Đề tài Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Dược phẩm và vật tư y tế Lạng Sơn giai đoạn 1999-2003

Cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật khác, ngành Dược thế giới đã không ngừng trưởng thành và phát triển mạnh mẽ. Hoà chung cùng với xu thế phát triển đó, Ngành Dược Việt Nam cũng đã có những bước tiến đáng kể, từng bước vươn lên, hoà nhập cùng với các nước trong khu vực.

doc61 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1731 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Dược phẩm và vật tư y tế Lạng Sơn giai đoạn 1999-2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật khác, ngành Dược thế giới đã không ngừng trưởng thành và phát triển mạnh mẽ. Hoà chung cùng với xu thế phát triển đó, Ngành Dược Việt Nam cũng đã có những bước tiến đáng kể, từng bước vươn lên, hoà nhập cùng với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế đất nước mở cửa như hiện nay, ngoài những thuận lợi nhất định, ngành Dược Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình phát triển, hội nhập. Các doanh nghiệp Dựợc Việt Nam, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường để tồn tại và phát triển. Làm thế nào để vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, vừa đạt được mục tiêu chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân? Đây là vấn đề nan giải và là thách thức đối với các doanh nghiệp Dược Việt Nam . CTCP Dược phẩm và vật tư y tế Lạng Sơn là DNNN mới được cổ phần hoá từ tháng 12/2002 theo chủ trương “Cổ phần hoá” một bộ phận DNNN của Đảng và Nhà Nước ta. Là một doanh nghiệp địa phương nhỏ, đứng trước những thách thức của cơ chế thị trường, Công ty đã và đang từng bước khắc phục khó khăn không ngừng vươn lên khẳng định mình trong cơ chế mới. Với mong muốn tìm hiểu thực trạng hoạt động của CTCP Dược phẩm và vật tư y tế Lạng Sơn, đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty trong 5 năm từ 1999-2003, nhìn nhận lại những gì đã làm được và chưa làm được, cũng như những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động, từ đó đề xuất những chiến lược, kế hoạch kinh doanh mới hy vọng góp phần nhỏ bé giúp công ty ngày càng đứng vững và lớn mạnh trong tương lai, chúng tôi tiến hành đề tài “Phân tích hoạt động kinh doanh của CTCP Dược phẩm và vật tư y tế Lạng Sơn giai đoạn 1999-2003”. Đề tài được xây dựng với mục tiêu : 1.Tìm hiểu thực trạng hoạt động và phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCP Dược phẩm và vật tư y tế Lạng Sơn giai đoạn 1999-2003 thông qua một số chỉ tiêu kinh tế . 2.Từ việc phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty qua 5 năm(1999-2003) đưa ra một số ý kiến bàn luận, kiến nghị, đề xuất cho hoạt động kinh doanh của Công ty và các cơ quan quản lý. 3. Xây dựng, đề xuất chiến lược kinh doanh đối với công ty trong thời gian tới, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Công ty. PHẦN 1.TỔNG QUAN 1.1.Một số nét về thị trường thuốc hiện nay Thị trường thuốc thế giới & Việt Nam hiện nay đang diễn ra rất sôi động. Ở Việt Nam, nền kinh tế mở cửa vận hành theo cơ chế thị trường đã tạo nên một thị trường thuốc phong phú, đa dạng. 1.1.1.Thị trường thuốc thế giới Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt, thiết yếu trong công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Mấy chục năm trở lại đây giá trị thuốc sử dụng trên thế giới có sự gia tăng một cách mạnh mẽ với tỷ lệ hàng năm khoảng 9-10 %. Bảng 1.1. Tăng trưởng DSB thuốc trên toàn thế giới [ ] Năm Doanh số thuốc bán toàn thế giới (tỷ USD) Tỷ lệ tăng trưởng % (Nhịp cơ sở) 1992 230,0 100,0 1993 250,0 108,7 1994 256,0 111,3 1995 285,0 123,9 1996 296,4 128,7 1998 308,5 134,1 2000 350,0 152,2 2001 364,2 158,3 2002 400,6 174,2 Thị trường tiêu thụ thuốc ngày càng phát triển mạnh trên thế giới, tuy nhiên sự phân bố tiêu dùng thuốc trên thế giới còn rất chênh lệch giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Riêng Bắc Mỹ vẫn luôn là thị trường đứng đầu thế giới về tiêu thụ thuốc. Thị trường này đạt 203,6 tỷ USD năm 2002, chiếm 51 % DSB toàn cầu [ ]. Do sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, mức thu nhập bình quân đầu người thấp nên mức tiêu dùng thuốc ở các nước đang phát triển còn rất nhỏ so với các nước phát triển, như Mỹ và Tây Âu. Các thuốc tiêu thụ chiếm tỷ trọng lớn ở các nước đang phát triển chủ yếu vẫn là nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc tim mạch, thuốc tiêu hoá. Qua thống kê cho thấy 10 nước dùng thuốc nhiều nhất thế giới là Mỹ, Nhật, Pháp, Đức, Anh, Italia, Tây Ban Nha, Canada, Hà Lan, Bỉ, giá trị tiêu dùng thuốc chiếm khoảng 60% tổng lượng thuốc dùng trên cả thế giới, dự kiến còn tiếp tục tăng trong mấy năm tới. 1.1.2.Thị trường thuốc Việt Nam Việt Nam là một thị trường nhiều tiềm năng đối với các nhà kinh doanh trong và ngoài nước. Riêng thị trường thuốc Việt Nam trong những năm gần đây đã liên tục phát triển và tăng trưởng rõ nét. Số lượng các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm tăng lên rõ rệt. Chủng loại, chất lượng thuốc sản xuất trong và ngoài nước tăng mạnh, đồng thời với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Thị trường dược phẩm Việt Nam được đánh giá lớn thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng bình quân đứng thứ 3, ước tính sẽ đạt 677 triệu USD năm 2005. Dự báo thị trường thuốc Việt Nam sẽ tăng tương đối đồng đều ở cả khu vực bán lẻ và sử dụng trong bệnh viện. Thuốc generic (Thuốc được cung cấp bởi các nhà sản xuất không phải là người phát minh ra công thức) luôn chiếm xấp xỉ 70 % thị trường về giá trị. Trong vài năm tới, mức tiêu thụ các nhóm thuốc tiêu hoá, tim mạch, chống nhiễm khuẩn vẫn chiếm tỷ trọng lớn và tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Cũng cần phải nói rằng, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc đổi mới nhưng ngành Dược Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn, nhất là về kinh phí hoạt động. Theo niên giám thống kê y tế & tổng kết công tác dược năm 2003, tiền thuốc bình quân đầu người được nêu trong bảng sau: Bảng 1.2 :Tiền thuốc bình quân(TTBQ) & tổng sản phẩm quốc nội qua các năm Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 TTBQ/người/năm(USD) 5,0 5,4 6,0 6,7 7,6 GDP bq/người/năm(TriệuVND) 5239,8 5716,6 6157,3 6705,0 7384,3 Bảng trên cho thấy rằng, tuy TTBQ/người /năm có sự gia tăng đáng kể qua các năm, song mức độ tiêu thụ thuốc của nhân dân ta còn vào loại thấp so với các nước trong khu vực & các nước phát triển khác (Mức bình quân trên thế giới 40USD/người/năm, các nước đang phát triển là 10USD). Mức gia tăng tiền thuốc bình quân/người/năm còn chậm và không đồng đều so với mức tăng GDP hàng năm. Nguồn cung ứng thuốc chính cho thị trường thuốc Việt Nam là nhập khẩu và sản xuất trong nước.Tỷ trọng thuốc sản xuất trong nước so với thuốc nhập khẩu không còn chênh lệch quá lớn, tuy nhiên thuốc nhập khẩu vẫn còn chiếm ưu thế. Nguồn sản xuất trong nước: Một vài năm trở lại đây, thuốc nội đã dần tìm được chỗ đứng tại thị trường trong nước. Các doanh nghiệp Dược Việt Nam đã từng bước tìm được hướng đi cho mình, phát triển sản xuất trong nước, thu hẹp thị phần của thuốc ngoại nhập trên thị trường Việt Nam. Bảng 1.3 :Tỷ trọng thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu Chỉ tiêu Năm Dân số (1000 người ) Thành phẩm nhập khẩu Tiền thuốc bình quân (USD) Tỷ trọng(%) Trị giá (1000 USD) Bình quân(USD) Thuốc nhập khẩu Thuốc trong nước 1999 76597 314897 3,4 5,0 67,0 33,0 2000 77685 258194 3,7 5,4 68,0 32,0 2001 78000 286720 4,4 6,0 65,0 35,0 2002 78685 343503 4,4 6,7 61,9 38,1 2003 79398 366821 4,6 7,6 57,1 39,7 Tuy nhiên có thể thấy rằng, mặc dù ngành Dược Việt Nam đã có sự cố gắng phát huy nội lực, nhưng thuốc nội vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu điều trị trong nước, nguồn thuốc chủ yếu phục vụ nhu cầu vẫn là thuốc ngoại nhập. Nguồn nhập khẩu: Hiện nay có khá nhiều công ty tham gia xuất nhập khẩu dược phẩm, coi đây là lĩnh vực kinh doanh thu lời chủ yếu cho công ty. Vẫn có sự chênh lệch lớn giữa giá trị thuốc ngoại nhập và thuốc xuất khẩu. Bảng 1.4 : Trị giá thuốc nhập và xuất khẩu : ĐV Triệu USD Số lượng Năm Tổng trị giá thuốc xuất và nhập khẩu Trị giá Chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu Tăng trưởng chênh lệch so với năm 1999(%) Tỷ lệ Xuất khẩu/Tổng giá trị Xuất nhập khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu 1999 372.678 361.250 11428 349822 100 3,1 2000 418.400 397.935 20465 377470 107,9 4,9 2001 431.260 417.631 13629 404002 115,5 3,2 2002 469.016 457.128 11888 445240 127,3 2,5 2003 463871 451352 12519 438833 125,5 2,7 Có thể thấy rằng, tỷ trọng của thuốc xuất khẩu so với tổng giá trị thuốc xuất và nhập khẩu chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Xuất khẩu không phải là thế mạnh của chúng ta, nhưng cần thiết phải đầu tư phát triển theo hướng xuất khẩu để tăng vị thế của ngành Dược Việt Nam và thu nhiều ngoại tệ về cho đất nước. Giá trị thuốc nhập khẩu có xu hướng tăng, hàng năm chúng ta phải bỏ ra một lượng lớn ngoại tệ cho việc nhập khẩu thuốc là một điều rất bất lợi đối với nền kinh tế một nước nghèo như nước chúng ta. Như vậy phát huy nội lực của ngành Dược nước nhà là hướng đi cần thiết và cấp thiết cần thực hiện không thể chậm chễ. 1.2.Một số nét về doanh nghiệp dược nhà nước & thực trạng cổ phần hoá DNNN 1.2.1.Một số nét về DNDNN Từ khi thực hiện chính sách mở cửa kinh tế đổi mới đất nước, nhiều thành phần kinh tế đã ra đời và phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự vận động của tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các DNDNN cũng từng bước đổi mới và đạt được những kết quả bước đầu khả quan, đóng góp vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển ngành Dược Việt Nam. Hiện nay, việc sản xuất thuốc trong nước đã được chú trọng hơn. Thuốc nội xuất hiện ngày càng nhiều, đa dạng về chủng loại, mẫu mã phong phú, chất lượng cũng ngày càng được nâng cao. Bên cạnh việc củng cố, mở rộng thị trường trong nước, các DND Việt Nam đã quan tâm hơn đến thị trường nước ngoài. Các cơ quan Trung ương và địa phương đã tạo điều kiện thúc đẩy các DND mở rộng thị trường trong khu vực và thế giới. Giá trị tổng sản lượng thuốc sản xuất trong nước có sự gia tăng hàng năm.Theo nguồn niên giám thống kê y tế ta có : Bảng 1.5 : Giá trị tổng sản lượng thuốc sản xuất trong nước qua các