Đề tài Phân tích hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ từ năm 2007 đến tháng 6 năm 2010

Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi nước ta chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2007, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới không ngừng phát triển, kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng. Cùng với sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang chú trọng vào chất lượng và sản lượng của các sản phẩm xuất nhập khẩu. Các sản phẩm thế mạnh của nước ta khi xuất vào các nước và khu vực khác là gạo sang Philipines, thủy sản sang Mỹ, EU Đồng bằng sông Cửu Long – vùng đất được thiên nhiên ưu đãi là một trong những vùng có thế mạnh về các loại nông sản này. Điển hình như mặt hàng gạo vào năm 2009, lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu được hơn 6 triệu tấn gạo, tương đương 3 tỷ USD. Trong đó, khu vực ĐBSCL đóng góp tới 95% lượng gạo xuất khẩu cả nước. Các doanh nghiệp lớn trong vùng đang dần mở rộng quy mô xuất nhập khẩu, góp phần phát triển kinh tế vùng, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Một trong những vấn đề nan giải của các doanh nghiệp ở ĐBSCL hiện nay là thiếu nguồn vốn lưu động cho hoạt động xuất khẩu, thiếu vốn để nhập khẩu các nguyên liệu trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh, và nguồn tín dụng cho khu vực có những đặc trưng như nhu cầu vốn cho hoạt động xuất nhập khẩu thường cao hơn mức huy động được tại địa bàn, mạng lưới của các ngân hàng chưa bao phủ rộng, khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp từ các tổ chức tín dụng còn hạn chế. Hiểu được nhu cầu đó, ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ – một trong những ngân hàng lớn và uy tín ở vùng đất chín rồng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, luôn đặt lợi ích của khách hàng, doanh nghiệp lên hàng đầu. Trong thời gian qua, ngân hàng đã chú trọng vào các sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu, tăng cường huy động vốn phục vụ hoạt động này và đã gặt hái được những thành tích đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng cũng gặp phải không ít khó khăn, rủi ro như các hình thức tín dụng nội địa. Vì những lí do trên chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ từ năm 2007 đến tháng 6 năm 2010” để nghiên cứu, đồng thời đề ra những giải pháp khắc phục khó khăn thúc đẩy hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu phát triển, đóng góp cho hoạt động tài trợ tại ngân hàng ngày càng phát triển thu được nhiều lợi nhuận nói riêng, gián tiếp giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất nhập khẩu, góp phần phát triển kinh tế vùng nói chung

doc12 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ từ năm 2007 đến tháng 6 năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi nước ta chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2007, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới không ngừng phát triển, kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng. Cùng với sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang chú trọng vào chất lượng và sản lượng của các sản phẩm xuất nhập khẩu. Các sản phẩm thế mạnh của nước ta khi xuất vào các nước và khu vực khác là gạo sang Philipines, thủy sản sang Mỹ, EU… Đồng bằng sông Cửu Long – vùng đất được thiên nhiên ưu đãi là một trong những vùng có thế mạnh về các loại nông sản này. Điển hình như mặt hàng gạo vào năm 2009, lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu được hơn 6 triệu tấn gạo, tương đương 3 tỷ USD. Trong đó, khu vực ĐBSCL đóng góp tới 95% lượng gạo xuất khẩu cả nước. Các doanh nghiệp lớn trong vùng đang dần mở rộng quy mô xuất nhập khẩu, góp phần phát triển kinh tế vùng, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Một trong những vấn đề nan giải của các doanh nghiệp ở ĐBSCL hiện nay là thiếu nguồn vốn lưu động cho hoạt động xuất khẩu, thiếu vốn để nhập khẩu các nguyên liệu trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh, và nguồn tín dụng cho khu vực có những đặc trưng như nhu cầu vốn cho hoạt động xuất nhập khẩu thường cao hơn mức huy động được tại địa bàn, mạng lưới của các ngân hàng chưa bao phủ rộng, khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp từ các tổ chức tín dụng còn hạn chế. Hiểu được nhu cầu đó, ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ – một trong những ngân hàng lớn và uy tín ở vùng đất chín rồng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, luôn đặt lợi ích của khách hàng, doanh nghiệp lên hàng đầu. Trong thời gian qua, ngân hàng đã chú trọng vào các sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu, tăng cường huy động vốn phục vụ hoạt động này và đã gặt hái được những thành tích đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng cũng gặp phải không ít khó khăn, rủi ro như các hình thức tín dụng nội địa. Vì những lí do trên chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ từ năm 2007 đến tháng 6 năm 2010” để nghiên cứu, đồng thời đề ra những giải pháp khắc phục khó khăn thúc đẩy hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu phát triển, đóng góp cho hoạt động tài trợ tại ngân hàng ngày càng phát triển thu được nhiều lợi nhuận nói riêng, gián tiếp giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất nhập khẩu, góp phần phát triển kinh tế vùng nói chung. 