Đề tài Phân tích đội ngũ nhân viên và chính sách marketing đối nội của ngân hàng Sacombank chi nhánh Đà Nẵng

Hiện nay, với sự xuất hiện của nhiều ngân hàng trong và ngoài nước, trình độ công nghệ, sản phẩm gần như không có sự khác biệt , để thu hút khách hàng, bên cạnh việc nâng cao chất lượng tiện ích của sản phẩm dịch vụ, một lời giải quan trọng trong bài toán cạnh tranh chính là cạnh tranh bằng chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên . Chất lượng nhân viên càng cao thì lợi thế cạnh tranh của ngân hàng càng lớn. Với phương châm coi đội ngũ người lao động là nhân tố chủ yếu quyết định sự thành công của ngân hàng, Ngân hàng Sacombank đã hết sức quan tâm đến việc phát triển và củng cố đội ngũ cán bộ nhân viên, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân viên. Điều này thể hiện thông qua việc Samcombank luôn tuân thủ tốt các quy định của Bộ Luật lao động, các chế độ, chính sách của nhà nước, tạo những điều kiện thuận lợi cho CBNV trong công tác, học tập, thăng tiến. Những vẫn đề này được thể hiện cụ thể trong hoạt động marketing đối nội của ngân hàng. Do đó để hiểu hơn về công tác quản trị nhân viên ngân hàng, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài : “Phân tích đội ngũ nhân viên và chính sách marketing đối nội của ngân hàng Sacombank chi nhánh Đà Nẵng” .

doc26 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích đội ngũ nhân viên và chính sách marketing đối nội của ngân hàng Sacombank chi nhánh Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, với sự xuất hiện của nhiều ngân hàng trong và ngoài nước, trình độ công nghệ, sản phẩm gần như không có sự khác biệt , để thu hút khách hàng, bên cạnh việc nâng cao chất lượng tiện ích của sản phẩm dịch vụ, một lời giải quan trọng trong bài toán cạnh tranh chính là cạnh tranh bằng chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên . Chất lượng nhân viên càng cao thì lợi thế cạnh tranh của ngân hàng càng lớn. Với phương châm coi đội ngũ người lao động là nhân tố chủ yếu quyết định sự thành công của ngân hàng, Ngân hàng Sacombank đã hết sức quan tâm đến việc phát triển và củng cố đội ngũ cán bộ nhân viên, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân viên. Điều này thể hiện thông qua việc Samcombank luôn tuân thủ tốt các quy định của Bộ Luật lao động, các chế độ, chính sách của nhà nước, tạo những điều kiện thuận lợi cho CBNV trong công tác, học tập, thăng tiến. Những vẫn đề này được thể hiện cụ thể trong hoạt động marketing đối nội của ngân hàng. Do đó để hiểu hơn về công tác quản trị nhân viên ngân hàng, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài : “Phân tích đội ngũ nhân viên và chính sách marketing đối nội của ngân hàng Sacombank chi nhánh Đà Nẵng” . Phần 1: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG SACOMBANK – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Sacombank Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được thành lập ngày 21/12/1991 từ việc sát nhập Ngân hàng Phát triển kinh tế Gò Vấp với ba tổ chức tín dụng. Vốn điều lệ ban đầu của Sacombank là 3 tỷ đồng. Từ năm 2001, Sacombank thu hút thêm ba cổ đông nước ngoài là Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng Thế giới (World Bank), Công ty Tài chính Dragon Capital (DC) và Ngân hàng ANZ. Hiện nay, Sacombank đã tăng vốn điều lệ lên thành 6.700 tỷ đồng, là một trong những ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Mạng lưới hoạt động của Sacombank trải dài từ Bắc đến Nam với 320 điểm giao dịch tại 43/63 tỉnh thành với hơn 8.507 nhân viên. Sacombank còn có một phòng giao dịch tại Lào và Campuchia, một văn phòng đại diện tại Trung Quốc, và có 6.180 đại lý của 289 Sacombank tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngày 12/07/2006, là ngân hàng đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Với mã giao dịch là STB, hiện tại Sacombank đang có 917.923.013 cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường chứng khoán. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Đà Nẵng Đà Nẵng là một thành phố lớn, là một trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, với tốc độ tăng trưởng GDP và thu nhập bình quân đầu người khá cao so với cả nước. Cùng với sự phát triển của kinh tế Đà Nẵng, nhu cầu vốn cho hoạt động sản suất kinh doanh và mở rộng qui mô sản suất các doanh nghiệp ngày càng tăng lượng vốn nhàn rỗi trên địa bàn là rất lớn. Nắm bắt được tiềm lực đó, ngân hàng Sacombank - chi nhánh Đà Nẵng đã được thành lập và chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 28/7/2003 tại 130-130A-132 Bạch Đằng - Q. Hải Châu - TP Đà Nẵng.  Trụ sở được đầu tư lớn với quy mô tòa nhà 9 tầng, với tổng diện tích xây dựng 4.600m2. Kể từ ngày thành lập đến nay đã gần được 8 năm, ngân hàng Sacombank - chi nhánh Đà Nẵng đã đi vào hoạt động ổn định, phát triển tốt, tạo được uy tín và ngày càng thu hút khách hàng đến giao dịch. Ngân hàng Sacombank cũng đã mở được nhiều chi nhánh và phòng giao dịch trên khắp địa bàn thành phố. Với đội ngũ gồm 407 cán bộ công nhân viên trẻ, năng động, sáng tạo ngân hàng Sacombank luôn phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động của các phòng ban Cơ cấu tổ chức Phòng doanh nghiệp Phòng cá nhân Bộ phận kinh doanh tiền tệ Phòng hỗ trợ kinh doanh Phòng kế toán ngân quỹ Phòng hành chính Phòng giao dịch Giám Đốc Phó Giám Đốc Chức năng các phòng ban như sau Phòng kế toán – ngân quỹ. Quản lý công tác kế toán tại chi nhánh. Quản lý công tác an toàn kho quỹ. Phòng quản lý tín dụng. Kiểm soát các hồ sơ tín dụng đã được phê duyệt trước khi giải ngân. Hoàn chỉnh hồ sơ, lập thủ tục giải ngân, thanh lý và lưu trữ hồ sơ tín dụng. Quản lý danh mục dư nợ và tình hình thu nợ. Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm soát về mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc . Bộ phận kinh doanh tiền tệ Phối hợp với phòng kinh doanh ngoại hối, Kinh doanh vốn, Trung tâm kinh doanh tiền tệ để kinh doanh tiền tệ tại địa bàn. Phối hợp với phòng kinh doanh ngoại hối và phòng kinh doanh vốn để nghiên cứu phát triển các sản phẩm phái sinh. Tham mưu cho ban giám đốc điều hành lãi suất, thanh khoản tại chi nhánh, phòng giao dịch. Quản lý hoạt động chuyển vàng nội địa, chuyển tiền kiều hối tại chi nhánh, phòng giao dịch. Phòng cá nhân Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể. Tiếp thị và quản lý khách hàng. Chăm sóc khách hàng cá nhân. Phân tích, thẩm định, đề xuất cấp tín dụng. Phòng doanh nghiệp. Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể. Tiếp thị và quản lý khách hàng. Chăm sóc khách hàng doanh nghiệp. Phân tích, thẩm định, đề xuất cấp tín dụng. Chức năng khác. Bộ phận hành chính. Quản lý công tác hành chính. Quản lý công tác nhân sự. Công tác IT 1.3. Sản phẩm, dịch vụ chính của Sacombank 1.3.1. Khách hàng Cá nhân InternetBanking Truy vấn tài khoản Chuyển khoản trực tuyến Thanh toán trực tuyến Mua hàng trực tuyến Tiền gửi trực tuyến Các dịch vụ NHĐT Giải pháp bảo hiểm và đầu tư - Tỷ giá hối đoái - Sản phẩm cấu trúc Dịch vụ Dịch vụ chuyển tiền Dịch vụ khác Tiền gửi Tiền gửi, tiết kiệm không kỳ hạn Tiền gửi, tiết kiệm có kỳ hạn, chứng chỉ Sản phẩm dành riêng cho chi nhánh đặc thù Chương trình khuyến mại Thẻ Thẻ tín dụng Thẻ ghi nợ Thẻ trả trước Chương trình khuyến mãi Tín dụng Vay kinh doanh Vay tiêu dùng Vay tín chấp Vay đặc