Đề tài Phân tích công ty- Những nguyên tắc cơ bản

Sự tăng trưởng là điểm nhìn khái quát đầu tiên của nhà đầu tư khi nhìn vào công ty mà mình định đầu tư.Khi nghiên cứu về sự tăng trưởng của một công ty bất kỳ nào nhà đầu tư cần phải tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi sau:  Công ty tăng trưởng nhanh như thế nào?  Nguồn gốc của sự tăng trưởng?  Sự tăng trưởng đó có bền vững và duy trì bao lâu?

doc37 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích công ty- Những nguyên tắc cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: Các nguyên tắc cơ bản phân tích công ty I/ Sự tăng trưởng: Sự tăng trưởng là điểm nhìn khái quát đầu tiên của nhà đầu tư khi nhìn vào công ty mà mình định đầu tư.Khi nghiên cứu về sự tăng trưởng của một công ty bất kỳ nào nhà đầu tư cần phải tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi sau: Công ty tăng trưởng nhanh như thế nào? Nguồn gốc của sự tăng trưởng? Sự tăng trưởng đó có bền vững và duy trì bao lâu? 1/ Tốc độ tăng trưởng như thế nào? Tốc độ tăng trưởng cao là yếu tố quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên nó cũng là cạm bẫy cho các nhà đầu tư. Một công ty có thể có một lịch sử tăng trưởng đều đặn ở những mức tăng trưởng cao nhưng đó có thể là một cơ hội đầu tư tốt trong hiện tại nhưng trong tương lai thì đó là vấn đề cần phải xem xét lại. Bởi vì không có gì là chắc chắn trong tương lai, tăng trưởng thu nhập nhanh chóng không phải lúc nào cũng duy trì trong nhiều năm. Những công ty tăng trưởng và tích lũy nhiều lợi nhuận sẽ nhanh chóng thu hút sự chú ý của các công ty trong cùng ngành thậm chí là ngoài ngành và sẽ nhanh chóng bị các công ty này giành lấy thị phần. Chúng ta không thể nhìn con số trên bề mặt bên ngoài mà đánh giá khả năng đầu tư vào công ty đó. Con số tương đối về tỷ số tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận chỉ là phần nổi của tảng băng trôi mà thôi. Phần chìm mà các nhà đầu tư cần phải xét đến là chất lượng của sự tăng trưởng. Tăng trưởng như vậy là đâu mà có? Tăng trưởng là do bán hàng nhiều hơn, gia nhập thị trường mới, tung ra những sản phẩm mới hay do các thủ thuật kế toán mới…? Vấn đề này sẽ được nhóm trình bày cụ thể hơn ở phần tiếp theo. 2/ Nguồn gốc của tăng trưởng : Tăng trưởng doanh số có thể điều chỉnh tăng trưởng lợi nhuận. Tuy nhiên một số công ty có thể dùng một số thủ thuật để làm tăng lợi nhuận ròng từ đó làm cho tăng trưởng lợi nhuận có thể tăng nhanh hơn so với tăng trưởng doanh số trong thời gian dài. Các yếu tố góp phần tăng trưởng thu nhập phải kể đến như: Tăng trưởng do tăng trưởng doanh số Tăng trưởng do cắt giảm chi phí Tăng trưởng do các thủ thuật kế toán 2.1/ Tăng trưởng doanh số: Tăng trưởng doanh số xuất phát từ bốn nguyên nhân sau: 2.1.1/ Bán nhiều hàng hóa và cung cấp nhiều dịch vụ hơn. Bán nhiều hàng hóa và cung cấp nhiều dịch vụ hơn là cách đơn giản nhất. Bạn cố gắng bán thật nhiều hàng hóa và dịch vụ, bạn có thể sử dụng các chiến lược marketing: nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, hậu mãi…để thu hút khách hàng, hãy sáng tạo và làm những gì tốt hơn đối thủ để chiếm lấy thị phần của đối thủ. Ví dụ trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet Việt Nam hiện có 6 doanh nghiệp chính thức cung cấp dịch vụ Internet là VDC, Viettel, FPT Telecom, NetNam, SPT và EVN Telecom. VDC đang chiếm tới khoảng 70% thị phần Internet băng rộng. VDC đã làm gì để có một thị phần lớn như vậy? Chúng ta hãy nhìn số liệu về sự tăng trưởng của VDC những năm gần đây. Năm 2009, với việc doanh nghiệp chính thức ra mắt cổng tiện ích tổng hợp MegaVNN Plus với 7 dịch vụ MegaShare, MegaVstar, MegaSecurity, MegaWeb, MegaE-Meeting, MegaE-learning, MegaE-School đã góp phần tạo ra nội dung mới cho khách hàng của dịch vụ MegaVNN. Lưu lượng sử dụng dịch vụ đã tăng lên đáng kể với 200 triệu Mb/tháng.Thương hiệu và thị phần dịch vụ trên thị trường đã có sự cải thiện đáng kể. Từ 60% năm 2008, VDC đã giành tới 72% thị phần dịch vụ Internet toàn quốc. Doanh thu toàn mạng dịch vụ MegaVNN đạt trên 3 ngàn tỷ đồng, bằng 172% so với năm 2008. Thuê bao MegaVNN đã tăng mạnh, tới 134% so với năm 2008. Bên cạnh MegaVNN, tỷ trọng doanh thu năm 2009 của VDC đã cho thấy vai trò quan trọng của các dịch vụ Internet trực tiếp đang được cung cấp. Dịch vụ Internet trực tiếp đã có mức tăng trưởng ấn tượng, bằng 252% so với năm 2008. Kết quả này đạt được nhờ VDC đã nắm bắt, đón đầu xu hướng, nhu cầu sử dụng dịch vụ kết hợp với Internet trong nước tốc độ cao và Internet đi quốc tế. Như vậy VDC đã nổ lực để cung cấp cho khách hàng tốt nhất và kết quả nó đã chiếm được vị thế anh cả trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet. 2.1.2/Tăng giá: Tăng giá có thể là cách tốt để để công ty gia tăng doanh thu của mình. Tuy nhiên đối với những công ty mới gia nhập thị trường, chưa có tiếng nói trên thị trường thì chiến lược tăng giá chưa hẳn là một chiến lược tốt vì nó có thể bị phản tác dụng, khách hàng sẽ phản ứng không tốt đối với sản phẩm có khi dẫn đến doanh thu bị giảm. Những công ty có thương hiệu mạnh hoặc thị trường ổn định áp dụng chiến lược này mới có khả năng thành công trong thời gian dài. Chẳng hạn như Ford đã công bố lợi nhuận ròng của công ty trong quý II năm 2010 đạt 2,6 tỷ USD, hoàn thành 6 tháng đầu năm làm ăn có lãi nhất trong vòng hơn một thập kỷ trở lại đây. Kết quả này có được nhờ việc tăng giá các mẫu xe mới. CEO Alan Mulally đã “đại tu” toàn bộ danh mục sản phẩm của Ford, cho thiết kế lại các xe như Taurus và Fusion, đồng thời bổ sung một số trang bị như ghế da sưởi điện và các thiết bị điện tử điều khiển bằng giọng nói. Ông cũng yêu cầu nâng cao chất lượng, rồi tăng giá xe, giúp Ford thù về 1,1 tỷ USD từ việc tăng giá xe trong quý II và khiến hoạt động kinh doanh ô tô của công ty trên toàn thế giới trở nên có lãi. Ford đã thu về 4,7 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm nay, mức lợi nhuận nửa đầu năm lớn nhất của công ty kể từ năm 1998, và là quý thứ 5 lãi liên