Trong nhưng năm gần đây nền kinh tế đã có nhiều thay đổi. Hoạt động kinh doanh không chỉ diễn ra trong phạm vi quốc gia mà còn phát triển theo hướng toàn cầu hóa. Nắm bắt sự thay đổi đó các doanh nghiệp trong nước đã và đang chuyển mình, có những sự thay đổi về chính sách, hình thức kinh doanh, hình thức hoạt động, đặc biệt là phương thức quản lý.
20 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích, đánh giá các nội dung quản lý chung của Công ty Cổ phần tư vấn Điện lực Dầu khí Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CÁC ĐỀ XUẤT 20
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nhưng năm gần đây nền kinh tế đã có nhiều thay đổi. Hoạt động kinh doanh không chỉ diễn ra trong phạm vi quốc gia mà còn phát triển theo hướng toàn cầu hóa. Nắm bắt sự thay đổi đó các doanh nghiệp trong nước đã và đang chuyển mình, có những sự thay đổi về chính sách, hình thức kinh doanh, hình thức hoạt động, đặc biệt là phương thức quản lý.
Quản lý tốt sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian và từ đó nâng cao được hiệu quả kinh doanh. Công tắc quản lý đóng vai trò quan trọng nó không chỉ góp phần làm uy tín của doanh nghiệp nâng cao trong thị trường cạnh tranh mà còn làm cho hình ảnh của công ty trên thị trường ngày càng lớn mạnh.
Trong thời gian thực hiện kế hoạch thực tập của nhà trường, được sự giúp đỡ của thầy Phạm Văn Minh và các anh chị trong phòng Tổ chức hành chính của Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Điện Lực Dầu Khí Việt Nam, em đã có điều kiện đi sâu vào tìm hiểu quá trình tổ chức quản lý của công ty để làm báo cáo thực tập này.
Bài báo cáo của em, ngoài phần mở đầu và kết luận thì nội dung chính gồm 3 phần cơ bản sau đây :
PHẦN 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM.
PHẦN 2: PHÂN TÍCH CÁC NỘI DUNG QUẢN LÝ CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM.
PHẦN 3 : ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CÁC ĐỀ XUẤT.
Với khả năng, trình độ và thời gian thực tập có hạn nên bài báo cáo của em không tránh khỏi những sai sót. Em mong được sự đóng góp của thầy cô để bài báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn.
Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Thúy Hà
PHẦN I
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1.1. Thông tin chung về công ty
1. Tên giao dịch quốc tế: PETROVIETNAM POWER ENGINEERING CONSULTING JOINT STOCK COMPANY
2. Tên viết tắt: PV POWER ENGINEERING JSC
3. Địa chỉ trụ sở chính: Số 198 Phố Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
4. Điện thoại: 04.2432608 Fax: 04.2858433
5. Năm thành lập: 2007
5. Mã số thuế: 0102403985
6. Cơ quan chủ quản: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
7. Cơ quan cấp trên trực tiếp : Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam
8. Các giấy tờ pháp lý:
- Nghị quyết : Về việc góp vốn cổ phần thành lập Công ty Cổ phần tư vấn Điện lực Dầu khí Việt Nam số 10/NQ/HĐTV – ĐLDK ngày 11 tháng 10 năm 2007
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 0103020312 cấp ngày 31 tháng 10 năm 2007.
9. Cơ quan cấp giấy CNĐKKD: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
10. Vốn điều lệ: 20.000.000.000 đồng (Hai mươi tỷ Việt Nam đồng)
Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Ngày 16/7/2007, Hội đồng thành viên Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam đã họp và thông qua Đề cương thành lập mới các Công ty cổ phần trong đó phương án thành lập Công ty Cổ phần Tư vấn Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPE).
