Trong nền kinh tế hiện nay, cạnh tranh là để tồn tại và phát triển. Đặc biệt là ngày nay, cùng với nhịp độ phát triển của thế giới, Việt nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Với chính sách đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế trong quá trình hội nhập hiện nay, nước ta đang phấn đấu thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá để biến nước trở thành một nước công nghiệp.
95 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Đầu tư và Xây dựng Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-1-
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu.
Trong nền kinh tế hiện nay, cạnh tranh là để tồn tại và phát triển. Đặc biệt là
ngày nay, cùng với nhịp độ phát triển của thế giới, Việt nam đã trở thành thành
viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Với chính sách đẩy nhanh tốc độ
phát triển kinh tế trong quá trình hội nhập hiện nay, nước ta đang phấn đấu thực
hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá để biến nước trở thành một nước công
nghiệp. Chính điều đó đã làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam trở nên
náo nhiệt và sôi động hơn nữa. Sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt, nó đòi
hỏi các doanh nghiệp phải tự nổ lực, phấn đấu, cải thiện tốt hơn để có thể phát
triển bền vững.Với sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau, khi mà quy
luật cạnh tranh được xem là động lực phát triển kinh tế quan trọng, hiệu quả kinh
tế được đánh giá là thước đo kinh tế quan trọng nhất về kết quả sản xuất kinh
doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi
doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính
xác mọi diễn biến kết quả hoạt động kinh doanh của mình, tìm ra những mặt
mạnh để phát huy và những mặt còn yếu kém để khắc phục, trong mối quan hệ
với môi trường xung quanh tìm ra những biện pháp để không ngừng nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác, qua phân tích kinh doanh
giúp cho các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt
động kinh tế và quản lý doanh nghiệp, nhằm huy động mọi khả năng về tiền vốn,
lao động, đất đai… vào quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, phân tích hoạt động kinh doanh còn là những
căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, các nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định
về chiến lược kinh doanh có hiệu quả hơn.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-2-
Chính vì tầm quan trọng của vấn đề, em đã chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả
hoạt động kinh doanh tại Công ty Đầu tư và Xây dựng Kiên Giang ” làm nội
dung nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một chỉ tiêu được nhiều người quan tâm vì
nó là căn cứ để các nhà quản trị ra quyết định, các nhà đầu tư hay các nhà cho
vay xem xét có nên đầu tư hay cho vay không? Hiệu quả sản xuất kinh doanh
đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm
tìm ra một giải pháp tối ưu nhất, đưa ra phương pháp đúng đắn nhất để đạt mục
tiêu lợi nhuận tối đa. Để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào
cũng đều tập hợp các phương tiện vật chất cũng như con người và thực hiện kết
hợp giữa lao động với các yếu tố vật chất để tạo ra lợi nhuận. Do đó, để đánh giá
một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không người ta dựa vào lợi nhuận
đạt được vào cuối kỳ kinh doanh và dùng phương pháp so sánh để so sánh lợi
nhuận thực hiện năm nay so với năm trước nhằm biết được tốc độ tăng trưởng lợi
nhuận của công ty, hay nói cách khác là xem xét công ty hoạt động ngày càng có
hiệu quả không?
Mặt khác, người ta còn xem xét một số chỉ tiêu về tài chính, đặc biệt là chỉ
tiêu về khả năng sinh lợi. Các tỷ số về khả năng sinh lợi được các nhà quản trị,
các nhà đầu tư, các nhà phân phối tài chính quan tâm. Chúng là cơ sở để đánh giá
kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, người ta còn dùng một
số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn để đánh giá tổng quát về hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm
2006-2008 để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Sử dụng phương pháp so
sánh, phân tích, đồ thị
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. Sử dụng phương pháp so sánh,
phân tích, đồ thị
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-3-
- Phân tích tình hình tài chính để thấy rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty. Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, đồ thị
- Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt đông
kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định
- Công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
- Chi phí thấp thì hiệu quả kinh doanh tăng.
- Chất lượng đầu tư, xây dựng tốt thì hiệu quả hoạt động kinh doanh tăng.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Tốc độ tăng lợi nhuận như thế nào trong mối quan hệ với doanh thu và chi
phí?
- Chi phí giảm như thế nào?
- Doanh thu tăng qua các năm? Tốc độ tăng như thế nào?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian
Luận văn được thực hiện tại Công Ty Đầu Tư và Xây Dựng Kiên Giang.
1.4.2 Thời gian
Luận văn này được thực hiện trong thời gian từ ngày 02/02/2009 đến ngày
25/04/2009.
Nhằm đảm bảo đề tài mang tính thực tế khi phân tích, số liệu được sử dụng
trong luận văn là số liệu được lấy trong 3 năm gần nhất từ 2006-2008
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Để có thể phân tích đánh giá đầy đủ, chính xác hiệu quả hoạt động kinh
doanh của công ty đòi hỏi phải có một sự hiểu biết thấu đáo về tất cả mọi hoạt
động trong công ty và phải có kiến thức sâu rộng. Tuy nhiên, do thời gian thực
tập tại công ty có hạn, bản thân chưa có kinh nghiệm thực tế và vốn kiến thức
còn hạn hẹp, mà phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty là rất rộng, rất phong
phú và đa dạng nên luận văn chỉ giới hạn ở những nội dung sau:
- Nghiên cứu những lý luận có liên quan đến phân tích hiệu quả hoạt động
kinh doanh.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-4-
- Phân tích khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công Ty Đầu Tư và
Xây Dựng Kiên Giang qua 3 năm (2006-2008) thông qua việc phân tích phân
tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận.
- Phân tích các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Phân tích tình hình tài chính của công ty bao gồm: khả năng thanh toán, tình
hình công nợ.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho
công ty trong tương lai.
Mặc dù bản thân em đã rất cố gắng nhưng với vốn kiến thức còn ít ỏi nên đề
tài chắc chắn không tránh khỏi còn những sai sót và hạn chế. Em rất mong nhận
được sự thông cảm và những ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô để đề tài em thực
hiện được hoàn chỉnh hơn.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Qua tìm hiểu về các tài liệu có liên quan đến “Phân tích đánh giá hiệu quả
hoạt động kinh doanh” ở thư viện, Trung tâm học liệu, em đã tìm được một số
bài viết có nội dung tương tự như sau:
1) Nguyễn Thị Hà Cẩm Phương (2005), luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu
quả hoạt động kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp thực
phẩm Pataya. Kết quả nghiên cứu:
+ Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2003 – 2005.
+ Phân tích doanh thu, lợi nhuận năm 2003 – 2005.
+ Đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công
ty.
Đề tài sử dụng phương pháp so sánh: số tương đối và tuyệt đối để phân
tích.
2) “Phân tích hoạt động kinh doanh” của TS. Nguyễn Tấn Bình nhà xuất bản
Đại học Quốc Gia TP.HCM.
Trong đó tác giả phân tích: Phân tích hoạt động kinh doanh, Phân tích hình tài
chính
+ Phân tích hoạt động kinh doanh: tình hình chung, các chỉ tiêu hiệu quả
kinh doanh
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-5-
+ Phân tích khái quát tình hình tài chính: tình hình chung, tỉ suất đầu tư, tỉ
suất vốn chủ sở hữu.
+ Phân tích các chỉ tiêu chủ yếu về tình hình tài chính:
Nhóm chỉ tiêu thanh toán ( các khoản phải thu, các khoản phải trả).
Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn (số vòng quay vốn chung, số vòng
quay vốn cố định, vốn lưu động).
Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận ( suất sinh lời tài sản, suất sinh lời vốn chủ sở
hữu, suất sinh lời doanh thu
Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính ( hệ số nợ so với tài sản, hệ số nợ so với
vốn)
3) Nguyễn Ngọc Điệp (2004), luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động kinh
doanh tại công ty giày Cần Thơ . Kết quả nghiên cứu:
+ Phân tích tình hình thực hiện chi phí
+ Phân tích tình hình lợi nhuận
+ Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoat động kinh doanh
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-6-
Chương 2:
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số vấn đề chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
2.1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu tất cả các hiện tượng,
các sự vật các kết quả kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành, các hoạt động
có liên quan trực tiếp và gián tiếp với kết quả hoạt động kinh doanh của con
người. Quá trình phân tích được tiến hành từ bước khảo sát thực tế đến tư duy
trừu tượng tức là sự việc quan sát thực tế, thu thập thông tin số liệu, xử lý phân
tích các thông tin số liệu, tìm nguyên nhân, đến việc đề ra các định hướng hoạt
động tiếp theo và các giải pháp thực hiện các định hướng đó.
2.1.1.2 Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là một công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả để
phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công
cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh là nhằm đánh giá, xem xét việc thực hiện các
chỉ tiêu kinh tế cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng
thực hiện mục tiêu, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của
mình. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu, đề
ra biện pháp khắc phục, cùng với các phương án kinh doanh có hiệu quả.
Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với quá trình hoạt động của doanh
nghiệp và có tác dụng giúp cho doanh nghiệp chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng
quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp.
Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra
quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra,
đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh.
Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra trước khi kinh
doanh, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích các dự án, tính khả thi, các kế
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-7-
hoạch, các dự toán…của nó, để vạch ra các chiến lược kinh doanh cho phù hợp.
Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp về tài chính, lao động,
vật tư… Doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động ở bên
ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh… trên cơ sở phân tích trên,
doanh nghiệp dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa trước
khi xảy ra.
Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản
trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khác,
khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ
mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay… với
doanh nghiệp nữa hay không.
Tóm lại, phân tích hoạt động kinh doanh là điều tiết hết sức cần thiết đối với
doanh nghiệp. Nó gắn liền với hoạt động kinh doanh, là cơ sở của nhiều quyết
định quan trọng và chỉ ra hướng phát triển của các doanh nghiệp.
2.1.1.3 Tầm quan trọng của việc phân tích hoạt động kinh doanh.
Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua những chỉ tiêu kinh
tế mà mình đã đề ra, đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng tác động đến sự biến
động của chỉ tiêu.
Giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng khả năng, sức mạnh và thấy hạn chế của
mình.
Là công cụ quan trọng cung cấp thông tin để điều hành hoạt động kinh doanh
cho các nhà Quản trị một cách hiệu quả.
Phòng ngừa rủi ro.
Kiểm tra, đánh giá một cách chính xác, toàn diện và khách quan tình hình
thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã xây dựng.
Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác khả năng tiềm tàng, khắc phục những
tồn tại yếu kém của doanh nghiệp, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế.
Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định.
2.1.2 Phân tích tình hình kinh doanh của công ty
2.1.2.1 Phân tích tình hình doanh thu
a. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-8-
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng là toàn bộ tiền bán hàng hóa sản
phẩm dịch vụ lao vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt
đã thu hay chưa thu được tiền).
Doanh thu cung cấp dịch vụ: phản ánh số tiền đã nhận được và số tiền khách
hàng chấp nhận thanh toán về khối lượng dịch vụ đã cung cấp hoặc đã thực hiện.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Doanh thu bán hàng thuần: Là phản ánh khoản tiền thực tế doanh nghiệp thu
được trong kinh doanh.
DT thuần = DTBH – các khoản giảm trừ.
Các khoản giảm trừ bao gồm: Chiết khấu thương mại, thuế, giảm giá hàng
bán, hàng bán bị trả lại
b. Doanh thu hoạt động tài chính
Bao gồm các khoản thu từ hoạt động liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần,
cho thuê tài chính, lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, thu từ hoạt động mua bán chứng
khoán, hòa nhập dữ phòng giảm giá chứng khoán đã trích năm trước nhưng
không sử dụng hết.
c. Thu nhập từ hoạt động khác.
Các khoản thu khác là các khoản thu từ hoạt động xảy ra không thường xuyên
ngoài các khoản thu như: thu từ bán vật tư, hàng hóa, tài sản dôi thừa, công cụ
dụng cụ đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng các khoản
phải trả nhưng không trả được vì nguyên nhân từ phía chủ nợ, thu hồi được, hòa
nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu khó đòi đã trích năm
trước nhưng không sử dụng hết và các khoản thu bất thường khác.