tiếp. Cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận của Ford đạt 2,26 tỷ USD. 2.1.3/Bán những hàng hóa và dịch vụ mới: Nếu công ty của bạn không có nhiều thị phần thì bạn có thể tăng doanh số bằng cách bán những sản phẩm mà bạn chưa từng bán trước đây. Những sản phẩm mới chưa có trên thị trường sẽ thu được sức hút lớn từ sự quan tâm của khách hàng nhưng bạn cần nhanh chân để tăng doanh thu trước khi phân khúc thị trường, khách hàng tiềm năng của bạn bị các đối thủ cạnh tranh khác “nhòm ngó”. Trường hợp của Masan là một minh chứng. Nhờ chiến lược kinh doanh đúng đắn mà kết quả kinh doanh của Masan Food trong những năm gần đây tăng trưởng rất ấn tượng. Trong giai đoạn 2006-2008, doanh thu của công ty tăng trưởng bình quân 84% năm (từ 571 tỷ lên 1.922 tỷ đồng), lợi nhuận sau thuế tăng bình quân 263% từ 29 tỷ lên 380 tỷ đồng.  Trong năm 2007 công ty đã tung ba sản phẩm mới ra thị trường: Nước tương Tam Thái Tử: Kết quả là Tam Thái Tử đã độc chiếm thị trường nước tương trung - thấp cấp và chỉ sau 1 tháng tung hàng đã mang lại lợi nhuận cho công ty – có thể nói là hiếm có mặt hàng nào trên thế giới có được thành công như vậy. Tam Thái Tử hiện cũng đã được đưa ra thị trường miền Bắc và bước đầu đã có những thành công. Mì ăn liền khoai tây Omachi: là sản phẩm mì ăn liền đầu tiên ở Việt Nam có thành phần khoai tây, Omachi “Ăn Ngon Mà Không Sợ Nóng” được đưa ra thị trường từ cuối tháng 6/2007. Độc đáo, khác biệt, tốt cho sức khỏe, quảng cáo hấp dẫn và hệ thống phân phối dầy đặc/hiệu quả đã đưa Omachi lên vị trí dẫn đầu trong phân khúc mì ăn liền cao cấp cũng như đưa thị phần mì của chúng ta tăng gấp 5 lần so với năm 2006. Nước mắm Nam Ngư: với mục tiêu thành công trong thị trường nước mắm truyền thống với hàng trăm đối thủ trên thị trường toàn quốc và hàng chục đối thủ tại mỗi địa phương khác nhau, bên cạnh việc tăng thị phần của nước mắm cao cấp Chin-su, cuối tháng 11/2007 chúng ta đã đưa ra thị trường nước mắm trung cấp Nam Ngư. Hấp dẫn ngay từ cái tên, an toàn “Hoàn Toàn Không Có U-Rê”, ngon, vừa túi tiền của đa số người tiêu dùng, đúng thời điểm và phân phối tốt đã đưa doanh số Nam Ngư tăng gấp 2-3 lần / tháng cho đến thời điểm hiện nay. Theo phân tích của CTCP chứng khoán Bản Việt (VCSC), sự tăng trưởng mạnh trong các năm qua của Masan Food là do: Doanh thu tăng trưởng cao nhờ tăng thị phần các sản phẩm hiện hữu và tung các sản phẩm mới. Công ty chú trọng tới các dòng sản phẩm cấp trung vì phân khúc thị trường của các sản phẩm này là rất lớn. Cải thiện đáng kể biên lợi nhuận.Điều này xuất phát từ việc công ty đã chuyển hướng từ xuất khấu sang thị trường nội địa, loại bỏ một số sản phẩm có biên lợi nhuận thấp và không hiệu quả. Đồng thời phát triển các mặt hàng cao cấp có biên lợi nhuận cao. Rõ ràng việc tung ra các sản phẩm mới đã góp phần tăng doanh thu đáng kể cho Masan Food Như vậy, mục tiêu của cách phân tích sự tăng trưởng của doanh thu là để hiểu vì sao một công ty tăng trưởng. Bạn biết được bao nhiêu tăng trưởng xuất