Đến tháng 10 năm 2007, Công ty Cổ phần Tư vấn Điện lực Dầu khí Việt nam chính thức được thành lập với số vốn điều lệ là: 20.000.000.000 đồng với sự tham gia góp vốn của các cổ đông sáng lập gồm:
1. Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, góp vốn: 51% vốn điều lệ;
2. Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 2, góp 20% vốn điều lệ;
3. Công ty Đầu tư và Quản lý nguồn điện Việt Nam, vốn góp: 11% vốn điều lệ.
Việc thành lập Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) nằm trong chiến lược phát triển đa ngành, đa lĩnh vực của ngành dầu khí Việt nam có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên khí đốt, thủy điện và các nguồn năng lượng khác và việc PV Power quyết tâm trở thành một trong những đơn vị thành viên có quy mô lớn nhất của PVN cả về vốn, doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh thì sự có mặt của PVPE ngày càng trở nên cần thiết không thể thiếu. Mục tiêu của PVN và PV Power cũng chính là mục tiêu lớn mà PVPE đang hướng tới. Để đạt được điều đó trong thời gian tới PVPE phấn đấu trở thành công ty tư vấn có thương hiệu trong lĩnh vực tư vấn thủy điện, nhiệt điện, phong điện… có khả năng cạnh tranh trong nước và khu vực. Áp dụng và phát triển hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 trong toàn Công ty.
Ngành nghề kinh doanh
Ngày 31 tháng 10 năm 2007, Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội đã cấp Giấy phép kinh doanh số: 0103020312 cho Công ty, hoạt động trong các lĩnh vực sau:
- Quản lý, lập dự án đầu tư, thẩm định dự án đầu tư, lập tổng dự toán các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, nhiệt điện, điện gió, điện địa nhiệt, điện sóng, điện mặt trời và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị (chỉ thiết kế trong phạm vi đã Đăng ký kinh doanh);
- Thẩm định thiết kế và tổng dự toán các công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, thủy điện, nhiệt điện, điện gió, điện địa nhiệt, điện thắp sáng, điện dung năng lượng mặt trời, giao thông và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị (chỉ thiết kế trong phạm vi các thiết kế đã Đăng ký kinh doanh)
- Tư vấn lập hồ sơ mời thầu xây lắp, hồ sơ mời thầu thiết bị các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, thủy điện, nhiệt, giao thông và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị.
- Xác định hiện trạng và đánh giá nguyên nhân sự cố công trình xây dựng.
- Tư vấn vận hành, bảo dưỡng và nâng cấp các nhà máy nhiệt điện.
- Tư vấn đầu tư, Tư vấn các dự án cơ chế phát triển sạch (CDM).
- Thiết kế kết cấu công trình: dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật.
- Thiết kế công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật.
- Thiết kế công trình cầu, đường bộ.
- Thiết kế cơ khí công trình thủy lợi, thủy điện.
- Thiết kế công trình trên sông.
- Thiết kế lắp đặt thiết bị điều khiển tự động công trình thủy điện.
- Thiết kế xây dựng công trình điện.
- Thiết kế xây dựng các công trình ngầm và khai thác mỏ.
- Thiết kế đường dây và trạm biến áp 110kV.
- Khảo sát, thiết kế công trình thủy lợi, hạ tầng, nông thôn: cấp thoát nước, môi trường.
- Khảo sát địa chất công trình.
- Khảo sát trắc địa công trình.
- Giám sát thi công xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện: lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện.
- Giám sát thi công xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện: lĩnh vực lắp đặt thiết bị, thiết bị cơ khí công trình.
III . CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ.
Hình 1: Sơ đồ tổ chức công ty Cổ phần Tư vấn Điện lực Dầu khí Việt Nam
ĐẠI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
P.TỔ CHƯC HÀNG CHÍNH
P.KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
P.KINH TẾ KẾ HOẠCH
P. QUẢN LÝ KỸ THUẬT
T.T TƯ VẤN THỦY ĐIIỆN
T.T ĐIỆN DÂN DỤNG
T.T TƯ VẤN NHIỆT ĐIỆN
T.T ĐƯỜNG DÂY&TRẠM BIẾN ÁP
BAN KIỂM SOÁT
3.1. Ban Tổng giám đốc
Ban giám đốc có trách nhiệm điều hành chung, quản lý giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, bao gồm:
- Tổng giám đốc: Điều hành chung.
