Đề tài Phân tích hoạt động quan hệ công chúng (PR) của tập đoàn unilever tại Việt Nam

Marketing đã ra đời được hơn một thế kỷ và cùng với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ ngày càng có nhiều công cụ Marketing ra đời.Và hẳn nhiên cho đến hôm nay, dân Marketing ai cũng biết rõ tầm quan trọng của Quan Hệ Với Công Chúng - PR (public relation) trong việc xây dựng thương hiệu. Ngay sau khi Laura Ries tung ra cuốn “Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi” đã thu hút được sự đồng tình trong giới làm quảng cáo tại Việt Nam. Nó làm thay đổi cơ cấu giữa PR và Quảng cáo ngay khi PR còn quá non trẻ. Và những thương hiệu mới, họ say sưa tìm tòi những cách làm PR phù hợp với tiềm lực công ty, phù hợp với thị trường hiện tại. Theo như Laura Ries, Quảng cáo ngày nay thực sự chỉ là “hội chứng giấy dán tường”, nó chỉ phù hợp với các thương hiệu đã cũ nhằm mang tính nhắc nhớ. người ta đã quá chán với việc “chúng tôi nói về chúng tôi” kiểu quảng cáo. Mà có anh nào là khiêm tốn đâu. Chính vì thế người tiêu dùng cảm giác quảng cáo không thật, “cứ giả giả thế nào ấy”. Ngày nay, tại thị trường Việt Nam, đã có rất nhiều doanh nghiệp ý thức được tầm quan trọng của PR, và sử dụng hữu hiệu nó đế quảng bá hình ảnh của mình. Tuy nhiên, do mới bước vào nền kinh tế thị trường và đặc biệt là đứng trước những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều bỡ ngỡ, còn những điều phải học hỏi. Và hình mẫu tiêu biểu để các doanh nghiệp Việt Nam học tập có lẽ chính là tập đoàn Unilever Việt Nam. Unilever VN đã có hàng loạt những hoạt động PR rất thành công.

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 2797 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động quan hệ công chúng (PR) của tập đoàn unilever tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần1. Mở đầu Marketing đã ra đời được hơn một thế kỷ và cùng với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ ngày càng có nhiều công cụ Marketing ra đời.Và hẳn nhiên cho đến hôm nay, dân Marketing ai cũng biết rõ tầm quan trọng của Quan Hệ Với Công Chúng - PR (public relation) trong việc xây dựng thương hiệu. Ngay sau khi Laura Ries tung ra cuốn “Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi” đã thu hút được sự đồng tình trong giới làm quảng cáo tại Việt Nam. Nó làm thay đổi cơ cấu giữa PR và Quảng cáo ngay khi PR còn quá non trẻ. Và những thương hiệu mới, họ say sưa tìm tòi những cách làm PR phù hợp với tiềm lực công ty, phù hợp với thị trường hiện tại. Theo như Laura Ries, Quảng cáo ngày nay thực sự chỉ là “hội chứng giấy dán tường”, nó chỉ phù hợp với các thương hiệu đã cũ nhằm mang tính nhắc nhớ. người ta đã quá chán với việc “chúng tôi nói về chúng tôi” kiểu quảng cáo. Mà có anh nào là khiêm tốn đâu. Chính vì thế người tiêu dùng cảm giác quảng cáo không thật, “cứ giả giả thế nào ấy”. Ngày nay, tại thị trường Việt Nam, đã có rất nhiều doanh nghiệp ý thức được tầm quan trọng của PR, và sử dụng hữu hiệu nó đế quảng bá hình ảnh của mình. Tuy nhiên, do mới bước vào nền kinh tế thị trường và đặc biệt là đứng trước những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều bỡ ngỡ, còn những điều phải học hỏi. Và hình mẫu tiêu biểu để các doanh nghiệp Việt Nam học tập có lẽ chính là tập đoàn Unilever Việt Nam. Unilever VN đã có hàng loạt những hoạt động PR rất thành công. Đi sâu vào phân tích hoạt động PR của Unilever sẽ giúp ta có được cái nhìn tổng quan nhất về những thành công và hạn chế của tập đoàn này trong việc quan hệ với công chúng, qua đó rút ra bài học bổ ích cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đây cũng chính là lý do em chọn đề tài này. §Ò tµi: Ph©n tÝch ho¹t ®éng quan hÖ c«ng chóng (PR) cña tập đoàn unilever tại Việt Nam Phần 2. Nội