phát từ việc tăng giá, bao nhiêu là xuất phát từ tăng sản lượng, bao nhiêu là do tăng thị phần… Sự tăng trưởng đó có thể tiếp tục hay chấm dứt trong tương lai. 2.1.4/Mua công ty khác: Nguyên tắc then chốt đằng sau việc mua một công ty là nhằm tăng giá trị lớn hơn nhiều lần cho cổ đông chứ không chỉ là tổng của hai công ty. Những người trong ngành đã quá quen thuộc với câu: Một cộng một bằng ba là phương trình này là động lực đặc biệt cho một thương vụ mua bán và sáp nhập. Nguyên lý này đặc biệt hữu ích khi các công ty rơi vào những thời kỳ khó khăn do cạnh tranh, thị trường hay bất kỳ yếu tố nào. Những công ty lớn sẽ mua lại các công ty khác nhằm tạo nên một công ty mới có sức cạnh tranh hơn và giảm thiểu chi phí. Các công ty sau khi mua lại công ty sẽ có cơ hội mở rộng thị phần lớn hơn và đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Những công ty nhỏ là đối tượng bị mua cũng sẵn sàng để công ty khác mua vì như vậy sẽ tốt hơn nhiều là bị phá sản hoặc rất khó khăn tồn tại trên thị trường. Lợi ích mà các doanh nghiệp kỳ vọng sau mỗi thương vụ mua lại công ty bao gồm: Giảm nhân viên, đạt được hiệu quả dựa vào quy mô vì quy mô lớn cũng giúp giảm thiểu chi phí, trang bị công nghệ mới, tăng cường thị phần và danh tiếng trong ngành, vị thế của công ty mới sau khi sáp nhập sẽ tăng lên trong mắt cộng đồng đầu tư… Tháng 1/2009 vừa rồi, Verizon đã chi ra 28,1 tỷ USD mua lại Alltel để có cơ hội bước chân vào thị trường các khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa. Tập đoàn Verizon, cổ đông chính của Verizon Wireless, cho biết năm 2008 doanh thu của hãng này đã tăng lên 16,4% so với năm 2007. Một ví dụ gần đây, ngày 1/3/2010, hãng bảo hiểm Prudential tại Anh thông báo họ đã đạt được thỏa thuận về việc mua chi nhánh tại châu Á của AIG với giá 35,5 tỷ USD. Prudential sẽ trả 25 tỷ USD bằng tiền mặt và 10,5 tỷ USD bằng cổ phiếu cùng các loại chứng khoán khác. Một ví dụ gần đây, ngày 1/3/2010, hãng bảo hiểm Prudential tại Anh thông báo họ đã đạt được thỏa thuận về việc mua chi nhánh tại châu Á của AIG với giá 35,5 tỷ USD. Prudential sẽ trả 25 tỷ USD bằng tiền mặt và 10,5 tỷ USD bằng cổ phiếu cùng các loại chứng khoán khác. AIA là chi nhánh lâu đời và kinh doanh hiệu quả nhất của AIG, phục vụ hơn 20 triệu người tại châu Á, còn Prudential có hơn 11 triệu khách hàng trong khu vực này. Vì vậy, sau khi thương vụ hoàn tất, Prudential sẽ trở thành hãng bảo hiểm lớn nhất tại Việt Nam, Hong Kong, Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines và là hãng bảo hiểm nước ngoài lớn nhất tại Trung Quốc, Ấn Độ. Harvey McGrath, Chủ tịch Prudential, khẳng định mua AIA sẽ là một thương vụ thành công: "Sự kết hợp giữa Prudential và AIA là ý tưởng tuyệt vời. Chúng tôi sẽ trở thành hãng bảo hiểm nhân thọ hàng đầu trong các thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh tại Đông Nam Á" . Tuy nhiên, những kết quả từ quá khứ về các vụ chuyển nhượng đều bị thất bại. Nguyên nhân vì sao? Các vụ chuyển nhượng đều thất