Với xu thế hội nhập và cạnh tranh như hiện nay, Ngân hàng đã đóng vai tròquan trọng trong việc cung ứng vốn tín dụng cho các ngành nghề trong nướcnhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội ngày càng cao. Để có nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu ngày càng phát triển, các tổ chức tín dụng (TCTD) cần hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đồng thời cũng phải đạt được mục tiêu kinh tế cho bản thân các tổ chức tín dụng đó.
69 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NHNo& PTNT
HUYỆN LẤP VÒ TỈNH ĐỒNG THÁP
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TRẦN QUẾ ANH TÔ THỊ BÍCH CHI
MSSV: 4053506
Lớp: Kế toán tổng hợp K31
Cần Thơ - 2009
www.kinhtehoc.net
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ................................................................................................. 1
1.1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU .............................................................................. 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 2
1.4.1. Không gian .............................................................................................. 2
1.4.2. Thời gian ................................................................................................. 2
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 2
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ................................................... 3
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........4
2.1. PHƯƠNG PHÁP LÝ LUẬN ........................................................................... 4
2.1.1. Một số vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh ....................... 4
2.1.2. Các nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng ..................................................... 4
2.1.3. Rủi ro tín dụng......................................................................................... 9
2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng ................. 12
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 15
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 15
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 15
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ NHNO& PTNT HUYỆN LẤP VÒ TỈNH ĐỒNG THÁP 16
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHNo& PTNT HUYỆN
LẤP VÒ TỈNH ĐỒNG THÁP ............................................................................. 16
3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC ...................................................................................... 17
3.2.1. Sơ đồ, cơ cấu tổ chức ............................................................................ 17
3.2.2. Chức năng, nghiệm vụ của các phòng, ban ........................................... 17
3.3. CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG ....................................................................... 19
www.kinhtehoc.net
3.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHN0& PTNT HUYỆN
LẤP VÒ TỈNH ĐỒNG THÁP QUA BA NĂM (2006-2008) .............................. 20
3.5. ĐÁNH GIÁ TÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo& PTNT HUYỆN LẤP VÒ
TỈNH ĐỒNG THÁP ............................................................................................. 22
3.5.1. Thuận lợi ............................................................................................... 22
3.5.2. Khó khăn ............................................................................................... 22
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNO&
PTNT HUYỆN LẤP VÒ TỈNH ĐỒNG THÁP .......................................... 24
4.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN ......................................... 24
4.1.1. Tiền gửi không kỳ hạn .......................................................................... 25
4.1.2. Tiền gửi có kỳ hạn ................................................................................. 26
4.1.3. Tiền gửi tiết kiệm .................................................................................. 26
4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ..................................................... 26
4.2.1. Phân tích doanh số cho vay ................................................................... 28
4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ .................................................................... 31
4.2.3. Phân tích dư nợ ..................................................................................... 34
4.2.4. Phân tích nợ xấu .................................................................................... 35
4.2.5. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng ................................. 37
4.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH .............................................. 40
4.3.1. Phân tích thu nhập ................................................................................. 40
4.3.2. Phân tích chi phí .................................................................................... 43
4.3.3. Phân tích lợi nhuận ................................................................................ 48
4.3.4. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ........... 50
4.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG QUA BA NĂM ............................................................................ 52
4.4.1. Thuận lợi ............................................................................................... 52
4.4.2. Khó khăn ............................................................................................... 53
