Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO là sự kiện lớn đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt nam đang bước sang một giai đoạn mới. Tăng trưởng và phát triển là quy luật tất yếu, song song với sự phát triển đó là tình hình lạm phát ngày càng gia tăng. Theo số liệu thống kê năm 2007 là năm mà tình hình lạm phát ở mức 11-12%. Đầu năm 2007 mức lạm phát vẫn còn trong tình trạng kiểm soát và nằm trong dự báo nhưng vào những tháng cuối năm lạm phát tăng cao và vượt ngưỡng dự báo, làm cho tình hình lạm phát của cả năm 2007 lên trên hai con số.
46 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2108 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU
Lý do chọn đề tài
Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO là sự kiện lớn đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt nam đang bước sang một giai đoạn mới. Tăng trưởng và phát triển là quy luật tất yếu, song song với sự phát triển đó là tình hình lạm phát ngày càng gia tăng. Theo số liệu thống kê năm 2007 là năm mà tình hình lạm phát ở mức 11-12%. Đầu năm 2007 mức lạm phát vẫn còn trong tình trạng kiểm soát và nằm trong dự báo nhưng vào những tháng cuối năm lạm phát tăng cao và vượt ngưỡng dự báo, làm cho tình hình lạm phát của cả năm 2007 lên trên hai con số.
Lạm phát tăng cao sẽ là cho lãi suất tăng mạnh, yếu tố lãi suất tăng cao như thế sẽ tạo thêm gánh nặng cho các nhà đầu tư trong việc sử dụng hiệu quả vốn vay và làm tăng rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung, tín dụng trung và dài hạn nói riêng. Bởi vì hoạt động tín dụng trung và dài hạn phần lớn là những khoản vay phục vụ cho nhu cầu mua máy móc thiết bị, bổ sung nguồn vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng…Vì vậy sử dụng vốn vay như thế nào để đạt hiệu quả cao trong khi nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và tình hình lạm phát ngày càng tăng cao là vấn đề đặt ra cho các nhà đầu tư. Do đó vấn đề đặt ra cho khối tín dụng ngân hàng là phải lựa chọn, thẩm định khách hàng một cách chính xác nhằm hạn chế việc sử dụng vốn vay kém hiệu quả, sai mục đích mà ảnh hưởng đến khả năng chi trả trong tình hình lãi suất tăng cao như hiện nay. Việc khách hàng sử dụng vốn vay kém hiệu quả sẽ gián tiếp làm tăng rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bởi vì thu hồi nợ sẽ khó khăn hơn và chậm trễ, kéo theo là tình hình nợ quá hạn tăng dần trên tổng dư nợ khi đó rủi ro trong hoạt động tín dụng sẽ tăng lên làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy cần phải thực hiện đánh giá hoạt động tín dụng thông qua phân tích những chỉ số rủi ro và những chỉ số đánh giá nghiệp vụ cho vay. Từ việc phân tích những chỉ số đó giúp nhà quản trị nắm bắt được tình hình cho vay, thu hồi vốn, tình hình nợ quá hạn, vòng quay tín dụng…Để đưa ra những quyết định cho phù hợp.
Từ đó em nhận thấy rằng việc thực hiện đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ” là thực sự phù hợp trong thời gian thực tâp tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu chung
- Phân tích hoạt động tín dụng trung, dài hạn ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ để thấy được thực trạng của hoạt động tín dụng trung, dài hạn giai đọan 2005-2007.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua ba năm 2005, 2006, 2007 để thấy được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Phân tích họat động tín dụng trung và dài hạn giai đọan 2005-2007, để thấy được thực trạng huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng.
- Đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng trung và dài.
1. 3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Không gian: Sacombank chi nhánh Cần Thơ
1.3.2 Thời gian: 2005 – 2007
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào cho vay tín dụng trung và dài hạn.
1.4 Lược khảo tài liệu
* Tiểu luận tốt nghiệp: “Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hậu Giang” do Sinh viên Nguyễn Thị Kim Cương thực hiện năm 2007, đề tài do thầy Trương Chí Tiến hướng dẫn.