thù 1.3.2. Khách hàng doanh nghiệp Giải pháp bảo hiểm và đầu tư Tỷ giá hối đoái Sản phẩm cấu trúc Hàng hóa Tiền gửi Tiền gửi thanh toán Tiền gửi có kỳ hạn Cho vay Doanh nghiệp Cho vay bổ sung vốn lưu động Cho vay đầu tư tài sản/dự án Sản phẩm dành cho chi nhánh đặc thù Bảo lãnh Tài trợ xuất nhập khẩu Tài trợ nhập khẩu Tài trợ xuất khẩu Thanh toán Quốc tế Xuất nhập khẩu trọn gói Tín dụng chứng từ Nhờ thu Chuyển tiền Thanh toán biên mậu với Trung Quốc Phát hành và thanh toán Bankdraft Phần 2: PHÂN TÍCH ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN VÀ CHÍNH SÁCH MARKETING ĐỐI NỘI CỦA NGÂN HÀNG SACOMBANK – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2.1. Phân tích đội ngũ nhân viên của ngân hàng Hiện tại, ngân hàng Sacombank - chi nhánh Đà Nẵng có tổng số 407 nhân viên; trong đó có 312 người có trình độ đại học trở lên chiếm 76.66% (hầu hết tốt nghiệp từ các trường Đại học hàng đầu trong và ngoài nước), còn lại là trung cấp và cao đẳng. Ấn tượng ban đầu là điều đặc biệt quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ đối với khách hàng hay với các nhân viên ngân hàng khác. Phần lớn đội ngũ nhân viên của Sacombank đều là những người trẻ với ngoại hình ưa nhìn và trang phục chỉnh tề theo quy định của Sacombank. Đồng phục của Sacombank là váy hoặc áo dài - màu chủ đạo là màu cam đối với phái nữ tạo nên sự tươi trẻ, năng động, bắt mắt; quần tây, áo sơmi hoặc comple đối với nam thể hiện sự trang trọng, lịch sự. Sacombank tự hào với đội ngũ cán bộ nhân viên năng động, nhiệt tình với phong cách phục vụ chuyên nghiệp và trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao. Có những khách hàng đến với Sacombank còn chưa hiểu hết về sản phẩm cũng như các thủ tục giao dịch. Tuy nhiên khách hàng không phải lo lắng vì đội ngũ chuyên viên sẵn sàng giải thích tận tình và hướng dẫn cụ thể các bước cần thiết của một giao dịch. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiều kinh nghiệm, Sacombank không chỉ cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính đơn thuần mà còn đưa ra các giải pháp giúp lành mạnh hóa hoạt động kinh doanh và tổ chức ngày một tốt hơn. 2.2. Chính sách marketing của ngân hàng 2.2.1. Tuyển dụng người tài Bên cạnh việc duy trì một chế độ đãi ngộ cạnh tranh và phát huy lợi thế thương hiệu sẵn có của Sacombank trên thị trường lao động, Phòng Nhân sự của Sacombank đã phối hợp với các đơn vị có liên quan cùng thực hiện hoạt động liên kết với các Trường Đại học, Cao Đẳng trên địa bàn thành phố trong các chương trình tuyển dụng trực tiếp và hoạt động hướng nghiệp cho sinh viên các trường. Tùy theo tình hình hoạt động và nhu cầu của Sacombank, việc tuyển dụng nhân sự sẽ được tiến hành theo đúng trình tự, quy định đã được Ban lãnh đạo Sacombank thông qua. Sau khi lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự, ngân hàng sẽ thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, internet với các công việc, yêu cầu, quyền lợi cụ thể. Các ứng viên muốn được làm việc tại ngân hàng sẽ phải nộp hồ sơ và trải qua các vòng thi về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như khả năng giao tiếp, ứng xử do ngân hàng đặt ra. Ứng viên được chọn sẽ trải qua thời gian thử việc trước khi ký hợp đồng lao động. Thời gian thử việc thông thường là 1 tháng đối với vị trí lao động phổ thông, 2 tháng đối với vị trí khác. Tuy nhiên, thời gian trên có thể rút ngắn tùy theo năng lực của ứng viên theo đánh giá của trưởng đơn vị (nơi ứng viên trực thuộc). Trong thời gian thử việc, ngân hàng và ứng viên được quyền chấm dứt thử việc bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo trước. Trong một số trường hợp, Sacombank có