Kinh tế nước ta đang phát triển theo nền kinh tế thị trường. Một nền kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt. Trước sự bùng nổ cạnh tranh như vậy các doanh nghiệp ra sức đổi mới từ trong sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường. Sự thay đổi đó giúp cho một số doanh nghiệp thành công không những giữ vững được vị thế của công ty trên thị trường mà còn không ngừng phát triển và gia tăng thị phần. Bên cạnh đó có không ít những doanh nghiệp bị phá sản. Một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sự thành công hay thất bại trên của các doanh nghiệp là hoạt động quảng cáo.
Trước sự bùng nổ thông tin như hiện nay khách hàng có quá nhiều sự lựa chọn. Nếu các doanh nghiệp không tự khẳng định mình thê rất dễ dàng bị bỏ qua trong sự lựa chọn đó. Vì vậy, quảng cáo là một hoạt động không thể thiếu của bất cứ một doanh nghiệp nào nhằm khai thác thị trường. Quảng cáo giúp cho các doanh nghiệp bán hàng nhanh hơn nhiều hơn. Do đó, nó góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Mặc dù mới chỉ hơn một thập kỉ kể từ khi Việt Nam bước vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng ngành quảng cáo của Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt là lĩnh vực quảng cáo trên truyền hình.Trong nhiều năm tới, do thị trường canh tranh vô cùng khốc liệt, cho nên hoạt động quảng cáo đã diễn ra với nhiều hình thức khác nhau đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, do mới chỉ hình thành và phát triển trong hơn 10 năm qua, nên quan điểm và cách tiếp cận quảng cáo trên còn chưa được hiểu và đánh giá một cách đúng mực, phương pháp và quá trình quảng cáo vẫn còn mang tính tự phát. Hoạt động quảng cáo ở nước ta cho đến nay vẫn trong tình trạng lộn xộn, kém hiệu quả và đôi khi còn gây tác hại cho người tiêu dùng.
14 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 2107 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích, đánh giá thực trạng quảng cáo Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI:
“PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ
THỰC TRẠNG QUẢNG CÁO VIỆT NAM HIỆN NAY”
3
4
4
4
4
4
5
5
5
6
11
12
13
14
14
PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I. Khái quát chung về quảng cáo
1.1. Quảng cáo:
1.2. Các phương tiện quảng cáo thường được sử dụng
1.3. Hiệu quả của quảng cáo
II. Phân tích, đánh giá thực trạng quảng cáo ở Việt Nam hiện nay
2.1. Thực trạng quảng cáo Việt Nam hiện nay
2.1.1. Quảng cáo trên báo chí:
2.1.2. Quảng cáo trên truyền hình, truyền thanh
2.1.3. Quảng cáo trực tuyến trên mạng Internet
2.1.4. Quảng cáo bẳng pano, áp phích và nhiều hình thức khác
2.2. Phân tích và đánh giá quảng cáo Việt Nam hiện nay:
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế nước ta đang phát triển theo nền kinh tế thị trường. Một nền kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt. Trước sự bùng nổ cạnh tranh như vậy các doanh nghiệp ra sức đổi mới từ trong sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường. Sự thay đổi đó giúp cho một số doanh nghiệp thành công không những giữ vững được vị thế của công ty trên thị trường mà còn không ngừng phát triển và gia tăng thị phần. Bên cạnh đó có không ít những doanh nghiệp bị phá sản. Một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sự thành công hay thất bại trên của các doanh nghiệp là hoạt động quảng cáo.