Trong đề tài tác giả phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Hậu Giang bằng cách phân tích: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, rủi ro tín dụng và phân tích các chỉ số nghiệp vụ cho vay. Trong bài viết có đề cập đến tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ theo QĐ 493. Tác giả tìm ra những mặt hạn chế trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và đề xuất một số giải pháp như đề xuất giải pháp giúp tăng trưởng doanh số cho vay, giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, giải pháp tăng dư nợ giảm nợ quá hạn và giảm rủi ro tín dụng
Phương pháp nghiên cứu: Trong bài viết tác giả thu thập số liệu thứ cấp tại ngân hàng giai đoạn 2004-2006, dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối, phương pháp đồ thị để thể hiện sự biến động.
* Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng Công Thương Kiên Giang” do sinh viên Nguyễn Thị Tâm thực hiện năm 2007, đề tài do cô Phạm Thị Thu Trà hướng dẫn.
Bài viết chỉ ra được thực trạng của hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng Công Thương Kiên Giang, qua đó thấy được một số hạn chế trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng, nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế đó. Trong bài viết tác giả sử dụng các chỉ số: hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng, tỷ số rủi ro tín dụng, tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn huy động để đánh giá họat động tín dụng trung và dài hạn. Đồng thời tác giả đã đề xuất một số biện pháp khắc phục những hạn chế và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Phương pháp nghiên cứu: Trong bài viết tác giả thu thập số liệu thứ cấp tại ngân hàng giai đoạn 2004-2006, dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối để phân tích.
* Bài viết của em phân tích sâu về hoạt động tín dụng trung và dài hạn trên cơ sở phân tích những chỉ tiêu về nghiệp vụ cho vay để thấy được những mặt hạn chế và những thuận lợi trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Sacombank chi nhánh Cần Thơ giai đọan 2005-2007. Từ những phân tích đó nhằm đưa ra giải pháp hạn chế những tồn tại trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
1.5 Câu hỏi nghiên cứu:
- Thực trạng trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng giai đọan 2005-2007 như thế nào?
- Những hạn chế và rủi ro trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ là gì?
- Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tín dụng của Sacombank chi nhánh Cần Thơ là gì?
- Những giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn?
CHƯƠNG 2:
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp luận
2.1.1 Khái niệm tín dụng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế của nền kinh tế hàng hóa, nó phản ánh quan hệ kinh tế giữa người sở hữu với người sử dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế theo nguyên tắc hoàn trả vốn và lợi tức khi đến hạn.
2.1.2 Phân loại tín dụng
2.1.2.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng
Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cá nhân.
Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên năm năm, tín dụng dài hạn được sử dụng để cấp vốn cho các doanh nghiệp vào các vấn đề như: xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.
Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng ở giữa hai kỳ hạn trên, loại tín dụng này được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.
2.1.2.2 Căn cứ vào đối tượng tín dụng
Tín dụng vốn lưu động.
Là loại tín dụng được dùng hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế như cho dự trữ hàng hóa đối với các doanh nghiệp thương nghiệp; cho vay để mua phân bón, giống, thuốc trừ sâu đối với các hộ sản xuất nông nghiệp.
Tín dụng lưu động thường được sử dụng để cho vay bù đắp mức vốn lưu động thiếu hụt tạm thời, loại tín dụng này thường được chia ra làm các loại sau: cho vay dự trữ hàng hóa, cho vay để thanh toán các khoản nợ dưới hình thức chiết khấu thương phiếu.
Tín dụng vốn cố định.
Là loại tín dụng được dùng hình thành tài sản cố định. Loại tín dụng này thường được đầu tư để mua tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới, thời hạn cho vay đối với loại tín dụng này là trung hạn và dài hạn.
2.1.2.3 Căn cứ vào đối tượng sử dụng vốn tín dụng
2.1.2.4 Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng
a) Tín dụng thương mại.
Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp, được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa.
Nguyên nhân của sự xuất hiện tín dụng thương mại là do sự cách biệt giữa sản xuất và tiêu thụ, đặc điểm thời vụ trong sản xuất và mua hoặc bán sản phẩm, vì vậy có hiện tượng một số nhà doanh nghiệp muốn bán sản phẩm trong lúc đó có một số nhà doanh nghiệp muốn mua nhưng không có tiền. Trong trường hợp này nhà doanh nghiệp với tư cách là người muốn bán thực hiện được sản phẩm họ có thể bán chịu hàng hóa cho người mua.