3.2. Phòng Tài chính kế toán
Tham mưu cho Tổng giám đốc, hội đồng quản trị về lĩnh vực tài chính kế toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, bao gồm:
- Công tác tài chính: Lập kế hoạch tài chính của công ty; báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính; huy động vốn, tổ chức hướng dẫn xây dựng kế hoạch, chiến lược đầu tư dài hạn…
- Công tác tín dụng: Xây dựng kế hoạch huy động vốn trung hạn và dài hạn, kế hoạch vốn lưu động dưới các hình thức; xây dựng mức lãi suất huy động và cho vay vốn trong nội bộ Công ty và ngoài công ty; thực hiện đàm phán, dự thảo các hợp đồng tín dụng của Công ty….
- Công tác kế toán: tổ chức thực hiện công tác kế toán; thực hiện quản lý chi tiêu theo dự toán và một số giao dịch khác; kiểm tra tài chính; theo dõi, quản lý hợp đồng và thu hồi nợ; công tác nộp ngân sách nhà nước; phục vụ các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của nhà nước….
3.3. Phòng Tổ chức hành chính
- Công tác tổ chức lao động: Quản lý đội ngũ cán bộ nhân viên, lập kế hoạch cân đối nhân lực; đề xuất các giải pháp thu hút nhân lực, điều chuyển cán bộ…
- Công tác quy hoạch, đào tạo, tuyển mộ và tuyển dụng cán bộ: lập kế hoạch đào tạo cán bộ trung hạn và dài hạn; tổ chức các khoá học nâng cao kiến thức cho cán bộ nhân viên; lập kế hoạch quy hoạch cán bộ theo quy định của Công ty và Tổng công ty…
- Công tác chế độ chính sách: giải quyết các vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền lương; đánh giá cán bộ phục vụ cho Hội đồng nâng lương, thi đua khen thưởng, kỷ luật của Công ty…
- Công tác văn phòng, quản trị hành chính: tiếp nhận, xử lý công văn; tổng hợp các kiến nghị của các đơn vị để trình Tổng giám đốc; quản lý con dấu; lưu trữ tài liệu; mua sắm vật tư, văn phòng phẩm; tổ chức các cuộc họp hay hội nghị….
3.4. Phòng Kinh tế kế hoạch
- Công tác kế hoạch và báo cáo thống kê: Công tác xây dựng kế hoạch; báo cáo thực hiện kế hoạch và hatbáo cáo thống kê.
- Công tác kinh tế: xây dựng các loại định mức; nghiệm thu, lập và trình duyệt dự toán chi phí tư vấn, lập phiếu giá, thanh quyết toán thu hồi vốn công trình; theo dõi đôn đốc thu hồi vốn hàng tháng, hàng quý; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc tổ chức mua sắm máy móc, thiết bị, vật tư theo quy định; thực hiện chế độ tiền lương, khoán, định biên theo công việc và chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật của các đơn vị trực thuộc Công ty.
- Công tác Hợp đồng kinh tế: là đầu mối quản lý các hợp đồng kinh tế; dự thảo và đàm phán hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan đàm phán để lãnh đạo công ty ký tất cả các hợp đồng kinh tế; lập và theo dõi các hợp đồng giao khoán nội bộ với các đơn vị, cá nhân trên cơ sở giấy giao nhiệm vụ của Tổng giám đốc công ty; lập báo cáo thực hiện hợp đồng kinh tế trong toàn công ty hàng tháng, hàng quý….
- Công tác kiểm tra dự toán và thẩm định dự toán, tổng dự toán cho các dự án do Công ty đảm nhận công tác tư vấn thiết kế.
- Tiếp thị đấu thầu.
3.5. Phòng Quản lý kỹ thuật:
- Quản lý tiến độ tư vấn thiết kế: phối hợp với các đơn vị khác trong Công ty để lập, theo dõi và xử lý tiến độ hàng tháng, quý, năm; báo cáo tình hình thực hiện tiến độ tư vấn để tham mưu cho ban lãnh đạo Công ty….