Trước sự bùng nổ thông tin như hiện nay khách hàng có quá nhiều sự lựa chọn. Nếu các doanh nghiệp không tự khẳng định mình thê rất dễ dàng bị bỏ qua trong sự lựa chọn đó. Vì vậy, quảng cáo là một hoạt động không thể thiếu của bất cứ một doanh nghiệp nào nhằm khai thác thị trường. Quảng cáo giúp cho các doanh nghiệp bán hàng nhanh hơn nhiều hơn. Do đó, nó góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Mặc dù mới chỉ hơn một thập kỉ kể từ khi Việt Nam bước vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng ngành quảng cáo của Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt là lĩnh vực quảng cáo trên truyền hình.Trong nhiều năm tới, do thị trường canh tranh vô cùng khốc liệt, cho nên hoạt động quảng cáo đã diễn ra với nhiều hình thức khác nhau đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, do mới chỉ hình thành và phát triển trong hơn 10 năm qua, nên quan điểm và cách tiếp cận quảng cáo trên còn chưa được hiểu và đánh giá một cách đúng mực, phương pháp và quá trình quảng cáo vẫn còn mang tính tự phát. Hoạt động quảng cáo ở nước ta cho đến nay vẫn trong tình trạng lộn xộn, kém hiệu quả và đôi khi còn gây tác hại cho người tiêu dùng.
NỘI DUNG
I. Khái quát chung về quảng cáo:
1.1. Quảng cáo:
Quảng cáo là những hình thức truyền thông không trực tiếp, phi cá nhân được thực hiện thông qua các phương tiện truyền tin phải trả tiền và các chủ thể quảng cáo phải chịu chi phí.
Quảng cáo là một trong những chiến lược xúc tiến hỗn hợp Marketing quan trọng. Bao gồm mọi hình thức truyền tin chủ quan và gián tiếp về những ý tưởng hàng hóa hoặc dịch vụ được thực hiện theo yêu cấu của chủ thể quảng cáo và các chủ thể quảng cáo phải thanh toán chi phí.
Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán.
Quảng cáo là công cụ truyền thông được sử dụng khá phổ biến đặc biệt là trong thị trường tiêu dùng hàng cá nhân. Hoạt động quảng cáo rất phong phú. Các công ty hoạt động tích cực để truyền tin của mình qua quảng cáo ra thị trường. Việc sử dụng thông tin quảng cáo tùy thuộc từng đối tượng nhận tin. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện của từng công ty, từng ngành, từng vùng và từng loại sản phẩm hàng hóa mà hoạt động quảng cáo có những nét đặc thù khác nhau.
1.2. Các phương tiện quảng cáo thường được sử dụng:
Một số phương tiện quảng cáo thường được sử dụng:
Quảng cáo trên báo chí, tạp chí.
Quảng cáo trên radio.
Quảng cáo trên tivi.
Quảng cáo trên các pano, áp phích, qua catalog,…
1.3. Hiệu quả của quảng cáo:
Quảng cáo đem lại thông tin cần thiết cho người tiêu dùng, là hình thức gián tiếp của chủ thể quảng cáo nhằm quảng bá sản phẩm, hình ảnh, dịch vụ của mình.
Quảng cáo là công cụ hữu hiệu để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng. Một quảng cáo thành công sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Nếu như cách đây khoảng 10 năm, khi quan sát những động thái tiếp thị thương hiệu trên thị trường, người tiêu dùng và ngay cả các chuyên gia trong ngành quảng cáo khó có thể nhận ra được hình hài cụ thể của một chiến dịch quảng cáo nào đó, thì ngày nay khi một chương trình được giới thiệu ra thị trường, có đến hơn 60% chiến dịch có thể được nhận biết một cách rõ ràng và thậm chí nhà cung cấp còn nhận thức được rất nhiều ý kiến khách quan khen, chê khác nhau từ phía người tiêu dùng. Đó là kết quả của một quá trình phát triển của các công cụ truyền thông tại Việt Nam, ngày càng được sử dụng linh hoạt, sáng tạo hơn bởi bàn tay của các Marketting trong nước.
II. Phân tích, đánh giá thực trạng quảng cáo ở Việt Nam hiện nay:
Trong 10 năm trở lại, quảng cáo ở nước ta đã trở nên phổ biến và diễn ra rộng rãi dưới nhiều phương tiện quảng cáo khác nhau. Mỗi phương tiện quảng cáo đem lại những hiệu quả riêng biệt. sự phong phú và đa dạng của các hoạt động quảng cáo đem tới cho người tiêu dùng những góc nhìn khác nhau về thông tin sản phẩm mà họ muốn biết. Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu vào các hoạt động quảng cáo có ở Việt Nam.
2.1. Thực trạng quảng cáo Việt Nam hiện nay:
2.1.1. Quảng cáo trên báo chí:
Báo in là một loại phương tiện thông tin đại chúng dễ dàng tiếp cận với khách hàng, hiện tại và mang tính liên tục. Ưu thế của báo in là với lượng thông tin lớn, nội dung chuyên sâu, có thể tăng số trang theo yêu cầu, lượng phát hành lớn, phạm vi tiếp xúc rộng và có thể chuyền tay nhau đọc gấp hơn hai lần so với lượng phát hành chính thức.
Ngoài ra ưu điểm của báo in còn độ linh hoạt và tình thời hiệu cao, chi phí thấp, thuận tiện trong việc đọc và cất giữ, các quảng cáo trên phương tiện nghe nhìn có độ tan biến rất nhanh thì báo in có thể đọc đi đọc lại và có thể thu thập, cắt giảm, lưu giữ.
Có thể nói, đây là hình thức phát triển mạnh nhất tại Việt Nam, đi kèm theo đó là một số lượng lớn đầu báo ra đời phục vụ cả nhu cầu thông tin lẫn mục tiêu nắm bắt cơ hội kinh doanh trong ngành quảng cáo. Hiện nay, cả nước có khoảng hơn 700 đầu báo (vẫn bị xem là số lượng rất nhỏ so với thế giới). Tuy nhiên, số đầu báo được các nhà quảng cáo quan tâm chỉ chiếm một con số rất khiêm tốn trong số này, khoảng 7% = 40 đầu báo (Marketting VN 28: 16-17).
Vị trí trên báo hay các ấn phẩm in thường được các doanh nghiệp lựa chọn để đặt quảng cáo là bìa 4 (45,2%), trang đặc biệt cạnh bìa (41,9%) và 2 trang ruột liền nhau (38,7%). Chỉ có 6,5% các doanh nghiệp chọn 2 trang ruột không liền nhau trên báo hoặc các ấn phẩm để in quảng cáo. Kích cỡ quảng cáo trên báo hay các ấn phẩm in được các doanh nghiệp lựa chọn thường là khổ lớn. Hầu hết các doanh nghiệp đã từng quảng cáo trên báo hay các ấn phẩm in đều lựa chọn kích cỡ quảng cáo trên cả trang (96,7%). Tỷ lệ các doanh nghiệp lựa chọn kích cỡ quảng cáo trên 1/8 trang hoặc nhỏ hơn rất thấp, chỉ chiếm 3,3% số doanh nghiệp được hỏi. Trong số các doanh nhiệp được điều tra, không có doanh nghiệp nào lựa chọn kích cỡ quảng cáo trên 1/8 trang báo hoặc các ấn phẩm in. Như vậy, hình thức quảng cáo sử dụng hình thức quảng cáo này với mức độ nhiều lần (45,2%) hoặc thường xuyên (54,8%). Khoảng 3/4 các doanh nghiệp được hỏi đã từng đăng quảng của mình trên các báo Thanh niên, Thời báo Kinh tế, báo Lao động và các báo/ tạp chí của các địa phương. Tỷ lệ các doanh nghiệp chọn các báo/ tạp chí chuyên về thể thao hay các báo của ngành Công an để đăng quảng cáo thấp hơn, chỉ dưới 30%. Hầu hết quảng cáo của các doanh nghiệp được đặt ở bìa 4 (45,2%), trang đặc biệt cạnh bìa (41,9%) hoặc 2 trang ruột liền nhau (38,7%) và kích cỡ chủ yếu mà các doanh nghiệp lựa chọn là cả trang (96,7%).
2.1.2. Quảng cáo trên truyền hình, truyền thanh:
Quảng cáo trên truyền hình là một loại hình quảng cáo phổ biến từ những năm 50 của thế kỷ 20. Do là loại hình quảng cáo hiệu quả nên quảng cáo trên truyền hình ngày càng phát triển. Cùng với sự thành công trong ngành công nghiệp truyền hình, các chương trình quảng cáo đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mọt người.
Khi đời sống xã hội ngày càng phát triển, thì nhu cầu về thông tin, giải trí ngày càng lớn. Mặt khác, theo số liệu thống kê của công ty Tayor Nelson Sofres Việt Nam, hiện nay ở 4 thị trường chủ lực là vùng Đồng bằng Bắc Bộ (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh), vùng duyên hải miền trung (Đà Nẵng, Huế), vùng Đông Nam Bộ ( Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương), và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ) có khoảng gần 90% số hộ gia đình có sở hữu ít nhất một chiếc Tivi ( trong đó có 95% hộ gia đình ở thành thị, và 84% hộ gia đình ở nông thôn). Nếu đem so sánh tỷ lệ con số sở hữu tivi theo hộ gia đình ở Việt Nam so với các nước trong khu vực thì có thể nói là cao, thậm chí vượt cả Trung Quốc ( Tỷ lệ sở hữu tivi ở Trung Quốc ước khoảng 75%).
Trong những năm gần đây, số lượng người nghe đài có xu hướng giảm dần và trong khi số lượng người xem cũng như thời lượng xem ngày càng tăng lên. Theo bản điều tra về thói quen nghe và xem các chương trình trên các đài phát thanh và truyền hình của các khán giả từ 15 tuổi trở lên, số lượng người xem truyền hình lớn gấp 12 lần so với nghe đài.
Bảng: So sánh lượng khán giả và thời lượng
xem truyền hình và nghe Radio.
Loại hình
Số lượng khán giả (%)
Thời lượng (%)
Truyền hình
14,8
87,5
Radio
1,5
25,5
(Nguồn: Báo Vietnam Economic Times, tháng 3 năm 2001)
Trong số lượng khán giả xem các chương trình trên các đài truyền hình tính từ năm 1990 trở lại đây, thì tỷ lệ nữ giới luôn chiếm vị trí đa số, khoảng 53 – 54%, trong khi đó các khàn giả là nam giới chỉ chiếm có 46 - 47%. Nhìn chung, dựa trên tỷ lệ khản giả xem truyền hình, các công ty thuê quảng cáo cũng như các công ty quảng cáo sẽ định vị tốt hơn được các chương trình quảng cáo của mình.
Nếu xem xét đến độ tuổi xem truyền hình, thì đổ tuổi từ 35 – 49 chiếm tỷ lệ cao nhất với mức 24% trong khi đó số lượng người xem ở độ tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ thấp nhất ở mức 18%. Còn các độ tuổi từ 15 – 34 có mức độ xem tương đối hơn so với các nhóm tuổi khác chiếm 40% lượng khán giả theo dõi các chương trình truyền hình. (Tuổi từ 15 – 24 chiếm 20%, 25 – 34 chiếm 20% lượng khán giả theo dõi các chương trình truyền hình)
Các hộ gia đình có thu nhập mức trung bình thường xem các chương trình truyền hình nhiều hơn so với các hộ gia đình có thu nhập cao hoặc thu nhập thấp, tương đối thấp. Mặt khác, trên các đài truyền hình, hàng ngày các chương trình truyền hình đuợc phân phối theo các chủ đề như tin tức, chính trị, kinh tế, giải trí, phim truyện, giáo dục ... với thời lượng phát sóng khác nhau. Các chương trình truyền hình trên cũng thu hút số lượng khán giả xem khác nhau. Do vậy, các doanh nghiệp muốn thực hiện được các chiến dịch quảng cáo trên truyền hình của mình được hiệu quả hơn cần phải đánh giá, đo lường được chính xác số lượng khán giả xem các chương trình khác nhau.
Bảng: Phân bố thời lượng phát sóng và số lượng khán giả theo dõi
chương trình truyền hình.
Loại chương trình
truyền hình
Thời lượng
phát sóng (%)
Số lượng
khán giả (%)
Tin tức, chính trị, kinh tế
15,3
9,3
Phim dài tập
22
25,5
Thể thao
9,8
7,8
Phóng sự, tài liệu
2,9
7,2
Giáo dục
2,4
2,9
Giải trí
13,2
13,7
Đời sống
1,6
3,5
Các vấn đề được quan tâm chung
19,5
6,9
Phim truyện
3,2
9,3
Các chương trình khác
10,2
13,9
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Tayor Nelson Sofres Việt Nam, năm 2002)
Nhìn chung, do số lượng người xem truyền hình ngày càng lớn dẫn đến nhiều doanh nghiệp khuếch trương giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình thông qua các hoạt động quảng cáo truyền hình. Hiện nay, bên cạnh các chương trình truyền hình vô tuyến và hữu tuyến được phát sóng trên hơn 60 kênh truyền hình là các chương trình quảng cáo và các chương trình quảng cáo đã không thể tách rời truyền hình.
Trong những năm đầu tiên, chi phí hoạt quảng cáo truyền hình từ năm 1993 – 1996 luôn ở mức năm sau tăng gấp đôi năm trước. Chi phí hoạt động quảng cáo truyền hình năm 1995 đạt 34 triệu USD tăng 180% so với năm 1994, năm 1994 so với năm 1993 tăng 150% chỉ đạt 13 triệu USD. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng trưởng như vũ bão của hoạt động quảng cáo trên truyền hình từ góc độ chi phí quảng cáo trên truyền hình đó lá sự xuất hiện của các công ty liên doanh nước ngoài, cùng với các nhãn hiệu xuất hiện trên thị trường tiêu dùng ở Việt Nam. Trong giai đoạn đầu hình thành và phất triển này, ngành quảng cáo truyền hình ở Việt Nam chủ yếu phát triển quy mô theo hướng tự phát chất lượng quảng cáo trên truyền hình ở giai đoạn này vẫn chưa thực sự được chú ý.
Bảng: Tốc độ tăng trưởng của quảng cáo truyền hình
trong những năm gần đây ( 1997 – 2003)
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Chi phí quảng cáo (nghìn USD)
42843
41604
47443
70793
81072
92442
105000
Tỷ lệ
tăng trưởng %
97,1%
114%
149,2%
114,5%
114,0%
113,6%
Tốc độ
tăng trưởng %
- 2,9%
14%
49,2%
14,5%
14%
13,6%
Tốc độ tăng trưởng trung bình %
14,53%
(Nguồn: Tổng hợp số liệu của AC Nielsen Việt Nam và Tayor Nelson Sofres Việt Nam.)
Ví dụ: Quảng cáo với thời lượng 30 giây của VTV3 vào giờ cao điểm từ 19h45 - 21h là 36.000.000 đồng. Bên cạnh đó vẫn trên kênh VTV3 buổi từ thứ 2 đến thứ 6 từ 6h - 8h chỉ có giá 5.000.000 đồng cho 30 giây quảng cáo. Nhưng vào thời điểm cao điểm như vậy trên đài truyền hình Hà Nội là 22. 000. 000 đồng cho 30 giây quảng cáo. Có thể nói quảng cáo truyền hình là hình thức quảng cáo đắt đỏ nhất, nhưng lại thu hút các doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động quảng cáo này.