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
www.kinhtehoc.net
DOANH ..................................................................................................... 54
5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN .................................................................. 54
5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NHNo& PTNT HUYỆN LẤP VÒ TỈNH ĐỒNG THÁP ..................................... 54
5.2.1. Về công tác huy động vốn ..................................................................... 54
5.2.2. Về hoạt động dịch vụ ............................................................................ 55
5.2.3. Về hoạt động tín dụng ........................................................................... 56
5.2.4. Về thu hồi nợ xấu. ................................................................................. 57
5.2.5. Về quản lý chi phí và nhân sự ............................................................... 57
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 59
6.1. KẾT LUẬN .................................................................................................... 59
6.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 60
6.2.1. Kiến nghị đối với NHNo& PTNT huyện Lấp Vò.................................. 60
6.2.2. Kiến nghị đối với NHNo& PTNT tỉnh Đồng Tháp ............................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 62
www.kinhtehoc.net
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua ba năm (2006-2008)20
Bảng 2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua ba năm (2006-2008) ........ 24
Bảng 3: Tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua ba năm (2006-2008) 27
Bảng 4: Doanh số cho vay theo thời hạn qua ba năm (2006-2008) ..................... 30
Bảng 5: Doanh số thu nợ theo thời hạn qua ba năm (2006-2008) ........................ 32
Bảng 6: Tình hình dư nợ theo thời hạn qua ba năm (2006-2008) ........................ 34
Bảng 7: Tình hình nợ xấu theo thời hạn qua ba năm (2006-2008) ....................... 36
Bảng 8: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng .................................................. 38
Bảng 9: Tình hình thu nhập của Ngân hàng qua ba năm (2006-2008) ................. 40
Bảng 10: Tình hình chi phí của Ngân hàng qua ba năm (2006-2008).................. 43
Bảng 11: Tình hình lợi nhuận của Ngân hàng qua ba năm (2006-2008) ............. 49
Bảng 12: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh .......................... 50
www.kinhtehoc.net
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ................................................................................ 17
Hình 2: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua ba năm (2006-2008)21
Hình 3: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua ba năm (2006-2008) ......... 25
Hình 4: Tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua ba năm (2006-2008) . 28
Hình 5: Doanh số cho vay qua ba năm (2006-2008) ............................................ 29
Hình 6: Doanh số cho vay theo thời hạn qua ba năm (2006-2008) ...................... 31
Hình 7: Doanh số thu nợ qua ba năm (2006-2008) .............................................. 32
Hình 8: Doanh số thu nợ theo thời hạn qua ba năm (2006-2008) ........................ 33
Hình 9: Tình hình dư nợ qua ba năm (2006-2008) ............................................... 34
Hình 10: Tình hình dư nợ theo thời hạn qua ba năm (2006-2008) ....................... 35
Hình 11: Tình hình nợ xấu qua ba năm (2006-2008) ........................................... 36
Hình 12: Tình hình nợ xấu theo thời hạn qua ba năm (2006-2008) ..................... 37
Hình 13: Tình hình thu nhập của Ngân hàng qua ba năm (2006-2008) ............... 41
Hình 14: Tình hình chi phí của Ngân hàng qua ba năm (2006-2008) .................. 44
Hình 15: Cơ cấu chi phí của Ngân hàng qua ba năm (2006-2008) ...................... 48
Hình 16: Tình hình lợi nhuận của Ngân hàng qua ba năm (2006-2008) .............. 49
www.kinhtehoc.net
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
DSCV Doanh số cho vay
DSTN Doanh số thu nợ
KD Kinh doanh
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHNo& PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
TCTD Tổ chức tín dụng
www.kinhtehoc.net
Trang 1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU
Với xu thế hội nhập và cạnh tranh như hiện nay, Ngân hàng đã đóng vai trò
quan trọng trong việc cung ứng vốn tín dụng cho các ngành nghề trong nước
nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội ngày càng cao. Để có nguồn vốn đáp ứng
cho nhu cầu ngày càng phát triển, các tổ chức tín dụng (TCTD) cần hoạt động
kinh doanh có hiệu quả, đồng thời cũng phải đạt được mục tiêu kinh tế cho bản
thân các tổ chức tín dụng đó. Như vậy hiệu quả kinh doanh của các TCTD không
chỉ đơn thuần là hiệu quả về kinh tế mà còn là hiệu quả về mặt xã hội, khuyến
khích đầu tư phát triển kinh tế vùng và đất nước. Cùng với tiến trình phát triển
kinh tế, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng cũng ngày càng sôi nổi hơn. Vì vậy,
các nhà quản lý cần có phương hướng và biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh, đồng thời hạn chế rủi ro trong quá trình kinh doanh. Cũng như
các Ngân hàng khác, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&
PTNT) huyện Lấp Vò cũng cần phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm
giúp doanh nghiệp, các hộ kinh doanh tự đánh giá mình về thế mạnh, thế yếu để
củng cố, phát huy, khắc phục, cải tiến quản lý. Kết quả phân tích là cơ sở để đưa
ra những quyết định quản trị đúng đắn, giúp dự báo, đề phòng và hạn chế rủi ro
bất định.
