Kể từ khi thực hiện Luật Doanh nghiệp, khu vực doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam đã có những bước phát triển ngoại mục. Thế nhưng, còn phải có rất nhiều nỗ lực và nhiều năm tháng nữa khi khu vực này mới có thể trở thành đầu tàu phát triển của Việt Nam. Luật doanh nghiệp tư nhân ban hành ngày 21/12/1990 quy định: “Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân, thừa nhận sự bình đẳng trước pháp luật với các doanh nghiệp khác”. Bên cạnh những dấu hiệu chung để nhận biết một doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân có những nét đặc thù mà thông qua đó có thể phân biệt được doanh nghiệp tư nhân với các doanh nghiệp khác.
Trong doanh nghiệp tư nhân, không xuất hiện sự góp vốn giống như các công ty nhiều chủ sở hữu, nguồn vốn của doanh nghiệp cũng chủ yếu ,xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất
6 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1800 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích đặc điểm một chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Kể từ khi thực hiện Luật Doanh nghiệp, khu vực doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam đã có những bước phát triển ngoại mục. Thế nhưng, còn phải có rất nhiều nỗ lực và nhiều năm tháng nữa khi khu vực này mới có thể trở thành đầu tàu phát triển của Việt Nam. Luật doanh nghiệp tư nhân ban hành ngày 21/12/1990 quy định: “Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân, thừa nhận sự bình đẳng trước pháp luật với các doanh nghiệp khác”. Bên cạnh những dấu hiệu chung để nhận biết một doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân có những nét đặc thù mà thông qua đó có thể phân biệt được doanh nghiệp tư nhân với các doanh nghiệp khác.
Trong doanh nghiệp tư nhân, không xuất hiện sự góp vốn giống như các công ty nhiều chủ sở hữu, nguồn vốn của doanh nghiệp cũng chủ yếu ,xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất
NỘI DUNG
1.Khái niệm:
Doanh nghiệp tư nhân là một trong số các hình thức của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp tư nhân có đầy đủ các đặc điểm của doanh nghiệp, theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2005, đó là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Để làm rõ hơn các khía cạnh pháp lí cơ bản của doanh nghiệp tư nhân, Điều 141 Luật doanh nghiệp năm 2005 đã quy định: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp; doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kì một loại chứng khoán nào và mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân”.
2. Đặc điểm “một chủ sở hữu” của doanh nghiệp tư nhân
Theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân được xếp vào nhóm các doanh nghiệp một chủ sở hữu. Các doanh nghiệp một chủ bao gồm: Công ti nhà nước, công ti trách nhiệm hữu hạn một chủ và doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, trong nhóm này, doanh nghiệp tư nhân cũng mang những nét khác biệt, đó là loại hình doanh nghiệp này chỉ do một cá nhân duy nhất làm chủ sở hữu, gọi là chủ doanh nghiệp tư nhân. Đây được coi là điểm phân biệt đầu tiên và cũng là rõ nét nhất so với các loại hình doanh nghiệp còn lại. Đặc điểm này được thể hiện trên ba phương diện:
Về quan hệ sở hữu vốn trong doanh nghiệp:
Theo Khoản 1 Điều 142 Luật doanh nghiệp 2005: “Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản”.
Do đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp chỉ do một cá nhân duy nhất làm chủ sở hữu, ta có thể thấy rằng, nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ xuất phát chủ yếu từ tài sản của một cá nhân duy nhất chứ không xuất hiện sự góp vốn giống như ở các công ty nhiều chủ sở hữu. Phần vốn xuất phát từ tài sản của cá nhân này, sẽ do chủ doanh nghiệp tự khai báo với cơ quan đăng kí kinh doanh và được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán của doanh nghiệp. Tức là, cá nhân chủ doanh nghiệp tư nhân đưa vào kinh doanh một số vốn nhất định trong khối tài sản thuộc sở hữu cá nhân của mình và về nguyên tắc, tài sản đưa vào kinh doanh đó là tài sản của doanh nghiệp tư nhân.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp có quyền tăng, giảm vốn đầu tư. Có thể thấy là hầu như không có giới hạn giữa phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và phần tài sản còn lại thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp.
Không có một sự phân biệt rõ ràng giữa phần tài sản và vốn đưa vào kinh doanh với phần tài sản còn lại của chủ doanh nghiệp do trong mọi thời điểm, sự thay đổi về mức vốn kinh doanh đều có thể diễn ra, và ranh giới giữa hai phần tài sản này, có thể nói, chỉ tồn tại một cách tạm thời. Điều này giúp ta nhìn nhận về khối tài sản của doanh nghiệp tư nhân, rằng không thể tách bạch tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân và tài sản của chính doanh nghiệp tư nhân đó.
Quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lí:
Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ đầu tư duy nhất, do đó cá nhân có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân không phải chia sẻ quyền lợi quản lí doanh nghiệp với bất cứ đối tượng nào khác, có quyền định đoạt đối với tài sản doanh nghiệp cũng như toàn quyền quyết định việc tổ chức quản lí doanh nghiệp.
Theo khoản 1 điều 143 Luật doanh nghiệp 2005: “Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật”.
Chủ doanh nghiệp có quyền định đoạt đối với tài sản doanh nghiệp cũng như có toàn quyền quyết định việc tổ chức quản lí doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhất. Trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân không tự mình quản lí doanh nghiệp mà thuê người quản lí, chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước mọi hoạt động của doanh nghiệp dưới sự quản lí, điều hành của người được thuê.
Giới hạn trách nhiệm được phân chia giữa chủ doanh nghiệp và người được thuê quản lí thông qua một hợp đồng. Nhưng xét về cơ bản người chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật và các bên thứ ba đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn là chủ doanh nghiệp tư nhân
Về phân phối lợi nhuận:
Vấn đề phân chia lợi nhuận không được đặt ra với doanh nghiệp tư nhân, bởi doanh nghiệp chỉ có một chủ sở hữu và mọi lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh sẽ thuộc về một mình chủ doanh nghiệp. Đây là một ưu điểm khi kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp một chủ. Người được thuê điều hành doanh nghiệp tư nhân cũng không được phân chia lợi nhuận trong số lợi nhuận thu được nếu như điều này không được thỏa thuận trong hợp đồng thuê người quản lí đã kí giữa chủ doanh nghiệp và người được thuê. Tuy vậy, việc một cá nhân duy nhất có quyền hưởng toàn bộ lợi nhuận cũng có nghĩa là cá nhân đó sẽ phải chịu mọi rủi ro trong kinh doanh mà không thể yêu cầu người khác gánh đỡ những rủi ro này. Đây cũng là lí do khiến cho nhiều nhà đầu tư không muốn kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân.
Chủ doanh nghiệp tư nhân cũng có quyền bán hoặc cho thuê doanh nghiệp
3. Nhận xét chung:
Một trong những ưu điểm của việc “một chủ sở hữu” trong mô hình doanh nghiệp tư nhân đó là chủ doanh nghiệp không phải chia sẻ quyền quản lí doanh nghiệp với bất cứ đối tượng nào khác. Chủ doanh nghiệp có toàn quyền định đoạt với tài sản doanh nghiệp cũng như quyết định việc tổ chức quản lí doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một ưu điểm khác khi kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp một chủ đó là, do doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân làm chủ nên khi kinh doanh, toàn bộ lợi nhuận thu được sau khi đã thực hiện nghĩa vụ sẽ thuộc về một mình chủ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự không rõ ràng giữa tài sản doanh nghiệp với tài sản của chủ doanh nghiệp cũng giúp chủ doanh nghiệp có sự tự chủ trong kinh doanh, phù hợp với khả năng và thực tiễn thị trường.
Tuy nhiên, do chỉ có duy nhất một chủ sở hữu nên việc kinh doanh bằng hình thức doanh nghiệp tư nhân cũng có nhiều nhược điểm. Nếu doanh nghiệp tư nhân gặp rủi ro trong kinh doanh thì chủ sở hữu đó cũng sẽ là người duy nhất phải gánh chịu những rủi ro này mà không thể yêu cầu người khác gánh đỡ cùng. Bên cạnh đó, nếu trong quá trình kinh doanh có phát sinh tranh chấp, thì về cơ bản, người chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật và các bên thứ ba đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ là chủ doanh nghiệp tư nhân, kể cả trong trường hợp chủ doanh nghiệp thuê người khác quản lí. Đây là một số điểm hạn chế lớn, nguyên nhân khiến cho không ít nhà đầu tư không muốn kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân.
KẾT LUẬN
Tóm lại, sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đòi hỏi phải có một khung pháp luật kinh tế hoàn chỉnh, trong đó pháp luật về doanh nghiệp có vai trò quan trọng. Luật doanh nghiệp năm 2005 ra đời thể hiện sự thống nhất trong việc điều chỉnh địa vị pháp lí của các doanh nghiệp ở Việt Nam, điều này một lầ nữa khẳng định vị trí, vai trò của doanh nghiệp tư nhân bên cạnh các loại hình doanh nghiệp khác.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật doanh nghiệp năm 2005.
Giáo trình Luật thương mại, tập I – Trường Đại học Luật Hà Nội.
Giáo trình Luật Kinh tế, TS Nguyễn Đăng Liêm.
Và một số tài liệu tham khảo khác.
Cấu trúc bài làm
Mở đầu
Nội dung
1.Khái niệm
2.Đặc điểm “một chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân”
a.
b.
c.
3. Nhận xét chung
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo