Đề tài Phân tích hoạt động Tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hòa

Hội nhập kinh tế quốc tế cơ hội và thách thức mở ra đối với tất cả các ngành nghề ở Việt Nam. Trong đó, ngành Nông nghiệp được đánh giá là ngành sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức nhất; do trình độ sản xuất còn thấp, các mặt hàng nông sản khi tham gia vào cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu lại vấp phải sự bảo hộ trong sản xuất của các nước phát triển. Điều đó càng tạo sức ép cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành Nông nghiệp Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam còn khoảng gần 70% người dân số sống ở nông thôn và Nông nghiệp đang là nguồn sinh kế chính. Hàng năm, ngành Nông nghiệp cũng đóng góp hàng tỷ USD vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Với vị trí quan trọng như vậy nông nghiệp là chìa khóa của sự ổn định và phát triển đối với người dân. Trong bối cảnh hội nhập WTO, nông nghiệp nước ta có thể có thêm nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng có không ít những tác động ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của ngành, ảnh hưởng đến an ninh lương thực của người nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo. Mặt khác, vấn đề công nghiệp hóa và cơ khí hóa nông nghiệp để tăng năng suất và tăng cường khả năng cạnh tranh cho ngành Nông nghiệp Việt Nam vẫn đang là một bài toán khó. Có nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình chuyển giao công nghệ, phương pháp và sáng kiến nông nghiệp từ những nước công nghiệp phát triển sang các nước đang phát triển, chẳng hạn như thiếu vốn đầu tư và hệ thống tín dụng nông nghiệp và nông thôn, thiếu hoặc chưa có đủ các hành lang pháp lý nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, không đủ khả năng và nguồn tài chính để thực hiện các nghiên cứu khoa học, đặc biệt về sinh học và tổ chức ứng dụng hiệu quả các kết quả nghiên cứu khoa học. Đây thực sự là một điểm yếu của nông nghiệp Việt Nam. Để tăng cường nguồn vốn đầu tư cho nền sản xuất có nhiều biện pháp khác nhau, đa dạng và phong phú, trong đó biện pháp rất quan trọng là nâng cao khả năng hoạt động tín dụng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo) ra đời không chỉ giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mọi lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi vùng có điều kiện địa lý, kinh tế khác nhau nên công tác hoạt động tín dụng cũng gặp những khó khăn nhất định. Với mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp cả nước NHNo đang từng bước hỗ trợ nguồn vốn cho nông dân, giúp người nông dân làm giàu trên chính mảnh đất của họ. Huyện Đông Hòa đóng vai trò trong chiến lược liên kết vùng phát triển kinh tế của tỉnh Phú Yên. Sau khủng hoảng tài chính, đời sống bà con càng khó khăn hơn, hạn hán, mất mùa dẫn đến nhiều hộ nông dân thua lỗ, mất khả năng trả nợ. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đông Hòa đang hoạt động trên địa bàn huyện. Từ những lý do trên, em quyết định chọn đề tài “Phân tích hoạt động Tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hòa” nhằm tìm ra giải pháp đầu tư tốt nhất cho Ngân hàng; nâng cao hiệu quả tín dụng. Đồng thời, giúp nông dân tiếp cận được nguồn vốn một cách tối ưu, tăng năng suất, tăng khả năng cạnh tranh cho ngành Nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Đề tài gồm 4 chương như sau:  Chương 1: Giới thiệu về NHNo&PTNT huyện Đông Hòa  Chương 2: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Đông Hòa  Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Đông Hòa  Chương 4: Kết luận và kiến nghị Vì thời gian và điều kiện hạn chế nên đề tài chỉ nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến công tác tín dụng của NHTM nói chung và đi sâu nghiên cứu chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đông Hòa nói riêng trên cơ sở số liệu Ngân hàng trong hai năm 2009 và 2010 cho nên không tránh được những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của quý Thầy Cô và Ban lãnh đạo Ngân hàng giúp em khắc phục những hạn chế và khuyết điểm trong đề tài.