Trong một số năm trở lại đây, hoạt động quảng cáo trên truyền hình bắt đầu hướng tới con đường chuyên nghiệp hơn. Tốc độ tăng trưởng xét về mặt chi phí dành cho quảng cáo trên truyền hình so vời thời kì trước có phần chững lại. Tốc độ tăng trưởng trung bình từ năm 1997 đến tháng 7 năm 2003 vào khoảng 14.5% năm. Tuy nhiên nếu đem so sánh với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore hay Malaysia thì tốc độ tăng trưởng trong khoảng thời gian này vẫn được xem như là con số mơ ước, đặc biệt ấn tượng khi mà các hoạt động quảng cáo trên mà hoạt động quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam bắt đầu đi vào giai đoạn phát triển ổn định. Cũng trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng của quảng cáo trên truyền hình ở Malyisa gần như không tăng, thậm chí năm 2001 còn xuất hiện tình trạng tăng trưởng âm (- 6,1%) so với năm 2000, Thái Lan tuy có khá hơn song mức tăng trưởng trung bình trong thời kì này cũng chỉ đạt mức dưới 2 con số, khoảng 7,5% năm, còn Singapore cũng chỉ đạt mức tăng trưởng trung bình trong giai đoạn này là 10 % năm.
Trong khoảng từ năm 1997-2003, năm 1998 có tốc độ tăng trưởng được coi là thấp nhất kể từ khi ngành quảng cáo trên truyền hình bắt đầu thức sự xuất hiện ở Việt Nam. Năm 1998, mức chi phi dành cho quảng cáo trên truyền hình là 41,6 triệu USD, tăng trưởng âm 2,9% so với năm 1997. Nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng trưởng chậm hơn, thậm chí tăng trưởng âm so với các năm khác chủ yếu là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào cuối năm 1997 đầu năm 1998. Trái với năm 1998, năm 2000 có tốc độ tăng trưởng nhảy vọt, tăng 49% so với năm 1999 lớn nhất trong 7 năm qua. Chi phí quảng cáo trên truyền hình của riêng năm 2000 là 70,793 triệu USD. Những lí do giải thích cho sự nhảy vọt trong chi phí quảng cáo trên truyền hình của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở Việt Nam là do tình hình kinh tế các nước đã thoái ra khỏi thỏi kì khủng hoảng tài chính, cũng như những những biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh hút vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời áp dụng các biện pháp khuyến khích hơn nữa các doanh nghiệp trong nước phát triển...của nhà nước như tiến hành áp dụng luật doanh nghiệp cuối năm 1999, cũng như thi hành luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam sửa đổi...Trong khi đó, từ 2001 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng quảng cáo trên truyền hình duy trì ở mức ổn định 14% năm, tăng nhanh gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước trong cùng thời kì, điều đó có nghĩa là mức độ đóng góp của quảng cáo trên truyền hình vào GDP ngày càng tăng nên, vị trí của quảng cáo trên truyền hình ngày các trở nên quang trọng trong việc phát triển.
2.1.3. Quảng cáo trực tuyến trên mạng Internet
Quảng cáo trực tuyến xuất hiện hầu như đồng thời với sự xuất hiện Internet. Nhờ khả năng tương tác và định hướng cao nó đã chiếm được thị phần đáng kể trên thị trường và đang dần lấn sang các loại hình quảng cáo truyền thông. Mặc dù hình thức quảng cáo này vẫn còn mới mẻ, nhưng tốc độ phát triển của nó khá tương đối, trong khi người dân Việt Nam sử dụng Internet ngày càng nhiều.
Nếu dạo qua các trang báo điện tử thuộc nhóm hàng đầu ở Việt Nam hiện nay chúng ta sẽ thấy hầu hết các website này có hai hình thức quảng cáo chính là banner (các ô quảng cáo) và pop-up (các ô cửa sổ quảng cáo).