dung chính I.Một số lý luận 1.Khái niệm và tổng quan vê PR 1.1.Khái niệm PR: Bách khoa Toàn thư Thế giới (The World Book Encyclopedia) định nghĩa “public relations” (hay “PR”) là “một hoạt động nhằm mục đích tăng cường khả năng giao tiếp/truyền thông và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các tổ chức hoặc cá nhân với một hoặc nhiều nhóm được mệnh danh là công chúng. PR được hiểu là một hệ thống các nguyên tắc và các hoạt động có liên hệ một cách hữu cơ, nhất quán nhằm tạo dựng một hình ảnh; một ấn tượng; một quan niệm, nhận định; hoặc một sự tin cậy nào đó. Ở nước ta, những năm gần đây, đã có một số doanh nghiệp sử dụng PR như là một công cụ quan trọng trong tiếp thị và phát triển thương hiệu. Có thể lấy các ví dụ như chương trình “Đèn đom đóm” của sữa Cô gái Hà Lan; Bia Tiger với tài trợ cho chương trình phát sóng giải bóng đá ngoại hạng Anh; Biti’s với chương trình quà tặng, giảm giá hàng cho học sinh các trường tiểu học; Lego với chương trình quà lì xì năm mới cho học sinh tiểu học… - PR là một quá trình thông tin 2 chiều. Doanh nghiệp (chủ thể của hoạt động PR) không chỉ đơn thuần đưa ra các thông tin về hàng hoá, dịch vụ, về doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp tới nhóm đối tượng định trước mà còn phải lắng nghe các ý kiến phản hồi từ đối tượng được tuyên truyền. Thông qua đó, chủ thể của PR biết và hiểu được tâm lý, những mong muốn và nhận định của đối tượng về hàng hoá, dịch vụ để từ đó có thể điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp với từng đối tượng và từng hoàn cảnh cụ thể. Đây là cơ hội để doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp và lắng nghe những ý kiến từ người tiêu dùng về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. - PR mang tính khách quan cao. PR thường dùng các phương tiện trung gian (như các bài viết trên báo chí, các phóng sự truyền hình, truyền thanh, các chương trình tài trợ, các hoạt động từ thiện…), cho nên mọi thông điệp đến với các nhóm đối tượng tiêu dùng dễ được chấp nhận hơn, ít thể hiện tính thương mại hơn. Người tiêu dùng khi tiếp nhận thông tin về hàng hoá, dịch vụ thường cảm thấy thoải mái và dễ tin hơn, ít bị cảm giác “hội chứng quảng cáo”, nhất là khi những người viết bài, những người tham luận là những nhà khoa học, các yếu nhân. Điều này sẽ mang đến những cơ hội rất tốt để tạo dựng một ấn tượng, một sự tin tưởng của người tiêu dùng với hàng hoá mang thương hiệu được tuyên truyền. - Hoạt động PR chuyển tải một lượng thông tin nhiều hơn so với các phương tiện tuyên truyền, quảng bá khác. Người tiêu dùng có cơ hội nhận được lượng thông tin nhiều và kỹ hơn về hoạt động của bản thân doanh nghiệp cũng như sản phẩm của doanh nghiệp. Qua đó người tiêu dùng có thể hình dung về hướng phát triển cũng như quan điểm của doanh nghiệp trong việc quan tâm đến quyền lợi người tiêu dùng, về những ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. - Hoạt động PR thường mang đến lợi ích cụ thể cho đối tượng. Các doanh nghiệp mang lại cho người tiêu dùng những lợi ích đích thực (như các chương trình biểu diễn nghệ thuật, các khoản đóng góp từ thiện) qua đó nó rất gắn bó với người tiêu dùng và tạo cho người tiêu dùng sự gần gũi, thân thiện hơn nhiều đối với doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp. Chẳng hạn chương trình “P/S bảo vệ nụ cười” của kem đánh răng P/S đã khám, chữa răng miễn phí cho rất nhiều người các vùng khác nhau; Vì thế mà các thương hiệu này được người tiêu dùng yêu mến tin tưởng và lựa chọn. - PR thường có chi phí thấp hơn so với quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, trong khi hiệu quả thông tin lại không thấp hơn do tính chất tập trung của đối tượng và nhờ tác dụng rộng rãi của truyền miệng. Hoạt động PR cũng có những hạn chế nhất định: Thông tin không đến được với một số lượng rất lớn các đối tượng trong một thời gian ngắn do hoạt động PR chỉ tập trung được ở một nhóm đối tượng trong một khu vực định trước; Thông điệp đưa ra thường không gây “ấn tượng mạnh” và khó ghi nhớ hơn so với quảng cáo; Trong một số trường hợp sẽ khó kiểm soát nội dung thông điệp do phải chuyển tải qua bên thứ 3 (nhà báo, chuyên gia, sự kiện…).  