Kết quả kinh doanh là mục tiêu của mọi hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp trong từng thời kỳ kinh doanh hoàn thành hay không hoàn thành kế hoạch
đều phải xem xét đánh giá, phân tích nhằm tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích kết
quả kinh doanh giúp nhà lãnh đạo có được các thông tin cần thiết để ra những
quyết định sửa chữa điều chỉnh kịp thời nhằm đạt mục tiêu mong muốn trong quá
trình điều hành các quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy đề tài “Phân tích hiệu
quả hoạt động kinh doanh của NHNo& PTNT huyện Lấp Vò tỉnh Đồng
Tháp” được em chọn làm luận văn tốt nghiệp.
www.kinhtehoc.net
Trang 2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh trong ba năm gần đây giúp
nhà lãnh đạo tìm ra được những biện pháp quản lý đúng đắn và kịp thời trong
quá trình hoạt động kinh doanh. Do nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng là huy
động vốn và cho vay, nên mục tiêu nghiên cứu hướng đến tình hình huy động và
sử dụng vốn, tình hình thu nợ, doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình huy động vốn, tình hình hoạt động tín dụng và các chỉ
tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng.
- Phân tích tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận và các chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả hoạt động kinh doanh.
- Đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
+ Nguồn vốn huy động của Ngân hàng có lớn không? Qui mô và cơ cấu huy
động vốn?
+ Hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động ra sao? Tình hình doanh số cho vay,
doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn?
+ Tình hình thu nợ và giải quyết nợ quá hạn có tốt không?
+ Ngân hàng hoạt động có hiệu quả không? Tình hình thu nhập, chi phí, lợi
nhuận của Ngân hàng?
+ Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Không gian
Luận văn tập trung nghiên cứu số liệu thu thập trên địa bàn huyện Lấp Vò và
NHNo& PTNH huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp.
1.4.2. Thời gian
Phân tích số liệu qua ba năm (2006-2007-2008) nghiên cứu trong thời gian
thực tập ở Ngân hàng từ 02.02.2009 đến 25.04.2009.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình huy động vốn, tín dụng và kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng.
www.kinhtehoc.net
Trang 3
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN
1. Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn chi nhánh huyện Lấp Vò (2007)
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Đây (Trường Đại Học An Giang)
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Đặng Hùng Vũ
Nội dung chính: Phân tích tình hình huy động vốn và tín dụng của Chi nhánh
NHNo& PTNT huyện Lấp Vò qua ba năm 2004-2005-2006
Đề tài này giúp em hiểu rõ thêm về tình hình hoạt động huy động vốn và tín
dụng của Ngân hàng trước thời gian em nghiên cứu để thực hiện tốt hơn luận văn
này, nắm rõ cách phân tích, đánh giá hoạt động của Ngân hàng.
2. Phân tích hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Công Thương Kiên Giang
(2006)
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Dung (Trường Đại học Cần Thơ)
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Trương Hòa Bình
Nội dung chính: Phân tích hoạt động huy động vốn, tín dụng và hiệu quả hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Kiên Giang qua ba năm 2003-
2004-2005
Đề tài giúp em nắm rõ cơ sở lý luận về huy động vốn, tín dụng và phân tích
hoạt động kinh doanh, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả tín
dụng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Đề tài của tôi cũng sẽ phân tích tình hình huy động vốn, hiệu quả tín dụng,
nhưng chú trọng đi sâu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Qua phân tích sẽ giúp ta thấy được những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh. Từ đó, có những giải pháp xác với tình hình thực tế nhằm
giúp cho Ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn.
www.kinhtehoc.net
Trang 4
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LÝ LUẬN
2.1.1. Một số vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh
2.1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là đi sâu nghiên cứu quá trình và kết quả hoạt
động kinh doanh theo yêu cầu của quản lý kinh doanh, căn cứ vào các tài liệu
hạch toán và các thông tin kinh tế khác, bằng những phương pháp nghiên cứu
thích hợp, phân giải mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế nhằm làm rõ chất
lượng của hoạt động kinh doanh, nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở
đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh
nghiệp.