Mua bán chịu hàng hóa là hình thức tín dụng vì:
- Người bán chuyển giao cho người mua được sử dụng vốn tạm thời trong một thời gian nhất định.
- Đến thời hạn đã được thỏa thuận người mua hoàn lại vốn cho người bán dưới hình thức tiền tệ và lợi tức.
b) Tín dụng ngân hàng.
Khái niệm:Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân.
Trong nền kinh tế, ngân hàng đóng vay trò là một định chế tài chính trung gian, vì vậy trong quan hệ tín dụng với các nhà doanh nghiệp và cá nhân, ngân hàng vừa là người đi vay đồng thời là người đi vay.
Với tư cách là người đi vay ngân hàng nhận tiền gửi của các nhà doanh nghiệp và cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Trái lại với tư cách là người cho ngân hàng cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân.
Đối tượng của tín dụng ngân hàng.
Trong nền kinh tế thị trường, đại bộ phận quỹ cho vay tập trung qua ngân hàng và từ đó đáp ứng nhu cầu vốn bổ sung cho các doanh nghiệp và cá nhân. Tín dụng ngân hàng không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ vât tư hàng hóa, trang trải chi phí sản xuất và thanh toán các khoản nợ mà còn tham gia cấp vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản như xây dựng các xí nghiệp mới, các cơ sở kinh tế hạ tầng, cải tiến và đổi mới kỹ thuật. Ngoài ra tín dụng ngân hàng còn đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu vốn tín dụng tiêu dùng của cá nhân.
2.1.3 Rủi ro tín dụng trung và dài hạn
2.1.3.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là sự xuất hiện những biến cố không bình thường trong quan hệ tín dụng, từ đó tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng và có thể làm cho ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán cho khách hàng.
2.1.3.2 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng
a) Nguyên nhân từ khách hàng vay vốn.
- Đối với khách hàng là cá nhân: một số nguyên nhân có thể làm cho khách hàng vay vốn không thể trả nợ cho ngân hàng đầy đủ cả vốn lẫn lãi: thu nhập không ổn định, bị thất nghiệp, tai nạn lao động, thiên tai, hỏa hoạn, sử dụng vốn vay sai mục đích,…
- Đối với khách hàng là các doanh nghiệp: thường không trả được nợ là do: khả năng tài chính của doanh nghiệp bị suy giảm và lỗ trong kinh doanh, sử dụng vốn sai mục đích, thị trường cung cấp vật tư bị đột biến, bị cạnh tranh và mất thị trường tiêu thụ, sự thay đổi trong chính sách của nhà nước,…
b) Nguyên nhân khách quan.
- Bảo, lụt, hạn hán, dịch bệnh.
- Nếu nền kinh tế suy thoái thì thường xuất hiện những doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và phá sản. Từ đó các khoản tiền vay của ngân hàng không trả được hoặc nếu lạm phát ngày càng gia tăng cũng có thể dẫn đến rủi ro tín dụng, bởi vì trong giai đoạn lạm phát xảy ra người gửi tiền có tâm lý lo sợ nên rút tiền ra khỏi ngân hàng, còn người đi vay thì gia tăng nhu cầu xin vay và muốn kéo dài thời gian vay vốn làm ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng.
c) Rủi ro tín dụng liên quan đến phần đảm bảo tín dụng.
- Đảm bảo đối vật: do đánh giá không chính xác giá trị tài sản thế chấp, tài sản thế chấp không chuyển nhượng hoặc cấm lưu hành.
- Đảm bảo đối nhân: người bảo lãnh vay vốn gặp những trường hợp sau: chết, tai nạn, đau ốm, hỏa hoạn,…
2.1.3.3 Công thức tính rủi ro tín dụng
Nợ xấu
Hệ số rủi ro tín dụng = x 100%
Tổng dư nợ
Theo quyết định 493/2005/QD-NHNN, nợ xấu là những khỏan nợ thuộc nhóm 3, 4, 5.
2.1.4 Một số chỉ tiêu phân tích tính dụng (4)
2.1.4.1 Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động.
2.1.4.2Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay của ngân hàng nhanh hay chậm.
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng =
Dư nợ bình quân
2.1.4.3 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Chỉ tiêu này thường nói lên chất lượng tín dụng của một Ngân hàng. Thông thường chỉ số này dưới mức 5% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bình thường. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng trên tổng dư nợ lớn thì nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng kém, rủi ro tín dụng cao và ngược lại.
