Quy phạm pháp luật: Là quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí của nhà nước; được nhà nước bảo đảm thực hiện; là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người về tính hợp pháp.
Quy phạm pháp luật hành chính: Là quy phạm pháp luật được dùng để điều chỉnh các quan hệ quản lí hành chính nhà nước, được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lí hành chính theo phương pháp mệnh lệnh - đơn phương. Các quan hệ đó là: chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, bao gồm: Việc xác định thẩm quyền quản lý hành chính; quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể và đối tượng quản lý hành chính nhà nước; quy định cơ cấu, tổ chức, mối quan hệ công tác của các cơ quan, cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện quản lý hành chính nhà nước; về thủ tục hành chính; vi phạm hành chính; các biện pháp cưỡng chế và khen thưởng.
8 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2799 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính qua đó phân biệt quy phạm pháp luật hành chính và quy phạm pháp luật hiến pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, quy phạm pháp luật hành chính là1công cụ không thể thiếu, vậy quy phạm pháp luật hành chính có những đặc điểm như thế nào và có gì khác so với các quy phạm pháp luật khác, đăc biệt là với quy phạm pháp luật hiến pháp. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng em chọn đề “Phân tích đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính qua đó phân biệt quy phạm pháp luật hành chính và quy phạm pháp luật hiến pháp”.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH.
1. Định nghĩa.
Quy phạm pháp luật: Là quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí của nhà nước; được nhà nước bảo đảm thực hiện; là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người về tính hợp pháp.
Quy phạm pháp luật hành chính: Là quy phạm pháp luật được dùng để điều chỉnh các quan hệ quản lí hành chính nhà nước, được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lí hành chính theo phương pháp mệnh lệnh - đơn phương. Các quan hệ đó là: chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, bao gồm: Việc xác định thẩm quyền quản lý hành chính; quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể và đối tượng quản lý hành chính nhà nước; quy định cơ cấu, tổ chức, mối quan hệ công tác của các cơ quan, cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện quản lý hành chính nhà nước; về thủ tục hành chính; vi phạm hành chính; các biện pháp cưỡng chế và khen thưởng.
2. Đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính.
a. Các đặc điểm chung với các quy phạm pháp luật khác.
Là dạng cụ thể của quy phạm pháp luật nên các quy phạm pháp luật hành chính có đầy đủ các đặc điểm của quy phạm pháp luật nói chung như: do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, là quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí của nhà nước, của giai cấp thống trị; là tiêu chuẩn để xác định và đánh giá hành vi của con người về tính hợp pháp; có ý nghĩa xác định và nội dung rõ ràng; được thể hiện trong các hình thức xác định của pháp luật;…
b. Đặc điểm riêng của quy phạm pháp luật hành chính.
Bên cạnh những đặc điểm chung so với quy phạm pháp luật nói chung ở trên, quy phạm pháp luật hành chính cũng mang những đắc điểm riêng biệt. Những đặc điểm đó là:
* Quy phạm pháp luật hành chính có phương pháp và đối tượng điều chỉnh riêng.
Quy phạm pháp luật hành chính được dùng để điều chỉnh các quan hệ quản lí hành chính nhà nước, được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lí hành chính theo phương pháp mệnh lệnh - đơn phương. Nội dung của đối tượng điều chỉnh của quy phạm pháp luật hành chính, bao gồm: Việc xác định thẩm quyền quản lý hành chính; quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể và đối tượng quản lý hành chính nhà nước; quy định cơ cấu, tổ chức, mối quan hệ công tác của các cơ quan, cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện quản lý hành chính nhà nước; về thủ tục hành chính; vi phạm hành chính; các biện pháp cưỡng chế và khen thưởng.
*Các quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành.
- Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền ban hành QPPL hành chính có thể là chủ thể lập pháp hoặc chủ thể quản lí hành chính nhà nước.
- Đặc điểm này dựa trên cơ sở cụ thể hóa, chi tiết hóa các quy định của hiến pháp, luật và pháp lệnh trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước.
- Việc quy định thẩm quyền ban hành QPPL hành chính cho một số chủ thể quản lí hành chính nhà nước mà trước hết và chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước còn phù hợp với yêu cầu về tính chủ động, sáng tạo trong quản lí hành chính nhà nước.
* Các quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn và có hiệu lực pháp lý khác nhau.