Hoạt động PR luôn gắn liền với một nhóm đối tượng cụ thể và gắn liền với hoạt động tuyên truyền, quảng cáo. Xuất phát từ đó, để tiến hành hoạt động PR nhằm quảng bá cho thương hiệu, doanh nghiệp cần phải xây dựng một chiến lược cụ thể cho hoạt động này. Chiến lược PR không thể tách rời khỏi chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, nó cần phải nhắm tới nhóm đối tượng khách hàng cụ thể và cần tập trung vào một chủ thể nhất định. 1.2.Những hoạt động chủ yếu trong PR - Quan hệ báo chí và các phương tiện truyền thông. Đây là các hoạt động nhạy cảm và rất quan trọng. Gồm các công việc là: Tổ chức họp báo để giới thiệu sản mới và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp; soạn thảo các thông cáo báo chí, tổ chức các buổi thông tin, chỉ dẫn mang tính cập nhật cho các nhà báo về hàng hoá và hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt khi giới thiệu những thương hiệu mới mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh; sắp xếp các cuộc phỏng vấn, phóng sự đặc biệt về doanh nghiệp, về tư vấn tiêu dùng hàng hoá… Tùy theo mục đích tuyên truyền và điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động giới thiệu sản phẩm mới như cách mà nhiều công ty trong lĩnh vực điện tử thường áp dụng hoặc giới thiệu về các hoạt động xã hội mà doanh nghiệp đã làm cũng như chính sách chất lượng mà doanh nghiệp đang theo đuổi … Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao trong việc cung cấp thông tin và kích thích sự nhập cuộc của báo chí, có thể sử dụng chiến thuật “rò rỉ”  thông tin. Chiến thuật này không chỉ gây sự tò mò cho báo giới mà còn hấp dẫn cả các đối tượng khác như các nhà đầu tư, đối tác, khách hàng và ngay cả nhân viên của doanh nghiệp. - Tổ chức tốt các sự kiện. Tham  gia và tổ chức tốt các sự kiện có thể như khai trương, động thổ, khánh thành, các lễ kỷ niệm… Đây sẽ là dịp tốt để khách hàng biết nhiều hơn về doanh nghiệp, hàng hoá và hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó tạo niềm tin và lòng tự hào riêng cho đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp, góp phần củng cố quan hệ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp và gia tăng khả năng tuyên truyền từ chính những nhân viên trong doanh nghiệp. Tham gia các sự kiện, doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt các chương trình quảng cáo, tuyên truyền. Cũng cần lưu ý rằng sự tham gia tràn lan các sự kiện thường làm cho doanh nghiệp phải chi phí quá nhiều, trong khi ấn tượng về thương hiệu của doanh nghiệp có thể bị xem nhẹ. Nên chọn lọc các sự kiện có liên quan và gắn bó với thương hiệu, cần tuyên truyền và cần có sự đầu tư thích đáng khi tham gia nhằm tạo sự chú ý của của công chúng. - Đối phó với rủi ro và khắc phục các sự cố. Đối phó với các sự cố có thể là giải quyết tốt các khiếu nại hoặc sự cố của khách hàng, thậm chí có thể là cảnh báo về nguy cơ hàng giả và tuyên truyền chống hàng giả, bồi thường cho khách hàng… Chính điều này đã tạo được lòng tin của khách hàng đối với hoạt động và sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên cần hết sức tỉnh táo với các hoạt động này vì rất có thể thương hiệu của doanh nghiệp sẽ bị tẩy chay và doanh nghiệp sẽ phải trả giá vì sự dễ dãi trong xử lý các sự cố. - Các hoạt động tài trợ cộng đồng. Các hoạt động tài trợ và từ thiện cần trước hết xuất phát từ mục đích mang lại lợi ích cho cộng đồng, bên cạnh đó quảng bá thương hiệu. Các chương trình cho hoạt động này cần thiết thực, phù hợp với hoàn cảnh thực tế và không quá lạm dụng quảng cáo vì rất có thể sẽ tạo ra tác dụng ngược, gây khó chịu cho đối tượng được tuyên truyền. Hoạt động tài trợ cộng đồng và từ thiện thường được sử dụng trong quá trình quảng bá thương hiệu, doanh nghiệp, bởi trong trường hợp này hình ảnh về một doanh nghiệp dễ được chấp nhận hơn là hình ảnh về một hàng hoá cụ thể. Việc quảng bá thương hiệu trong hoạt động từ thiện dễ làm cho đối tượng được tài trợ và tuyên truyền có cách nhìn sai lệch về ý đồ cũng như thiện chí của doanh nghiệp. 1.3.nhiệm vụ và vai trò của người làm PR Trong khi các trách nhiệm căn bản của chuyên gia PR gần như không thay đổi lắm trong các thập kỷ vừa qua, thì ngược lại yêu cầu về chuyên gia và cách chuyên gia thực hiện các nhiệm vụ của mình đã thay đổi và sẽ tiếp tục thay đồi.  Đã có nhiều kêu gọi về việc đào sâu và đa dạng về kiến thức trong ngành này đang ngày càng trở nên hấp dẫn hơn trên phương diện toàn cầu. Có nhiều cách giải trình cho hoạt động PR và sự tổn thất lớn hơn nếu quản trị rủi ro và khủng hoảng truyền thông bị xử lý không hiệu quả. Cách mà chuyên gia PR áp dụng những kỹ năng đặc biệt của mình tùy thuộc vào vai trò mà họ đảm nhiệm trong tổ chức. Ba vai trò chính của những nhân viên PR nội bộ, nhân viên đại diện PR và chuyên gia PR độc lập có thể có chức năng như là tư vấn PR. Chúng ta sẽ xem xét những vai trò của từng người riêng biệt. Nhân viên PR nội bộ - chuyên gia PR nội bộ là những nhân viên của các tổ chức thương mại hoặc phi lợi nhuận hoặc các bộ phận của chính phủ như cơ quan địa phương, bang và liên bang. Họ thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt trong tổ chức của mình, nhưng họ chỉ thu được thu nhập như những nhân viên khác, và họ cùng chia sẻ những thông tin công ty. Yêu cầu đặc biệt của tổ chức thường quyết định đặc điểm công việc của từng nhân viên PR. Vị trí của nhân viên với các tổ chức nhỏ thường bao gồm trách nhiệm về quan hệ đối ngoại. Trong trường hợp tổ chức phi lợi nhuận nhỏ, chuyên viên PR thường làm việc với những tình nguyện cung cấp chuyên môn cao của chuyên gia khác nhau hoặc làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ giới hạn hoặc hỗ trợ. Các vị trí PR với các tổ chức lớn hơn có thể liên quan đến trách nhiệm cho tất cả những chức năng truyền thông khác liên quan đến PR, và trong một vài trường hợp đối với yếu tố con người (con người). Các tổ chức lớn thường thích mua các dịch vụ như nghiên cứu, nghe nhìn (mọi thứ từ băng đào tạo nhân viên đến băng ghi tin tức và thương mại) và có lẽ cả những báo cáo năm từ các nhà cung cấp phía ngoài. “Dịch vụ thuê ngoài” về dịch vụ PR đặc biệt đang ngày càng gia tăng khi công ty cắt giảm nhân viên nội bộ của mình. 2.Lập Kế Hoạch Thực Hiện Chương Trình PR Có 4 lý do cần thiết phải lập kế hoạch cho chương trình PR:  - Nhằm thiết lập mục tiêu cho các hoạt động PR, tạo cơ sở đánh giá kết quả sau này. - Nhằm ước tính số giờ làm việc và các chi phí liên quan khác. - Nhằm chọn các ưu tiên về số lượng và lịch trình thực hiện các hoạt động khác nhau trong chương trình. - Nhằm quyết định tính khả thi của việc tiến hành các mục tiêu đã đề ra trong điều kiện có đầy đủ nhân sự với năng lực phù hợp, có sẵn các thiết bị như thiết bị văn phòng, máy quay hay phương tiện đi lại, và có đủ kinh phí. MÔ HÌNH HOẠCH ĐỊNH PR  Dưới đây là một mô hình kế hoạch PR đơn giản được đông đảo các chuyên gia PR chấp nhận. Nó bao gồm 4 mục:  (1) Tìm hiểu tình hình  Các phương pháp giúp đánh giá tình hình  -Thăm dò ý kiến thái độ. - Xem xét qua các bái báo viết về tổ chức, hay những phóng sự trên truyền