thể thỏa thuận để sử dụng hợp đồng thời vụ, tư vấn cộng tác viên. Sacombank không ký hợp đồng thời vụ với những công việc mang tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên trừ trường hợp phải thay thế cán bộ công nhân viên đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời. Nếu nhân viên đó có năng lực, hoàn thành tốt công tác được giao, đảm nhận được một công việc thường xuyên tại đơn vị và nếu Sacombank có nhu cầu thì nhân viên đó có thể được đề xuất tuyển dụng làm nhân viên chính thưc của ngân hàng. Ưu tiên tuyển dụng các ứng viên có kinh nghiệm đang làm việc trong ngành Tài chính Ngân hàng hoặc các ứng viên được đào tạo chuyên môn sâu ở các trường đại học có uy tín tại nước ngoài theo định hướng nguồn nhân lực của Sacombank. Cán bộ công nhân viên Sacombank không được phép ngăn cản bất cứ ai có ý định dự tuyển vào ngân hàng. Ứng viên dự tuyển vào Sacombank sẽ được xem xét dựa trên năng lực, trình độ mà không có bất cứ sự phân biệt nào liên quan đến chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính…Tuy nhiên Sacombank khuyến khích cán bộ công nhân viên giới thiệu những ứng viên có đủ tư cách đạo đức và năng lực vào làm việc tại ngân hàng. 2.2.2. Chính sách đào tạo và phát triển con người Ngân hàng Sacombank luôn xem nguồn nhân lực là tài sản quý giá và đặc biệt quan trong. Vì vậy Sacombank luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân viên có cơ hội được đào tạo và phát huy năng lực bản thân phục vụ cho mục tiêu xây dựng ngân hàng ngày càng vững mạnh. 2.2.2.1. Chế độ đào tạo Đào tạo để theo kịp đổi mới và phát triển. Do đó ngân hàng thường mở các chương trình đào tạo cho những nhân viên mới nhân viên cũ. Các chương trình đào tạo được thiết lập trên cơ sở đáp ứng kịp thời nhu cầu của Sacombank trong từng giai đoạn, thời kỳ phát triển cho từng đối tượng tham gia. Các chương trình đạo tào được phòng nhân sự của ngân hàng lên kế hoạch một cách cụ thể. Hiện nay, Sacombank đang hợp tác với trường đại học kinh tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học, trao học bổng, thực tập và việc làm, tư vấn và hướng nghiệp, phong trào sinh viên, tài trợ cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy, hỗ trợ các sản phẩm ưu đãi dành cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và sinh viên nhà trường. Trong đó, ngân hàng sẽ cùng tham gia giảng dạy, góp ý kiến cho các chương trình đào tạo theo yêu cầu của trường, thực hiện các báo cáo chuyên đề, tập huấn kỹ năng mềm cho sinh viên tham gia hội đồng tư vấn giáo dục với nhà trường… Phía trường sẽ thiết kế và giảng dạy cho đội ngũ nhân viên Sacombank, tổ chức các chương trình đào tạo, bằng cấp tín chỉ theo đơn đặt hàng của ngân hàng… Song song với công tác tổ chức đào tạo, Sacombank đã thành lập đội ngũ giảng viên nội bộ tại các khu vực và bước đầu xây dựng các công cụ hỗ trợ hoạt động đào tạo nội bộ là các bộ giáo trình giảng dạy (bao gồm cả giáo trình điện tử), chương trình E-learning… Không chỉ vậy, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) còn ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) với Baruch Education Group Ltd BVI (BEG) - đại diện của City University of  New York (CUNY) về các vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cao cấp, có chất lượng và được cấp chứng nhận quốc tế trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Năm 2010 vừa qua là năm các hoạt động đào tạo dành cho cán bộ quản lý trung và cao cấp được Ban lãnh đạo Sacombank tập trung đầu tư mạnh nhất so với các năm gần đây (cụ thể là chương trình đào tạo Giám đốc Chi nhánh, Trưởng Phòng giao dịch, Trưởng/Phó Phòng nghiệp vụ ngân hàng, các thành viên Ban