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu chung Phân tích hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ, từ đó đề ra những giải pháp giúp phát triển hoạt động này. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu tổng quát hoạt động kinh doanh và hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ. - Phân tích hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu. - Phân tích những thuận lợi và khó khăn của hoạt động này. - Đề ra những giải pháp khắc phục khó khăn, phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu ngày càng lớn mạnh. 3. Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu: 3.1. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng kinh doanh tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ như thế nào? - Hoạt động thanh toán quốc tế ra sao? - Tình hình TTXNK như thế nào? Kết quả ra sao? - Những thuận lợi và khó khăn của hoạt động này là gì? - Những giải pháp nào giúp khắc phục những khó khăn và thúc đẩy hoạt động TTXNK ngày càng phát triển? 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Phạm vi về không gian Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh Cần Thơ. 4.2. Phạm vi về thời gian Số liệu thu thập từ năm 2007 đến hết tháng 06/2010. 4.3. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động TTXNK tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ. 5. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu Đỗ Thị Ngọc Hân (2007), luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình cho vay TTXNK tại ngân hàng ngoại thương Cần Thơ”. Đề tài sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp thống kê phân tích doanh số cho vay, dư nợ, thu nợ… của hoạt động tín dụng này. Từ đó phản ánh thực trạng và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTXNK. Phạm Thị Hương Giang (2009), luận văn tốt nghiệp “Phân tích hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Eximbank chi nhánh Cần Thơ”. Đề tài sử dụng phương pháp chi tiết, thống kê, biểu đồ, so sánh để phân tích các chỉ số trong hoạt động TTXNK, phân tích thực trạng, đánh giá hoạt động TTXNK tại ngân hàng, và đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTXNK. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: 6.1. Phương pháp nghiên cứu 6.1.1 Phương pháp thu thập số liệu Sử dụng phương pháp Bàn giấy (Desk research): phương pháp này có tên gọi xuất phát ở chỗ người nghiên cứu có thể ngồi tại bàn giấy của mình để tiến hành nghiên cứu không cần ra hiện trường. Muốn vậy người nghiên cứu phải sử dụng thông tin có sẵn khác nhau, không phải do tự mình điều tra cho đề tài nghiên cứu. Số liệu thứ cấp trong luận văn lấy từ ngân hàng (các bảng báo cáo, thống kê theo kỳ…) các số liệu trên sách, báo, website có liên quan đến ngân hàng ACB. 6.1.2 Phương pháp phân tích số liệu 6.1.2.1 Phương pháp mô tả số liệu Nêu ra ý nghĩa của các thông số để từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá các yếu tố đang xem xét hoặc phân tích. 6.1.2.2 Phương pháp so sánh số tương đối, tuyệt đối - Khái niệm Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Các chỉ tiêu này có cùng một nội dung, một tính chất tương tự nhằm để xác định mức biến động, xu hướng của các chỉ tiêu. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng được so sánh. Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. - Các phương pháp so sánh + Phương pháp so sánh số tuyệt đối Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. F = Ft– F0 Trong đó: Ft là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc + Phương pháp so sánh số tương đối Là kết quả của phép chia giữa trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. x 100 6.1.2.3 Phương pháp tỷ trọng Xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm được trong tổng thể các yếu tố đang xem xét phân tích. Từ đó đánh giá được quy mô và tầm quan trọng của yếu tố trong tổng thể. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ 1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 1.1.2 Một số nét nổi bật. 1.2 NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ 1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 1.2.2. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực 1.2.2.1 Cơ cấu tổ chức 1.2.2.2 Nguồn nhân lực 1.2.3 Các sản phẩm, dịch vụ chính 1.3 Định hướng và mục tiêu hoạt động năm 2010 1.3.1 Định hướng 1.3.2 Mục tiêu trong năm 2010 1.4 khái quát tình hình kinh doanh 1.4.1 Tình hình huy động vốn 1.4.2 Tình hình sử dụng vốn. 1.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU 2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THANH TOÁN QUỐC TẾ 2.1.1 Doanh số thanh toán 2.1.2 Cơ cấu các phương thức thanh toán quốc tế 2.2 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU 2.2.1 Tổng quan tình hình hoạt động TTXNK 2.2.2 Tỷ trọng doanh số cho vay TTXNK 2.2.3 Cơ cấu TTXNK 2.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU 2.3.1 Phân tích hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo ngành 2.3.1.1 Doanh số cho vay 2.3.1.2 Doanh số thu nợ 2.3.2 Phân tích hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức tài trợ 2.3.2.1 Nội tệ 2.3.2.2 Ngoại tệ 2.3.3 Phân tích hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo sản phẩm 2.3.3.1 Sản phẩm tài trợ xuất khẩu a. Thu mua dự trữ gạo b. Tài trợ trước khi giao hàng c. Tài trợ sau khi giao hàng 2.3.3.2 Tài trợ nhập khẩu 2.4 SO SÁNH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU VỚI MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU 3.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU 3.1.1 Thuận lợi - Vĩ mô: - Vi mô: 3.1.2 Khó khăn: - Vĩ mô: - Vi mô: 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTXNK 3.2.1 Tăng cường công tác huy động vốn đặc biệt là ngoại tệ 3.2.2 Tạo lòng tin đối với khách hàng 3.3 ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIẾP THỊ SẢN PHẨM TTXNK 3.3.1 Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, tăng nguồn nhân lực cho bộ phận TTXNK CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN 4.2 KIẾN NGHỊ 4.2.1 Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu 4.2.2 Đối với ngân hàng Á Châu 4.2.3 Đối với ngân hàng nhà nước TÀI LIỆU THAM KHẢO - Thái Văn Đại (2003). Giáo trình Quản Trị Ngân hàng Thương Mại, Đại học Cần Thơ. - Nguyễn Minh Kiều (2006). Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống Kê. - Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân (2003). Tín dụng xuất nhập khẩu – Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, NXB thống kê Hà Nội. - Bản cáo bạch ngân hàng Á Châu. - Các website: Ngân hàng Á Châu (www.acb.com.vn) Bộ Thương mại (www.moit.gov.vn) MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1 Mục tiêu chung 2 2.2 Mục tiêu cụ thể 2 3. Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu 2 3.1 Câu hỏi nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 3 4.1 Phạm vi về không gian 3 4.2 Phạm vi về thời gian 3 4.3 Đối tượng nghiên cứu 3 5. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu 3 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3 6.1 Phương pháp luận 3 6.2 Phương pháp nghiên cứu 4 PHẦN NỘI DUNG 5 Chương 1. Khái quát về ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ 5 1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 5 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 5 1.1.2 Một số nét nổi bật 5 1.2 Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ 5 1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 5 1.2.2 Cơ cấu tổ chức và nguồn lực 5 1.2.3 Các sản phẩm, dịch vụ chính 5 1.3 Định hướng và mục tiêu và mục tiêu hoạt động của năm 2011 5 1.3.1 Định hướng 5 1.3.2 Muc tiêu trong năm 2011 5 1.4 Khái quát tình hình kinh doanh 5 1.4.1 Tình hình huy động vốn 5 1.4.2 Tình hình sử dụng vốn 5 1.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 5 Chương 2 Phân tích tình hình hoat động tài trợ xuất nhập khẩu 6 2.1 Khái quát tình hình thanh toán quốc tế 6 2.1.1 Doanh số thanh toán 6 2.1.2 Cơ cấu các phương thức thanh toán quốc tế 6 2.2 Khái quát hoạt động TTXNK 6 2.2.1 Tổng quan tình hình hoạt động TTXNK 6 2.2.2 Tỷ trọng doanh số cho vay TTXNK 6 2.2.3 Cơ cấu TTXNK 6 2.3 Phân tích hoạt động TTXNK 6 2.3.1 Phân tích hoạt động TTXNK theo ngành 6 2.3.2 Phân tích hoạt động TTXNK theo phương thức tài trợ 6 2.3.3 Phân tích hoạt động TTXNK theo sản phẩm 6 2.4 So sánh hoạt động TTXNK với một số ngân hàng trên địa bàn 6 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTXNK 7 3.1 Những thuận lợi và khó khăn của hoạt động TTXNK 7 3.1.1 Thuận lợi 7 3.1.2 Khó khăn 7 3.2 Một số giải pháp và phát triển hoạt động TTXNK 7 3.2.1 Tăng cường công tác huy động vốn, đặc biệt là ngoại tệ 7 3.2.2 Tạo lòng tin đối với khách hàng 7 3.2.3 Đẩy mạnh công tác tiếp thị sản phẩm TTXNK 7 3.2.4 Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, tăng nguồn lực bộ phận TTXNK 7 Chương 4. Kết luận và kiến nghị 8 4.1.Kết luận 8 4.2.Kiến nghị 8 4.2.1 Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu 8 4.2.2 Đối với ngân hàng Á Châu 8 4.2.3 Đối với ngân hàng nhà nước 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO 9 PHỤ LỤC 10
Tài liệu liên quan