hình. - Các nhà báo doanh số và dự báo khuynh hướng doanh số trong tương lai. - Tình hình cạnh tranh và hiệu quả của việc nhập khẩu. - Giá cổ phiếu, đánh giá về tị trường chứng khoán, cổ tức và bảng cân đối - Mối quan hệ lao động - những cuộc đình công và thỏa thuận về lương bổng. - Tình hình thời tiết và ảnh hưởng của nó. - Sự than phiền của khách hàng, tình hình sản phẩm hay báo cáo về việc thử nghiệm. - Thảo luận với đội ngũ phân phối và bán hàng. - Giá cả và ảnh hưởng của việc thay đổi giá - Những yếu tố ảnh hưởng thị trường: Kinh tế, xã hội, chính trị. - Thái độ của những người có ý kiến ảnh hưởng đến dư luận. (2) Xác định mục tiêu - Để nâng cao số lượng và chất lượng người dự tuyển vào công ty. - Để công bố những thành tích của công ty mà ít người được biết và để đạt được sự vẻ vang cũng như thu phục lòng tin từ công chúng. - Để mọi người biết đến công ty và hiểu về hoạt động của công ty trong các tị trường xuất khẩu mới. - Để cải thiện mối quan hệ với công cúng sau những chỉ trích do hiểu lầm về các dự định của công ty. - Để hướng dẫn, đào tạo người lắp đặt thiết bị, người sử dụng hay người tiêu dùng sản phẩm. - Để khôi phục niềm tin của công chúng sau một biến cố khiến dư luận cho rằng công ty hoạt động không hiệu quả và nguyên nhân của nó đã được điều chỉnh. - Để mọi người biết đến việc tham gia hoạt động xã hội của chủ tịch công ty. - Để ủng hộ một chương trình trao học bổng / tài trợ. - Để các chính trị gia biết rõ hơn về các hoạt động của công ty, bởi vì một số luật sắp ban hành có thể ảnh hưởng không tốt đến công ty. - Để công chúng biết đến hoạt động nghiên cứu của công ty.  (3) Lựa chọn phương tiện truyền thông  Có thể sử dụng những phương tiện truyền thông sau cho mục đích PR:  - Báo chí: Báo phát hành trên cả nước hay chỉ trong khu vực; báomiễn phí, báo chuyên ngành, ấn bản phát hành từng năm. - Các phương tiện nghe nhìn: Băng hình - Đài phát thanh: Cả nước, địa phương, quốc tế - Đài truyền hình: Quốc tế, cả nước hay địa phương - Triển lãm: Các cuộc triển lãm PR đặc biệt, các cuộc triển lãm thương mại hay buổi giới thiệu cho công chúng. - Tài liệu in ấn: Giáo dục, thông tin… - Thư trực tiếp: Những thư cá nhân gởi kèm thông điệp PR. - Lời nói: Những buổi giao tiếp trực tiếp có thể mang lại hiệu quả dù là qua một bữa ăn, lúc dùng cà phê, trong văn phòng, qua điện thoại hoặc ngay công xưởng. - Tài trợ: Trong các lĩnh vực nghệ thuật, thể thao, các hoạt động lễ hội, học bổng, chương trình từ thiện. Thường luôn có yếu tố PR trong tất cả các chương trình tài trợ vì nó thể hiện thành ý của tổ chức. (4)Đánh giá kết quả PR là một hoạt động cụ thể, có thể đo lường kết quả dựa trên những mục tiêu đã được xác định II.Thực trạng hoạt động quan hệ với công chúng của tập đoàn unilever tại Việt Nam 1.Giới thiệu sơ lược về unilever Việt Nam   Công ty Unilever Việt Nam là chi nhánh của tập đoàn Unilever Mỹ - một tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng. Tại thị trường Việt Nam, Unilever được người tiêu dùng biết đến thông qua các thương hiệu sản phẩm nổi tiếng của Công ty Lever Việt Nam như LUX, ORGANICS, SUNSIL, CLEAR, DOVE, LIFEBOUY dành cho chăm sóc tóc, POND’S, HAZERLINE, VASELINE dành cho chăm sóc da hay P/S, CLOSE-UP dành cho chăm sóc răng miệng, các sản phẩm tẩy rửa như OMO, VISO, SUNLIGHT, COMFORT, VIM và các sản phẩm ngành thực phẩm như KNORR, LIPTON. Tập đoàn Unilever Mỹ ra đời từ năm 1930, tuy nhiên tại Việt Nam thì Unilever mới chỉ bắt đầu hoạt động kinh doanh từ năm 1995. Và vào ngày 27/4/2005, tại Hà nội Công ty Unilever Việt Nam đã tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì và kỷ niệm 10 năm hoạt động tại Việt Nam. Unilever Việt Nam đã được Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ công nhận là một điển