Điều hành), từ các kỹ năng mềm (xây dựng hình ảnh, giao tiếp chuyên nghiệp; cách thức giúp gặt hái thành công trong cuộc sống và công việc; cách thức nhận diện những mẫu người để giao tiếp và làm việc hiệu quả; xây dựng tinh thần đồng đội; quản lý và giải tỏa stress…) cho đến các chương trình đào tạo tổng hợp bao gồm tất cả kiến thức, kỹ năng cần thiết cho từng vị trí công tác với sự tham gia giảng dạy của nhiều chuyên gia uy tín trong và ngoài nước. Bên cạnh việc phải tham gia nghiêm túc các chương trình đào tạo do Sacombank tổ chức, Sacombank khuyến khích cán bộ nhân viên phát huy tinh thần tự học và không ngừng trau dồi kiến thức cũng như đạo đức để đáp ứng kịp thời sự phát triển của xã hội đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. 2.2.2.2. Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, song Sacombank vẫn không bỏ ngỏ công tác bồi dưỡng và phát triển cơ hội thăng tiến đối với cấp nhân viên, chuyên viên và các cấp kiểm soát trung gian khác, thể hiện qua việc tổ chức cho cán bộ nhân viên tham gia nhiều hoạt động bồi dưỡng trong và ngoài nước. Sacombank đã xác định lộ trình thăng tiến nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên thông qua lưu đồ thăng tiến đối với các chức danh cán bộ nhân viên. Ngoài ra Sacombank cũng đang xây dựng từ điển năng lực cho mỗi vị trí chức danh, trong đó nêu cụ thể những yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, tính cách, tố chất... cần thiết đối với mỗi vị trí nhằm giúp nhân viên định hướng được con đường phát triển sự nghiệp, từ đó chủ động nỗ lực phấn đấu, tự đào tạo để đạt được mục tiêu trong sự nghiệp của bản thân. Ví dụ chuyên viên khách hàng cá nhân/doanh nghiệp có thể phấn đấu thăng tiến lên vị trí trưởng phòng khách hàng cá nhân/doanh nghiệp trong thời gian 2 – 3 năm; trưởng phòng gia dịch cần thời gian từ 2 - 3 để trở thành giám đốc chi nhánh. Sacombank chủ trương: mỗi công nhân đều có cơ hội đứng vào hàng ngũ cán bộ quản lý. Các nhân viên được khuyến khích trao đổi với cán bộ quản lý trực tiếp về vấn đề liên quan đến công việc, những mối quan ngại, khác biệt ý kiến, quan điểm. Nhưng nếu không phù hợp, nhân viên có thể trao đổi với cán bộ quản lý gián tiếp và Trưởng đơn vị. Trường hợp trao đổi với Trưởng đơn vị không phù hợp và không thỏa mãn phản hồi từ phía Trưởng đơn vị. Nhân viên có thể trao đổi với Trưởng phòng nhân sự hay với thành viên Ban điều hành. Nhân viên sẽ được đánh giá định kỳ hàng quý và hàng năm (kết quả công việc, tính tuân thủ, kỹ năng, năng lực, tiềm năng phát triển), những nhân viên có kết quả đánh giá “Xuất sắc” sẽ được xem xét để được đào tạo và quy hoạch, bố trí vào những vị trí cán bộ quản lý kế thừa, tiềm năng. Bên cạnh đó, Sacombank cũng tổ chức những đợt kiểm tra kiến thức chuyên môn, kỹ năng chăm sóc khách hàng, chỉ số IQ, quy tắc đào tạo nghề nghiệp,... nhằm tạo động lực giúp nhân viên trau dồi kiến thức, kỹ năng và thông qua đó chọn lọc những ứng viên đủ kiến thức, năng lực trước khi bổ nhiệm vào vị trí quản lý. Ngoài việc đề cử, nhân viên có thể tự nộp đơn ứng tuyển vào vị trí quản lý qua website nội bộ Thông tin ứng tuyển được phòng Nhân sự bảo mật nhằm khuyến khích nhân viên tham gia ứng tuyển khi thấy bản thân đáp ứng được yêu cầu hoặc được phòng Nhân sự lập danh sách tham gia chương trình “Trưởng phòng giao dịch tiểm năng” khi xét thấy đủ điều kiện. Hằng năm phòng Nhân sự đều cập nhật danh sách những cán bộ quản lý tiềm năng cho chương trình quy hoạch và đào tạo cán bộ quản lý kế thừa, phục vụ cho mục tiêu phát triển của Sacombank. 