năm : Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 Giá trị tổng sản lượng(Triệu đồng) 1.727.504 2.314.810 2.657.415 3.144.158 3.424.357 Tỷ lệ % so với năm 1999 100,0 134,0 153,8 182,0 198,2 Đến năm 2003, thuốc sản xuất trong nước đạt 3424,357 tỷ VND, đáp ứng được 39,7 % tiêu dùng thuốc trong nước, tăng 198,2 % so với năm 1999. Các DND đã có sự đầu tư đổi mới trang thiết bị, nghiên cứu sản xuất các sản phẩm mới. Tính đến cuối năm 2003 đã có 41 cơ sở sản xuất thuốc đạt GMP. Công tác cung ứng, phân phối thuốc cũng từng bước được cải thiện, trong đó các DNDNN giữ vai trò không thể thiếu. Đến ngày 31/12/2003 toàn quốc có hơn 37.700 quầy thuốc, trong đó có gần 5300 quầy thuộc DNNN, hơn 5500 quầy thuộc DNNN đã cổ phần hoá, hơn 10500 quầy đại lý bán lẻ, trên 200 nhà thuốc bệnh viện. Số lượng các doanh nghiệp tính đến năm 2003 như sau : Bảng 1.6 : Số lượng DND năm 2003 (Niên giám thống kê y tế): Chỉ tiêu DNDNNTƯ DNDNN địa phương CTTNHH, CTCP,DNTN Dự án đầu tư nước ngoài SL 19 126 590 28 Từ khi Nhà nước xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, các DNDNN bước sang cơ chế, môi trường hoạt động mới không tránh khỏi những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc dù đã đạt được một số thành tựu nhất định, nhưng khó khăn thách thức vẫn còn ở trước mắt, các DNDNN cần có đường lối phát triển đúng đắn thích hợp với mỗi doanh nghiệp, tận dụng tốt ưu thế của mình, phát huy tiềm lực của doanh nghiệp góp phần đưa ngành Dược nước nhà phát triển lên một tầm cao mới. 1.2.2.Thực trạng cổ phần hoá DNNN và DNDNN Cổ phần hoá DNNN là một hướng đi đúng, đang được các cấp,các ngành triển khai một cách tích cực. Sau khi cổ phần hoá nhiều doanh nghiệp đã tạo hướng đi mới cho mình, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh đảm bảo được mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp. Ta tìm hiểu một chút về loại hình doanh nghiệp CTCP. -Khái quát về công ty cổ phần : CTCP là loại công ty đối vốn trong đó các thành viên (cổ đông) có cổ phiếu & chỉ chịu trách nhiệm đến hết giá trị những cổ phần mà mình có. -Một số hình thức cổ phần hoá của DNNN: Giữ nguyên giá trị phần vốn nhà nước hiện có tại DN phát hành cổ phiếu, thu hút thêm vốn để phát triển DN. Bán một phần giá trị giá trị vốn nhà nước hiện có tại DN Tách một bộ phận DN để cổ phần hoá Bán toàn bộ giá trị vốn nhà nước hiện có tại DN để chuyển thành CTCP -Chủ trương của Đảng & nhà nước trong công tác cổ phần hoá các DNNN Từ sau đại hội IV của Đảng, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới về kinh tế xã hội trên khắp các mặt. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác cổ phần hoá các DNNN, Đảng và Nhà nước ta đã có quy định cụ thể về vấn đề này trong Nghị định 44(1998) và luật Doanh nghiệp(2000), nêu rõ chủ trương cổ phần hoá một bộ phận DNNN thành CTCP. Hội nghị TƯ Đảng lần IV cũng nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc tổ chức, sắp sếp lại ngành Dược, khai thác các tiềm năng để xây dựng và phát triển ngành Dược nước ta. Năm 2003, thực hiện sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố, của lãnh đạo Bộ Y tế, các Bộ, ban ngành có liên quan, công tác cổ phần hoá DNDNN đã có những tiến triển hơn những năm trước. Đến hết năm 2003, đã có 73 DNDNN hoàn thành cổ phần hoá. -Số liệu về DNDNN đã cổ phần hoá: Bảng 1.7: Số lượng DNDNN từ năm 1999-2003: NĂM CHỈ TIÊU 1999 2000 2001 2002 2003 SDNDNN trong cả nước 145 145 145 145 145 DNDTƯ chuyển