2.1.1.2. Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh
Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình và kết quả hoạt động
kinh doanh với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả
đó, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế.
2.1.1.3. Mục tiêu của phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích kết quả kinh doanh là một công tác có tầm quan trọng đặc biệt giúp
cho các nhà quản lý đánh giá hoạt động Ngân hàng, xây dựng các mục tiêu và
tìm biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động. Phân tích kết quả nhằm:
- Làm rõ thực trạng hoạt động ngân hàng, những nhân tố tác động tới thực
trạng đó; so sánh với các tổ chức tín dụng khác nhằm thúc đẩy cạnh tranh.
- Làm rõ mục tiêu kết quả mà Ngân hàng cần đạt đến.
- Chẩn đoán các nguyên nhân gây ra hoạt động kém hiệu quả để cải tiến và
thay đổi.
- Tính toán, dự trù các yếu tố hình thành nên các kết quả, từ đó quyết định
phương hướng hoạt động cụ thể.
2.1.2. Các nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng
2.1.2.1. Nghiệp vụ huy động vốn
Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho sự phát triển của nền kinh tế thì việc tạo lập
vốn là vấn đề rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Trong
www.kinhtehoc.net
Trang 5
đó vốn tự có tham gia vào nguồn vốn cho vay chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ, mà nguồn vốn
chủ yếu để cấp tín dụng vào nền kinh tế là nguồn vốn huy động, chiếm tỉ lệ lớn
trong tổng nguồn vốn. Việc huy động được nhiều vốn vừa đem lại lợi nhuận, vừa
mở rộng hoạt động của Ngân hàng.
a) Tiền gửi của các tổ chức kinh tế:
Đây là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh
của họ được gửi tại Ngân hàng. Nó bao gồm một bộ phận vốn tiền tạm thời được
giải phóng khỏi quá trình luân chuyển vốn nhưng chưa có nhu cầu sử dụng hoặc
sử dụng cho các mục tiêu định sẵn vào một thời điểm nhất định như: quỹ đầu tư
phát triển, quỹ dự trữ tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi.
Các tổ chức kinh tế thường gửi tiền vào Ngân hàng dưới các hình thức sau:
+ Tiền gửi không kỳ hạn:
Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khi gửi vào khách hàng gửi tiền có
thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho Ngân hàng và Ngân
hàng phải thỏa mãn yêu cầu đó của khách hàng.
Khi gửi tiền, khách hàng được hưởng lãi suất, góp phần tăng lợi nhuận cho
khách hàng nhưng khi có nhu cầu sử dụng thì họ lại chủ động rút ra. Mặt khác
khách hàng còn được phép sử dụng tiền gửi để phục vụ cho việc thanh toán
không dùng tiền mặt qua Ngân hàng.
Tiền gửi không kỳ hạn là nguồn vốn không ổn định, khách hàng có thể gửi
vào và rút ra bất kỳ lúc nào song giữa việc gửi tiền và rút tiền có sự chênh lệch
về thời gian và số lượng nên các loại tài khoản này luôn có số dư, Ngân hàng có
thể huy động số dư đó làm nguồn vốn tín dụng cho vay.
+ Tiền gửi có kỳ hạn:
Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi vào có sự thỏa
thuận về thời gian rút ra giữa Ngân hàng và khách hàng.
Về nguyên tắc, người gửi tiền chỉ có thể rút tiền ra theo thời hạn đã thỏa
thuận. Tuy nhiên, trên thực tế do yếu tố cạnh tranh, để thu hút tiền gửi các Ngân
hàng thường cho phép khách hàng được rút tiền trước thời hạn nhưng không
được hưởng lãi suất, hoặc chỉ được hưởng một mức lãi suất thấp hơn hoặc phải
chịu một mức phí đối với khoản tiền gửi tiết kiệm rút trước thời hạn theo quy
www.kinhtehoc.net
Trang 6
định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm (theo Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN
ngày 13 tháng 9 năm 2004).
Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn mang tính ổn định. Ngân hàng có thể sử
dụng loại tiền này một cách chủ động làm nguồn vốn kinh doanh. Vì vậy, để
khuyến khích khách hàng gửi tiền, Ngân hàng thường đưa ra nhiều loại kỳ hạn
khác nhau như: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng… với mức lãi su