- Công tác quản lý chất lượng và nghiệm thu sản phẩm: kiểm tra Hồ sơ năng lực của các cá nhân, tổ chức liên quan; tập hợp các văn bản quy phạm, quy chuẩn của Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực hoạt động của Công ty; kiểm tra, nghiệm thu bản vẽ, hồ sơ thiết kế của các công trình do công ty thực hiện; xây dựng, ban hành và theo dõi việc thực thiện quy trình quản lý chất lượng sản phẩm theo ISO 9001-2008 trong phạm vi toàn công ty; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng sản phẩm…
- Công tác bảo hộ lao động: tham mưu cho lãnh đạo đưa ra các quyết định chung về công tác an toàn lao động, cải thiện điều kiện lao động; lập kế hoạch huấn luyện bảo hộ lao động; kiểm tra và báo cáo về tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động trong các đơn vị thành viên của công ty…
- Công tác quản lý công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ: nghiên cứu cải tiến công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật; quản lý hệ thống thông tin trong toàn công ty…
3.6. Trung tâm Tư vấn thuỷ điện:
- Tư vấn các dự án về thuỷ điện.
3.7. Trung tâm Tư vấn dân dụng và công nghiệp:
- Tư vấn các dự án về xây dựng dân dụng và công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật.
3.8. Trung tâm tư vấn nhiệt điện
- Tư vấn các dự án về nhiệt điện.
3.9. Trung tâm Tư vấn đường dây và trạm biến áp
- Tư vấn các dự án đường dây và trạm biến áp.
- Phó tổng giám đốc phụ trách về kinh doanh.
PHẦN 2
PHÂN TÍCH CÁC NÔI DUNG QUẢN LÝ CHUNG CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM
Phân tích tình đặc điểm của sản phẩm và công tác Marketing của công ty.
Công ty Cổ phần Tư vấn Điện lực Dầu khí Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, quản lý, thẩm định các dự án về điện, giao thông, dân dụng và công nghiệp. Do vậy, sản phẩm của công ty tạo ra không giống như các sản phẩm hàng hoá thông thường khác mà chủ yếu dưới dạng các hồ sơ thiết kế, trong đó chứa đựng hàm lượng chất xám cao. Sản phẩm làm ra không phải là được hoàn thiện ngay trong một thời gian ngắn mà phải có một quá trình tối thiểu là vài tháng, thậm chí hàng năm.
Về Marketing công ty đã tận dụng thương hiệu cùng với kinh nghiệm và bề dày hoạt động trong lĩnh Tư vấn điện lực của các cổ đông sáng lập là cơ sở và nền tảng phát triển PV POWER ENGINEERING bền vững, hiệu quả, bên cạnh đó công ty tận dụng rất tốt các mối quan hệ để quảng bá hình ảnh cuả công ty. Nhưng chính sách dành riêng cho Marketing của công ty còn chưa có chủ yếu đều dựa vào các mối quan hệ, cần khắc phục tình trạng này.
Phân tích công tác lao động và tiền lương của công ty.
Để phục vụ cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ SXKD của công ty hiện nay cũng như sự phát triển lâu dài của công ty cần phải xây dựng và phát triển nguồn lực con người đủ về số lượng và mạnh về chất lượng, đáp ứng kịp thời với yêu cầu trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Đây là nhiệm vụ chiến lược, nó có vai trò quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển mọi mặt của Công ty. Công tác đào tạo được phân loại và có chọn lọc theo hướng sau: bên cạnh việc đào tạo cán bộ công nhân cũ còn cần phải có chính sách thu hút và tuyển dụng lao động mới có trình độ, tay nghề cao, hàng năm tổ chức những lớp tập huấn cho nhân viên tại Tổng Công ty và gửi đi nước ngoài đào tạo để phù hợp với tình hình SXKD của công ty.
Cơ cấu lao động:
Bảng 1: Cơ cấu lao động theo tính chất
Năm2007
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch người(09-08)
Chênh lệch%
(09-08)
Lao động quản lý
13
13
12
-1
-7,14%
Lao động CNV
52
52
48
-4
-7,69%
Nhận xét:
Cơ cấu lao động có xu hướng tăng về lao động CNV , giảm thành phần lao động quản lý, đó là một tín hiệu tốt của doanh nghiệp. Tinh giảm bộ máy quản lý giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quản lý.
Năm 09 so với 08 Lao động CNV giảm 7,69 % do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, đặc biệt là lạm phát ở Việt Nam nên doanh nghiệp tinh giảm lao động để tiết kiệm chi phí nguồn nhân lực.