hình về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vì những thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh cũng như hỗ trợ cộng đồng. Đến nay, Unilever Việt Nam đã có 2 doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam là Liên doanh Lever Việt Nam và Công ty 100% vốn nước ngoài Unilever Bestfoods & Elida P/S. Trong 10 năm hoạt động, Unilever Việt Nam luôn có sự tăng trưởng mạnh, đóng góp cho ngân sách nhà nước hơn 2.000 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 2.000 lao động trực tiếp và hơn 6.000 lao động gián tiếp. Unilever Việt Nam đã xây dựng và phát triển các mối quan hệ và hỗ trợ các đối tác, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các hình thức hỗ trợ chuyển giao công nghệ, trợ giúp kỹ thuật và kiểm soát chất lượng; giúp tiếp cận những khoản vay tài chính và ký kết các hợp đồng sản xuất, gia công, cung cấp nguyên vật liệu... Đến nay, Unilever Việt Nam đã có mối quan hệ với 8 doanh nghiệp gia công trong nước, hàng chục doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu, 350 nhà phân phối và 150.000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc. Cùng với những nhà máy sản xuất hiện đang hoạt động tại Thủ Đức và Củ Chi, Biên hòa, Unilever xây dựng trung tâm phân phối tại Bình Dương- trên khu đất 10ha với tổng vốn đầu tư 15 triệu USD tại Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore. Đây là kho chứa hàng có công suất 2.000 tấn/ngày, là nơi tập trung tất cả sản phẩm của Unilever được sản xuất từ các nhà máy ở Thủ Đức, Củ Chi, Biên Hòa... để phân phối đi các tỉnh, thành. 2.Thực trạng hoạt động quan hệ với công chúng của Unilever tại Việt Nam. 2.1.hoạt động PR chủ động của tập đoàn Unilever tại Việt Nam: Từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thị trường Việt Nam, tập đoàn Unilever đã có rất nhiều những hoạt động cộng đồng có ý nghĩa và thông qua đó thực hiện tốt những chiến lược PR của mình. Sau đây là 1 số hoạt động PR chủ động của Unilever tại Việt Nam: + Ngày 22/9/2005, nhãn hàng OMO thuộc công ty Unilever Việt Nam phối hợp với Hội Đồng Đội, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam công bố triển khai chương trình “OMO - Áo trắng ngời sáng tương lai” năm 2005. “Áo trắng ngời sáng tương lai” là một hoạt động thường niên của nhãn hàng OMO kể từ năm 2001. Trong suốt bốn năm, chương trình đã gặt hái nhiều thành công, tạo được lòng tin tưởng của cộng đồng đối với chương trình và đặt biệt trở thành một hoạt động mang tính xã hội cao. Cũng như mọi năm chương trình “OMO - Áo trắng ngời sáng tương lai” năm 2005 tiếp tục thu nhận áo trắng, chọn lọc, giặt sạch và trao tặng cho những học sinh hiếu học có hoàn cảnh khó khăn trên mọi miền đất nước. Trong những năm qua chương trình đã trao tặng hơn 500.000 chiếc áo trắng đồng phục, mang lại niềm vui cho hơn 500.000 học sinh nghèo hiếu học. công ty Unilever Việt Nam cho biết chương trình "Áo trắng ngời sáng tương lai” năm 2005 được tiếp tục và phát triển lên một tầm cao mới. "Thông qua chương trình năm nay, chúng tôi muốn được chung tay, chung sức cùng với xã hội phát triển thế hệ trẻ Việt Nam thành những con người nhân ái, biết chia sẽ và có trách nhiệm với cộng đồng. Dẫu biết rằng đó là một quá trình lâu dài, cần có sự góp sức của cả xã hội, nhưng chúng tôi tin tuởng rằng những nỗ lực dù nhỏ bé này sẽ đơm hoa kết trái". Cũng chính vì thế mà Unilever đã áp dụng cách thức "hằn sâu nhận thức" cho sản phẩm OMO. Mỗi gói OMO được bán ra sẽ có 99 VND được gửi vào "Quỹ áo trắng tặng bạn" và những người có áo trắng cũ có thể gửi cho OMO để họ làm trắng lại và tặng các bạn học sinh nghèo. Đây thực sự là một chương trình quan hệ công chúng lớn và sâu sắc để định vị một thương hiệu dẫn đầu. Trong 3 năm
Tài liệu liên quan