với việc xoá bỏ (theo lộ trình 5 năm) hầu hết các ưu đãi thuế, kể cả ưu đãi đối với FDI đã cấp trước đây. Về lĩnh vực, Trung quốc chỉ còn ưu tiên cho DN có công nghệ cao đồng thời là công nghệ mới nhưng họ dành ưu đãi thuế cho các DN đầu tư vào các vùng tự trị và khó khăn ở phía Tây.
Thực tiễn nước ta trong thời gian vừa qua cũng như kinh nghiệm của các nước như đã nêu ở phần trên cho thấy: mặc dù chính sách ưu đãi thuế của Việt Nam có mức ưu đãi hấp dẫn hơn so với nhiều nước nhưng nếu như không sửa đổi để thu hút đầu tư có lựa chọn thì hiệu quả thu hút đầu tư trong nước cũng như nước ngoài để khuyến khích phát triển nền kinh tế sẽ rất khó có thể đạt được theo định hướng của Nhà nước. Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc hưởng ưu đãi đầu tư và thực hiện cơ chế tự tính, tự khai, tư nộp cần thiết phải nghiên cứu, sửa đổi các quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đảm bảo tránh phức tạp và dàn trải theo hướng: Có cơ chế ưu đãi minh bạch, thiết thực, phù hợp với xu thế chung về cải cách thuế của các nước trên thế giới ; chuyển từ ưu đãi theo diện hẹp (miễn, giảm thuế) sang cơ chế hạ mức thuế suất phổ thông xuống thấp hơn mức 28% hiện hành) để khuyến khích cả nền kinh tế, đồng thời sắp xếp lại ưu đãi (miễn, giảm thuế) tập trung vào một số lĩnh vực mũi nhọn và địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Thư ba, về các quy định căn cứ tính thuế. Luật thuế TNDN quy định cả chi phí được trừ và chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Cách này tuy phù hợp với thực tiễn trước đây vì có thể giúp cho doanh nghiệp đối chiếu. Tuy nhiên, thực tế ngày càng phát sinh vướng mắc, khó khăn, làm hạn chế quyền chủ động của doanh nghiệp trong kinh doanh vì nền kinh tế luôn vận động, khi chuyển sang cơ chế thị trường, doanh nghiệp có xu hướng kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, phát si