bại khi đề nghị món tiền lời cho cổ đông công ty đang bị mua lại. Các công ty đi mua lại phải giữ cho công ty bị mua lại càng lúc càng lớn hơn để duy trì sự tăng trưởng như trước đây, và một công ty càng lớn thì càng khó quản lý, kiểm soát. Ngoài ra việc mua lại cần phải tốn rất nhiều thời gian, công sức và chi phí. Các công ty mua lại luôn đưa ra các chi phí liên quan đến hợp nhất thường trình bày vòng vo kết quả tài chính của họ, kết quả của những công ty bị mua lại có thể bị làm mờ đi trong sự hỗn độn liên quan đến việc sát nhập. Mục tiêu của những nhà đầu tư thành công là mua công ty tốt chứ không phải tạo nên một vụ chuyển nhượng và sát nhập thành công. Bạn không biết công ty sẽ tăng trưởng bao nhiêu khi không có chuyển nhượng thì bạn không nên mua cổ phiếu bởi vì bạn không bao giờ biết được khi nào vụ chuyển nhượng đó sẽ dừng lại. 2.2/ Tăng trưởng do cắt giảm chi phí: Cắt giảm chi phí ở đây không phải được hiểu theo nghĩa thắt lưng buộc bụng, thắt chi phí đến mức thấp nhất mà làm thế nào điều tiết chi phí một cách hợp lý nhằm có cơ hội tăng doanh thu, lợi nhuận. Một tổ chức có thể cắt bỏ sự phức tạp không cần thiết trong cách tiến hành kinh doanh. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí, mà còn mang lại sự hài lòng lớn hơn cho khách hàng nhờ vào việc bỏ bớt những hoạt động không cần thiết. Đôi khi, cách tốt nhất để cắt giảm chi phi chính là “sa thải” những khách hàng đắt giá và có chi phí duy trì quan hệ cao khiến bạn phải hứng chịu sự phức tạp hoặc các hoạt động dịch vụ đắt hơn giá trị mà khách hàng đó có thể mang lại. Best Buy nhận ra rằng rất nhiều các chi phí của họ bắt nguồn từ một vài khách hàng có cách cư xử không tốt. Ví dụ, những người mua đi mua lại và trả lại những món hàng đã tạo ra chi phí khổng lồ đối với hoạt động quản lý và kiểm kê. Do vậy Best Buy theo dõi và hạn chế những loại hành vi này. Các nhà bán lẻ quần áo cũng áp dụng cách thức này. Ngân hàng trên mạng ING Direct thường xuyên "sa thải" những khách hàng quá đòi hỏi, sử dụng quá mức dịch vụ tư vấn điện thoại hay quản lý của ngân hàng. American Express cũng đang đề nghị một nhóm khách hàng một thẻ quà tặng trị giá 300 đôla để thanh toán khoản nợ của họ và xóa bỏ các thẻ mua hàng của họ. Việc cắt giảm chi phí được xem như những chương trình ngắn hạn chứ không phải lâu dài. Thậm chí, sau những chiến dịch cắt giảm chi phí thành công, nhiều doanh nghiệp lại thấy rằng: ở các bộ phận khác, chi phí lại gia tăng hoặc các đối thủ cạnh tranh đuổi kịp họ. Cuối cùng, doanh nghiệp lại phải đối mặt với những khó khăn khác phát sinh xuất phát từ việc cắt giảm chi phí. Thủ thuật cắt giảm các chi phí hữu ích như chi phí nghiên cứu và phát triển, quảng cáo, duy tu bảo dưỡng thiết bị… cũng là một cách có thể làm tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, vì các chi phí này có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của DN về lâu dài, nên sử dụng giải pháp này đồng nghĩa với các việc hy sinh các khoản lợi nhuận tiềm năng trong