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ * 100%
2.1.4.4 Dư nợ ngắn (trung và dài) hạn trên tổng dư nợ
Chỉ số này dùng để xác định cơ cấu tín dụng theo thời gian. Để từ đó giúp nhà phân tích đánh giá được cơ cấu đầu tư như vậy có hợp lý hay chưa và có giải pháp điều chỉnh kịp thời.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ giai đọan 2005-2007.
- Một số nguồn thông tin thu thập được thông qua việc tham khảo, trao đổi ý kiến với các cán bộ tín dụng của ngân hàng như giải pháp cho họat động tín dụng, các chính sách, mục tiêu và phương hướng họat động của ngân hàng.
- Thu thập thông tin thứ cấp về tình hình tài chính ngân hàng của khu vực Thành Phố Cần Thơ thông qua cổng thông tin điện tử Cần Thơ.
2.2.2 Phương pháp phân tích
- Phương pháp phân tích trong bài chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh (so sánh số tuyệt đối và số tương đối): dùng để nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu, số gốc để so sánh là trị số của chỉ tiêu ở kỳ trước (năm nay so với năm trước, tháng này so với tháng trước…).
- Phương pháp tỷ trọng: Xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm được trong tổng thể các yếu tố đang phân tích.
- Phương pháp đồ thị: thể hiện sự tăng, giảm của các yếu tố phân tích qua các năm.
CHƯƠNG 3:
KHÁI QUÁT VỀ NHTMCP SACOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1 Khái quát Tình hình tài chính - ngân hàng của khu vực Thành Phố Cần Thơ năm 2007
Năm 2007 là năm có nhiều biến động mạnh của giá cả cả thị trường, giá một số nguyên, nhiên liệu vật liệu tăng cao, nhất là giá xăng, dầu, vật liệu xây dựng đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiến độ đầu tư phát triển…Đặc biệt ngành tài chính ngân hàng cũng chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ như các ngành nghề khác được báo cáo cụ thể trong báo cáo số 107/BC-UBND ngày 14/12/2007 như sau:
“Thực hiện có hiệu quả việc sử dụng vốn tín dụng ngân hàng với việc lồng ghép các chương trình, dự án sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Trên địa bàn hiện có 127 cơ sở giao dịch ngân hàng của 35 tổ chức tín dụng; hoạt động thanh toán qua ngân hàng đảm bảo nhanh gọn, kịp thời; chất lượng tín dụng trong phạm vi an toàn, vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn đạt 4,3 vòng/năm (tương đương năm 2006); công tác điều hòa tiền mặt đáp ứng kịp thời cho nhu cầu hoạt động của nền kinh tế.
Tổng vốn huy động trên địa bàn đến cuối năm 2007 ước thực hiện 10.200 tỷ đồng, tăng 63,64% so với cuối năm 2006, chiếm 58,29% tổng dư nợ cho vay; trong đó, vốn huy động bằng đồng Việt Nam 9.100 tỷ đồng và ngoại tệ qui đồng Việt Nam 1.100 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay 17.500 tỷ đồng, tăng 58,63%; trong đó dư nợ trung dài hạn 4.500 tỷ đồng, chiếm 25,71%, tăng 48,08%; dư nợ ngắn hạn 13.000 tỷ đồng, chiếm 74,29%, tăng 62,64%. Tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn 238 tỷ đồng, chiếm 1,36% tổng dư nợ (cuối năm 2006 là 2,12%). Tổng thu tiền mặt qua ngân hàng đạt 68.700 tỷ đồng, tăng 47,86%; tổng chi 71.400 tỷ đồng, tăng 59,47% so năm 2006. Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 được triển khai thực hiện tốt, thanh toán điện tử liên ngân hàng của các tổ chức tín dụng tăng 49% so với năm 2006.”(5)
Từ đó ta thấy tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng trong khu vực Thành Phố Cần Thơ năm 2007 hết sức sôi động và có chuyển biến tích cực hơn so với năm 2006.