2.1.2.2 Phân tích tình hình chi phí
Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để
hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.
Chi phí bán hàng: Gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên
bán hàng, tiếp thị, đóng gói sản phẩm, bảo quản, khấu hao tài sản cố định, bao bì,
chi phí vật liệu, chi phí mua ngoài, chi phí bảo quản, quảng cáo…
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-9-
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí chi ra có liên quan đến việc
tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí quản lý gồm
nhiều loại: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, khấu hao. Đây là
những khoản chi phí mang tính chất cố định, nên có khoản chi nào tăng lên so
với kế hoạch là điều không bình thường, cần xem xét nguyên nhân cụ thể.
Chi phí tài chính: Là những khoản phí mà người đi vay phải trả khi họ vay
tiền từ ngân hàng hay một tổ chức tín dụng. Chi phí hoạt động tài chính bao gồm
các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính,
chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển
nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán. . .; Dự phòng
giảm giá đầu tư chứng khoán, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối
đoái. . .Chi phí tài chính không chỉ bao gồm lãi suất khoản vay, mà còn bao gồm
các khoản phí khác như phí giao dịch, phí hoa hồng, phí thanh toán chậm, phí
hàng năm như phí thẻ tín dụng hàng năm, và phí tín dụng bảo hiểm hàng năm
trong trường hợp người cho vay yêu cầu có bảo hiểm trước khi quyết định cho
vay.
2.1.2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận
Bất kì một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ khác nhau
giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau. Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường nói đến cùng là lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp
đều xoay quanh mục tiêu lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận.
Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã khấu
trừ mọi chi phí. Nói cách khác lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi
phí hoạt động, thuế.
Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm có:
- Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanh thu
trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu
thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, và trừ giá vốn hàng bán.
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh
doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-10-
sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp
trong kì báo cáo.
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính
của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài
chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này. Lợi nhuận từ hoạt động tài
chính bao gồm:
+ Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn liên doanh.
+ Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.
+ Lợi nhuận về cho thuê tài sản.
+ Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác.
+ Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân hàng.
+ Lợi nhuận cho vay vốn.
+ Lợi nhuận do bán ngoại tệ.
- Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính
trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận
khác có thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan đưa tới.
Thu nhập bất thường của doanh nghiệp bao gồm:
+ Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
+ Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng.
+ Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ.
+ Thu các khoản nợ không xác định được chủ.
+ Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay lãng
quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra…
Các khoản thu trên sau khi trừ đi các khoản tổn thất có liên quan sẽ là lợi
nhuận bất thường.
2.1.3 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.
2.1.3.1 Hiệu quả sử dụng tổng số vốn kinh doanh.
Để phân tích hiệu quả sử dụng tổng số vốn ta sử dụng chỉ tiêu:
Doanh thu thuần
Vòng quay toàn bộ vốn =
Tổng tài sản bình quân
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-11-
Chỉ tiêu nói lên cứ 1 đồng vốn trong một thời gian nhất định mang lại cho
doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu.
Số vòng quay toàn bộ vốn càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.
2.1.3.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta sử dụng chỉ tiêu:
Doanh thu thuần
Vòng quay vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Trong đó:
Vốn lưu động đầu kỳ + Vốn lưu động cuối kỳ
Vốn lưu động bình quân =
2
Chỉ tiêu này phản ảnh tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm
trong từng thời kỳ và đánh giá khả năng sử dụng vốn lưu động trong quá trình
kinh doanh của doanh nghiệp.Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra
bao nhiêu lợi nhuận trong kỳ. Số vòng vốn lưu động cao sẽ có thể dẫn đến hiệu
quả sử dụng vốn cao
2.1.3.3 Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định ta sử dụng chỉ tiêu:
Doanh thu thuần
Vòng quay vốn cố định =
Vốn cố định bình quân
Trong đó:
Vốn cố định đầu kỳ + Vốn cố định cuối kỳ
Vốn cố định bình quân =
2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-12-
Chỉ tiêu này biểu hiện một đồng vốn cố định trong kỳ sản xuất ra bao nh