Việc ngày càng có nhiểu người sử dụng Internet đã mở ra một cơ hội mới cho các công ty và các nhà quảng cáo. Hiện nay vai trò của quảng cáo offline vẫn góp phần quan trọng trong cách tiếp cận khách hàng tiềm năng của hầu hêt các doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên nếu bạn bỏ qua kênh tiếp thị online, đặc biệt là hình thức quảng cáo tìm kiếm còn khá mới mẻ này thì xem như bạn đã mất đi một lượng khách hàng tiềm năng không nhỏ.
Lượng người sử dụng Internet nhày càng tăng là một lợi thế lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Quảng cáo trên các trang mạng, các website, báo điện tử đã trở nên phổ biến.
Tuy nhiên, hiện nay chỉ có một vài tờ báo điện tử lớn làm ăn có lãi để nuôi sống được mình, còn lại hầu hết vẫn phải chịu lỗ để tiếp tục phát triển trong tương lai. Theo một chuyên gia về quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam, tổng doanh thu quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam chỉ đạt 15-20 tỉ đồng/năm, trong đó VnExpress chiếm 60% thị trường.
Quảng cáo bằng banner theo kiểu Việt Nam con lạc hậu ở chỗ tính định hướng của nó rất thấp theo nhận định của giới chuyên gia quảng cáo. Các banner chỉ được “treo” lên cố định ở một chỗ, theo từng chuyên mục của website và nằm yên đó, không thay đổi dù nhiều khi bài viết nằm dưới nó liên quan rất ít, thậm chí chẳng liên quan gì đến sản phẩm được quảng cáo. Nhược điểm này đã được các công nghệ quảng cáo quốc tế khắc phục từ rất lâu. Chẳng hạn công nghệ AdSense của Google có thể “đọc” thông tin trên trang web và đưa lại các quảng cáo có liên quan đến nội dung của trang.
Một yếu tố khác khiến quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam “thua chị kém em” là sự nghèo nàn đơn điệu về hình thức. Ngoài banner và pop-up, hầu như không thể tìm thấy loại hình quảng cáo nào khác. Trong khi đó trên thế giới, nguồn thu chính trong quảng cáo trực tuyến lại là dịch vụ tìm kiếm.
Sự đa dạng trong công nghệ quảng cáo cũng cho phép khách hàng có được nhiều lựa chọn khác ngoài “treo banner” như: web video, điều tra trực tuyến (online survey), quảng cáo bằng các nội dung đa phương tiện (rich media) lồng ghép như quảng cáo trong trò chơi điện tử (in-game ads), quảng cáo trong các tập tin âm thanh và hình ảnh truyền phát trực tiếp (in-streaming ads)...
2.1.4. Quảng cáo bẳng pano, áp phích và nhiều hình thức khác:
Ngoài những hình thức quảng cáo trên, còn có nhiều hình thức quảng cáo khác như: các biển quảng cáo lớn, các hoạt động quảng cáo ngoài trời, …
Biển quảng cáo, hình thức quảng cáo này chúng ta được thấy thường xuyên khi đi ngoài đường. Những tấm biển quảng cáo lớn được đặt ở những nơi dễ chú ý nhất, nhiều người qua lại. Với giá trị sử dụng lâu dài, hình thức này được nhiều công ty chuyên về dịch vụ quảng cáo áp dụng. Mặc dù, đây không phải là hình thức quảng cáo được sử dụng rỗng rãi nhưng nó vẫn có lợi thế nhất định về tính tập trung chú ý cao.
Quảng cáo trên đường phố, ngay sau khi Hà Nội cho phép loại hình quảng cáo trên xe bus được phép hoạt động trở lại vào năm 2007, nhiều chiếc xe bus đã được thiết kế nhiều hình ảnh đẹp mắt của các nhãn hàng như Coca-Cola, LaVie, Kinh Đô, Motorola, Neptune, ACB, Bank,