doc47 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động Tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Hội nhập kinh tế quốc tế cơ hội và thách thức mở ra đối với tất cả các ngành nghề ở Việt Nam. Trong đó, ngành Nông nghiệp được đánh giá là ngành sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức nhất; do trình độ sản xuất còn thấp, các mặt hàng nông sản khi tham gia vào cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu lại vấp phải sự bảo hộ trong sản xuất của các nước phát triển. Điều đó càng tạo sức ép cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành Nông nghiệp Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam còn khoảng gần 70% người dân số sống ở nông thôn và Nông nghiệp đang là nguồn sinh kế chính. Hàng năm, ngành Nông nghiệp cũng đóng góp hàng tỷ USD vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước… Với vị trí quan trọng như vậy nông nghiệp là chìa khóa của sự ổn định và phát triển đối với người dân. Trong bối cảnh hội nhập WTO, nông nghiệp nước ta có thể có thêm nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng có không ít những tác động ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của ngành, ảnh hưởng đến an ninh lương thực của người nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo. Mặt khác, vấn đề công nghiệp hóa và cơ khí hóa nông nghiệp để tăng năng suất và tăng cường khả năng cạnh tranh cho ngành Nông nghiệp Việt Nam vẫn đang là một bài toán khó. Có nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình chuyển giao công nghệ, phương pháp và sáng kiến nông nghiệp từ những nước công nghiệp phát triển sang các nước đang phát triển, chẳng hạn như thiếu vốn đầu tư và hệ thống tín dụng nông nghiệp và nông thôn, thiếu hoặc chưa có đủ các hành lang pháp lý nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, không đủ khả năng và nguồn tài chính để thực hiện các nghiên cứu khoa học, đặc biệt về sinh học và tổ chức ứng dụng hiệu quả các kết quả nghiên cứu khoa học. Đây thực sự là một điểm yếu của nông nghiệp Việt Nam. Để tăng cường nguồn vốn đầu tư cho nền sản xuất có nhiều biện pháp khác nhau, đa dạng và phong phú, trong đó biện pháp rất quan trọng là nâng cao khả năng hoạt động tín dụng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo) ra đời không chỉ giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mọi lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi vùng có điều kiện địa lý, kinh tế khác nhau nên công tác hoạt động tín dụng cũng gặp những khó khăn nhất định. Với mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp cả nước NHNo đang từng bước hỗ trợ nguồn vốn cho nông dân, giúp người nông dân làm giàu trên chính mảnh đất của họ. Huyện Đông Hòa đóng vai trò trong chiến lược liên kết vùng phát triển kinh tế của tỉnh Phú Yên. Sau khủng hoảng tài chính, đời sống bà con càng khó khăn hơn, hạn hán, mất mùa dẫn đến nhiều hộ nông dân thua lỗ, mất khả năng trả nợ. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đông Hòa đang hoạt động trên địa bàn huyện. Từ những lý do trên, em quyết định chọn đề tài “Phân tích hoạt động Tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hòa” nhằm tìm ra giải pháp đầu tư tốt nhất cho Ngân hàng; nâng cao hiệu quả tín dụng. Đồng thời, giúp nông dân tiếp cận được nguồn vốn một cách tối ưu, tăng năng suất, tăng khả năng cạnh tranh cho ngành Nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Đề tài gồm 4 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu về NHNo&PTNT huyện Đông Hòa Chương 2: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Đông Hòa Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Đông Hòa Chương 4: Kết luận và kiến nghị Vì thời gian và điều kiện hạn chế nên đề tài chỉ nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến công tác tín dụng của NHTM nói chung và đi sâu nghiên cứu chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đông Hòa nói riêng trên cơ sở số liệu Ngân hàng trong hai năm 2009 và 2010 cho nên không tránh được những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của quý Thầy Cô và Ban lãnh đạo Ngân hàng giúp em khắc phục những hạn chế và khuyết điểm trong đề tài. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Cơ cấu tổng nguồn vốn kinh doanh năm 2009 - 2010 Bảng 2.2: Cơ cấu huy động tiền gửi theo kỳ hạn năm 2009 – 2010 Bảng 2.3: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng Bảng 2.4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Bảng 2.5: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng Bảng 2.6: Dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng Bảng 2.7: Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế Bảng 2.8: Nợ xấu theo thành phần kinh tế Bảng 2.9: Nợ xấu theo ngành kinh tế Bảng 2.10: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động Tín dụng năm 2009 - 1010 Bảng 2.11: Phân loại nợ theo Quyết định 636/2005/QĐ-HĐQT của NHNo&PTNT Việt Nam DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Hình 2.1: Xu hướng tổng nguồn vốn kinh doanh trong giai đoạn 2005 – 2010 và kế hoạch năm 2015 Hình 2.2: Kết quả huy động vốn từ tiền gửi dân cư và các TCTD, TCKT Hình 2.3: Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế Hình 2.4: Xu hướng tổng dư nợ cho vay trong giai đoạn 2005 – 2010 và kế hoạch năm 2015 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TCTD: Tổ chức tín dụng TCKT: Tổ chức kinh tế NHTM: Ngân hàng thương mại NHNN: Ngân hàng Nhà nước CBTD: Cán bộ tín dụng CBNV: Cán bộ nhân viên NHNo&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn GIỚI THIỆU VỀ NHNo&PTNT HUYỆN ĐÔNG HÒA SƠ LƯỢC VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, TÌNH HÌNH DÂN CƯ, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐÔNG HÒA Vị trí địa lý Huyện Đông Hòa được thành lập theo Nghị định số 62/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Thủ tướng Chính Phủ trên cơ sở chia cắt huyện Tuy Hòa thành huyện Đông Hòa và huyện Tây Hòa thuộc tỉnh Phú Yên. Đông Hòa là huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía Nam tỉnh Phú Yên. Phía Bắc giáp thành phố Tuy Hòa và huyện Phú Hòa, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa và Biển Đông, phía Tây giáp huyện Tây Hòa, phía Đông giáp biển Đông.  Tình hình dân cư Huyện Đông Hòa có 26,959 ha diện tích tự nhiên và 115,246 nhân khẩu, gồm có 10 đơn vị hành chính gồm các xã: Hòa Tân Đông, Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Trung, Hòa Hiệp Nam, Hòa Tâm, Hòa Vinh, Hòa Xuân Đông, Hòa Xuân Tây, Hòa Xuân Nam và Xã Hòa Thành. Đặc điểm kinh tế - xã hội Huyện Đông Hòa đóng góp vai trò quan trọng trong chiến lược liên kết vùng phát triển kinh tế của tỉnh Phú Yên. Địa bàn huyện nằm trong vùng trọng điểm kinh tế chiến lược gồm: Vùng phát triển thương mại và dịch vụ: nằm ở phía Đông – Nam; gồm có cụm kinh tế Thương mại xã Hòa Hiệp Trung, Hòa Xuân Tây, Hòa Xuân Nam, Hòa Vinh; là vùng sẽ làm vệ tinh cho khu công nghiệp. Ngoài ra khai thác lợi thế bờ biển kéo dài từ xã Hòa Hiệp Bắc đến Vũng Rô để phát triển du lịch thu hút khách tham quan, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế động lực của huyện. Vùng nuôi trồng thủy sản: chủ yếu là khu vực hạ lưu sông Bàn Thạch. Vùng này sẽ được cải tạo lại và khôi phục phong trào nuôi tôm. Đa dạng hóa vật nuôi trong huyện như tôm hùm, cá mú, ốc hương, vẹm xanh, cá nước ngọt… để phát huy thế mạnh của lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra tại xã Hòa Hiệp Bắc, huyện sẽ quy hoạch vùng nuôi tôm trên cát. Vùng trọng điểm: vùng này sẽ gắn với công nghiệp chế biến và bảo quản, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời kết hợp đa dạng hóa vật nuôi, phát triển quy mô hình cánh đồng sản xuất đạt năng suất cao, đem lại nhiều hơn nữa lợi nhuận cho bà con trong huyện. Vùng trồng hoa màu và cây công nghiệp: nằm ở phía Tây – Nam; bao gồm thôn Nam Bình - xã Hòa Xuân Tây, xã Hòa Tân Đông sẽ trồng các loại cây hoa màu, bông cải, cây thực phẩm, trồng hòa kết hợp với trồng cỏ chăn nuôi. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐÔNG HÒA Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo) là Ngân hàng Thương mại Quốc doanh không chỉ giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế Nông nghiệp, Nông thôn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mọi lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam. NHNo là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ CBNV, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến tháng 12/2009, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện: Tổng nguồn vốn kinh doanh: 434,331 tỷ đồng. Vốn tự có: 22,176 tỷ đồng. Tổng tài sản: 470,000 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay: 354,112 tỷ đồng. Mạng lưới hoạt động: 2,300 chi nhánh với các phòng giao dịch trên toàn quốc. Nhân sự: 35,135 cán bộ. Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Là ngân hàng đầu tiên hoàn thành dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay, Agribank đang có 10 triệu khách hàng là hộ sản xuất, 30,000 khách hàng là doanh nghiệp. Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1,034 ngân hàng đại lý tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ (tính đến tháng 12/2009). Agribank hiện là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị FAO, Hội nghị APRACA năm 1996 và năm 2004, Hội nghị Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế CICA năm 2000, Hội nghị APRACA về thuỷ sản năm 2002. Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài. Bên cạnh  nhiệm vụ kinh doanh, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp An sinh xã hội của đất nước. Với vị thế là NHTM hàng đầu Việt Nam, Agribank đã và đang không ngừng nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hòa Căn cứ trên Nghị định thành lập huyện Đông Hòa, Chủ tịch HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam đã có quyết định mở chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đông Hòa thuộc chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Yên, trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại chi nhánh liên xã Hòa Vinh. NHNo&PTNT huyện Đông Hòa được giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Phú Yên giao nhiệm vụ mở rộng hoạt động kinh doanh trên phạm vi 9 đơn vị hành chính là 9 xã của huyện. Riêng xã Hòa Thành có diện tích tự nhiên 234 ha và 16,230 nhân khẩu giao cho NHNo&PTNT Nam Thành phố. NHNo&PTNT huyện Đông Hòa chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 1/9/2005 trên cơ sở cho vay hộ sản xuất. Nguồn vốn huy động từ địa phương chủ yếu là huy động trong dân cư. Trong thời gian qua, Ngân hàng vừa là người bạn, người đồng hành thân thiết của bà con nông dân. Bộ mặt nông thôn thay đổi từng ngày, từng giờ, đời sống của nhân dân trong huyện không ngừng cải thiện và nâng cao. Tuy còn không ít khó khăn nhưng với sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên, sự hỗ trợ từ Chính quyền địa phương cùng với sự cố gắng của tập thể CBNV Ngân hàng không ngừng phấn đấu khắc phục khó khăn hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn. Trụ sở chính: thôn 3, xã Hòa Vinh, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên Tên trong nước: NHNo&PTNT huyện Đông Hòa. Tên nước ngoài: Viet Nam bank agriculture and rural development Đong Hoa Branh. Điện thoại: 0573. 531.932 Chức năng lĩnh vực hoạt động Với chức năng của một NHTM Quốc doanh, NHNo&PTNT huyện Đông Hòa thực hiện các nghiệp vụ sau: Cho vay đến các thành phần kinh tế. Huy động vốn và làm các dịch vụ: Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn. Phát hành kỳ phiếu ngân hàng có mục đích và phát hành trái phiếu NHNo Việt Nam. Nhận làm dịch vụ ủy thác chi trả kiều hối cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Nhận phục vụ việc mở tài khoản của doanh nghiệp tư nhân. Làm dịch vụ cho Ngân hàng phục vụ người nghèo. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 1.2.2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Đối với bất cứ một tổ chức kinh tế hay chính trị nào thì cơ cấu tổ chức là vô cùng quan trọng. Bởi nó sẽ phản ánh được tính hợp lý, khả năng khai thác nguồn lực của tổ chức. Nguồn lực đó chính là đội ngũ nhân sự tại NHNo&PTNT huyện Đông Hòa với cơ cấu tổ chức hợp lý, đúng người đúng việc đã khai thác tối đa thế mạnh về nguồn nhân sự của Ngân hàng. Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ (Nguồn: phòng Tín dụng) 1.2.2.2.2. Chức năng của từng bộ phận quản lý Giám đốc: Có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng, hướng dẫn giám sát việc thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động mà Ngân hàng cấp trên giao. Thực hiện ký duyệt các hợp đồng Tín dụng. Là người có quyền đề bạt, quyết định tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật CBNV của đơn vị mình. Phó giám đốc: Gồm 2 phó giám đốc: Một trực tiếp điều hành hoạt động tín dụng, một trực tiếp điều hành kế toán ngân quỹ. Phó giám đốc có nhiệm vụ lãnh đạo các phòng ban được uỷ nhiệm. Giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận trực thuộc, đôn đốc thực hiện đúng các quy tắc đề ra. Phòng tín dụng: Có nhiệm vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ, trình Giám đốc ký hợp đồng tín dụng. Kiểm tra và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phương pháp phân cấp tín dụng. Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của đơn vị vay, kiểm tra tài sản bảo đảm nợ vay, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Phòng kế toán ngân quỹ: Thực hiện chuyên sâu về công tác hoạch toán về nguồn vốn tài sản và tham gia vào thị trường thanh toán, tiền gửi. Đồng thời thực hiện thu chi và đảm bảo an toàn tiền mặt và giấy tờ có giá. Tình hình hoạt động Tín dụng năm 2010 Diễn biến tình hình kinh tế, tài chính – tiền tệ Năm 2010 là năm có nhiều khó khăn cho ngành Tài chính – Ngân hàng trên toàn cầu, xuất phát từ tình hình suy thoái kinh tế thế giới cũng như trong nước đã tác động mạnh đến công tác tín dụng của NHNo&PTNT huyện Đông Hòa. Giá cả hàng hóa nông, thủy hải sản, thực phẩm biến động tăng, giảm liên tục; dịch bệnh tai xanh ở đàn heo, dịch lở mồm long móng ở đàn bò làm cho nhiều nông dân thua lỗ. Ngành nuôi trồng thủy, hải sản tôm thẻ tuy trong năm có lãi nhưng nhiều hộ vẫn thua lỗ nặng. Giá vàng tăng đột biến, giá vật tư nông nghiệp cũng biến động tăng, thời tiết diễn biến thất thường, nắng hạn kéo dài, mưa lũ triền miên từ tháng 10 đến tháng 11/2010 đã gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của bà con, lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các NHTM liên tục biến đổi. Trong năm 2010, Chính phủ đã thực hiện tiếp tục gói kích cầu hỗ trợ nông dân mua sắm máy móc, xe tải nhẹ dưới 5 tấn sản xuất trong nước nhằm ổn định và phát triển kinh tế trong nước nói chung và huyện Đông Hòa nói riêng. Nhờ gói kích cầu này bà con nông dân được hưởng một phần hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh đang khó khăn. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 Kết quả hoạt động tín dụng Thực hiện theo mục tiêu chống suy giảm kinh tế, đặc biệt thực hiện chính sách kích cầu đầu tư thông qua cho vay hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 2072/QĐ-TTg ngày 11/12/2009 và Quyết định số 22213/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ; dưới sự chỉ đạo của NHNo&PTNT tỉnh Phú Yên kết hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương, NHNo&PTNT huyện Đông Hòa đã triển khai thực hiện mục tiêu và các giải pháp trọng tâm trong hoạt động kinh doanh. Cùng với tinh thần đoàn kết, nhất trí của tập thể phòng Tín dụng năm qua đã đạt được kết quả như sau: Tổng nguồn vốn kinh doanh: 160,633 triệu đồng, tăng 4,92% so với năm 2009. Trong đó nguồn vốn huy động: 135,159 triệu đồng, tăng 33.31%. Tổng doanh số cho vay: 166,037 triệu đồng, tăng 4.06%. Tổng doanh số thu nợ: 158,936 triệu đồng, tăng 26.16%. Tổng dư nợ cho vay: 147,363 triệu đồng, tăng 4.67%. Nợ xấu: 3,178 triệu đồng, tăng 16.4% với tỷ lệ nợ xấu tăng 0.22%. 