- Do phạm vi điều chỉnh các quan hệ pháp luật hành chính rất rộng và tính đa dạng của chủ thể có thẩm quyền ban hành nên các quy phạm pháp luật hành chính có số lượng rất lớn:
+ Phạm vi và đối tượng điều chỉnh của quy phạm pháp luật hành chính là các quan hệ pháp luật hành chính. Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh giữa tất cả các loại chủ thể như cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước, tổ chức xã hội, công dân, người nước ngoài,… . Bởi vậy các loại quy phạm pháp luật có số lượng đa dạng.
+ Chủ thể ban hành các quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu do cơ quan hành chính nhà nước (Chính phủ, Bộ và cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp) hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước (Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện),… ban hành trên cơ sở cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết ... trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Do có chủ thể ban hành khác nhau nên các quy phạm pháp luật ban hành ra có số lượng rất lớn.
- Các quy phạm pháp luật hành chính có phạm vi điều chỉnh và do chủ thể ban hành đa dạng nên hiệu lực pháp lý của chúng cũng khác nhau. Trong đó có quy phạm pháp luật có hiệu lực trên phạm vi cả nước (như các quy phạm pháp luật hành chính nằm trong các luật, nghị quyết, pháp lệnh của Quốc hội, Nghị định cuả Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ), có quy phạm pháp luật có hiệu lực trong phạm vi một ngành, một lĩnh vực quản lý (như Thông tư, chỉ thị, quyết định của Bộ và cơ quan ngang bộ) hay một địa phương nhất định (quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh,..).
*Các quy phạm pháp luật hành chính hợp thành một hệ thống trên cơ sở các nguyên tắc pháp lý nhất định, điều đó có nghĩa là:
Các chủ thể có thẩm quyền khi ban hành các quy phạm pháp luật hành chính phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Các quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành. Đó là sự phục tùng ý chí hay sự chỉ đạo điều hành của cơ quan nhà nước cấp dưới với cơ quan nhà nước cấp trên mà trước hết là việc là đối với các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành.
-Các quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan hành chính nhà nước, Chủ tịch nước, tòa án nhân, viện kiểm sát nhân dân ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đíchcủa quy phạm pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp ban hành.Các cơ quan này khi ban hành các quy phạm háp luật hành chính phải căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có trách nhiệm giám sát, phát hiện và xử lý các văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật của cơ quan do mình thành lập hoặc những người do mình bầu ra. Ví dụ: Quốc hội có quyền “bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội”(Khoản 4 Điều 84 HP năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001).
-Các quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ban hành phải phù hợp với nội dung à mục đích của quy phạm pháp luật do cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung cùng cấp ban hành. Nếu không phù hợp văn bản quy phạm pháp luật sễ bị xử lí theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Thủ tướng Chính phủ có quyền “ Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên”
-Các quy phạm pháp luật do người có thẩm quyền do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật do tập thể cơ quan đó ban hành.Ví dụ: “Căn cứ vào…, nghị quyết, nghị định của Chính phủ. Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định, chỉ thị…”.
-Bảo đảm tính thống nhất, phù hợp giữa các quy phạm pháp luật hành chính do chủ thể có thẩm quyền ngang cấp, cùng địa vị pháp lý ban hành. Ví dụ: Bộ trưởng: “ không ban hành những văn bản trái với quy định của bộ trưởng khác”
- Các quy phạm pháp luật hành chính phải được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục và dưới hình thức nhất định do pháp luật quy định. II. PHÂN BIỆT QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH VỚI QUY PHẠM PHÁP LUẬT HIẾN PHÁP.
1. Quy phạm pháp luật hiến pháp là gì?
Quy phạm pháp luật Hiến pháp cũng là một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật, được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất gắn với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa- xã hội, quốc phòng an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
2. Phân biệt quy phạm pháp luật Hành chính với quy phạm pháp luật Hiến pháp.
Cả quy phạm pháp luật Hành chính và quy phạm pháp luật Hiến pháp đều mang những đặc điểm chung của quy phạm pháp luật được nêu ở trên. Tuy nhiên, giữa chúng cũng có những nét khác biệt nhau. Sự khác biệt giữa chúng được thể hiện ở những điểm sau:
a. Về chủ thể ban hành.
- Quy phạm pháp luật Hiến pháp có chủ thể ban hành duy nhất là Quốc hội.