Bảng 2: Cơ cấu lao động theo giới tính
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch người(09-08)
Chênh lệch% (09-08)
Nam
53
53
55
2
3,77%
Nữ
12
7
5
-2
-28,5%
Nhận xét:
Do đặc thù công việc chuyên tư vấn thiết kế những công trình điện dân dụng, thủy điện nên lao động Nam chiếm đa số tỷ trọng, đây là một con số hợp lý với ngành nghề kinh doanh. Năm 09 doanh nghiệp đã bắt kịp với thị trường do vậy khối lượng công việc tăng lên nên Nam tăng 3,77%, mặt khác nữ giảm 28,5% do chính sách cát giảm nhân sự. Nhưng chúng ta cũng thấy rằng điều này chứng tỏ sự chênh lệch giữa Nam/Nữ là quá lớn, công ty cần tuyển dụng thêm nữ, họ làm tốt hơn trong việc tư vấn vì có sự mền dẻo hơn so với Nam.
Bảng 3: Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch người(09-08)
Chênh lệch% (09-08)
Trên 45 tuổi
4
4
3
-1
-25%
Từ 45-35
43
43
45
+3
6,9%
Từ 35-25
18
18
12
-6
33,3%
Nhận xét:
Do mới đi vào hoạt động từ 10/2007 và theo tính chất ngành nghề là tư vấn thiết kế nên chính sách tuyển dụng của công ty là tuyển những người có kinh nghiệm trong nghề nên độ tuổi từ 35-45 tuổi chiếm đa số. Sự chênh lệch năm 09-08 là do chính sách cắt giảm lao động.
Bảng 7: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn
Đơn vị: người
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch người(09-08)
Chênh lệch% (09-08)
Trên Đại Học& Đại Học
53
53
54
1
1,88%
Cao Đẳng& Trung Cấp
12
12
6
-6
-50%
Nhận xét:
Qua bảng thống kê về trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên công ty, ta thấy trình độ chuyên môn của các cán bộ nhân viên trong công ty là rất cao. Phần lớn cán bộ nhân viên đều có trình độ đại học và sau đại học, đây là một tỷ lệ tương đối hợp lý. Đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế thì chất lượng nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng.
Về công tác đào tạo và tuyển dụng nguồn lao động:
Trong ba năm từ 2007 đến 2009, công ty liên tục mở những lớp tập huấn cho CBCNV đồng thời gửi lên đào tạo tại Tổng Công ty ĐIÊN LỰC DẦU KHÍ, bên cạnh đó có chính sách khuyến khích những nhân viên giỏi, làm việc năng động được đi đào tạo ở nước ngoài để tạo một lớp kế cận trong công ty.
Hình thức tuyển dụng của công ty theo 3 vòng loại trưc tiếp để tìm ra được nhân viên có tiềm năng nhất.
Ví dụ về tuyển dụng một nhân viên kế toán:
Hồi Đồng phỏng vấn gồm:
- Nguyễn Văn Đảm - Chức danh: Kế toán trưởng
- Lê Hải Đường - Chức danh: Phó phòng Tổ Chức Hành Chính
- Nguyễn Văn Dũng - Chức danh: Phó phòng Kinh tế - Kế hoạch
Nội dung câu hỏi phỏng vấn:
Chính sách kế toán mà DN đang áp dụng, kỳ kế toán…
Cách phân loại lao động: Các cơ sở DN xây dựng chế độ tiền lương của DN, Cơ cấu tổ chức và phân nhiệm của phòng Kế toán.