1.2.3.2.2. Công tác nghiệp vụ ngân quỹ Nghiệp vụ thanh toán Phát triển mạnh các hình thức thanh toán điện tử, pos, phát hành thẻ ghi nội địa. Đây là dịch vụ phát triển nhanh mạnh về chất lượng và số lượng các dịch vụ thanh toán, với khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại đã mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng như: nhanh chóng, kịp thời, chính xác, an toàn và bảo mật. Khối lượng thanh toán trong năm 2010: 3,553,291 triệu đồng, tăng 42.2% so với năm 2009. Trong đó, doanh số thanh toán không dùng tiền mặt: 2,592,665 triệu đồng, tăng 52.2%. Tổng số tài khoản mở tại ngân hàng: 4,635 tài khoản thúc đẩy dịch vụ chuyển tiền điện tử với doanh số chuyển tiền: 565,587 triệu đồng; dịch vụ kiều hối phát triển với số tiền chuyển về: 437,544 USD. Dịch vụ ngân quỹ Tổng thu tiền mặt: 960,267 triệu đồng, tăng 20.8% so với năm 2009. Tổng chi tiền mặt: 960,543 triệu đồng, tăng 21.1%. Kế hoạch trích lập, xử lý và thu hồi nợ rủi ro Tổng số trích lập quỹ dự phòng rủi ro: 1,672 triệu đồng. Trong đó, quỹ dự phòng cụ thể: 1,299 triệu đồng, quỹ dự phòng chung: 373 triệu đồng. Tổng số nợ xử lý rủi ro: 503 triệu đồng, giảm 20.1% so với năm 2009. Thu hồi nợ xử lý rủi ro: 2,439 triệu đồng, giảm 7.3%. Số dư quỹ dự phòng rủi ro cuối năm 2010: 2,600 triệu đồng, trong đó dự phòng cụ thể: 1,810 triệu đồng. Số dư nợ xử lý rủi ro theo dõi ngoại bảng cuối năm 2010: 6,118 triệu đồng. Phát triển các sản phẩm dịch vụ Tổng số thẻ phát hành cuối năm 2010: 4,293 thẻ; tăng 1,302 thẻ so với đầu năm. Số máy ATM: 1 cái. Nhóm sản phẩm dịch vụ SMS banking cuối năm 2010: 318 khách hàng đăng ký sử dụng, tăng 171 khách hàng so với đầu năm Số đơn vị chi lương qua thẻ: 17 đơn vị, tăng 10 đơn vị. Thu nhập từ tín dụng và dịch vụ: 23,089 triệu đồng. Kế hoạch khoán tài chính Tổng thu: 23,092 triệu đồng, tăng 28.6% so với năm 2009. Tổng chi chưa trừ lương: 19,446 triệu đồng, tăng 35.8%. Hệ số lương đạt được: 0.99 lần, giảm 0.1 lần. Phương hướng hoạt động trong năm 2011 Phương hướng hoạt động Mục tiêu phấn đấu: Tăng trưởng nguồn vốn, tăng trưởng dư nợ tín dụng mở rộng cho vay qua đó tăng trưởng dịch vụ một cách đa dạng để tăng lợi nhuận theo nguyên tắc “Có tăng trưởng thêm nguồn vốn ổn định mới tăng trưởng thêm dư nợ”. Mở rộng mạng lưới, mở rộng giao dịch với khách hàng, quảng bá thương hiệu đến các khách hàng cần nhắm tới là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp tư nhân, các hộ sản xuất kinh doanh để mở rộng sản xuất kinh doanh thương mại và dịch vụ... Nắm bắt các nhu cầu về vốn, về thị trường để đầu tư đúng mức nhằm tăng thị phần về cho vay và huy động vốn trên địa bàn huyện Đông Hòa. Tăng cường kiểm tra kiểm soát các mặt hoạt động của Ngân hàng nhất là lĩnh vực cho vay, huy động vốn, kế toán ngân quỹ theo đúng chế độ của ngành và pháp luật của Nhà nước. Củng cố bộ máy tổ chức, tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ, cải tiến lề lối làm việc, đổi mới phong cách giao dịch, tinh thần thái độ phục vụ khách hàng, thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng và quản lý cán bộ, kiên quyết ngăn chặn, xử lý các hiện tượng tiêu cực. Mục tiêu định hướng năm 2011 Tổng nguồn vốn huy động: tăng từ 30% đến 35%, tối thiểu đạt 180 tỷ đồng, tăng 33.3% so với năm 2010. Trong đó: Tiền gửi dân cư tăng tối thiểu là 155 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2010. Tổng dư nợ: tối đa 190 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2010. Tỷ lệ cho vay trung hạn /Tổng dư nợ: 37% Tỷ lệ nợ xấu: dưới 3%. Trích, thu nợ xử lý rủi ro đúng quy định. Kết quả tài chính: Lợi nhuận tăng 10% so với năm 2010, đảm bảo thu nhập cho người lao động không thấp hơn năm 2010. Thu ngoài Tín dụng trên 20% /Tổng thu nhập. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT HUYỆN ĐÔNG HÒA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN Trong quá trình hoạt động kinh doanh thì nguồn vốn đóng một vai trò rất quan trọng, nó quyết định đến khả năng cũng như hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Nói cách khác, nguồn vốn chính là cơ sở để Ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, là nhân tố quyết định quy mô hoạt động tín dụng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBao cao thuc tap tot nghiep.doc
  • pdfBao c+ío thuc tap tot nghiep.pdf
Tài liệu liên quan