sang cổ phần hoá 0 1 6 6 8 DNDNN địa phương chuyển sang cổ phần hoá 16 25 30 52 65 SCTCP chuyển từ DNDNN 16 26 36 58 73 Tỷ lệ % DNDNN đã cổ phần hoá 11,0 17,9 24,8 40,0 50,3 Để có thể huy động vốn của toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, thay đổi phương thức quản lý nhằm phát triển doanh nghiệp, thì cổ phần hoá là hướng đi đúng đắn.Tuy nhiên có thể thấy rằng tiến trình thực hiện cổ phần hoá các DNDNN còn chậm chễ, mặc dù năm 2003 công tác cổ phần hoá đã có bước chuyển biến nhanh hơn. 1.3.Khái quát về CTCP Dược phẩm & vật tư y tế Lạng Sơn -Quá trình hình thành & phát triển của công ty: là một doanh nghiệp nhà nước, có lịch sử hình thành & phát triển tương đối lâu dài ; là doanh nghiệp mới được cổ phần hoá từ 12/2002. Bước sang cơ chế quản lý mới không tránh khỏi phải đương đầu với những khó khăn khi điều kiện kinh doanh không còn như trước, Công ty đã có những cố gắng trong quản lý tổ chức các hoạt động kinh doanh, từng bước đưa hoạt động của Công ty đi vào ổn định và kinh doanh có lãi. -Môi trường hoạt động : Nằm trong bối cảnh thị trường thuốc VN rất sôi động ;thị trường thuốc phong phú, đa dạng về chủng loại . Đặc điểm địa bàn là một tỉnh miền núi, diện tích lớn, dân số không tập trung, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ & chữa bệnh của nhân dân lớn... S=8305,21Km2 Dân số=733974(người) Cạnh tranh trong địa bàn hoạt động : Nhà thuốc tư nhân, đại lý bán thuốc, công ty TNHN, các chi nhánh của một số công ty lớn mở trên địa bàn là yếu tố cạnh tranh của Công ty, làm thị phần của Công ty tại tỉnh nhà bị thu hẹp. -Chức năng, nhiệm vụ của công ty :kinh doanh thuốc chữa bệnh, vật tư dụng cụ y tế, sản xuất nhỏ một số sản phẩm thông thường, phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân. 1.4.Phương pháp luận về phân tích hoạt động kinh doanh & các chỉ tiêu khảo sát 1.4.1.Lý luận về phân tích hoạt động kinh doanh Khái niệm : Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình kết quả hoạt động ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh & các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh: -Cho phép nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng về sức mạnh cũng như hạn chế của doanh nghiệp mình, từ đó có thể xác định đúng đắn mục tiêu cùng với chiến lược kinh doanh phù hợp. -PTHĐKD là công cụ để phát triển những khả năng tiềm tàng & công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. -Là cơ sở quan trọng để đưa ra các quyết định kinh doanh. -Là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. -Là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro. -Tài liệu PTHĐKD không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ mới có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay...với doanh nghiệp. Nội dung của PTHĐKD: Thông qua các chỉ tiêu kinh tế đánh giá quá trình hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh dưới tác động của các yếu tố ảnh hưởng. Thực hiện PTHĐKD cần thiết phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, xác định mối quan hệ phụ thuộc của các nhân tố tác động đến chỉ tiêu.Xây dựng mối liên hệ giữa các chỉ tiêu với nhau để phản ánh được tính đa dạng của nội dung phân tích. Nhiệm vụ của phân tích HĐKD: -Kiểm tra, đánh giá hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng. -Tìm các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu & nguyên nhân gây ra các ảnh hưởng đó. -Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng & khắc phục những yếu kém trong quá trình hoạt động kinh doanh. -Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã đề ra. 1.4.2.Các chỉ tiêu khảo sát Tổ chức bộ máy và cơ cấu nhân lực. Tổ chức bộ máy và cơ cấu nhân lực là một trong bốn nguồn lực quan trọng quyết định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự biến động của nhân lực và sắp sếp nhân lực không hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động của mỗi người, ảnh hưởng hoạt động của doanh nghiệp. Doanh số mua & cơ cấu nguồn mua. Doanh số mua thể hiện năng lực luân chuyển hàng hoá của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt kế hoạch mua hàng, đảm bảo đủ số lượng, kết cấu chủng loại thì sẽ góp phần vào việc thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh và tăng hiệu quả kinh tế. Nghiên cứu cơ cấu nguồn mua còn giúp xác định được nguồn hàng, đồng thời tìm ra được dòng hàng “ nóng ” mang lại nhiều lợi nhuận. Doanh số bán hàng(giá bán) Hệ số tiêu thụ hàng mua = Tổng doanh số mua(giá mua) Chỉ tiêu này cho biết mối quan hệ giữa lượng hàng mua vào và bán ra. Chỉ tiêu này ≥ 1 và tăng lên thì đánh giá hàng trong kỳ là tốt, vì tồn kho cuối kỳ giảm. Chỉ tiêu nay< 1 và giảm thì mua vào quá nhiều, bán ra chậm, hàng tồn kho cuối kỳ tăng lên là không tốt. Doanh số bán và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ. Doanh số bán ra có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Xem xét doanh số bán, tỷ lệ giữa bán buôn, bán lẻ để hiểu thực trạng của doanh nghiệp từ đó đưa ra một tỷ lệ tối ưu nhằm khai thác hết thị trường, đảm bảo lợi nhuận cao. Tình hình sử dụng phí. Phân tích tình hình sử dụng phí để nhận biết được tình hình quản lý và sử dụng chi phí của doanh nghiệp có hợp lý hay không, có mang lại hiệu quả kinh tế hay không ? Để từ đó đưa ra những chính sách, biện pháp nhằm quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tốt hơn. Phân tích vốn. Qua phân tích sử dụng vốn,doanh nghiệp có thể khai thác tiềm năng sẵn có, biết mình đang ở vị trí nào trong quá trình phát triển hay đang ở vị trí nào trong quá trình cạnh tranh với đơn vị khác, từ đó có biện pháp tăng cường quản lý. Kết cấu nguồn vốn. -Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. -Nguồn vốn nợ phải trả. + Nợ ngắn hạn. + Nợ dài hạn. -Nguồn vốn của chủ sở hữu. + Vốn cố định. + Vốn lưu động. + Vốn từ các quỹ khác. So sánh tổng số vốn đầu kỳ với cuối kỳ, xác định tỷ trọng từng nguồn vốn cụ thể trong tổng số nguồn vốn.Từ đó có thể biết được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính, mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh hoặc những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác vốn. -Xác định tỷ suất tự tài trợ, để biết khả năng về mặt tài chính Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ = ´100% Tổng nguồn vốn nợ Tình hình phân tích vốn. Phân tích nhằm xem xét tính chất hợp lý, của việc sử dụng vốn của doanh nghiệp như thế nào, phân bố cho các loại tài sản có hợp lý hay không ? Sự thay đổi kết cấu vốn có ảnh hưởng đến quá trình sản suất kinh doanh và phục vụ của doanh nghiệp... -Vốn phân bố vào tài sản lưu động -Vốn phân bố vào tài sản cố định -Tổng tài sản của doanh nghiệp Tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng vốn. Thể hiện việc sử dụng vốn của doanh nghiệp đã phù hợp hay chưa. Tốc độ luân chuyển vốn được thể hiện qua hai chỉ tiêu: -Số vòng quay vốn: là số lần luân chuyển v
Tài liệu liên quan