3.2 Khái quát về NHTMCP Sacombank chi nhánh Cần Thơ
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Sacombank Chi nhánh cấp 1 Cần Thơ là chi nhánh của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín được thành lập đầu tiên tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long trên cơ sở sáp nhập ngân hàng TMCP nông thôn Thạnh Thắng. Ngân hàng ra đời đúng vào thời điểm thống đốc ngân hàng nhà nước có chỉ thị thực hiện củng cố, chấn chỉnh hoạt động của ngân hàng TMCP nông thôn và đô thị.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động vào ngày 31/10/2001 theo các văn bản sau:
► Công văn số 2583/UB ngày 13/9/2001 về việc ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín được mở chi nhánh cấp 1 tại Cần Thơ.
► Quyết định số 1325/QĐ – NHNN, ngày 24/10/2001 của Thống đốc ngân hàng nhà nước chuẩn y việc sáp nhập ngân hàng TMCP nông thôn Thạnh Thắng và ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.
► Quyết định số 280/2001 QĐ – HĐQT, ngày 25/10/2001 của HĐQT ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín về việc thành lập chi nhánh cấp 1 tại Cần Thơ theo giấy phép kinh doanh số 5703000023.01 ngày 25/10/2001 của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Cần Thơ.
Ngày 26/03/2002 theo quyết định số 102/2002/QĐ – HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank chi nhánh Cần Thơ dời trụ sở cấp 1 từ 13A Phan Đình Phùng về 34A2 Khu Công nghiệp Trà Nóc trực thuộc phường Bình Thủy.
Chức năng hoạt động của chi nhánh
- Thực hiện nghiệp vụ về tiền gửi, tiền vay và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phù hợp theo quy định của NHNN và quy định về phạm vi hoạt động được phép của chi nhánh, các quy định, quy chế của ngân hàng liên quan đến từng nghiệp vụ;
- Tổ chức công tác hạch toán và an toàn kho quỹ theo quy định của NHNN và quy trình nghiệp vụ liên quan, quy định, quy chế của ngân hàng;
- Phối hợp các phòng nghiệp vụ ngân hàng trong công tác kiểm tra kiểm soát và thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra mọi mặt hoạt động của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc;
- Thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thị phần; xây dựng và bảo vệ thương hiệu; nghiên cứu, đề xuất các nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của địa bàn hoạt động;
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh của chi nhánh theo định hướng phát triển chung tại khu vực và của toàn ngân hàng trong từng thời kỳ;
- Tổ chức công tác hành chính quản trị, nhân sự phục vụ cho hoạt động của đơn vị thực hiện theo công tác hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tạo môi trường làm việc nhằm phát huy tối đa năng lực, hiệu quả phục vụ của toàn bộ nhân viên toàn chi nhánh một cách tốt nhất.
3.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban
Hình 01 Sơ đồ Cơ cấu tổ chức
GIÁM ĐỐC
CHI NHÁNH
P.GIÁM ĐỐC
CHI NHÁNH
Phòng Kế Toán & Quỹ
Phòng D.Nghiệp
Phòng Hành Chánh
Phòng Hỗ Trợ
Phòng Cá Nhân
B.phận quản lý tín dụng
Bộ phận tiếp thị DN
B.phận tiếp thị cá nhân
Bộ phận Kế Toán
B.phận thẩm định DN
Bộ Phận Quỹ
B.phận Thanh tóan quốc tế
B.phận thẩm định cá nhân
B.phận xử lý giao dịch
Phòng giao dịch
- Giám đốc chi nhánh là người phụ trách và chịu trách nhiệm với tổng giám đốc về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Giám đốc chi nhánh là chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm của hội đồng quản trị ngân hàng. Giám đốc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh theo sự ủy quyền của tổng giám đốc và được phép ủy quyền lại một phần nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho cán bộ, nhân viên thuộc quyền nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện do người ủy quyền thực hiện.
- Phó giám đốc có chức năng giúp giám đốc điều hành hoạt động của chi nhánh theo sự ủy quyền của giám đốc. Chức danh này thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm của tổng giám đốc.
- Phòng doanh nghiệp: Phòng doanh nghiệp phụ trách khách hàng doanh nghiệp.
Chức năng:
A. Tiếp thị doanh nghiệp
a). Quản lý thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo sản phẩm cụ thể
b). Tiếp thị và quản lý khách hàng
c). Chăm sóc khách hàng doanh nghiệp
d). Chức năng khác