tương lai. 2.3/Tăng trưởng do thủ thuật kế toán: Có nhiều Doanh nghiệp áp dụng các biện pháp sau để tự tạo tăn trưởng nhờ vào các thủ thuật kế toán như: Lợi dụng các ước tính kế toán. Bằng cách lợi dụng các ước tính kế toán như: các khoản dự phòng, chi phí trả trước, chi phí trích trước và khấu hao tài sản cố định, DN có thể tăng hoặc giảm chi phí theo ước muốn chủ quan để có được con số lợi nhuận mong muốn. Cụ thể: với khấu hao, theo luật định, danh mục tài sản cố định tại DN buộc phải thực hiện khấu hao trong khoảng thời gian nhất định và đây là cơ sở để lựa chọn nhằm tăng hoặc giảm chi phí có thể với chi phí khấu hao. Ghi nhận trước doanh thu và lợi nhuận đối với các hoạt động có thời gian dài. Thủ thuật này thường được áp dụng trong các DN xây dựng. DN có thể tăng doanh thu và lợi nhuận thông qua việc thực hiện giao dịch vào cuối kỳ kế toán với khách hàng mà không yêu cầu khách hàng thanh toán ngay (do được chiếm dụng vốn nên họ sẵn sàng chấp nhận). Thủ thuật này thực tế là việc chuyển doanh thu và lợi nhuận của kỳ sau sang kỳ báo cáo. 3/ Chất lượng của tăng trưởng: Có nhiều cách khác nhau để tạo ra sự tăng trưởng tốt nhất là khi ta tập trung sự chú ý vào tăng trưởng lợi nhuận hơn là tăng trưởng doanh số. Như đã trình bày ở phần trên có nhiều màu sắc khác nhau để có thể vẽ ra một bức tranh tăng trưởng lợi nhuận ngay cả khi không sử dụng đến tăng trưởng doanh số. Đó có thể là thay đổi thuế suất, mua lại cổ phần, lãi từ trợ cấp, lợi nhuận nhận một lần (thường từ bán công ty), cắt giảm chi phí quá mức…Chúng ta cần phải quan tâm đến chất lượng của sự tăng trưởng. Liệu thật sự công ty đó tăng trưởng hay là nó được ngụy trang bằng những thủ thuật trên. Bất kỳ khi nào tăng trưởng lợi nhuận vượt xa tăng trưởng doanh số trong một thời gian dài thì chúng ta cũng nên nghiên cứu kỹ. Sự khác biệt lớn giữa tỷ lệ tăng trưởng của thu nhập ròng và thu nhập hoạt động hoặc dòng tiền hoạt động cũng là vấn đề mà chúng ta phải lưu tâm.Chúng ta hãy xem xét sự tăng trưởng của IBM trong những năm sau: Bảng 5.1 Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của IBM (triệu đô) Tỷ lệ tăng trưởng 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Doanh số 12.3 5.6 3.4 4.0 8.2 1.0 -2.9 5.5 TN hoạt động 51.7 13.2 5.8 0.7 30.2 -2.5 -20.1 -26.9 EPS 43.7 41.4 17.6 9.3 25.2 7.8 -2.0 -28.0 Bảng 5.2 Dòng tiền hoạt động hàng năm của IBM (triệu đô) IBM 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Dòng tiền 10.7 10.3 8.9 9.3 10.1 9.3 14.3 13.8 Trong bảng 5.1, từ năm 1995 đến 1999 tỷ lệ tăng trưởng trong doanh số qua các năm ở mức trung bình khoảng 5%, tuy nhiên EPS lại tăng trưởng ở mức khá cao trung bình khoảng 17%. Rõ ràng ở đây có sự chênh lệch giữa tăng trưởng doanh số và tăng trưởng EPS. Tuy nhiên dòng tiền những năm 90 đã phản ánh chất lượng tăng trưởng EPS có một điểm gì đó đáng nghi ngờ. Dòng tiền những năm nay tăng trưởng khá chậm thậm chí có năm năm sau còn thấp hơn cả năm trước.Vậy vì sao EPS của IBM lại hấp dẫn như vậy? Có