Hình thức tính lương:
Li = NCi x LNi x Hi
Công ty cổ phần Tư vấn Điện lực Dầu Khí Việt Nam là Công ty hoạt động trong lĩnh vực Tư vấn Thiết kế, giám sát các dự án thi công sau khi đã bàn giao cho các nhà thầu phụ. Các công trình mà Công ty quản lý nằm rải rác ở khắp các vùng miền trong cả nước, do vậy mà đội ngũ kỹ sư của Công ty thường xuyên phải đi công tác xa. Công ty lựa chọn hình thức tính lương theo thời gian trên cơ sở số ngày công của nhân viên. Còn những nhân viên văn phòng tính lương theo hình thức chấm công. Theo đó dựa vào bảng chấm công đã được trưởng bộ phận xác định, lương cơ bản của nhân viên khối hành chính - quản lý được tính như sau:
Trong đó: L1: Lương tháng của nhân viên hành chính i
NCi : Ngày công làm việc trong tháng của nhân viên i
LNi: Tiền lương ngày tương ứng của nhân viên hành chính i (theo cấp bậc công việc)
Hi : Hệ số tăng trưởng của Công ty
Ví dụ như nhân viên Phùng Lan Anh ở phòng kế toán có số ngày công trong tháng là 22 ngày. Nhân viên này hưởng mức lương với mức lương ngày là 46.000đ/ngày. Hệ số tăng trưởng của công ty trong tháng là 1,5. Khi đó tiền lương cơ bản (chưa tính phụ cấp và tiền ăn ca) trong tháng mà nhân viên được hưởng là 22 x 46.000 x 1.5 = 1.518
Bảng : BẢNG CHẤM CÔNG
CÔNG TY CỔ PH ẦN TƯ VẤN
ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM
ĐƠN VỊ: PHÒNG TC – KT
Mẫu số: 01a-L ĐTL
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 12/2009
TT
Họ và tên
CN
T2
T3
T4
T5
T6
T7
CN
........
T7
CN
T2
T3
T4
T5
T6
T7
CN
T2
T3
Tổng
1
2
3
4
5
6
7
8
........
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
1
Nguyễn Văn Đảm
0
x
x
x
x
x
0
0
........
0
0
x
x
x
x
0
0
0
x
x
25
2
Phùng Lan Anh
0
x
x
x
x
x
0
0
........
0
0
x
x
x
x
x
0
0
x
x
26
3
Nguyễn T Vân Dung
0
x
x
x
x
x
0
0
........
0
0
x
x
x
x
x
0
0
x
x
26
4
Hoàng Thị Hoài
0
x
x
x
x
x
0
0
........
0
0
x
x
x
x
x
0
0
x
x
26
Cộng
0
x
x
x
x
x
0
0
........
0
0
x
x
\
x
x
0
0
x
x
26.5
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Người chấm công Phụ trách bộ phận Người duyệt
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ) ( Ký, họ tên)
Phùng Lan Anh Nguyễn Văn Đảm Nguyễn Tuấn Ngọc
III. Phân tích công tác xây dựng chiến lược và lập kế hoạch của công ty.
Quan điểm có tính nguyên tắc, quán triệt và xuyên suốt trong chiến lược phát triển của PV POWER ENGINE là: “Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao sức mạnh cạnh tranh, phấn đấu vì sự phát triển bền vững của Công ty, góp phần xây dựng Tổng công ty ngày càng lớn mạnh .”
Tận dụng tối đa sự hỗ trợ từ Tổng Công ty về vốn, thương hiệu cùng với kinh nghiệm và bề dày hoạt động trong lĩnh Tư vấn điện lực của các cổ đông sáng lập là cơ sở và nền tảng phát triển PV POWER ENGINEERING bền vững, hiệu quả, an toàn, mang tính đa ngành và đa lĩnh vực, linh hoạt và năng động, phù hợp với sự phát triển của thực tế nhưng phải táo bạo, chủ động tìm kiếm các giải pháp công nghệ cao, có tính đón đầu. Đẩy mạnh việc hợp tác trong nội bộ PV POWER, trong nước và quốc tế, áp dụng mạnh mẽ và hiệu quả các quá trình chuyển giao công nghệ cao và đặc thù nâng cao hiệu quả công tác Tư vấn, đảm bảo chất lượng và tiến độ thực hiện.
Chủ động nâng cao trình độ, học hỏi kinh nghiệm, tham gia liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh với các đơn vị trong và ngoài nước có uy tín, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tư vấn xây dựng, ứng dụng các thành quả về khoa học công nghệ trong công tác Tư vấn.
Cơ cấu phát triển lấy Tư vấn điện làm chủ đạo, đồng thời