2.2.2.3. Công nhận thi đua, danh hiệu cho nhân viên Sacombank luôn trân trọng và đánh giá cao sự đóng góp của cán bộ nhân viên vào quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng. Biểu hiện cụ thể là việc ghi nhận và vinh danh những cá nhân vì sự cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Sacombank là việc công nhận “Tài năng Sacombank tiêu biểu”. Cán bộ nhân viên được công nhận “Tài năng Sacombank tiêu biểu” được nhận kỷ niệm chương bằng vàng, giá trị tương đương 10 chỉ vàng SBJ và được hưởng lương hưu do Sacombank chi trả, bắt đầu tư lúc nghỉ hưu/nghỉ công tác khỏi Sacombank. Sacombank còn đề ra chính sách thi đua giữa các bộ phận, phòng ban và giữa các cá nhân trong cùng phòng. Căn cứ vào kết quả thực hiện cũng như mục tiêu, dự kiến mà ngân hàng đặt ra để có quyết định khen thưởng phù hợp. 2.2.3. Chính sách lưu giữ nhân viên 2.2.3.1. Chế độ lương Sacombank có thang bảng lương được đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước và được xem xét điều chỉnh hàng năm. Sacombank trả lương cho cán bộ nhân viên dựa trên năng lực và trình độ mà không có bất kỳ sự phân biệt nào liên quan đến chủng tộc, màu da, tốn giáo, giới tính, tuổi tác, nguồn gốc dân tộc... Nhân viên được trả lương theo hệ số lương (và trong vùng giới hạn) đối với từng vị trí chức danh (ngoại trừ một số trường hợp đặ biệt được cấp có thẩm quyền phê duyệt). Tiền lương của cán bộ nhân viên gồm thy nhập cơ bản (lương cơ bản + phụ cấp vị trí). Trong đó lương cơ bản chiếm 55% thu nhập và phụ cấp chiếm 45% thu nhập. Ngoài ra trong cơ cấp thu nhập của nhân viên còn có thêm một số khoản phụ cấp như: Phụ cấp ăn trưa, phụ cấp rủi ro, phụ cấp nghề nghiệp, phụ cấp gắn bó,.. Tùy tình hình hoạt động mà Sacombank có quy định cụ thể về các mức phụ cấp. 2.2.3.2. Chế độ thưởng a) Thưởng định kỳ hàng năm Thưởng vào các ngày lễ lớn của Việt Nam. Thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” theo đánh giá xếp loại thi đua cuối năm. Thưởng các xếp loại thi đua cá nhân khác theo quy định trong từng thời kỳ. Thưởng danh hiệu tập thể xuất sắc theo đánh giá xếp loại thi đua đơn vị cuối năm: Danh hiệu “Tập thể xuất sắc” Danh hiệu “Tập thể ấn tượng” Danh hiệu “Tập thể giỏi” Các danh hiệu khác theo quy định trong từng thời kỳ. Thưởng lương tháng 13 Các loại thưởng khác: thưởng hoàn thành kế hoạch kinh doanh, thưởng vượt kế hoạch kinh doanh (nếu có). b) Thưởng đột xuất Ngoài các chế độ tiền thưởng định kỳ nêu trên, Sacombank còn có chế độ khen thưởng đột xuất nhằm mục đích khuyến khích và động viên kịp thời các cá nhân và tập thể đạp được một trong số các kết quả sau: Có những đóng góp nổi bật hoặc có những thành tích vượt trội trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Sacombank. Hoàn thành xuất sắc công việc, nhiệm vụ, chương trình, dự án do Ban điều hành chi nhánh giao phó. Có ý tưởng và giải pháp sáng tạo trong việc phát triển các hoạt động Sacombank, được chương trình “Ý tưởng vàng Sacombank công nhận” Được khách hàng gửi thư khen Tham gia và đoạt giải trong các chương trình, cuộc thi ma Sacombank hứa thưởng. c) Chế độ đãi ngộ, phúc lợi STT Chế độ Điều kiện được hưởng Mức chi (đống/người) Quỹ công đoàn Quỹ phúc lợi Chi phí Tổng 1 CBNV kết hôn 500.000 500.000 1.000.000 Cả 2 đều làm việc tại NH 700.00 500.000 1.200.000 2 CBNV ốm đau >= 5 ngày Nghỉ tại nhà 300.000 300.000 Nằm viện 500.000 500.000 Mắc bệnh nan y 5-10 triệu 5-10 triệu 3 CBNV đi công tác bị tai nạn hoặc chấn thương do tham gia hội thao do CĐ tổ chức Hỗ trợ chi phí phẫu thuật (nếu cần phải sử dụng các dịch vụ kỹ thuật cao) =< 1/3 tổng chi phí điều trị =< 1/3 tổng chi phí điều trị 4 CBNV nữ sinh con Sinh 1 con/lần 500.000 500.000 Sinh 2 con/lần 1.000.000 1.000.000 5 Tang chế Cha, mẹ, con CBNV mất 500.000
Tài liệu liên quan