mấy nguyên nhân sau đã điều chỉnh EPS của IBM: Thuế suất của công ty giảm từ 46% trong năm 1995 xuống khoảng 30% vào những năm cuối thập niên. Công ty đã cắt giảm đáng kể tổng chi phí quản lý. Công ty đã mua lại một phần cổ phiếu của mình, số cổ phần lưu hành ít hơn làm cho EPS cao hơn. Tăng trưởng ở chất lượng thấp không có nghĩa là công ty cố tình làm méo mó sổ sách mà đơn thuần đó là sự tăng trưởng không thể duy trì được trong tương lai. Khi ta không xác định được nguồn gốc của sự tăng trưởng hoặc sự khác biệt quá lớn giữa doanh thu và lợi nhuận ròng thì chúng ta cần quan tâm đến chất lượng của sự tăng trưởng. Có những lý do làm cho EPS có thể tăng như mua lại cổ phần hay trả ít thuế hơn nhưng đó chỉ là biện pháp trong ngắn hạn hơn là nguồn gốc lâu dài của tăng trưởng lợi nhuận. II/ Khả năng sinh lợi (profitability): Là thước đo hiệu quả bằng, là điều kiện cần nhưng chưa đủ để duy trì cân bằng tài chính. Việc đánh giá khả năng sinh lợi phải dựa trên một khoảng thời gian tham chiếu. Khái niệm khả năng sinh lợi được áp dụng trong mọi hoạt động kinh tế sử dụng các phương tiện vật chất, con người và tài chính, thể hiện bằng kết quả trên phương tiện. Khả năng sinh lợi có thể áp dụng cho một hoặc một tập hợp tài sản. Ở cấp độ doanh nghiệp, khả năng sinh lợi là kết quả của việc sử dụng tập hợp các tài sản vật chất và tài sản tài chính, tức là vốn kinh tế mà doanh nghiệp nắm giữ; là phần quan trọng nhất của quá trình phân tích công ty. Hầu hết các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào bất kì một công ty nào cũng đã từng ít nhất một lần đặt ra câu hỏi: công ty đang tạo ra bao nhiêu lợi nhuận so với số tiền đầu tư vào công ty? Lợi nhuận mà công ty tạo ra có hấp dẫn nhà đầu tư không? Và các công cụ để đánh giá khả năng sinh lời của công ty là gì? Đây là chìa khóa chính để tách một công ty lớn ra khỏi các công ty trung bình, bởi vì công việc của bất kì công ty nào cũng là lấy tiền từ các nhà đầu tư bên ngoài và đầu tư nó để tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao thì công ty càng hấp dẫn. Nhìn chung, khả năng sinh lợi cần ít nhất đủ để đáp ứng được hai đòi hỏi cấp bách: Đảm bảo duy trì vốn cho doanh nghiệp (đầu tư). Trả được các khoản lãi vay và đảm bảo hoàn trả khoản vay. Lãi thu được từ các hoạt động sinh lợi trong năm tài khoá có thể được trích chia cho cổ đông hoặc vẫn duy trì dưới dạng vốn dự trữ (reserve). Nếu không tính tới thuế và lãi, khả năng sinh lợi của tài sản phải cho phép tích luỹ đủ tiền để đảm bảo vốn sản xuất kinh doanh, đảm bảo hoàn trả nợ, đóng góp vào việc tăng vốn và trả lợi nhuận đầu tư vốn cho các cổ đông. Mọi quyết định và thay đổi về việc nắm giữ tài sản không chỉ làm nảy sinh vấn đề tài chính mà còn làm nảy sinh cả vấn đề sinh lợi. Nếu khả năng sinh lợi không đủ lớn, doanh nghiệp sẽ không đủ phương tiện để đáp ứng nhu cầu của nhiều yếu tố sản xuất kinh doanh khác nhau. Thặng dư khi đó sẽ không đủ để duy trì cân bằng tài chính. Để có được một ý tưởng sơ
Tài liệu liên quan