- Quy phạm pháp luật hành chính có chủ thể ban hành rất đa dạng, bao gồm cả cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp,kiểm sát, nhưng chủ yếu nhất là các cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
b. Về số lượng quy phạm pháp luật ban hành.
- Quy phạm pháp luật Hiến pháp có số lượng ban hành không nhiều. Hiến pháp 1992, sửi đổi bổ sung năm 2001 chỉ có 147 điều.
- Quy phạm pháp luật Hành chính có số lượng rất lớn, do nhiều chủ thể ban hành khác nhau, các quy phạm này nằm trong các văn bản luật và dưới luật điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực quản lý hành chính khác nhau.
c. Nội dung và đối tượng điều chỉnh của quy phạm pháp luật.
- Quy phạm pháp luật Hiến pháp điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất gắn với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa- xã hội, quốc phòng an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Quy phạm pháp luật Hành chính điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, bao gồm: Việc xác định thẩm quyền quản lý hành chính; quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể và đối tượng quản lý hành chính nhà nước; quy định cơ cấu, tổ chức, mối quan hệ công tác của các cơ quan, cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện quản lý hành chính nhà nước; về thủ tục hành chính; vi phạm hành chính; các biện pháp cưỡng chế và khen thưởng.
d. Về hiệu lực pháp lý của quy phạm pháp luật.
- Quy phạm pháp luật Hiến pháp có hiệu lực pháp lý trên cả nước, cũng là các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, các quy phạm pháp luật khác không được trái với nội dung của quy phạm pháp luật Hiến pháp.
- Quy phạm pháp luật Hành chính: Do có chủ thể ban hành đa dạng nên các quy phạm pháp luật Hành chính có hiệu lực pháp lý khác nhau. Trong đó, có các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý trên phạm vi cả nước và chung cho các ngành, lĩnh vực quản lý (như các quy phạm pháp luật của Luật cán bộ công chức năm 2008, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008,…) nhưng cũng có quy phạm pháp luật chỉ có hiệu lực trong phạm vi một ngành, một lĩnh vực quản lý (Nghi định số 106/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về sở hưu công nghiệp,..) hay một địa phương nhất định (một số loại quyêt định được áp dụng lâu dài của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, huyện ).
e. Về thủ tục xây dựng,ban hành quy phạm pháp luật.
- Quy phạm pháp luật Hiến pháp được xây dựng, ban hành theo thủ tục lập hiến.
- Quy phạm pháp luật Hành chính: Cũng do có nhiều chủ thể ban hành khác nhau nên quy phạm pháp luật hành chính cũng có nhiều trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành khác nhau, như trình tự lập pháp ( các quy phạm của Luật khiếu nại tố cáo, Luật tổ chức chính phủ,… ) hoặc trình tự hành chính ( các quy phạm của Nghị định chính phủ, Thông tư của các Bộ, Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh,..).
f. Về mối quan hệ với các loại quy phạm pháp luật khác.
- Quy phạm pháp luật Hiến pháp là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng các loại quy phạm pháp luật khác, các văn bản luật, dưới luật khác.
- Quy phạm pháp luật Hành chính là sự cụ thể hóa của quy phạm pháp luật Hiến pháp trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, đồng thời được xác định là phương tiện chủ yếu, là cơ sở của quản lý hành chính nhà nước.
Ví dụ như Điều 74 Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy định việc công dân có quyền khiếu nại tố cáo đã được cụ thể hóa bằng Luật Khiếu nai tố cáo. Trong đó, luật đã nêu rõ các vấn đề liên quan tới quyền, nghĩa vụ của công dân trong hoat động khiếu nại, tố cáo; thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại tố cáo; giám sát hoạt động khiếu nại tố cáo; các quyết định kỉ luật, khen thưởng trong giải quyết khiếu nại tố cáo,...
g. Tính chất của quy phạm pháp luật:
- Quy phạm pháp luật Hiến pháp mang tính chất chủ đạo cơ bản, là nền tảng, cơ sở của hệ thốnh pháp luật.
- Quy phạm pháp luật Hành chính mang tích chất chấp hành- điều hành, bất bình đẳng, sử dụng phương pháp mệnh lệnh đơn phương trong thực tiễn áp dụng.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Thông qua việc phân tích đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính và từ đó phân biệt nó với quy phạm pháp luật hiến pháp, ta thấy được tầm quan trọng của quy phạm pháp luật hành chính, nó chính là phương tiện chủ yếu và là cơ sở quản lý hành chính nhà nước.